Giọng châm biếm, hài ước và phẫn nộ

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 117 - 120)

Trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945, giọng điệu châm biếm hài hước, phẫn nộ đã được thể hiện rất thành công trong tác phẩm của các nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... đối tượng trào phúng hài hước trong các tác phẩm của các nhà văn này là tầng lớp quan lại, trí thức rởm đời, những tên “ma cà bông” trong thời buổi nhố nhăng kệch cỡm của cái xã hội mà giá trị tốt đẹp của con người đều bị đảo lộn.

Căm giận cái xấu, cái ác làm xói mòn nhân cách và chà đạp lên con người, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Minh Châu thể hiện mạnh mẽ ở giọng điệu châm biếm và phẫn nộ. Mang dấu ấn sớm nhất của tính đa thanh phức điệu, truyện ngắn Bức tranh là sự giao thoa của nhiều luồng thanh âm ý nghĩa, mở ra bản hợp âm nhiều sức vang với cái đanh thép của giọng lên án, cái xuê xoa của giọng bào chữa, cái khắc khoải của giọng tự thú, cái trầm tĩnh của giọng khoan dung. Sự chuyển đổi từ lối xưng hô “anh – tôi”, “bác - tôi” sang “tao - mày”, sự sắp xếp những lời buộc tội theo hướng tăng cấp trong thái độ phủ định (“thật là giả dối chưa”, “đồ dối trá”, “có quyền lừa dối hả?”, “anh cút đi”, “đểu cáng lật

tâm, hồi tưởng, phát ngôn của nhân vật phụ...) đã diễn tả phong phú những sắc điệu mỉa mai, gay gắt, xỉ vả với thái độ không khoan nhượng của Nguyễn Minh Châu trong cuộc tấn công vào hang ổ của cái xấu, cái ác. Trong Cỏ lau, thói ích kỉ tệ bạc của những quan chức Nhà nước “vứt hàng tỷ xuống sống xuống biển không tiếc nhưng tiếc cái thằng lính đã hi sinh cho họ ở biệt thự từng thước vải để

lót tiểu”[25, 741] bị phỉ báng bằng giọng văn chì chiết, giận dữ. Bản chất “ăn

cháo đá bát” của tên chủ tịch xã, một “hạng người ác từ đất mới mọc ra”, cũng hiện hình trong lời lẽ cay đắng và căm uất: “... Con mắt nó không còn biết nhìn nữa mà chỉ còn biết quắc lên. Cái miệng nó không còn biết cười nói, mà chỉ còn

biết quát tháo gầm gừ. Nó không còn biết thương người” [25, 762]. Đặc biệt Mùa

trái cóc ở miền Nam thực sự là bản cáo trạng quyết liệt và sâu cay về sự lộng

hành của cái xấu cái ác. Từ điểm nhìn ở ngôi thứ nhất của nhân vật nhà báo, Nguyễn Minh Châu có lợi thế để bộc lộ trực tiếp thái độ tình cảm và lập trường tư tưởng của mình. Giọng điệu châm biếm được ông sử dụng trong việc đặc tả dáng đi nửa mềm nửa cứng và “bàn tay phù thủy” của Toàn, cùng những từ ngữ như “tay”, “hắn”, “cái quân”, “cái ngữ”, “hạng”, “anh hùng vặt”, “độc địa

như rắn”... xuất hiện trong suy nghĩ và phát ngôn của các nhân vật ở cả ngôi thứ

nhất và ngôi thứ ba là những mũi tên đồng hướng nhằm vào kẻ hãnh tiến, độc tài, quân phiệt. Con người hèn nhát, cơ hội trong nhân vật Thái lộ ra qua giọng điệu châm biếm kín đáo, tinh tế. Sau khi nếm những đòn chính trị cay đắng vì tư tưởng tự do, “mọi tế bào trong con người ông đều trở nên ngoan ngoãn” và “dưới mắt ông Thái cuộc sống bao giờ cũng luôn suôn sẻ, thuận lợi và tốt đẹp, cuộc sống bao giờ cũng tốt quá, tốt quá, cách mạng bao giờ cũng như một cỗ máy tuyệt

