Giọng điệu xót xa, thương cảm

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 122 - 131)

Xót xa, thương cảm cũng là chất giọng đặc sắc góp phần tạo nên sự đa

thanh phức điệu của sáng tác Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đây cũng là giọng

điệu thể hiện cảm hứng nhân văn của ông một cách tâm huyết, máu thịt. Giọng điệu này được khơi mạch nguồn sáng tạo từ tấm lòng khắc khoải âu lo cho con người, từ một tâm hồn “chín trong sự từng trải, hiểu biết những gì được mất” và “chín trong sự yêu thương cảm thông với những con người vất vả lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát” [23, 43]. Giọng điệu này đã phảng phất trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhưng đậm đặc nhất trên những trang viết cuối đời. Từ những điểm nhìn số phận khác nhau, từ cách chọn sắc điệu tình cảm phù hợp với đối tượng thể hiện, giọng điệu này khi đi vào mỗi tác phẩm lại mang một sắc thái riêng, tạo nên nét trầm buồn ám ảnh trong Cỏ lau, xót xa đau đớn trong Mùa trái cóc ở miền Nam và khắc khoải, day dứt trong Phiên chợ Giát.

Giọng điệu của Cỏ lau được hình thành từ cách dùng chữ, tạo câu với những gam màu ảm đạm và những nốt lặng âm trầm: Con sông Đồng Vôi với màu nước đục, tiếng gió Lào réo ù ù như thổi từ quá khứ, những hình người đá lặng câm như những nỗi đau hóa thạch, tiếng đàn ghi ta bập bùng, vệt trăng non đầu tháng, bài hát buồn tha thiết về người lính được láy lại ba lần với hai thanh trầm ở hai câu kết như níu trùng cả mạch văn, bóng đêm chạng vạng trên con sông khô hay bóng tối của số phận hai con người, những suy nghĩ cao thượng lặng lẽ, hình ảnh tương lai của Lực được gói gọn trong một câu đượm nét thảm buồn và điệp từ “một” bảy lần như nhấn sâu vào nỗi cô độc. Tất cả những yếu tố ấy đều góp phần tạo nên một giọng điệu thâm trầm, nếm trải thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của Nguyễn Minh Châu đối với những nạn nhân chiến tranh. Một vết thương không lành trong tâm hồn người lính, một nỗi buồn chinh phụ, một tuổi xuân héo mòn tuyệt vọng và tâm sự đắng cay của một người chồng... đó là những góc tối số phận đang cần một tiếng nói chia sẻ, một cái nhìn cảm thông.

Trong Mùa trái cóc ở miền Nam đan xen với giọng điệu châm biếm, phẫn nộ là giọng điệu xót xa, đau đớn bộc lộ qua một chuỗi trạng thái tâm lí của người kể chuyện – nhân chứng. Đi từ đồng cảm đến bi phẫn và gần như tuyệt vọng, niềm trắc ẩn của người kể chuyện (hiện thân của tác giả) được kí thác trong ngôn ngữ nửa trực tiếp “Hỡi trời đất, đã có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang

ngửi giọt nước mắt của người mẹ” [25, 813], có lúc day dứt qua độc thoại nội

tâm “không biết lúc này người mẹ tội nghiệp đang ở đâu (...) người mẹ ấy đẻ ra con để làm gì nhỉ? (...) cả những người lính xếp hàng đi đều dưới trời mưa, họ đang ở đâu, thế giới loài người đang ở đâu trong cái khoảng tối om bên ngoài

ngôi nhà tôi đang ngồi” [25, 834]; khi lại khắc khoải trong lời kể “Với một lòng

nặng trĩu buồn khổ tôi lang thang suốt cả tháng khắp các sông rạch, bưng biền

miền Nam...” [25, 864]. Có thể nói, nỗi đau đớn và phẫn nộ của người kể chuyện

đề. Sự dồn nén căng thẳng của tư tưởng, cảm xúc đã bật lên thành “những hồi

chuông ngân nga trong ánh chiều đang tắt dần” và tạo ra ảo ảnh mang thông điệp

tâm huyết của nhà văn. Giọng điệu xót xa, đau đớn đã thể hiện trọn vẹn sự đồng cảm của nhà văn với người mẹ khổ nhục, vì đứa con bất hiếu bất nhân và với những người lính bị xâm phạm nhân quyền trong sự áp chế của tên độc tài khắc nghiệt.

