một số cảm thức thẩm mỹ trong thơ haiku của matsuo basho

79 2.6K 8
một số cảm thức thẩm mỹ trong  thơ haiku của matsuo basho

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ *** PH ẠM TH Ư PHẠ THỊỊ NH NHƯ MSSV: 6106419 ỨC TH ẨM MỸ TRONG MỘT SỐ CẢM TH THỨ THẨ Ơ HAIKU CỦA MAT SUO BASHO TH THƠ MATS Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ Cán bộ hướ ng dẫn: Ths.GV. TR ẦN VŨ TH ướng TRẦ THỊỊ GIANG LAM ơ, năm 2013 Cần Th Thơ 0 NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản 1.2. Đôi nét về thơ Haiku 1.2.1. Nguồn gốc thơ Haiku 1.2.2. Hình thức và đặc điểm thơ Haiku 1.2.3. Một số nhà thơ Haiku tiêu biểu 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp Matsuo Basho 1.3.1. Cuộc đời hành giả của Matsuo Basho 1.3.2. Sự nghiệp thơ ca của Matsuo Basho 1.3.3. Quan niệm thơ ca của Matsuo Basho Chương 2. MỘT SỐ CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG NỘI DUNG THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO 2.1. Sự tịch tĩnh, tĩnh lặng (sabi) 2.2. Sự giản dị, đơn sơ, cao khiết (wabi) 2.3. Sự bi ai (aware) 2.4. Sự u huyền, sâu sắc (yugen) PHẦN KẾT LUẬN MỤC MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA CBHD NHẬN XÉT CỦA CBPB 1 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do ch ọn đề tài chọ Nhật Bản là một trong những đất nước có nền văn hóa đặc sắc, đó là nền văn hóa có tính đồng nhất cao. Chính vì vậy mà văn học cũng mang tính đồng nhất, độc đáo và kì diệu. Nền văn học này luôn có sự kết hợp, hòa quyện giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc đậm đà và tinh hoa của văn hóa thế giới. Đó là nền văn học của sự tiếp nối, kế thừa truyền thống, phát triển và sáng tạo dựa trên những giá trị của cái có trước chứ không loại bỏ tạo nên dòng chảy văn học đậm đà. Văn học Nhật Bản được thế giới biết đến với nhiều tác phẩm, nhiều loại hình cùng nhiều tác giả nổi tiếng. Như kịch No là di sản quý giá không chỉ của đất nước “phù tang” mà còn là sản phẩm thuộc về kho tàng văn hóa thế giới. Ysunari Kawabata (1899- 1972) và Oe Kenzabuno(1935-) là hai nhà văn đã xứng đáng vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học uy tín danh giá lần lượt vào năm 1968 và năm 1994. Điều đó cho ta thấy những giá trị cũng như những cống hiến to lớn của học Nhật Bản vào nền văn học thế giới. Sức hấp dẫn của văn học Nhật Bản còn ở rất nhiều tác phẩm từ cổ đại đến hiện đại. Ví như Cổ sự kí là một bức tranh hoành tráng về xã hội và tâm hồn Nhật Bản thời cổ sơ. Vạn di diệệp tập là kiệt tác thời Nara, “ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản” chứa đựng 4496 bài thơ, nó hầu như quy tụ mọi tâm hồn của người Nhật với hệ thống nhân vật đông đảo. Hay Truy Truyệện Genji một trong những kiệt tác hàng đầu của Nhật và được xem như là quyển tiểu thuyết đầu tiên của thế giới. Trong rất nhiều tinh hoa của nền văn học xứ sở “phù tang” có thể thơ Haiku. Đó là thể thơ độc đáo và hết sức đặc sắc bởi số lượng từ tuy ít ỏi nhưng hàm chứa nội dung sâu sắc, rộng lớn đòi hỏi sự cảm nhận, suy tư để thấu đáo. Haiku đi vào thế giới như bản nhạc hay góp mình làm cho cuộc sống nhiều thêm những cung bậc tuyệt vời. Haiku là thể thơ đặc biệt ngắn nhưng lại diệu kì chứa đựng nhiều giá trị bí ẩn luôn hấp dẫn người đọc tìm đến chiêm ngưỡng, khám phá. Haiku mở ra cho người đọc những khu vườn tri thức mới lạ. Đó là niềm tự hào của người Nhật. Đi vào vườn thơ Haiku ta sẽ bắt gặp cây đại thụ Matsuo Basho, người được ví như linh hồn của thể thơ này, người đã hoàn thiện và góp phần phát triển thơ Haiku. Basho không chỉ được tôn vinh ở Nhật mà còn là thi hào được thế giới biết đến bởi những cống hiến to lớn của mình cho thơ ca nói riêng và cho văn học nói chung. 2 Đi vào tìm hiểu cái hay cái độc đáo trong thơ Haiku của Basho không thể không tìm hiểu về các cảm thức thẩm mỹ. Cảm thức thẩm mỹ là đặc trưng, là nguyên lý dường như trở thành mặc định cho các sáng tác của văn học Nhật Bản. Các cảm thức ấy chứa đựng linh hồn Nhật Bản, mạnh mẽ, huyền bí mà cũng dịu dàng thanh thoát. Hiểu được các cảm thức thẩm mỹ sẽ giúp ta hiểu được sâu hơn về bài thơ Haiku. Đây là một phương diện tiếp cận thơ Haiku giúp ta thấy được sự cảm nhận sâu sắc, độc đáo của người Nhật về cái đẹp. Với vai trò vừa là thi sĩ vừa là thiền sư, Basho sáng tạo ra những bài Haiku ngắn gọn nhưng có sức chứa và sức sống lâu bền. Để làm nên sức sống đó có sự góp sức của các nguyên lý thẩm mỹ mà luận văn sẽ tìm hiểu. Hồn thơ haiku, hồn Basho như hòa quyện để bay lên cùng những cảm thức ấy. Chính sự độc đáo ấy đã cuốn hút chúng tôi để chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số cảm ức th ơ Haiku của Matsuo Basho th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Basho”” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Thơ Haiku Nhật Bản nói chung và của Basho nói riêng đã đi vào tâm hồn người Việt. Thơ haiku sớm được giới thiệu trên nhiều tạp chí, báo và chiếm được nhiều tình cảm của người đọc và càng ngày càng phổ biến. Vĩnh Sính có quyển Lối lên mi miềền Oku được xuất bản năm 1999 bởi Nhà xuất bản Thế giới, trong quyển này ông đã dịch và giới thiêu tập thơ Lối lên mi miềền Oku nguyên văn tiếng Nhật là Oku no hosomichi của Basho. Trong cuốn sách Vĩnh Sính cũng giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong quyển Hợp tuy tuyểển văn học Nh Nhậật Bản do Mai Liên tuyển chọn, giới thiệu và dịch đã khái quát nội dung của một số tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn của văn học Nhật Bản trong đó có thơ Haiku của Matsuo Basho. Bên cạnh đó còn rất nhiều bản dịch của các tác giả khác như Đoàn Lê Giang, Thanh Châu, Hữu Ngọc… Khi so sách các bản dịch tuy có sự khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một số nội dung nhất định. Điều đó cho thấy việc dịch thuật văn học Nhật Bản nói chung thơ Haiku nói riêng là công việc khó khăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, hiểu biết và năng khiếu văn chương để một mặt truyền tải tinh thần thơ Haiku mặt khác làm cho chúng có vần nhịp mền mại sinh động. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy bên cạnh dịch thuật thì cũng có khá nhiều bài nghiên cứu về thơ Haiku của Basho cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể điểm qua ơ M.Basho của tác giả Đỗ Thái các bài nghiên cứu như: Dấu ấn Thi Thiềền tông trong th thơ ơ lớn của th ơ Haiku Nhuận (Tạp chí văn hóa, số 5, 1997), Matsuo Basho – Nh Nhàà th thơ thểể th thơ 3 của Nguyễn Tuấn Khanh (Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 3, 1995), Một số đặ đặcc điểm ơ Haiku (Hà Văn Lưỡng, Tập chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, của th thơ 2001)…Bên cạnh đó còn các bài so sánh Basho và một số tác giả khác của Việt Nam ng trong th ơ Tr ơ Haiku của như bài Sự bi biểểu hi hiệện tĩnh và độ động thơ Trầần Nh Nhâân Tông và th thơ M.Basho (Tạp chí ngiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1, 2006), bài Basho (1644ng hợp về 1694) và Huy Huyềền Quang (1254-1334) sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tươ ương ức th cảm th thứ thẩẩm mỹ (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7, 2005)… Thơ Haiku nói chung và của Basho nói riêng luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu mà nói như Nhật Chiêu đó là hội tụ của “ba nghìn thế giới thơm” mang nhiều bí ẩn cần được khám phá. Nhật Chiêu là nhà nghiên cứu lớn về văn học Nhật Bản. Ông đã có nhiều bài báo, bài nghiên cứu và viết sách về văn học Nhật Bản. Trong đó, ông cũng dành khá nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu thơ Haiku. Nhân ngày kỉ niệm 350 năm ngày sinh và 300 năm ngày mất của Basho, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã viết quyển ơ Haiku được xuất bản năm 1994. Tên quyển sách giản dị đơn sơ nhưng Basho và th thơ chứa đựng cả tấm lòng của Nhật Chiêu như chính thơ Haiku nhỏ bé mang trong mình tâm hồn vĩ đại Basho. Đây là công trình khác bao quát về thơ Haiku của Basho. Với tấm lòng trân trọng Nhật Chiêu gọi Basho là “tâm hồn Nhật Bản”, là “cái tên kì diệu”. Bên cạnh việc phân tích nội dung các bài thơ ông còn tuyển dịch một số bài của Basho. Khi phân tích phương diện nghệ thuật thơ Basho Nhật Chiêu khẳng định: “Haiku tiêu biểu cho phong cách Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời”. [3; tr.53]. Haiku giản dị và ngắn gọn. Nó làm ta xúc đọng chỉ bằng vài câu tự, vài hình ảnh. “Thơ Haiku của Basho, với vỏn vẹn 17 âm tiết, tựa như những vỏ ốc kỳ diệu. Nhỏ nhoi và mong manh, các vỏ ốc ấy chứa cả sóng gió đại dương và niềm tịch tĩnh Niết bàn”. [3; tr.63]. Thơ Haiku được tạo thành từ những điều nhỏ nhoi nhưng lại rất thâm sâu. Bên cạnh sự cô đọng, ngắn gọn của mình Haiku còn là những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời với các quý ngữ (kigo). Các quý ngữ này giúp ta nhận biết bài thơ dược viết vào mùa nào. Chính quý ngữ là biểu hiện tình yêu thiên nhiên của người Nhật. Họ làm thơ không chỉ để bài tỏ cảm xúc, sự xúc động mà họ làm thơ còn để gắn mình với cuộc đời, với thiên nhiên muôn màu. Quý ngữ không chỉ là nét đặc trưng mà còn là một đặc điểm nghệ thuật độc đáo. Cũng nguyên cứu về nghệ thuật thơ Haiku của Basho, Nhật ng. Như “làn hương” thanh Chiêu còn có bài Matsuo Basho và nguy nguyêên lý làn hươ ương. 4 trong nhưng lại ẩn chứa sức mạnh mê hoặc người khác, mỗi bài Haiku của Basho đòi hỏi người đọc phải nhắm mắt lại, lắng tai nghe lòng mình vang vọng hòa cùng tiếng hồn bài thơ để nắm bắt được “nguyên lý làn hương” trong những bài Haiku bí ẩn. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã phát hiện ra nguyên lý độc đáo này trong thơ của Basho. “Nguyên lý làn hương (nioi) là cái bạn chỉ có thể cảm nhận chứ không nhìn thấy được, giống như “dư tình” (yojo) trong waka cổ điển” [4]. Bài viết của Nhật Chiêu không đi đến tìm hiểu cuộc đời hay nội dung thơ Haiku mà chỉ cho chúng ta thấy nét độc đáo, hấp dẫn của Haiku từ phương diện nghệ thuật mà Basho sử dụng. Đó là thi pháp làn hương. Theo Nhật Chiêu lý giải “làn hương” ở đây là làn hương lan từ bài thơ này sang bài thơ khác như hương hoa bay đi dù không nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận được. Những bài thơ Haiku ngắn gọn nhưng có sức lan tỏa về ý nghĩa. Về phương diện nội dung trong thơ Basho cũng được Nhật Chiêu đề cập trong ơ Haiku. Ông nhận định “Thơ Basho có hoa và nước đái ngựa, có quyển Basho và th thơ bươm bướm và chấy bọ, ngân hà và vực thẳm, thiền sư và gái điếm…Nghĩa là có toàn thể, có cuộc sống ở thực tại của nó. Nếu hoa có ý nghĩa thì nước đái ngựa cũng có ý nghĩa. Tất cả đều đáng đưa vào thơ. Tất cả đều có thể dựa vào thơ trong cái nhìn đạt lý của thi nhân. Ở phương diện này, Basho còn hiện đại hơn nhiều nhà thơ hiện nay.”[3; tr.7]. Thơ Basho gắn với cuộc sống đến từng hơi thở. Haiku không còn để mua vui mà Haiku là sự dung hòa của tâm hồn và thiên nhiên, giữa con người và cuộc sống. Cuộc đời thực nhiều mặt đa dạng đều được Basho tái hiện tại trong thơ bằng tất cả tấm lòng. Đó là nét hiện đại vượt thời gian của thơ Basho. Về mặt nội dung có thể ơi vườ n văn kể đến bài viết của Hữu Ngọc. Tác giả Hữu Ngọc trong quyển Dạo ch chơ ườn Nh Nhậật Bản gọi Basho là “nhà thơ lãng du trên cõi trần”. Trong khu vườn văn học Nhật Bản muôn sắc muôn hương mà Hữu Ngọc “dạo chơi” có bông hoa Haiku của Basho. ơ lãng du tr Hữu Ngọc đã dành bài viết mang nhan đề “Ba Ti Tiêêu thi thiềền sư, nh nhàà th thơ trêên cõi tr trầần” để nói về thơ Haiku của Basho. Một mặt tác giả khẳng định vai trò của Basho trong việc đưa Haiku thành “một thể thơ trữ tình vừa tuyệt mỹ, vừa cao siêu” [20; tr.60]. Mặt khác ông nhận thấy sự chuyển biến trong phong cách thơ Basho: “Thơ Haiku của Basho biến diễn từ thi cú cầu kì thời thanh niên sang giọng thanh thản lâng lâng vào tuổi già. Nhũng bài làm vào thời tài năng nở rộ gợi sự hài hòa người và thiên nhiên.” [20; tr.61]. Có thể thấy nội dung thơ Basho luôn hướng đến vấn đề con người và thiên nhiên, trong đó thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng. 5 Bên cạnh các bài nghiên cứu nội dung, nghệ thuật thì còn có một số bài nghiên cứu về mỹ học trong Haiku mà ở đây là nghiên cứu về các cảm thức thẩm mỹ. Các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Basho được Nhật Chiêu bàn đến trong quyển Basho và th ơ Haiku. Nhật Chiêu chỉ ra cảm thức chủ yếu mà Basho sử dụng là sabi (tịch), thơ yugen (u huyền), wabi (đà), và aware (bi cảm). Ông cho là các cảm thức này là các “cảm thức trực giác tâm linh”. Các cảm thức không được dựng lên bằng những lý thuyết khô khan thuần túy mà nó là những nguyên lý phải dùng sự cảm nhận để hiểu. Các cảm thức này ảnh hưởng từ tinh thần Thiền tông và được phát triển trong trà đạo. Các cảm thức thẩm mỹ làm nên nét đặc trưng riêng cho thơ Haiku của Basho. Cũng ững sắc th nghiên cứu các cảm thức thẩm mỹ, Hà Văn Lưỡng có bài viết “Nh Nhữ tháái cảm ức th ơ Haiku Nh th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Nhậật Bản” đăng trên Tạp chí sông Hương số 195 tháng 05 năm 2005. Ông nêu ra 4 cảm thức thẩm mỹ chủ yếu là sabi (tịch), wabi (đà), aware (bi ai) và karumi (khinh). Tác giả đi vào phân tích các cảm thức thẩm mỹ và cho thấy sự đặc biệt của các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Basho. Sau khi phân tích các cảm thức thẩm mỹ Hà Văn Lưỡng nhận định: “Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi) đến nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thanh thoát (wabi) và khẳng định cái thanh cao, ung dung (karumi) trong con người và sự vật là những biểu hiện của sắc thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông trong thơ haiku nói chung, đặc biệt trong thơ haiku của Basho” [17]. Tác giả đã khái quát lên được điểm chung của các cảm thức thẩm mỹ là điều mang dấu ấn Thiền tông. Như vậy cả hai tác giả đều chỉ ra cho người đọc thấy một số cảm thức thẩm mỹ quan trọng trong thơ Haiku của Basho và nhận ra tầm ảnh hưởng của những quan niệm Thiền tông. Qua việc tìm hiểu trên ta nhận thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ Haiku của Basho. Các công tình này tập trung vào khai thác nội dung và nghệ thuật thơ của ông. Bên cạnh đó, có các bài viết về các cảm thức thẩm mỹ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đào sâu và nhấn mạnh vào việc phân tích các cảm thức thẫm mỹ trong thơ Haiku của Basho một cách đậm nét. Tuy nhiên