đối chuẩn xác, hoàn hảo...” [25, 821]. Với nhân vật Đĩnh, một kẻ tiểu nhân hèn

hạ, thái độ của tác giả thể hiện mạnh mẽ trong giọng điệu căm phẫn, khinh bỉ với sự huy động dồn dập những tính từ, động từ mang sắc thái phủ định: “thâm hiểm”, “hèn nhát”, “sợ chết”, “uốn éo”, “dơ bẩn”, “nhơ nhớp”, “diệt chiến

hữu”, “phản bội bạn bè”, “hãm hại anh em”. Cảm hứng phê phán còn dồn nén tập trung trong dòng độc thaọi nội tâm của người dẫn chuyện: “Ừ nhỉ, lâu nay mình sống với người, chỉ biết sống với người, với thần thánh, thì bây giờ hãy sống

với quỷ, quỷ già đời, quỷ mới tập sự” [25, 834]. Sự chuyển đổi linh hoạt của

giọng điệu châm biếm, phẫn nộ trong Mùa trái cóc ở miền Nam đã phản ánh lập trường tư tưởng và cái nhìn khách quan, nghiêm khắc của nhà văn trước một thực trạng cần cảnh tỉnh, báo động.

Trong Sắm vai Nguyễn Minh Châu không đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm. Ngay từ đầu, dưới con mắt của nhân vật Tôi - một trong hai nhân vật chính của truyện, không khí trong khu chung cư một trăm hai mươi buồng ấy đã mang tính chất của một sàn diễn. Rồi từ khi nhân vật “Sắm vai’ xuất hiện và suốt trong một vai diễn, giọng điệu hài hước hoàn toàn chiếm lĩnh truyện dù đôi khi tác giả có pha trộn giọng điệu chua chát để diễn tả sự cố gắng của nhân vật. Chỉ cần xem xét nụ cười của nhà văn T đã cho thấy Nguyễn Minh Châu thể hiện giọng điệu hài hước sâu cay đến mức nào: “Cái miệng anh bấy giờ lúc thì cười hết cỡ, lúc thì cười mỉm, lúc thì cười duyên, lúc thì cười chua chát, lúc thì làm ra

vẻ ngây thơ”, rồi một đoạn khác “anh cũng vội vã phá lên cười, cười mãi cười

hoài như một cái máy. Anh cười ngặt nghẽo như một cái máy đến chảy cả nước mắt” [11, 267]. Cho đến khi nhân vật tự thấy mình không thể tiếp tục “Sắm vai” được nữa, từ hài hước, Nguyễn Minh Châu lại đưa người đọc trở về với tính chất nghiêm chỉnh của vấn đề mà ông đặt ra. “Mượn chất hài hước để thể hiện vấn đề nghiêm chỉnh là cái thông thường của nhiều nhà văn, nhất là những nhà văn viết truyện cười. Đây là một lối viết sở trường và trở thành nét đặc trưng cho phong cách của họ. Còn đối với Nguyễn Minh Châu, trong toàn bộ sáng tác của ông,

Sắm vai là truyện duy nhất được viết theo giọng điệu này” [34, 159]. Điều đó ít

nhiều gắn với tâm sự của bản thân ông- người từng mang nỗi đau về tinh thần

đôi khi buồn đến thúi ruột”. Nguyễn Minh Châu và các đồng nghiệp của ông hẳn cũng có một thời đã phải “Sắm vai” đầy bi kịch giữa khả năng và khát vọng muốn vươn tới của một nghệ sĩ nhưng đã vướng phải bức tường vững chắc của cái “hành lang hẹp và thấp” – sự bao cấp về tư tưởng. Sau này thỉnh thoảng chất giọng hài hước này được lặp lại trong một số truyện ngắn của ông nhưng nó không mang tính chất chủ âm bao trùm như trong Sắm vai mà chỉ là những câu, những đoạn có sử dụng những từ ngữ lộng ngôn mang hàm ý giễu cợt, chẳng hạn như đoạn văn tả về nhân vật Hạng trong truyện ngắn cùng tên, một số hình ảnh, câu văn trong Lũ trẻ ở dãy K….

Thể hiện thành công giọng điệu này trong tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc liên tưởng đến số phận con người chịu nhiều bi kịch mà có lẽ bi kịch đắng cay nhất trong cuộc đời họ là bi kịch “đánh mất mình”.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 117 - 120)