Trong Phiên chợ Giát, một “văn bản đa thanh”, được biểu hiện qua “những nét bút dữ dằn và thương yêu hòa quyện với nhau, xen lẫn nhau, gây những cảm giác dằn vặt” [20, 178]. Cái dằn vặt bức bối ấy được tạo nên từ sự cọ xát của âm thanh (dàn nhạc nhiều bè của lời kể chuyện và độc thoại, đối thoại xô bồ, hỗn tạp), sự nhòe lẫn của màu sắc (những mảng tối đông đặc bết quyện với màu máu đỏ), sự điệp trùng kiến trúc (những mảng thực tại, hồi ức liên tưởng, mộng mị, ảo giác). Cảm giác dằn vặt còn do sự đối nghịch giữa ước mơ và hiện thực giấc mộng hóa thân, cảm giác phân thân và thân phận trâu bò của lão Khúng), sự thăng trầm của các cung bậc tâm trạng (khi kinh sợ hãi hùng, lúc nồng nàn yêu thương, khi vật vã thương tiếc, lúc lo lắng mơ hồ...). Cách tạo không gian ứ đọng, dồn nén với cái âm u nguyên thủy, cái gồ ghề lồi lõm, cái tăm tối trập trùng hình thành trên nền cảnh hỗn mang mịt mù như chính cái mịt mù của số phận, cái mông lung của tâm thức, nghiền lắc cuốn xoáy người đọc trong bước song hành khổ ải trên cả con đường trần thế và tâm linh. Ngoài ra còn do lối tạo câu ngổn ngang, bề bộn, móc xích; cách chọn những từ ngữ sắc cạnh như đục đẽo vào tâm trí người đọc, sự chen chúc âm vang của những lời nửa trực tiếp, sự móc nối bất ngờ của những câu hỏi... Nghệ thuật dựng truyện với sự pha trộn, giằng níu giữa các thành tố văn chương, giữa văn chương với âm nhạc, hội họa, điêu khắc, tâm lí học, xã hội học ấy đã tạo sức mạnh tổng hợp làm nên giọng điệu dằn vặt, khắc khoải rất đặc trưng của Phiên chợ Giát. Nó bộc lộ nỗi đau lớn trước bi kịch của con người, trước một số phận bị dập vùi bởi

nghèo đói, bị tước đoạt bởi chiến tranh, quằn quại trong đêm, kêu cứu trong đêm, vẫy vùng tìm cách thoát khỏi sự vây bọc của hoang vu để lần về ánh sáng.

Có thể nói, sự phối hợp, đan xen các giọng điệu khác nhau ngay trong một tác phẩm là đặc điểm nổi bật trong sáng tác cuối đời của Nguyễn Minh Châu. Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, giọng điệu châm biếm, phẫn nộ và giọng điệu xót xa, đau đớn xuất hiện trong thế luân chuyển đã có tác dụng tương hỗ, gia tăng hiệu quả nghệ thuật. Tính phức điệu cũng đậm đặc trong Phiên chợ Giát. Vừa giày vò, khắc khoải (qua vấn đề cơm áo và số phận con người), vừa xót xa thống thiết (vấn đề chiến tranh, cái chết và quyền sống), châm biếm, mỉa mai (công cuộc hợp tác hóa, bệnh duy ý chí và thói mị dân). Sự biến thiên bổng trầm theo các cung bậc phong phú của giọng điệu chẳng những làm sáng rõ lập trường xã hội, thái độ tình cảm, thẩm mĩ của nhà văn mà còn có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ cho người đọc. Nó tạo nên những đợt “thủy triều” âm vọng dư ba trong mỗi tâm hồn. Sự hòa âm của các giọng điệu cũng thể hiện mối liên hệ biện chứng tất yếu giữa các nguồn cảm hứng nhân văn: càng xót xa khi con người bị đầy đọa, nhà văn càng căm phẫn trước sự nhiễu nhương của cái ác; càng căm phẫn trước cái ác, nhà văn càng trân trọng những con người biết sống bằng lẽ phải và tình thương. Mặt khác, tính đa thanh phức điệu còn là một căn cứ để thẩm định giá trị của tác phẩm, bởi “giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu” [15, 113].

