Cuộc sống của con người diễn ra hết sức phức tạp với nhiều mối quan hệ xã hội chồng chéo, diễn ra ngoài ý muốn của con người. Trong đó có nhiều hoàn cảnh éo le chứa đựng những nghịch lý của đời sống. Đó là những tình huống khiến con người phải tự chiêm nghiệm với cách sống, cách nghĩ quen thuộc của mình. Nhận thức được thực tế của đời sống nhân sinh thế sự, Nguyễn Minh Châu đã sớm phát hiện ra cái quy luật của đời sống. Qua những sáng tác của ông, người đọc như cảm thấy mình hiểu về cuộc sống và hiểu về con người hơn, thấy được những nghịch lý trong cuộc sống thường ngày.
Truyện ngắn Bến quê là một ví dụ điển hình về tình huống đầy nghịch lý. Nhà văn đặt nhân vật vào tình thế oái oăm của cuộc đời. Nhĩ thời trai trẻ đã từng đi "không sót một xó xỉnh nào trên trái đất". Vậy mà vào lúc cuối đời khi mắc bệnh hiểm nghèo ông mới nhận ra vẻ đẹp của một bến quê ngay cạnh nhà mình. Cùng với việc phát hiện ra vẻ đẹp ấy là sự khao khát đến cháy lòng, nỗi ân hận đau đớn vì sự bất lực, không bao giờ Nhĩ có thể tự mình đặt chân sang được bên kia bến sông quê – một chân trời đối với anh "gần gũi mà xa lắc". Cái nghịch cảnh ấy lại được đẩy lên đau đớn chua xót hơn khi Nhĩ sống mà phải lệ thuộc vào sự chăm sóc của vợ con, khiến cho anh nhận ra cái nghịch lý giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, những giới hạn của cuộc đời "con người ta trên đường đời
thật khó tránh được những điều vòng vèo chùng chình" để khi không còn thời
gian sức lực nữa thì dẫu có ân hận cũng đã muộn màng.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu cũng tạo dựng một tình huống nghịch lý có ý nghĩa. Quan sát bên ngoài chiếc thuyền mang đến một "vẻ
đẹp tuyệt đỉnh, một cảnh đắt trời cho...". Nhưng bên trong nó lại ẩn chứa một
Người đàn bà hàng chài bị chồng đánh nhưng vẫn cam chịu, xin chồng cái ân huệ được đưa lên bờ rồi đánh, không đánh dưới thuyền. Chẳng ai có thể ngờ được rằng một người đàn bà đau khổ lại từ chối sự giúp đỡ của pháp luật. Cái sâu sắc của hiện thực là nó không dừng lại ở chỗ đòi thực hiện cái lý công bằng ở đời. Mà qua đó nhà văn muốn đào sâu hơn về nhân tình thế thái, về cuộc đời lắm nỗi éo le, về nghịch lý của cuộc sống. Vì sao người đàn bà hàng chài vẫn phải chập nhận những trận đòn của chồng mà nhất định không chịu ly hôn người chồng vũ phu đó? Liệu có phải trên con thuyền chài lưới lại không thể thiếu một người đàn ông nơi đầu sóng ngọn gió? Điều trái ngược đó đã đưa đến nhận thức về một cái gì đó bao quát hơn, để nhận thức hoàn cảnh, nhận thức cái tình thế đời sống, nhận thức cái lẽ đời cay cực. Qua đó Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến một vấn đề tồn tại trong xã hội. Đó là cái tốt và cái xấu đang còn tồn tại song song với nhau. Trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó cái xấu có phần lấn át hơn. Nhà văn đề cập đến sự công bằng trong xã hội. Qua tình huống truyện nhà văn muốn thể hiện sự xô bồ trớ trêu của cuộc sống. Người đàn bà hàng chài dù bị chồng đánh đập nhưng vẫn nhẫn nhục chịu đựng không kêu ca phàn nàn lại còn tự nguyện, đó là nghịch lý chua xót trong cuộc đời. Cái nghịch lý này đòi hỏi con người phải có cái nhìn tỉnh táo độ lượng hơn mới thấu hiểu nổi.