Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn

136 2.5K 24
Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ TRỌNG VINH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN VINH - 2011 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi khảo sát 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của luận văn Chương 1. Nguyễn Minh Châu quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người 1.1. Tiền đề dẫn đến sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 1.1.2. Nhu cầu cấp thiết đổi mới nền văn học Việt Nam 1.1.3. “Tự thay máu” – Khát vọng của “người mở đường tinh anh tài năng” Nguyễn Minh Châu Chương 2: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 2.1. Nhân vật tư tưởng 2.2. Nhân vật thế sự 2.3. Nhân vật số phận 2.4. Nhân vật bi kịch 2.5. Nhân vật tha hóa – sám hối Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 3.1. Miêu tả ngoại hình sinh động làm nổi bật tính cách nhân vật 3.2. Đi sâu khai thác tâm lý sử dụng độc thoại nội tâm 3.3. Nghệ thuật tạo dựng tình huống 3.3.1. Tình huống tự nhận thức 3.3.2. Tình huống nghịch lý 3.3.3. Tình huống bi kịch 3.4. Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng 3.5. Ngôn ngữ, Giọng điệu 2 3.5.1. Ngôn ngữ 3.5.2. Sự đa thanh trong giọng điệu Kết luận Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Minh Châu là cây bút tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với một hành trình sáng tác dẻo dai, ông đã để lại một di sản văn học lớn, đặc sắc bao gồm mười ba tập truyện ngắn, tiểu thuyết một tập tiểu luận phê bình. Trước 1975, những sáng tác nồng hậu Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính…đã khẳng định phần đóng góp đáng quý của Nguyễn Minh Châu trong cuộc “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” đưa ông lên vị trí những nhà văn – chiến sĩ hàng đầu của văn học 3 cách mạng Việt Nam. Sau 1975, các tiểu thuyết Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu những tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau…lại tiếp tục khẳng định những đóng góp lớn lao của Nguyễn Minh Châu trong cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con người” đặc biệt vị trí tiên phong của ông trong công cuộc đổi mới văn học dân tộc. 1.2. Là nhà văn mẫn cảm giàu tâm huyết, ngay từ trước 1975, trong sự gắn bó máu thịt với văn học chống Mỹ, cùng với những thành tựu lớn lao, Nguyễn Minh Châu đã sớm cảm nhận những giới hạn khó tránh của nền văn học mang âm hưởng sử thi với quan niệm có phần còn giản đơn, phiến diện về con người. Chính vì thế, cùng với việc thành tâm dành trọn vẹn tâm lực của mình đi sâu khám phá phản ánh những “đề tài sinh tử”, sáng tác những tác phẩm nóng hổi hơi thở đời sống với “ý thức nóng bỏng được cùng toàn dân tham gia đánh giặc”, Nguyễn Minh Châu vẫn âm thầm nghĩ suy, trăn trở nuôi khát vọng “sau này sẽ có điều kiện được viết về những vấn đề còn ẩn náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề về con người của chúng ta” – những gì mà trong điều kiện chiến tranh, khi “cả dân tộc đã dồn vào một con đường: Ấy là đưởng ra mặt trận, con đường cứu nước” (Nam Cao), khi mà cả người cầm bút người đọc đều chỉ “có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng gió” (Nguyễn Minh Châu) – người nghệ sĩ có lương tri không thể không tạm thời “gác” lại. 1.3. Đất nước thống nhất, đổi mới đất nước, đổi mới nền văn học nghệ thuật dân tộc, đã trở thành nhu cầu cấp thiết nếu không nói là điều kiện sống còn để phát triển. Đó là bối cảnh thuận lợi để Nguyễn Minh Châu trở về tiếp nối những trăn trở từ rất sớm da diết của ông ngay từ trong chiến tranh. Cả bằng tiểu luận phê bình, cả bằng thực tiễn sáng tác, Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn đề nghị “Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa”, phải đổi mới tư 4 duy nghệ thuật, đặc biệt đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người. “Dũng cảm rất điềm đạm”, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự thay máu”, âm thầm vượt lên chính mình trong nỗ lực đưa văn chương trở về với đời sống, “xác thực, đa dạng cận nhân tình” hơn. