Từ những suy tư, trăn trở đầy tâm huyết về hiện thực và con người ngay trong chiến tranh…

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 39)

Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức hết sức sâu sắc về sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Cùng với đội ngũ đông đảo các nhà văn chống Mỹ, khát vọng bỏng cháy trong ông lúc này là hướng đến cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”. Do vậy, nhà văn đã dành gần nửa cuộc đời nhiệt tâm ngợi ca, khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh vệ quốc. Tuy nhiên là nhà văn tâm huyết và mẫn cảm, ngay từ trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế khó tránh của cả nền văn học. Vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được Nguyễn Minh Châu đặt ra khá sớm, ngay từ những năm kháng chiến chống Mỹ. Trong hình dung của ông: Hiện thực đời sống chiến tranh “như một cánh rừng già chưa khai phá” với biết bao

những vấn đề còn ẩn náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề về

con người của chúng ta”. Vậy mà người viết và những trang sách lại vẫn còn

“non trẻ”, chưa “ôm nổi trái núi cuộc đời”. Ngay từ năm 1971, Nguyễn Minh Châu đã nhận định: “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng và sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày, cho nên

ngắm nó thấy mong manh, bé nhỏ và óng chuốt quá khiến người ta ngờ vực”.

Năm 1973, trong bài “Người viết trẻ và cánh rừng già”, qua hiện tượng thơ Phạm Tiến Duật, ông đã phát hiện ra điểm yếu chung trong lối viết “lãng mạn, thi vị

hóa hiện thực chiến tranh trong văn học đương thời”. Nguyễn Minh Châu cũng

đã chỉ ra, nền văn học như vậy, cách viết như vậy đã làm cho “cuộc kháng chiến vĩ đại và anh hùng của chúng ta khiến thế giới phải khâm phục trở nên bé bỏng và

tầm thường đi” [37, 379]. Trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu, văn học

phải “gắn bó với cuộc đời, phải phản ánh chân thật toàn diện hiện thực cuộc đời”. Ngay từ trong chiến tranh, ông đã mong mỏi làm sao người viết có thể “ôm

cho hết vòng tay của mình” hiện thực bề bộn của đời sống, đề mỗi tác phẩm viết

sống thực của họ trên trang sách”. Có điều, Nguyễn Minh Châu cũng nhận thức rất rõ rằng trong hoàn cảnh chiến tranh, khi cả đất nước đang dồn sức “chiến đấu

cho quyền sống của cả dân tộc” thì có những điều người cầm bút phải đành lòng

nén lại. Mỗi người cầm bút phải biết lượng sức mình, nếu như “không ôm nổi

một trái núi, thì hãy ôm trùm lấy một cành cây trên sườn núi” ấy, nếu như “chưa

khái quát được những vấn đề rộng lớn của cuộc kháng chiến thì hãy ghi lấy một

dáng dấp, một khung cảnh, một nét rung động của ngòi bút”. Nhưng như vậy

không có nghĩa được phép bóp méo hiện thực và tuyệt nhiên không được biến “trái núi ” cuộc đời thành hòn non bộ “xinh xẻo”.

Trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu, phản ánh hiện thực cũng không phải là việc “xâu chuỗi” các sự kiện như văn học chiến tranh đã qua thường viết mà phải nắm được cả cái chìm khuất sâu xa trong bản chất của hiện thực. Tác phẩm văn học chỉ đạt đến tính chân thực khi nó phản ánh hiện thực với sự khái quát, chọn lọc, tái tạo chứ không phải là sự sao chép giản đơn. Văn học phải lấy con người làm trung tâm và qua mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh để chỉ ra những quy luật khách quan của cuộc sống. Ở đó nhà ăn phải ký thác được những suy tư trăn trở tâm huyết của mình, cùng với “để tạo nên những tác phẩm

đúc kết được cả một giai đoạn của đất nước và dân tộc mình” [37, 35]. Chính vì

vậy, nhìn lại văn học chiến tranh, ông không khỏi băn khoăn: “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng,

đang mơ ước” [37, 37]. Trong văn học một thời do thiếu đi “phần ký thác của

người viết, đó chính là tính tư tưởng, là linh hồn của những tác phẩm văn học…”

nên “cái phần hiện thực, tức là gốc của tác phẩm văn học trở nên nhẹ bỗng đi

[37, 160].

