Nhân vật tha hóa – sám hố

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 74)

Bi kịch tha hóa là bi kịch nhức nhối nhất của con người. Xung quanh chủ đề này, văn học thế giới đã có bao kiệt tác. Ngay trong văn học Việt Nam, bi

kịch tha hóa của con người cũng là chủ đề tạo được những tác phẩm sáng giá, những hình tượng nhân vật bất hủ và đầy ám ảnh. Một thời gian dài, phát triển trong môi trường chiến tranh, chịu sự quy định, chi phối bởi những quy luật của chiến tranh, cũng như cô đơn, hình tượng con người tha hóa vắng bóng trong văn học. Trong không khí đổi mới của văn học sau 1975, chủ đề tha hóa cùng với con người tha hóa dần xuất hiện và trở thành kiểu loại nhân vật phổ biến, ghi nhận những giá trị nhân văn mới của văn học nói chung, văn xuôi nói riêng. Viết về sự tha hóa, đánh mất mình của con người, dựng nên những hình tượng nhân vật tha hóa có sức ám ảnh, các cây bút văn xuôi Việt Nam đương đại đã “có công khơi lại một dòng mạch nhân văn còn chìm khuất đưa nó tiệm cận với mối quan tâm của văn học thế giới” [43, 258] .

Nhân vật tha hóa – sám hối cũng là kiểu dạng nhân vật phổ biến, ghi nhận những thành công và đóng góp rất đáng trân trọng của Nguyễn Minh Châu vào sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam. Ngay từ cuối những năm 1960, Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ đã manh nha cảm nhận và đã bước đầu thể hiện sự tha hóa của con người. Sau chiến tranh, từ nỗi lo lắng trước những biểu hiện băng hoại của lối sống, đạo đức con người, Nguyễn Minh Châu đã tìm ra địa bàn mới cho tiếng nói nghệ thuật của mình là mặt trận đạo đức, “dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi người..” [25, 89].

Cuộc chiến tranh giữa cái tốt- cái xấu với khát vọng hoàn thiện con người là mạch chủ đề- tư tưởng hòa thấm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thập kỉ 80. Cái xấu, cái ác đã có dấu hiệu từ những cách nghĩ lệch lạc của Phong trong Lửa từ những ngôi nhà, từ sự tha hóa của Bàng trong Miền cháy, nhưng phải sang thập kỉ 80, sự nảy sinh những ung nhọt nhức nhối trong đời sống nhân sinh, thế sự mới thực sự làm Nguyễn Minh Châu quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề tha hóa của con người. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này,

vấn đề tha hóa của con người được thể hiện ở nhiều hình thái và ở mức độ sâu sắc hơn.

Trên cơ sở đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, sự phát hiện con người đa diện mang tính biện chứng triết học của Nguyễn Minh Châu đã “thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận đánh giá về con người” [20, 272]. Ông đã nhìn thấy được trong con người có cả “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [25, 195]. Cái xấu và cái tốt, cái giả và cái thật không còn dàn phân tuyến một cách rạch ròi như trước mà tương tranh chen lấn trong mỗi con người. Một người thủ thành đam mê, xuất sắc phải hối hận vì một lần thiếu trung thực trong Dấu vết nghề nghiệp; một cán bộ quân đội sống ngay thẳng, tình nghĩa mà vẫn có lúc hèn nhát, tư thù nhỏ nhen trong Cỏ lau; một họa sĩ biết suy nghĩ, có lương tâm nhưng vẫn thất hứa, tệ bạc trong Bức tranh...

Thuộc số những cây bút nhạy cảm, “tinh anh và tài năng”, Nguyễn Minh Châu đã sớm phát hiện những sự tha hóa, biến chất của con người trong sự chuyển đổi môi trường sống từ “bầu không khí vô trùng” thời chiến tranh sang cuộc sống “đa sự” thời hậu chiến. Quá trình miêu tả nhân vật cũng đồng thời là quá trình phơi bày bản chất thật của nhân vật. Bối cảnh đời sống mang ý nghĩa một thứ thuốc hiện hình cho thấy sự tha hóa, biến chất của nhân vật. Điển hình cho dạng nhân vật tha hóa biến chất đó là Hạng trong truyện ngắn cùng tên. Trong chiến tranh Hạng vốn là một chính trị viên tiểu đoàn trong sáng và trung thực. Những năm tháng đầu sau khi phục viên trở về sống với những mối quan hệ đời thường, Hạng vẫn là người lính trung hậu sống có trách nhiệm, có nghĩa có tình, biết quan tâm lo lắng cho đồng đội, bạn bè. Nhưng dần cảm thấy lòng tốt và sự nhiệt tình luôn kéo theo những vướng bận, phiền toái, dần dần Hạng cũng mệt mỏi, khó chịu. Đó là tiền đề cho sự hình thành “luật sống khoảng cách” lạnh lẽo và ích kỷ của Hạng. Tuân thủ theo kiểu sống khôn ngoan của “xã hội loài nhím”, nhân cách của Hạng nhanh chóng biến đổi đến mức quá khứ cùng những