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu thực sự là người mở đường “tinh anh tài năng”, người đã “đi được xa nhất” trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam đương đại. Đóng góp quan trọng của Nguyễn Minh Châuthế không chỉ là di sản văn chương với phong cách riêng độc đáo, mà còn trước hết là những “vệt tư tưởng” sâu đậm – mang ý nghĩa tiên khởi của ông cho một giai đoạn cách tân quan trọng của văn học dân tộc. Chính từ những đổi mới sâu sắc trong tư duy nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một thế giới nhân vật đặc sắc, đầy ám ảnh. 1.4. Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình, bài viết khảo sát khá toàn diện, sâu sắc về Nguyễn Minh Châu đóng góp của ông trong văn học sử dân tộc. Tuy nhiên, với một nhà văn – một hiện tượng văn học như Nguyễn Minh Châu, việc nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện, hoặc đi sâu vào từng phương diện, vẫn luôn là công việc cần thiết có ý nghĩa. Chọn nghiên cứu từ một phương diện cơ bản: Đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu, từ đó làm sáng tỏ sự chi phối của quan niệm nghệ thuật tới thế giới nhân vật của nhà văn chúng tôi mong muốn góp phần lý giải, khẳng định những nét riêng độc đáo trong phong cách sáng tạo của Nguyễn Minh Châu vị trí, đóng góp quan trọng của ông với văn học Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn văn học đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Thực tế, có hàng trăm công trình nghiên cứu các bài viết về cuộc đời văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những đóng góp của ông đối với nền văn học đổi mới sau 1975. Ở đây, chúng tôi tập trung vào những công trình, bài viết có liên quan tới quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật của 5 Nguyễn Minh Châu thế giới nhân vật trong sáng tác sau 1975 của nhà văn. Theo khảo sát của chúng tôi các công trình nghiên cứu các bài viết chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: Xu hướng thứ nhất, các công trình, bài viết những ý kiến tập trung khẳng định vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học. Đi theo hướng này, Lã Nguyên đã đánh giá hành trình gian nan trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu: “Không phải ngay lúc đầu, những sáng tác mới của Nguyễn Minh Châu đã được chính giới văn nghệ tiếp nhận dễ dàng. Phản ứng ấy là tất yếu. Sau năm 1975, trên cái nền chung của văn học Việt Nam, khi nó đang vận động theo quán tính của giai đoạn trước đó, sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu diễn ra âm thầm, chậm chạp nhưng hết sức mạnh mẽ, càng về sau càng trở nên kiên quyết, triệt để” [49]. Nhà văn Nguyên Ngọc nói rõ hơn: “Thế hệ nhà văn chúng tôi có thể chia làm ba loại người: loại thứ nhất họ đang dũng cảm tự vượt lên mình, tiếp tục sáng tác chất lượng ngày càng khá hơn, dám chiến đấu để trở về với hiện thực của chính mình. Loại thứ hai là những người viết ít hoặc không viết nữa nhưng họ tâm huyết với văn học làm mọi điều để văn học tiến lên, để đổi mới thực sự bằng công việc của chính họ. Loại thứ ba là những người mà chỉ riêng sự xuất hiện của tài năng mới kiểu Nguyễn Huy Thiệp, họ cũng không chịu được. Người xếp hàng đầu loại thứ nhất là Nguyễn Minh Châu. Họ là những người dũng cảm nhất của thế hệ chúng tôi” [35, 80]. Nhà văn Nguyễn Khải khẳng định: “Mãi mãi nền văn học kháng chiến, cách mạng sẽ ghi nhớ những cống hiến của anh Châu. Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ, tài năng sau này. Anh Châu là bất tử” [35, 107-108]. Cũng bàn về hành trình gian nan, dũng cảm khẳng định vị trí tiên phong của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong “Lời mở đầu” Hội thảo khoa học nhân giỗ đầu nhà 6 văn Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: “ .Trong thế hệ đó, anh là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất, tận máu thịt tâm tưởng mình các yêu cầu bức bách; sống còn của cuộc trở dạ nọ, mà ngày nay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới văn học. lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường cực kỳ dũng cảm anh kiên định đi vào con đường đầy chông gai hiểm nguy đó. Lặng lẽ bởi cuộc đi tìm kiếm thực sự nào, nhất là với những người đi tiên phong, bao giờ cũng ít nhiều là đơn độc, lắm khi lẻ chiếc đến cô đơn. Dũng cảm bởi vì đối với nhà văn, mỗi sự có tính khám phá, như chính lời anh nói bao giờ trước hết cũng là sự đổi thay “tự thay máu” của chính mình trên con đường đó cho đến hôm nay, trong số tất cả chúng ta, tôi nghĩ có thể khẳng định Nguyễn Minh Châungười đã đi được xa nhất . Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh tài năng nhất của văn học ta hiện nay” [35, 183]. Đề dẫn cuốn Nhà văn Nguyễn Minh Châu con người tác phẩm, Tôn Phương Lan Lại Nguyên Ân đánh giá: “Từ cuộc đời cầm bút của ông, có thể nghĩ về một kiểu nhà văn. Từ con đường sáng tác của ông, có thể nghĩ đến một con đường cách tân đổi mới văn học .” [35, 247]. Mai Hương, trong bài viết Đổi mới tư duy văn học đóng góp của một số cây bút văn xuôi đã khẳng định: “Ngay từ trước 1975, bằng sự mẫn cảm tài năng, một số cây bút đã sớm nhận ra sự bất cập khoảng cách của văn học với đời sống. Biết đó là khoảng cách khó tránh khó vượt trong hoàn cảnh chiến tranh, khi mà mọi nỗ lực của văn học đang phải dồn vào mục tiêu gần như duy nhất “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhưng các nhà văn vẫn âm thầm nuôi khát vọng, âm thầm dự cảm về một sự đổi mới tất yếu của văn học. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít cây bút mẫn cảm có bản lĩnh tài năng đó”. Ngoài ra, nhiều công trình, bài viết đã tập trung khẳng định vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu qua một số thể loại tác phẩm cụ thể. Lã Nguyên nhận xét: “Khi truyện ngắn Bức tranh vừa xuất hiện, giới phê bình đã 7 nhận thấy bước ngoặt tất yếu sẽ xảy ra trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Quả thế, liền sau Bức tranh, Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm làm xôn xao dư luận. Công chúng bỗng nhận ra có một Nguyễn Minh Châu của những Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra . Khác xa với Nguyễn Minh Châu thời Dấu chân người lính. Vậy là Nguyễn Minh Châu đã tự đổi mới trước khi làn song đổi mới đang dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần dân tộc” [50]. Nói đến thành công trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trước hết là nói đến sự thành công của thể loại truyện ngắn. Nhận xét về một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, Trần Đình Sử viết: “Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” [35, 209]. Hoàng Ngọc Hiến nhận xét về nét đặc sắc của truyện ngắn Bức tranh: “Sự thật về bản thân mình là loại sự thật con người e ngại nhất. Quá trình nhận thức về con người họa sỹ lại chạm nọc một thói xấu thường được che dấu kỹ: Thói đạo đức giả. Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra điều này mà nhiều năm sau chúng ta mới nhận thấy” [35, 262]. Một số ý kiến đánh giá cao vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châuthể loại tiểu thuyết, đặc biệt hai tiểu thuyết Miền cháy Những người đi từ trong rừng ra được sáng tác ngay sau chiến tranh. Hồ Phương nhận xét: “Sau xuân 1975, nước nhà được thống nhất, Nguyễn Minh Châu chuyển đề tài khá nhanh, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra . một loạt những tiểu thuyết mới của anh ra đời chủ yếu đề cập đến những vấn đề sau chiến tranh, những vấn đề cấp bách to lớn, không đơn thuần chỉ là kinh tế mà cả những vấn đề cấp bách, nóng bỏng về cuộc sống tinh thần đạo đức . Một lần nữa bạn bè của anh lại ngạc nhiên trước sự mẫn cảm, sự nắm bắt nhanh nhạy của anh trước bước chuyển biến lịch sử của dân tộc, của đất nước, trong 8 khi đó không ít người dường như vẫn chưa kịp tỉnh, vẫn còn bị dòng thác suy nghĩ, rung cảm cũng như mọi thói quen, hành động sống trong chiến tranh nhận chìm, lôi cuốn .” [35,111]. Cũng nói về hai tiểu thuyết trên, nhà văn Ngô Thảo lại quan tâm ở một khía cạnh khác: “ . Khi đồng nghiệp đang viết ký sự thì Nguyễn Minh Châu lại đặt bút viết ngay tiểu thuyết Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra là hai tập kế tiếp mạnh thể loại của Dấu chân người lính. Anh đi tìm một chủ nghĩa nhân văn mới, thể hiện trong những người chiến sỹ quân đội đang dẹp bỏ hận thù để xây dựng cuộc sống mới .”