Một trong những điều Nguyễn Minh Châu sớm trăn trở và day dứt ngay từ trước 1975 là vấn đề viết về con người như thế nào? Trong ý thức nghệ thuật và

trong sáng tác, Nguyễn Minh Châu luôn tự đặt ra và trả lời câu hỏi: “Cái gì làm

nên tác phẩm văn học”. Và ông đã sớm khẳng định: “Cuối cùng, nói gọn lại, đó

là những con người và triết lý sống của những con người ấy”. “Nói đến công việc

sáng tác văn học tức là nói đến tìm tòi, khám phá tính cách và tâm lý con người ”.

Con người do vậy, phải là trung tâm của tác phẩm văn học, “Con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh vừa tìm mọi cách tác động lên hoàn cảnh” và quá trình ấy làm xuất hiện những quy luật mới. Vậy mà trong suốt một thời gian dài, trong văn học ta, sự kiện của đời sống vẫn “trèo” lên “lấn át” phủ trùm nhân vật. Hơn nữa, trong điều kiện chiến tranh, không cho phép nhà văn đi sâu vào những vấn đề riêng tư của con người, nhưng từ rất sớm Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận được sự “bất ổn” khi văn học viết về chiến tranh có khuynh hướng thể hiện con người “một chiều, thường là quá tốt, chưa thực” [37, 36]. Ngay từ những năm 60, ông đã băn khoăn: “Phải chăng bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham lam ích kỷ, phản trắc, vụ lợi, còn được ẩn kín và đã có lúc ngấm

ngầm phát triển đến mức gần như lộ liễu…” [27, 67]. Vậy nhưng với một nền

văn học “đẻ ra từ một đất nước hàng chục năm nay phải nỗ lực lấy thắng lợi

chính trị và quân sự làm gốc” thì thật khó tránh khỏi việc chúng ta phải đành

lòng “…bắn chết tất cả những cái gì yếu hèn và tự đặt cho mình nhiệm vụ phải khẳng định cho được người anh hùng và cái bản chất truyền thống yêu nước và

anh hùng đã phát triển tới độ cao vô hạn của dân tộc ta” [37, 64]. Dẫu vậy, từ

trong sâu xa, Nguyễn Minh Châu vẫn luôn trăn trở về những bất cập của văn học chiến tranh khi viết về con người. Dường như, chúng ta vẫn chưa nắm bắt được hết ngay cả cái vẻ “đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá”, và bởi thế “những con người làm ra lịch sử thì “tráng kiệt”, đa dạng và đầy từng trải, mà các nhân vật của văn chương thì vẫn có phần đơn giản

và non yếu”. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa “phát hiện ra được cái quy luật chi

đa dạng của con người” và bởi thế, hạn chế tính tư tưởng của tác phẩm, dẫn đến văn học chưa xây dựng được những nhân vật đầy đặn, tương xứng với hiện thực cuộc sống và con người phong phú, đa dạng trong chiến tranh. Và bởi vậy, ngay từ lúc đang cùng cả dân tộc lao vào “cuộc chiến đấu cho cả dân tộc” Nguyễn Minh Châu đã tâm niệm sâu xa: “Sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của

từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp” [27, 36].

Chính niềm day dứt, tâm huyết và dự cảm chuẩn xác ấy đã dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong cái nhìn về con người trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.