điều tốt đẹp thiêng liêng trong quá khứ “đối với Hạng đã như một câu chuyện xảy ra đâu từ kiếp trước vậy” và “thời gian thật nhiệm mầu vô cùng, thời gian như một nhà điêu khắc có tài dần dần đã tạc cho Hạng một khuôn mặt lờn lợt, một cái nhìn lờn lợt, một cái miệng luôn tươi cười, ngọt nhạt nằm giữa một khuôn mặt lạnh lùng, dửng dưng”. Nhân vật họa sĩ trong Bức tranh vốn là người tốt, lặn lội trong bom đạn ác liệt như những người lính thực thụ để vẽ phục vụ cách mạng. Bức tranh đem đi triển lãm quốc tế thành công cũng là việc làm có ích với đất nước. Tuy nhiên khi gặp lại người chiến sĩ nhờ vẽ chân dung năm xưa, người họa sĩ ấy rơi vào cuộc đấu tranh nội tâm vì việc làm vô trách nhiệm của mình đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối diện và so sánh với người thợ cắt tóc bình thường ấy, ông họa sĩ danh tiếng trở nên thấp hơn về mặt nhân cách. Vừa bước ra khỏi vùng không còn bom đạn, người họa sĩ đã thay đổi hẳn: “chỉ sau một tuần lễ, được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí họa thật cao, tôi liền lờ quên cái người mẹ đang còn ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh” [25, 185] khiến người mẹ của người lính đau đớn đến mù lòa. Nguyễn Minh Châu đã miêu tả trung thực, tinh tế sự biến đổi đến xót xa trong nhân cách của người họa sĩ dưới những tác động ghê gớm của hoàn cảnh sống phức tạp đời thường. Với Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam) tác giả đã thể hiện lộ trình suy thoái nhân cách thê thảm của một người tiểu đoàn trưởng khi chiến tranh vừa kết thúc. Trong chiến tranh, Toàn là người ở phía sau mặt trận, từng bỏ đồng đội bị thương để chạy thoát thân. Sau giải phóng, có cơ hội nhảy lên tiểu đoàn trưởng, Toàn đã hiện rõ chân tướng của một kẻ cơ hội, xu nịnh, hống hách, thích lập công bất chấp số phận của đồng đội. Để lấy lòng cấp trên, ngoài việc quà cáp tặng vật, Toàn bày ra cách quản lí bộ đội quái đản, độc đoán: “không đi ra ngoài doanh trại. Không tiếp xúc với dân. Không mua bán. Không nói chuyện cười cợt vui vẻ với phụ nữ. Không đi vào thành phố Sài Gòn” [25, 795]. Lẽ ra phải để những người lính vừa thoát khỏi bom đạn ấy nghỉ ngơi đôi chút, gặp gỡ

người thân thì Toàn lại bắt họ tuân theo chế độ tập luyện vô ích, cực nhọc như tù khổ sai. Với Toàn, bạn chiến đấu cũ giờ chỉ là bàn đạp cho sự thăng tiến và xung quanh toàn là kẻ thù trực tranh lợi lộc với mình. Việc Toàn cho gài mìn vào cổng doanh trại dẫn đến cái chết tức tưởi, vô nghĩa của Phác khi chiến tranh đã kết thúc là đỉnh điểm của tội ác. Không chỉ vậy, Toàn là người giả tạo, vô tình vô nghĩa, khinh rẻ cả chính người mẹ đã dứt ruột đẻ ra mình, gây bi kịch thảm thương cho người mẹ tội nghiệp.