. Ngô Thảo cũng đánh giá cao vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu từ góc độ thể loại: “Với tư cách là một tiểu thuyết có lẽ Miền Cháy là tập sách viết sớm nhất về đề tài này. Chúng ta còn nhớ sau ngày đại thắng, các tác giả quen biết trong quân đội đã viết một loạt bút ký, ký sự in ở báo rồi xuất bản thành sách . gần như cùng một lúc, Nguyễn Minh Châu đã cho đăng những chương đầu của Miền cháy cũng đồng thời với các sự kiện ấy, những con người ấy, vào thời điểm lịch sử ấy” [64]. Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả: Hoàng Thị Hường với Nguyễn Minh Châu với vai trò mở đường trong công cuộc đổi mới văn xuôi sau 1975; Nguyễn Khải với Nguyễn Minh Châu, niềm hãnh diện của những người cầm bút; Nguyễn Văn Long với Nguyễn Minh Châu hành trình không ngừng nghỉ, . đều thống nhất đánh giá cao vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học. Xu hướng thứ hai, các công trình, các bài viết tập trung đánh giá về đổi mới quan niệm nghệ thuật nói chung đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu Trong bài viết trong Nguyễn Minh Châu những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật, Lã Nguyên đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châungười kế tục xuất sắc truyền thống văn xuôi tâm lý được hình thành trong sáng tác của Nam Cao” chỉ ra hiệu quả của sự đổi mới 9 nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Đó cũng là thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật của một nhà văn tâm huyết với nghề: “những cách tân nghệ thuật Nguyễn Minh Châu vừa góp phần mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của văn xuôi tự sự, vừa làm giảm bớt tính loại biệt ước lệ sự gián cách của nội dung nghệ thuật với hiện thực đời sống . thành công của ông trong những năm gần đây là sự gặp gỡ kỳ diệu giữa thời đại cảm quan nghệ thuật nhạy bén của người nghệ sỹ với những kiếm tìm chân lý kiên trì, những suy ngẫm trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng tâm huyết” [49]. Cũng quan tâm từ góc độ thi pháp, trong bài Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, Nguyễn Tri Nguyên nhận định: “Cùng với nhiều nhà văn cùng thế hệ trẻ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu đã góp phần đổi mới nền văn học nước nhà sau 1975, từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp” [20, 246]. Nguyễn Văn Long Trịnh Thu Tuyết với công trình Nguyễn Minh Châu công cuộc đổi mới văn học sau 1975, đã nhận xét: “Trong xu hướng vận động chung của văn xuôi Việt Nam những năm sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành một trong những người mở đường xuất sắc bởi sự đổi mới “điềm đạm”, nhưng toàn diện sâu sắc trong cả tư tưởng nghệ thuật lẫn sáng tác văn chương” [42, 66-67]. Trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại, Trịnh Thu Tuyết cũng đã chỉ ra quá trình vận động đổi mới quan niệm về nhà văn sứ mệnh văn chương trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: “Từ cuộc chiến đấu giành quyền sống cho cả dân tộc chuyển sang “cuộc chiến đấu giành quyền sống cho từng con người”, nhiệm vụ của nhà văn văn học đã thay đổi (…). Giữa những cây bút thời đổi mới, Nguyễn Minh Châu nổi lên như một nhà văn có tầm nhìn sắc sảo trái tim trung hậu khi ông lặng lẽ quan sát dòng đời chảy trôi vô tận, khám phá những đá ngầm ghềnh thác, khái quát những quy luật vĩnh 10 . mới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu và sự chi phối của quan niệm đó trong thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của. trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975. 5.3. Sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người tới Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan