Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 102)

Biểu tượng trong văn học là một phương tiện tạo hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ thể. Đó là cái phần

mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, hàm chứa ít nhất một lớp nghĩa vừa hòa hợp với hình tượng vừa không trùng khít với hình tượng. Nó được sử dụng như một “mã” nghệ thuật mang dấu ấn của dân tộc, thời đại, khuynh hướng sáng tác, phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo của nhà văn.

Trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu biểu tượng xuất hiện với tần số khá cao như những tín hiệu thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của tác giả. Trong chiều sâu của nó, cảm hứng nhân văn vẫn là nguồn cội sinh thành hệ thống biểu tượng đầy sức ám ảnh của nhà văn. Những hình ảnh thiên nhiên như

mảnh trăng, giếng nước, trăng đã xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu được miêu tả lặp lại nhiều lần như những ẩn dụ, biểu tượng giàu sức ám ảnh. Trước 1975, biểu tượng mảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng là biểu tượng kết tinh vẻ đẹp “như những sợi chỉ xanh óng ánh” “bao nhiêu đạn bom giội xuống” cũng “không thể nào tàn phá nổi” của con người, phù hợp với quan niệm tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người, “mải miết đi tìm cái đẹp” [20, 406] trong bề sâu tâm hồn con người của Nguyễn Minh Châu. Trong các sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, trăng như một biểu tượng đầy ám ảnh. Trong Cỏ lau trăng xuất hiện nhiều lần nhưng dường như đều thể hiện những dang dở, đổ vỡ của con người. Trong lần Thai và Lực đi dỡ sắn ở vùng núi Đợi “mảnh trăng cuối tháng như một chiếc đĩa vàng bị vỡ” như một dự báo về hạnh phúc lứa đôi bị chia lìa, đề rồi sau hai mươi năm cách xa dằng dặc, họ gặp lại nhau trong một hoàn cảnh đầy oái oăm, trăng lúc này như “một chiếc

thuyền vàng tròng trành giữa nền trời”.

Niềm trân trọng của Nguyễn Minh Châu đối với những giá trị cao đẹp của con người còn thể hiện tập trung ở việc tạo dựng một biểu tượng cho nó, đó là “bức tượng ngàn tay ngàn mắt” trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Là người khao khát hướng tới những giá trị tuyệt đối hoàn mĩ, trong giây phút bừng ngộ của nhận thức, khám phá về giá trị người và sức mạnh nghệ thuật, nhân vật

Quỳ đã thực sự xúc động, kính cẩn trước pho tượng “kết tinh của những tinh hoa”, “tập trung trí tuệ và tài năng trác tuyệt của nhân dân, và mang trong lòng

tất cả những khát vọng cháy bỏng của nhân dân” [25, 241].

Niềm tin vào sức sống bất diệt của con người còn bừng sáng trong biểu tượng “hoa cỏ lông chông” mọc trên nền đất vĩ thanh của Mảnh đất tình yêu:

Chợt như có phép màu, những bông hoa lông chông khô rắn như dây thép tự

nhiên sáng lấp lánh rồi nhuốm một màu hồng đầy tưng bừng” [24, 1103]. Hình

ảnh tươi sáng này được Nguyễn Minh Châu đặt ngay sau hình ảnh những con dã tràng xe cát - một biểu tượng của thân phận người dân quê nhọc nhằn, nhẫn nại, suốt đời bắt tay xây dựng lại trong cảnh tàn phá. Như vậy, sự sống đã nảy mầm từ cái chết, niềm tin đã nhú chồi xanh trên những hoang tàn. Một loài động vật nhỏ nhoi, một loài thảo mộc hoang dã – hai biểu tượng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng bộc lộ nỗi ám ảnh của Nguyễn Minh Châu về một miền đất “cứ nằm

trải dài ra mà trầm ngâm suy nghĩ về sự bất diệt của sự sống và con người” [27,

63]. Tất cả cùng được sưởi ấm trong màu hồng hi vọng đang phủ trùm lên màn vĩ thanh của tiểu thuyết.

Cũng soi sáng cho nhau về ý nghĩa, cặp biểu tượng “bức chân dung tự họa” và “tấm gương soi mặt” trong Bức tranh đã phản chiếu mạnh mẽ khát vọng hoàn thiện con người của Nguyễn Minh Châu. Trong những nét vẽ khắc nghiệt đầy ấn tượng, cái đầu và khuôn mặt bị chia cắt bởi hai mảng màu đối chọi là một biểu tượng triết học của cấu trúc đa diện trong bản chất con người. Án ngữ ở đầu và cuối truyện, biểu tượng này còn tạo không gian khép kín của một tòa án lương tâm bức bối, ngột ngạt. Tấm gương soi của người thợ cắt tóc lại là phương tiện để người họa sĩ nhận thức rõ hơn bộ mặt thật của chính mình. Theo quy luật mâu thuẫn, cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển; ở đây sự xung đột giữa “rồng phượng” với “rắn rết”, “thiên thần” với “ác quỷ” trong một chỉnh thể nhân cách đã thúc đẩy quá trình hoàn thiện con người. Nếu trong

Bất hạnh của tài hoa (Đặng Thư Cưu), những chiếc mặt nạ đã trở thành biểu tượng của lối sống giả dối trong thời kinh tế thị trường, thì bức họa tự thú trong

Bức tranh thể hiện rõ hơn cái nhìn biện chứng trong việc hình tượng hóa tính

cách hai mặt của con người. Buộc con người nhìn thẳng vào hai mặt ấy, họ sẽ có ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác để tự hoàn thiện. Như vậy, những biểu tượng trên vừa nâng cao tầm khái quát triết học, vừa làm giàu chất nhân văn cho tác phẩm.

Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn có những hình ảnh biểu trưng cho tình yêu thương giữa con người với con người. Chiếc giếng thơi nằm giữa truyện ngắn Bên đường chiến tranh như một tứ thơ trong trẻo là biểu tượng của tình yêu trong sáng, thầm lặng, thủy chung. Năm tháng trôi đi, cuộc chiến tranh đi qua cuộc đời con người gây bao dâu bể thăng trầm, người người “cứ đi suốt

đêm như nước chảy”, còn chiếc giếng thì vẫn thế - vẫn một mạch ngầm trong mát

từ bao đời nay vẫn chảy róc rách từ những mạch đất sâu kín tận trong rừng ra”,

vẫn một chứng nhân cho mối tình từ thuở còn xanh tóc đến khi sợi tóc bạc sáng lên “như một nét vẽ của thời gian” [25, 161]. Biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu không chỉ mang sức nặng triết lí mà còn thấm đẫm chất trữ tình. Chúng nối kết các sự kiện và cảm xúc, bồi đắp chất thơ tươi mát cho mạch sống của truyện

Trong Mảnh đất tình yêu, ngọn lửa sưởi ấm ngôi nhà lạnh lẽo sau trận hồng thủy cũng là biểu tượng của tình yêu thương nhân bản. Đó là ngọn lửa hồi sinh của sự sống, là hơi ấm của tình thương vây bọc những con người giàu lòng đồng cảm biết dựa vào nhau trong phong ba bão tố. Cô đúc “bao số phận đàn bà” trong dáng ngồi trầm ngâm của Hoa, ngọn lửa ấy còn đủ nhiệt năng quy tụ cả một dòng máu ngoại lai vào cội nguồn thẳm sâu của dân tộc Việt.

Trong hệ thống biểu tượng của Nguyễn Minh Châu, có những biểu tượng như được đúc ra từ những nỗi đau, được cô lại từ máu và nước mắt, thể hiện sâu

đậm nỗi xót thương của nhà văn trước những éo le, bi kịch của con người. Đứng câm lặng như vạch tội ác lên trời xanh, những hòn vọng phu quần tụ ở núi Đợi trong Cỏ lau là biểu tượng ám ảnh nhất cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời chiến tranh. Những người đàn bà bằng đá ấy không chỉ là nỗi đau hóa thạch của Thai, của Phi Phi mà còn tích tụ trong mình giông bão hàng ngàn năm lịch sử, chất chứa bao cô đơn khắc khoải, bao chờ đợi mỏi mòn, bao vật vã linh hồn... của những người chinh phụ, những nàng Tô Thị - nạn nhân của chiến tranh tương tàn. Đây là một biểu tượng có chiều sâu văn hóa – lịch sử, mang dấu ấn dân tộc đậm nét.

Riết róng, dữ dội và thảm khốc” [25, 582], tiếng xe cút kít “rú rít đầy riết róng và não nề” trong Khách ở quê ra cũng là một biểu tượng đầy sức ám ảnh. Đó là tiếng kêu thương của số phận, tiếng kêu đòi no ấm, đòi ánh sáng. Âm thanh ấy, qua mưa nắng thời gian, cứ bám riết cuộc đời cơ cực của lão Khúng và vợ con lão. Một thứ âm thanh như có khía, có cạnh sắc cứa sâu vào tâm khảm người đọc. Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “Nó gợi lên một cái gì vừa lạc

hậu, hoang dã, vừa trì trệ, một cái gì buồn nản và dai dẳng đến sốt ruột”, vì vậy

đọc xong cái truyện lão Khúng tôi cứ nghe văng vẳng mãi như một ám ảnh cái

âm thanh dễ sợ của tiếng xe cút kít nó cứ rền rĩ một cách thảm thiết trong gió Lào...” [20, 379].

Phiên chợ Giát, hình ảnh bò khoang lại là sự hiện hũư của một quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

niệm cay đắng về thân phận con người. Biểu tượng này vừa tham gia vào cấu trúc truyện như một yếu tố độc lập, vừa giữ chức năng như một nhân vật, vừa là một ẩn dụ của cuộc đời lão Khúng. Lặp đi lặp lại trong thiên truyện thành điệp khúc ám ảnh, biểu tượng bò khoang lột tả cùng tận cái lam lũ, nhọc nhằn, luẩn quẩn của một kiếp người. Sự trở về của bò khoang với cái nhìn sầu não đã đánh một dấu chấm hết trước hi vọng giải thoát số phận của lão Khúng.

Nếu tiếng xe cút kít là âm thanh não nề của số phận, bò khoang là hình ảnh số phận thì bóng đêm trong Phiên chợ Giát là màu sắc số phận của lão Khúng. Cái màn đêm tưởng có thể cắt ra từng miếng đè nặng lên cả thiên truyện ấy đã tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt. Nó mang giá trị của một biểu tượng trong việc diễn tả sự tối tăm, trì trệ, bế tắc của một dạng thức tồn tại và cả tâm trạng vô vọng của một lão nông dân nhỏ bé, cô độc giữa đêm đen sâu vắng.

Tóm lại, những tư tưởng, tình cảm nhân văn như quý trọng giá trị con người, tin yêu và cảm thông, thương xót con người... đã được thể hiện khá sâu sắc và ám ảnh trong việc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật vầ con người và thế giới nhân vật trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 102)