1.1.3.2… Đến những đổi mới “dũng cảm” và “điềm đạm” trong quan niệm hiện thực và con người sau 1975

Đất nước đã hòa bình, từ giã cuộc sống đầy bất trắc với những cách khu xử bất thường của thời chiến, con người trở về với cái “bản chất người thực sự như nó vốn có”, do vậy để phụng sự được con người văn chương cũng cần phải đổi khác. Và vì thế ý thức hướng tới một thứ văn chương sâu xa hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức bức xúc trong Nguyễn Minh Châu. Với tiểu luận Hãy đọc

lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã tự chia

đời văn của mình làm hai chặng: Chặng đường minh họa và chặng đường đoạn tuyệt với lối minh họa. Qua dằn vặt rồi quyết tâm nhà văn đã chọn cho mình hướng đi: Lấy con người làm đối tượng khảo sát thay cho sự kiện đời sống. Do đó, sáng tác của ông càng về sau càng minh chứng xác thực cho quy luật thuộc về bản chất của sáng tạo văn học “Rồi trước sau con người cũng leo lên trên các

sự kiện để đòi quyền sống” [37, 47]. Tự tìm đường đi cho nghệ thuật, khám phá,

đào sâu vào bản chất con người với ông đó cũng là con đường đến với những giá trị vĩnh hằng. Không phủ nhận việc văn chương phải quan tâm đến cái chung, cái cộng đồng nhưng theo Nguyễn Minh Châu văn chương còn phải là và trước hết

Trong bài Viết về chiến tranh đăng trên Văn nghệ quân đội số 11, năm 1978, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhìn nhận lại và khẳng định: “Một câu hỏi chung, nhằm hỏi tình hình văn học viết về chiến tranh lây nay: Con người hay sự kiện? Câu trả lời dường như không còn phải lựa chọn nữa: Phải viết về con

người”. Nhưng viết như thế nào về con người, đó cũng không phải là vấn đề đơn

giản. Trên cơ sở thẳng thắn nhìn nhận lại những trang sách viết về chiến tranh trước 1975, Nguyễn Minh Châu nhận thấy: “Dường như trong các tác phẩm viết về chiến tranh trước đây, kể cả tiểu thuyết, nhân vật chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu các sự kiện lại với nhau…nhân vật vẫn mờ nhạt, người đọc vẫn thấy

các nhân vật đã bị sự kiện lấn át” [37, 46] “các nhân vật thường khi có khuynh

hướng được mô tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực. Hình như tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực thì lại có thể tạm thời giấu mình trên trang sách. Vì ý thức cổ động kháng chiến một phần, một phần khác có phải do quan niệm sơ lược về nhân vật anh hùng?...Phải chăng những đặc điểm đó bắt buộc chúng ta tạm gác lại những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của từng con người không trực tiếp tạo nên

chiến thắng” [37, 50], thực sự “chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là biến ngòi

bút trở thành một cái lưỡi cày để xới thật sâu vào cõi lòng người dân Việt Nam trong bốn mươi năm vừa qua của cách mạng và chiến tranh. Cũng vì nói về con người chưa sâu, nên tư tưởng của tác phẩm chưa cao” [37, 93]. Vốn là cây bút tâm huyết, đầy trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu khẳng định rõ: “Trong bối cảnh đầy khó khăn của đời sống hậu chiến không cho phép những người đã nếm trải chiến tranh, đã biết như thế nào là cái nghiêm khắc của chiến tranh, cầm bút một

cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve một cách dễ dãi” [37, 94]. Và bởi thế Nguyễn

Minh Châu đã lặng lẽ, âm thầm, dũng cảm “tự thay máu” tiếp nối chính những khát vọng, trăn trở của ông ngay từ trước 1975. Nhà văn hướng tới việc lấy số phận con người làm “miếng đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của giá trị

nhân bản”, khẳng định “văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm

điểm là con người ”. Muốn hòa nhập vào cuộc đời, văn học không có con đường

nào khác hơn là phải trở về với con người “bằng ngòi bút đào sâu cho đến cùng

đáy cái thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm, nguồn cơn của con người” [37, 21].

