Giọng thâm trầm, suy tư triết lý

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 117)

Sau 1975, từ sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, hướng đến việc khám phá, lý giải hiện thực đời sống và con người trong chiều sâu triết học, nhân bản và nhu cầu chiêm nghiệm trước cuộc sống, giọng điệu thâm trầm, suy tư triết lý đã thành giọng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và được thể hiện dưới nhiều sắc thái.

Ở những sáng tác về đời tư thế sự: Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Người

đàn bà tốt bụng, Lũ trẻ ở dãy K…ẩn sau giọng kể bình thản của câu chuyện là

những kinh nghiệm sống của mỗi người. Có khi là triết lý của chính nhân vật như của bà cụ Huân trong Mẹ con chị Hằng: “Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái”; có khi là giọng triết lý của chính tác giả: “Đôi lúc con người

ta trở nên tàn ác một cách hồn nhiên ngoài ý muốn” như trong truyện Đứa ăn

cắp. Trong nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu những chiêm nghiệm, triết lý thường đến khi nhân vật ở vào chặng cuối của cuộc đời có cơ hội hoặc buộc phải nhìn nhận lại mình, suy ngẫm về mình, về lẽ sinh – tử, được mất trong cuộc đời. Ở đó, giọng điệu thâm trầm suy tư triết lý được thể hiện qua trạng thái hồi ức và nỗi khát khao, tiếc nuối, ân hận của nhân vật. Chỉ đến phút chót cùng của cuộc đời, người thủ thành vốn được coi là “hoàn hảo” (Dấu vết nghề nghiệp) mới thấm thía nhận ra: “Con người ta trên đường đời thật khó hoàn hảo…Ai chưa sống nhiều không thể hiểu trong đời người ta thỉnh thoảng có những lúc như thế,

những phút vụng dại ngu ngốc và yếu ớt đến mức không thể tưởng tượng được”.

Cũng như vậy, Nhĩ (Bến quê) chỉ đến khi phải nằm liệt trên giường mới xót xa tiếc nuối, mới chiêm nghiệm được rằng: “Con người ta trên đường đời thật khó

tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình”. Chỉ vì sự chùng chình đó mà

con người từng đi khắp nơi ấy lại không thể đặt chân lên được chính cái “bến quê” gần cận của mình, đành chua chát chấp nhận tình cảnh “lực bất tòng tâm” của chính mình. Chỉ đến khi đã sống trải qua tất cả, Quỳ (Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành) mới “sống” lại cuộc đời mình và mới chiêm nghiệm được

những chân lý vô cùng giản dị từ chính cuộc đời mình: “Tôi thật ngu dại…Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có cả…Đến bây giờ tôi mới hiểu được trong tất cả sự mất mát thì mất mát một con người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được”. Người họa sĩ trong Bức tranh sau tất cả, khi đối mặt với người lính và người mẹ mù lòa của anh, mới lặng lẽ “đối chứng” với lương tâm mình và

“vỡ” ra những triết lý đậm chất nhân sinh thế sự: “Ông trời sinh ra con người cũng lạ. Có người tốt vậy, có đứa đểu cáng lật lọng hết chỗ nói…”, “Có những lúc con người ta không có chỗ trú nấp”, “Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang

sống lẫn lộn người tốt với kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”.

Sau khi đã “tự nguyện” đánh mất mình, đánh đổi cá tính của mình để cố chiều theo những sở thích của vợ, nhà văn T. (Sắm vai) mới cay đắng thấm thía nhận ra: “…trong những cái đánh mất, có thể đánh mất vàng bạc châu báu, nhưng

không thể đánh mất mình”. Chỉ sau khi không hòa hợp được với sự ồn ĩ “làm

phiền” của “cộng đồng”, con người ta mới thấm thía “Có những lúc rất cần cô độc, cũng là để đi trốn cái thế giới loài người đầy nhiễu sự và cũng để sống hết

với con người mình”. Ở đây, tính chất triết lý thường xuất phát từ diễn biến của

tâm trạng, được đan xen trong dòng suy tư của nhân vật, được rút ra từ sự vận động bên trong của câu chuyện chứ không phải là những suy nghĩ chủ quan của nhà văn. Và do vậy, thường rất thấm thía, thể hiện sự độ lượng, cảm thông, chia sẻ sâu sắc của nhà văn với con người. Càng ngày và càng những sáng tác cuối đời của Nguyễn Minh Châu, giọng điệu thâm trầm, suy tư triết lý càng sâu đậm, tạo được sự ám ảnh đối với người đọc. Từ chỗ quan sát và khám phá trong đời sống thường nhật những lẽ đời, những triết lý nhân sinh, Nguyễn Minh Châu đã dần đi vào việc tìm kiếm lẽ đời trong những số phận cá nhân với các vấn đề xã hội. Từng bước hóa thân vào nhân vật để khám phá, tìm hiểu cái “hiện thực ẩn kín”. Trên cơ sở đó tạo cho sáng tác của mình một giọng điệu suy tư da diết cuốn hút khiến người đọc phải trăn trở, suy ngẫm. Giọng điệu trong Cỏ lau thấm đẫm chất suy tư triết lý. Trải qua những vật vã, mất mát khủng khiếp của chiến tranh, Lực đau đớn chiêm nghiệm: “Rồi cũng như mọi người khác, tôi vẫn không thể đi trốn khỏi số phận, tôi không thể đi trốn khỏi được cuộc đời mình một khi mà tôi đang còn sống…Đối với tôi, cuộc chơi thì giả mà nỗi đau là thật. Chẳng lẽ trên

hoàn cảnh trớ trêu mà hạnh phúc của người này sẽ thành nỗi mất mát, bất hạnh của người khác, trước nỗi lo lắng buồn bã của ông Quảng – Lực không khỏi dằn vặt trước nỗi éo le của cuộc đời: “Tự nhiên tôi thấy buồn quá! Cái sống và cái chết, nếu chỉ đơn giản như trong chiến tranh, như hai ngôi nhà có thể đi lại sang nhau dễ dàng thì tôi đã có thể lánh hẳn sang ngôi nhà bên kia, ở hẳn đấy, để cho

ông yên tâm…”.

Chính với giọng thâm trầm, suy tư triết lý, khi viết về những vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh thế sự, ngòi bút Nguyễn Minh Châu tránh được sự dễ dãi, một chiều, có thể khơi gạn tới những tầng vỉa sâu xa của hiện thực đời sống và con người.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 117)