Từ giọng điệu ngợi ca trang trọng trước 1975 đến giọng điệu đa thanh với các chất giọng châm biếm, phẫn nộ, trữ tình ấm áp; giọng điệu thâm trầm, suy tư triết lý; giọng xót xa, thương cảm... Việc chuyển đổi từ tính đơn giọng sang tính đa thanh phức điệu đã tạo cho cảm hứng nhân văn của người nghệ sĩ có cơ hội thể hiện ở nhiều sắc thái, thức tỉnh ở người đọc sự căm giận trước cái ác, khơi dậy tình yêu thương đồng loại và nỗi day dứt lớn lao về số phận con người.

KẾT LUẬN

1. Người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng là người sáng tạo ra cái đẹp cho đời. Thiên chức cao quý ấy đòi hỏi nhà văn chân chính phải có tài năng, có trách nhiệm với cuộc đời qua những trang viết của mình, phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Nguyễn Minh Châu là một nhà văn chân chính và tài năng như vậy. Những đổi mới sớm và mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật, trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ, tài năng sau này” (Nguyễn Khải).

2. Nguyễn Minh Châu không phải là nhà văn duy nhất có sự đổi mới trong sáng tác sau 1975, nhưng đổi mới của Nguyễn Minh Châu là thành công nhất. Có được điều này là do ông sớm nhận thức vai trò của văn học và đưa văn học về đúng với bản chất thực của nó: Từ chỗ xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cách mạng, kháng chiến, ông đã đưa văn học trở về với quy luật vĩnh hằng của đời sống nhân sinh thế sự. Chính vì vậy ông có điều kiện quan tâm “đào sâu” đến các số phận, tính cách con người, quan tâm đến những “nỗi niềm nguồn cơn” riêng tư, sâu kín của con người. Với quan niệm “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”, Nguyễn Minh Châu trước sau đều hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá và thể hiện con người trong đời sống. Tuy nhiên, sự nhận thức của nhà văn về con người cũng là một quá trình mở rộng và đào sâu trên cả hành trình sáng tác. Trong những năm đất nước còn chiến tranh, khi khái quát bức tranh lịch sử với cảm hứng sử thi, Nguyễn

Minh Châu đã tập trung thể hiện những vẻ đẹp cao cả của con người mang ý nghĩa thời đại, cộng đồng. Sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã “dũng cảm” tự thay máu, đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người: Từ con người cộng đồng đến con người cá nhân đời tư, thế sự ; từ con người “đơn phiến” với chủ yếu một mặt tính cách đến con người toàn vẹn đa tính cách … Nhờ thế, trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, con người đã trở thành đối tượng trung tâm đển quan sát, khám phá với cái nhìn đa diện, đa chiều, “cận nhân tình” của nhà văn.

3. Quan niệm nghệ thuật về con người đã chi phối và để lại dấu ấn sâu đậm trong thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu và nhờ vậy, ông đã xây dựng được một thế giới nhân vật đầy ám ảnh với những kiểu loại, những hình tượng ám ảnh, đủ sức chuyển tải những cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà văn. Từ chủ yếu những nhân vật lý tưởng trước 1975, thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu sau 1975 mở ra phong phú, đa dạng, phù hợp với thế giới “đa sự đa đoan” của hiện thực đời sống và con người sau chiến tranh. Xây dựng thành công loại nhân vật tư tưởng với cấu trúc đa diện, Nguyễn Minh Châu đã mở ra một cách nhìn mới về con người với chiều sâu của triết học nhân bản. Luôn suy tư, chiêm nghiệm về bản thân và cuộc đời, nhân vật tư tưởng thể hiện sâu đậm khát vọng của nhà văn đưa văn chương hướng về chân – thiện – mỹ. Qua những

nhân vật thế sự với lối sống “hồn nhiên nhi nhiên” giữa đời sống thường nhật

đến mức vô tậm, vô cảm trước số phận của đồng loại, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những thông điệp nghệ thuật tâm huyết: Trong nhịp đời bộn bề, hối hả, con người cần có những phút dừng, tự “đối chứng” với lối sống, cách sống của mình để có được cách đối nhân xử thế và lối sống nhân hậu khoan dung, độ lượng. Giàu sức ám ảnh nhất trong thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu là nhân