Ông nhận thức rất sâu sắc rằng: “…niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của một người cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên

trong con người” [37, 92-93]. Quan niệm nghệ thuật về con người như vậy đã tạo

ra những vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn đã hướng cái nhìn từ thiên về sự kiện thời chiến tranh sang số phận từng con người

với sự tác động biện chứng của hoàn cảnh. Nguyễn Minh Châu đã trở thành một

trong những người tiên phong trên con đường đổi mới văn học mà đầu tiên là đổi mới cách nhìn, cách biểu hiện con người, hướng văn học quan tâm đến số phận của từng con người với “tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lý và tính

cách thật là chân thực, khách quan…khiến người đọc không thể thờ ơ được”.

Những chuyển đổi đó trong quan niệm đã sớm được thể nghiệm trong những tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu. Và chính nhà văn Hồ Phương đã sớm nhận ra những đổi mới rất cơ bản này trong trang viết của Nguyễn Minh Châu: “Giờ đây viết về chiến tranh, dường như anh chỉ coi đó là một bối cảnh đặc biệt mà ở đó những con người đã sinh sống, vật lộn ra sao, đã đúng, đã sai ra sao, đã đem lại cho nhau hạnh phúc và làm khổ nhau thế nào. Giờ đây từng con người và mỗi người phải cùng nhau phá bỏ cái xấu, chống lại cái ác, giã từ mọi sai lầm để cùng nhau có thể sống tốt hơn, đẹp hơn” [35, 112]. Chiến tranh là bi kịch. Nó tàn phá đất nước. Nhưng bộ mặt quái ác của chiến tranh còn hơn thế. Di chứng của chiến tranh để lại cho con người thật khôn lường. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn bằng cảm quan tinh tế đã phát hiện sớm nhất và lôi ra ánh sáng cái phần khuất lấp này của hiện thực chiến tranh và của con người.

Trong cách nhìn nhận của ông, chiến tranh không chỉ hun đúc nên những anh hùng mà cũng là nơi bộc lộ bản chất của những kẻ hèn nhát, phản trắc, phản bội. Nhìn nhận đa chiều với cả hai phần sáng - tối trong con người như vậy là một đóng góp rất lớn của Nguyễn Minh Châu vào việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi đương đại Việt Nam. Và chính nhờ vậy mà trong những sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, con người thậm chí cả những anh hùng trong chiến tranh cũng không còn hoàn thiện, không tỳ vết mà có cả những khiếm khuyết, những sai lầm như Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Lực (Cỏ lau), thậm chí xơ cứng, tha hóa như Quang (Cơn giông), Bàng

(Miền cháy), Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam)…Nhờ thế, con người hiện lên

trong văn chương mang dáng vẻ gần gũi, chân thực hơn, đúng với bản chất “Nhân vô thập toàn” của cuộc đời.

Từ những con người của cộng đồng, Nguyễn Minh Châu cũng chú ý hướng tới, khai thác số phận riêng tư của con người trong chiến tranh, đặc biệt những

nạn nhân của cuộc chiến với những trớ trêu, bất hạnh. Nhạy cảm và đa cảm, ông

đã sớm cảm nhận và viết về những di chứng của chiến tranh, những nỗi nhức nhối, mất mát éo le, những bi kịch của con người đi qua chiến tranh “một cách da diết, đau đớn và sâu sắc”. Đó là nỗi đau, là bi kịch của mẹ Êm (Miền cháy), của Thai, Lực và ông Quảng (Cỏ lau), của lão Khúng (Phiên chợ Giát), của bà

Hạnh (Bên đường chiến tranh)…

Có thể xem Miền cháy là tác phẩm đánh dấu bước chuyển của Nguyễn Minh Châu từ chủ nghĩa hiện thực đậm chất lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi trước 1975 tới chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo sau 1975. Ở đó gương mặt những người anh hùng hiện lên đầy khắc khổ, dằn vặt và đau đáu hoài niệm và do vậy đã khắc phục được cách nhìn xơ cứng về con người.

Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà càng khắc họa rõ nét hơn bộ mặt khắc

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 39)