Sự đa thanh trong giọng điệu

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 110 - 114)

Giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” [15, 112]. “Giọng điệu là một phạm trù

thẩm mỹ có vai trò rất lớn trong việc xác lập phong cách nhà văn tạo nên sự khác nhau giữa các nhà văn và sức hấp dẫn cho tác phẩm” [15, 135].

Như vậy, giọng điệu là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tư tưởng, tình cảm của nhà văn thông qua thái độ của nhà văn đối với con người được miêu tả trong tác phẩm. Có những trường hợp không chỉ dựa trên lớp nghĩa bề mặt của ngôn ngữ mà phải nắm bắt giọng điệu ẩn chìm để nhận ra điều tác giả thực sự muốn nói đến. Trên cơ sở đó, giọng điệu là một yếu tố quan trọng để xác định giá trị nhân văn của tác phẩm.

Khảo sát qua quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, có thể thấy sự sinh thành và phát triển của giọng điệu gắn liền với sự chi phối của tư duy nghệ thuật, của những nguồn cảm hứng nhân văn và góp phần quan trọng xác lập phong cách riêng của nhà văn.

Nếu như trước 1975, giọng ngợi ca trang trọng, đậm chất sử thi bao trùm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì sau 1975, từ những đổi mới cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi rõ rệt về giọng điệu. Khảo sát qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 chúng tôi nhận thấy có sự đan xen của nhiều giọng điệu: Giọng châm biếm hài hước, phẫn nộ; giọng trữ tình ấm áp; giọng thâm trầm, suy tư, triết lý; giọng xót xa, thương cảm và giọng tự vấn, khắc khoải, day dứt.

3.5.2.1.Giọng điệu trữ tình, ấm áp

Đây là một trong những giọng điệu chủ đạo, xuyên suốt cả hai chặng trong hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Tuy nhiên, nếu như trước 1975, trong sự chi phối của cảm hứng sử thi, giọng trữ tình thường mượt mà, thi vị hướng đến khẳng định những vẻ đẹp cao cả tiềm ẩn trong bề sâu tâm hồn của con người, thì sau 1975, trong cảm hứng đời tư, thế sự giọng điệu trữ tình của Nguyễn Minh Châu thường đượm buồn mà da diết thể hiện sự trải nghiệm, suy

tư, trăn trở của nhà văn khi viết về cái “đa sự đa đoan” của cuộc sống và con người.

Giọng điệu trữ tình thấm đẫm trong thiên tuyệt bút cuối đời Mùa trái cóc ở

miền Nam của Nguyễn Minh Châu. Nỗi đau đớn, tủi nhục cùng cực của người

mẹ trước sự thờ ơ lạnh lùng đến tàn nhẫn của đứa con đã mất hết lương tri được thể hiện trong sự so sánh, xót thương làm nổi bật nỗi đau và tình thương của người mẹ dành cho đứa con ruột thịt: “Dòng nước mắt chứa chan mà bà mẹ đã lỡ chảy ra vẫn chưa kịp khô hết, dòng nước mắt đã đặc quánh lại, đọng dọc theo các nếp nhăn không biết tự bao giờ đã hiện lên cứ như những nét tạc ngang dọc chằng chịt trên khuôn mặt bà đến bây giờ đã trở nên im lìm, bất động, có cái gì cách biệt và siêu thoát như khuôn mặt của một bức tượng gỗ cũ kỹ từ trăm năm

để lại”. Những lời bình luận của người kể chuyện – nhà báo trong Mùa trái cóc

ở miền Nam cũng tràn đầy xúc cảm, đậm chất trữ tình: “Chẳng lẽ đã đến giờ

khắp mặt đất cũng cất lời cầu nguyện? Khắp thinh không đang rung lên những hồi chuông ngân nga trong ánh chiều đang tắt dần, trong lúc khắp cõi mặt đất

đang đắmchìm trong bóng tối, tất cả mọi con người của không biết bao nhiêu tôn

giáo và không tôn giáo đang kính cẩn chắp tay lên ngực hoặc giơ thẳng cả hai cánh tay, ngửa mặt lên trời để cầu xin lòng xót thương và lời tha thứ, đang gào lên trước cái ác cùng sự dửng dưng trước cái ác của con người”. “Tôi cảm thấy lòng mình bị tổn thương nặng nề, và hình như cả con người tôi tự nhiên bị ngập

chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.