vật số phận từng phải nếm trải nhiều bất hạnh, bi kịch trong cuộc đời. Loại nhân

của nhà văn về thân phận con người. Nhân vật bi kịch cũng là hệ quả của quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và tạo được sự ám ảnh sâu sắc với người đọc. Với loại nhân vật này, nhà văn có điều kiện nhìn thẳng vào mặt trái của chiến tranh, chỉ ra những bi kịch nhức nhối âm ỉ, dai dẳng không dễ gì giải tỏa. Với cái nhìn nhân hậu đầy cảm thông chia sẻ và niềm tin yêu con người cùng với bi kịch, nhân vật của Nguyễn Minh Châu vẫn luôn ý thức vượt thoát khỏi bi kịch và sống tốt đẹp hơn. Nhân vật tha hóa, sám hối cũng là một sự khám phá mới mẻ của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự nhạy cảm và cái nhìn đa diện, biện chứng của ông về bản chất con người đặc biệt trong thời điểm chuyển giao từ một “bầu không khí vô trùng” trước 1975 sang một môi trường sống bộn bề, phức tạp thời hậu chiến. Phát hiện và thể hiện thành công nhân vật tha hóa, Nguyễn Minh Châu đã góp phần “thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận đánh giá về con người”. Điều đáng quý là, bên cạnh việc miêu tả sự tha hóa của nhân vật, Nguyễn Minh Châu vẫn thể hiện tấm lòng nhân ái của ông đó là để cho nhân vật tự sám hối. Quá trình sám hối của nhân vật là quá trình hoàn lương nhân cách, hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Quan niệm nghệ thuật về con người cũng định hướng cho những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Để có được sự thành công khi xây dựng thế giới nhân vật, nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật hữu hiệu. Bằng độc thoại nội tâm và khai thác tâm lý, nhà văn đã thâm nhập thế giới tinh thần của nhân vật để “tìm ra con người trong con người”(Bakhtin) và thấu hiểu, đồng cảm với những nỗi niềm sâu kín, những buồn vui số phận. Tâm lý và dòng độc thoại nội tâm của nhân vật còn là phương tiện để nhà văn gửi gắm những thông điệp, những vấn đề tư tưởng mang ý nghĩa khám phá sâu sắc về con người. Giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là sự đan xen, hòa quyện nhiều cung bậc, âm sắc: Từ giọng

giọng châm biếm, hài hước, phẫn nộ; giọng tự vấn, khắc khoải, day dứt. Tất cả đều nằm trong sự vận động nhất quán từ cảm hứng mãnh liệt của nhà văn hướng về con người. Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn sử dụng ngôn ngữ độc đáo đầy sáng tạo. Đó là ngôn ngữ đối thoạiđộc thoại độc đáo; là ngôn ngữ gần

gũi, giản dị, bình dân góp phần dân chủ hóa văn chương khiến cho tác phẩm của

Nguyễn Minh Châu vừa mang tính vấn đề, có tầm triết lý sâu nhưng vừa vẫn nhẹ nhàng, sinh động và dung dị. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người cũng chi phối cách nhà văn lựa chọn và xây dựng tình huống. Không còn được đặt chủ yếu trong tình huống lựa chọn khó khăn thử thách bên ngoài như trước, nhân vật sau 1975 được đặt trong nhiều tình huống: Nghịch lý, nhận thứcbi kịch, qua đó tâm lý, tính cách nhân vật có điều kiện bộc lộ toàn diện, sâu sắc và tinh tế. Cùng với đó là nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình mang ý nghĩa những bức họa tâm lý của nhân vật. Có thể nói, mỗi phương diện nghệ thuật đều thể hiện một chủ đích nghệ thuật của nhà văn, nhờ đó Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công thế giới nhân vật đa dạng. Dù là nhân vật bi kịch, số phận, nhân vật tư tưởng, thế sự hay nhân vật tha hóa – sám hối, mỗi kiểu loại nhân vật của

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w