Với Quang (Cơn giông), con đường dẫn đến sự phản bội, “thay áo đổi cờ” lại xuất phát từ sự “thèm khát được sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh chiêm ngưỡng và tôn kính”. Cái mầm phản bội như một túi nọc độc đã nằm sẵn trong tính cách của hắn, tính cách một “con kì nhông” sẵn sàng vặn mình biến sắc để được an toàn êm ấm trong mọi môi trường. Trong con người ấy luôn âm ỉ những dục vọng cá nhân, cho nên “hắn cũng có thể là một con người tốt, thậm chí một nhà cách mạng kiên định nếu cách mạng thỏa mãn được những thèm khát của hắn, nếu cách mạng đang trong bước thuận lợi, thuận buồm, xuôi gió, nếu cách mạng là một ngày hội” [25, 346]. Sự tha hóa, cái ác, cái xấu còn hiện diện trong Mảnh đất tình yêu qua “ các việc khuất tất hoặc bẩn thỉu” [24, 1022], “những phép tắc, quỷ kế đầy bí ẩn” [24, 948] của lão Bạng, một kẻ lợi dụng quyền chức và tư tưởng sợ sệt của mọi người để thực hiện chủ trương sai trái. Sự tha hóa còn thấp thoáng trong bóng dáng của tên Chủ tịch xã (Cỏ lau), một “hạng người ác từ đất mới mọc ra” [25, 762] khiến cả cha đẻ và mọi người phải khiếp sợ hắn, một kẻ vô ơn bội nghĩa với những người khốn khổ đã từng cưu mang hắn trong những năm hắn là cán bộ nằm rừng. Từ những con người tha hóa đó, có thể thấy sự dũng cảm tinh tế và sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Minh Châu khi chỉ ra những điều “nguy hiểm”, tính chất hai mặt đang tồn tại trong không ít con người sau chiến tranh. Con đường sa ngã, suy thoái nhân cách đạo đức, lối sống của những con người vừa đi qua chiến

tranh là mối nguy cơ mà xã hội đang phải đối mặt. Nguyễn Minh Châu đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm nghị “... cái tội lớn nhất của mỗi người chúng ta là đã khiếp

đảm trước cái xấu và cái ác, nhất là khi cái xấu và cái ác đã nắm quyền lực”[25,

149], và Ông tâm huyết gửi tới người đọc những lời cảnh báo: Hãy đừng để cho cái xấu, cái ác ngạo nghễ, thống chế. Hãy tỉnh táo chặn mọi con đường có thể dẫn đến cái ác, nuôi dưỡng cái ác.

Như vậy với những hình thái và mức độ biểu hiện khác nhau của sự tha hóa của con người, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện “một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người ” [25, 817] cùng khát vọng hoàn thiện con người sâu sắc, mạnh mẽ. Là người trợ thủ đắc lực cho cái thiện trong cuộc chiến chống lại cái ác, Nguyễn Minh Châu vẫn thể hiện niềm tin thiết tha vào con người. Nỗi lo âu dù lớn lao vẫn không dẫn ông tới chỗ cực đoan phủ định con người. Chính vì vậy, chất suy tư sám hối đậm đặc trên nhiều trang viết cùng sự khơi gợi, thức tỉnh lương tri đã thắp lên niềm tin ấy. Trong Bức tranh, lúc đầu người họa sĩ không nghĩ là mình phải chịu trách nhiệm về việc làm đối với người lính. Nhưng cuộc gặp người lính sau chiến tranh đã khiến người họa sĩ phải tự xem xét lại chính việc làm vô trách nhiệm của mình. Sự hối hận, day dứt về lỗi lầm của người họa sĩ được tác giả nhìn ở góc độ tự ý thức. Nguyễn Minh Châu đã để nhân vật đối diện với chính mình, phân đôi con người mình ra và tự lên án suy ngẫm. Quá trình tự phán xét của người họa sĩ diễn ra hết sức căng thẳng, đầy cảm giác tội lỗi, xấu hổ với vô số lần định lẩn tránh rồi lại bị hối thúc tự nguyện đến nạp mình cho lương tâm. Cuối cùng người họa sĩ vẫn không đủ can đảm để tự thú trước người thợ cắt tóc, tần số cao của những lần “cật vấn âm thầm và quyết liệt”, “giằng co dai dẳng và dữ dội” [20, 145], “truy duổi róng riết và đơn phương” [20,146], cùng tính chất khác biệt của hai cuộc đối thoại nội tâm: Lần thứ nhất, vừa lên án vừa tự bào chữa; lần thứ hai, hoàn toàn thừa nhận tội lỗi và sẵn sàng chịu sự trừng phạt, cho thấy người họa sĩ là con người thực sự

đang khao khát hướng thiện. Thái độ thành khẩn, sự ăn năn sám hối, khả năng thức tỉnh lương tri đã mang lại vẻ đẹp cho nhân cách của người họa sĩ. Đó cũng là một lời cảnh báo kín đáo nhưng không kém phần quyết liệt với không ít những con người đã và đang làm những điều khuất tất, vô đạo đức. Dù không có ai phán xét nhưng tòa án lương tâm là hình thức phán xử nghiêm khắc nhất chừng nào con người ta còn nhân tính. Dù được bao bọc bởi quá khứ và hiện tại chỉn chu, vẻ vang, dù không nói ra tội lỗi của mình thì đứng trước lương tâm, trước nạn nhân của mình, con người ta không thể thanh thản được.