Trong cuốn tiểu thuyết cuối đời Mảnh đất tình yêu cảm hứng nhân văn của Nguyễn Minh Châu cũng thấm đượm trong giọng điệu trữ tình ấm áp. Được sưởi ấm bằng tình yêu thương nhân bản, Mảnh đất tình yêu là nơi hội tụ của các quan hệ tình người: Tình cảm gia đình, làng xóm, tình cảm dòng tộc, tình yêu... So với những sáng tác cùng giai đoạn của Nguyễn Minh Châu, cuốn tiểu thuyết này ít nhiều còn lưu giữ được sự hiền hòa thi vị của Cửa sông, cái trong trẻo mượt mà

của Mảnh trăng cuối rừng... nhưng do có sự đồng cảm với nỗi đau thương mất mát nên giọng điệu trữ tình ở đây trầm lắng, da diết hơn. Qua giọng điệu ấy hiện lên một Nguyễn Minh Châu ưu ái và trân trọng những con người lao động biết yêu thương đùm bọc nhau mà tồn tại và phát triển, một Nguyễn Minh Châu tha thiết hướng về “một xã hội lương thiện, có một cái nền vững chãi về đạo đức, phong hóa...” [24, 909].

Là yếu tố gắn bó chặt chẽ với giọng điệu, trong đó “tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật” [15, 319], trữ tình ngoại đề được sử dụng khá phổ biến và thực sự tạo được hiệu quả nghệ thuật cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong Mảnh đất tình yêu trữ tình ngoại đề “như những nốt nhạc ngân rung từ sợi dây căng của cảm xúc, làm lan tỏa mênh mang hơi ấm của giọng điệu”. Dòng cảm xúc dào dạt yêu thương của Quy trong cuộc hành trình tâm tưởng tìm về cội nguồn có thể xem là một trong những cung bậc sôi nổi, tha thiết nhất của giọng điệu trữ tình:

Tôi buông bút, đi ra vườn.

Sáng nay ngôi vườn sao có nhiều gió? Hẳn vẫn những ngọn gió này đã từng thổi qua mặt bà tôi, thổi vào cuộc đời đầy đau khổ và cô độc của bà tôi? Tôi đứng nghe tiếng lá reo quanh ào ào. Tôi nhìn lên vòm lá, muốn hỏi những cái cây trong vườn – loài thảo mộc từng sống cùng thời với bà tôi – những cây nào đã từng đổ bóng xuống cái dáng đi đứng một mình trong vườn của bà tôi, đã từng để rơi lá xanh hay lá vàng xuống vai bà tôi ?

... Hình như đất mát lạnh dưới gan bàn chân đang thầm thì với tôi những nguồn cơn mà nó đang chứa đựng trong lòng. Tôi muốn lục tìm trong đất ở đâu

đã ngăn hầm bí mật? Tôi muốn hỏi đất nơi mẹ tôi đã sinh ra tôi và nơi bà tôi đã

Sự xuất hiện của những yếu tố kì ảo cũng bồi đắp thêm chất trữ tình cho giọng điệu. Trong Mảnh đất tình yêu hình ảnh tòa lâu đài tráng lệ của vua Thủy tề hiện lung linh trên mặt đất cửa biển dưới “một vầng trăng khuyết vừa được mười hai cô nữ tỳ trong bộ quần áo giát vàng lấp lánh, tuân theo mệnh lệnh của nàng công chúa, chuyền nhau đội lên đầu để đem treo lên tận mép núi ở mé trời tây” [24, 827], hoặc chi tiết Quy từ mảnh đất hiện thực bước chân lên “những bậc thềm rồng của chín tầng cung điện”, nắm tay Hoa “niệm thần chú gọi sóng

lên bờ” [24, 996]... “là những tứ thơ độc đáo thấm đẫm niềm tin và khát vọng, là

sự thăng hoa bùng cháy của cảm hứng nhân văn” tạo nên chất trữ tình thấm đẫm cho cuốn tiểu thuyết ấm áp tình người, tình đời của Nguyễn Minh Châu.

Thiên nhiên trong Bến quê cũng được gợi tả bằng giọng điệu trữ tình, ấm áp. Trước giờ phút phải chia xa, Nhĩ dõi nhìn ra bờ sông Hồng: “Tiết trời đầu thu mang đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non, những màu sắc thân thuộc quá

như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Những hình ảnh giản dị, gần gũi ấy càng

khắc đậm nỗi niềm nuối tiếc da diết của con người từng mải miết đi khắp mọi nơi mà vẫn chưa và chẳng bao giờ còn có thể đến được cái bãi sông – bến quê – cận kề ngay trước cửa nhà mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w