Với người thủ thành trong Dấu vết nghề nghiệp, quá trình suy tư sám hối kéo dài trong suốt cuộc đời và bộc lộ gay gắt trong những ngày cuối cùng của đời ông. Cuốn hồi kí về sự nghiệp bóng đá được khởi thảo từ năm sáu mươi tuổi, nhưng mười năm sau, ông mới đủ can đảm viết ra giấy “những dòng chữ suy đi nghĩ lại suốt trong mười năm” [25, 471] về một trái bóng bắt hụt – cũng là một lần thiếu trung thực trong nghề nghiệp. Và mười ba năm sau, chỉ còn bốn ngày trước khi từ giã cõi đời, ông mới dám nói ra sự thật với người vợ. Nếu như sự ăn năn hối hận trong một lúc nào đó chỉ “le lói thắp một ngọn đèn” [25, 464] trong trí nhớ mờ tối của ông già thì đến giờ phút nằm liệt giường, ông đã “vặn to ngọn đèn trí nhớ tới mức cháy sáng rừng rực, để chỉ soi vào mọi chi tiết của quả bóng thứ năm một lần chót” [25, 471]. Cả một đời dành niềm say mê cho bóng đá, người thủ môn xuất sắc ấy đã đi đến kết luận: “Con người ta thường xuyên không hoàn hảo” [25, 469]. Vấn đề mà người thủ thành chiêm nghiệm không có gì mới, lời tự thú cũng muộn mằn, nhưng sự ăn năn suốt một đời người về một lỗi lầm không quá to tát đã làm sáng lên nét đẹp nhân cách – con người biết lấy suy tư sám hối để thanh lọc tâm hồn của mình.

Trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, quãng đời hoàn lương của nhân vật Ph. từ một tội nhân trở thành một kĩ sư đầu ngành chế tạo máy đã cô đặc thành triết lí: “Cuộc đời không có thánh nhân, cũng như không có

một người nào mà tâm hồn hoàn toàn không thể cứu chữa được nữa” [25, 289]. Hay sự tỉnh ngộ của Thuần sau giấc mộng sương mù giăng mắc bởi Sương trong

Những người đi từ trong rừng ra, lời khẳng định của Thăng trong Cơn giông

“Chị hãy tin mọi người đều có thể thay đổi” [25, 348], và trận mưa xối xả dội xuống màn vĩ thanh của truyện như dọn đường cho sự phục hồi nhân phẩm và tính thiện cho những kẻ lầm lạc, đó là điều tô đậm niềm tin sâu sắc vào con người của Nguyễn Minh Châu. Trong một số sáng tác khác như Mẹ con chị

Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K…, trong quá trình phê phán những mặt xấu

của con người, Nguyễn Minh Châu vẫn có cái nhìn độ lượng khoan dung đối với họ.

Sau chiến tranh, không riêng Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn khác cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo khẩn thiết về sự tha hóa trong nhân cách con người. Ma Văn Kháng châm biếm, đả kích sâu cay bản chất vô học, thâm độc, tàn ác của một số kẻ có quyền chức, sự ngu xuẩn lố bịch và phi nhân cách trong môi trường giáo dục Đám cưới không có giấy giả thú, Người đánh trống

trường...), đề cập đến sự băng hoại đạo đức truyền thống trong gia đình do tác

động xã hội (Mùa lá rụng trong vườn). Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa đen tối của bầy quỷ khoác áo cộng sản ở nông thôn (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Nguyễn Huy Thiệp lột tả sựu suy bại trong quan hệ gia đình, sự xói mòn phong hóa xã hội (Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường, Những

người thợ xẻ)... Nếu như trong hầu hết các tác phẩm đó, cái xấu cái ác như một

bản thể có sẵn, những ung nhọt có sẵn để nhà văn phơi bày, thì Nguyễn Minh

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w