các công trình này đã cung cấp những kiến thức nền tảng cho người viết thực hiện đề tài. ch, yêu cầu 3. Mục đí đích, ức th ơ Haiku của Matsuo Thực hiện đề tài “Các cảm th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Basho Basho”” chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: 6 Thứ nhất là tìm hiểu khái niệm cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku nói chung và khái niệm cảm thức thẩm mỹ trong thơ Bahso nói riêng. Thứ hai, chúng tôi khảo sát, phân tích các bài thơ của Basho để chứng minh làm sáng tỏ một số cảm thức tiêu biểu mà Bahso sử dụng. Đó là sabi (tịch tĩnh, tĩnh lặng), wabi (đơn sơ, giản dị), aware (bi ai) và yugen (u huyền, sâu sắc). 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Với đề tài này chúng tôi khảo sát các văn bản thơ haiku của Basho đã được dịch ra tiếng Việt. Vì chưa có sách hoặc tuyển tập nào tổng hợp các bài thơ Haiku của Basho nên chúng tôi khảo sát các văn bản thơ nằm rải rác ở các sách, báo khác nhau. ơ Haiku của Chúng tôi tìm hiểu các văn bản trên một số sách như quyển Basho và th thơ Nhật Chiêu hay quyển Hợp tuy tuyểển văn học Nh Nhậật Bản do Mai Liên tuyển chọn. Phạm vi đề tài là cảm thức thẩm mỹ nên chúng tôi tập trung nghiên cứu trọng tâm vào các cảm thức chủ yếu, nổi bật trong thơ Haiku của Basho mà cụ thể là bốn cảm thức: sabi (tịch tĩnh, tĩnh lặng), wabi (đơn sơ, giản dị), aware (bi ai) và yugen (u huyền, sâu sắc). ươ ng ph áp nghi 5. Ph Phươ ương phá nghiêên cứu Trong quá trình làm đề tài chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm giải quyết tốt nhất những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Trong đó có các phương pháp: Phương pháp tiểu sử được sử dụng nhằm tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Matsuo Basho. Bởi vì cuộc đời có ảnh hưởng không nhỏ đến các sáng tác của các tác giả nên ta cần dùng phương pháp này và từ cuộc đời của ông tìm thấy một số lý giải cho quan niệm sáng tác. Phương pháp phân tích nhằm phân tích các bài thơ để tìm ra cảm thức thẩm mỹ, tìm ra những nét đặc sắc những điểm hay và những giá trị trong nội dung thơ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lại vấn đề một cách cô đọng, súc tích. Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng khi liên hệ thơ của Basho với thơ Haiku của một số tác giả tiêu biểu khác. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như bình giảng, chứng minh… 7 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ươ ng 1. NH Ch Chươ ương NHỮ ới thuy ức th 1.1. Gi Giớ thuyếết về cảm th thứ thẩẩm mỹ trong văn học Nh Nhậật Bản ng của tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng thì cảm thức Theo Bài gi giảảng mỹ học đạ đạii cươ ương thẩm mỹ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mỹ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn con người trải qua quá trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống. Trước các khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật con người có những xúc cảm với nhiều sắc thài khác nhau. Cảm thức thẩm mỹ được tạo ra khi chủ thể được tác động bởi các khách thể thẩm mỹ. Cảm thức thẩm mỹ là một cảm xúc tinh thần không chỉ mang đến động lực khơi nguồn sáng tạo nghệ thật mà còn tham gia vào việc hình thành hình tượng nghệ thuật. Chỉ khi cảm xúc tuôn trào trước những cảnh của hiện thực cuộc sống thì tác phẩm nghệ thuật – đứa con tinh thần của tác giả mới ra đời thật sự. “Những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của chủ thể được đối tượng hóa (khách thể hóa) trong hình tượng đã đem lại cho nghệ thuật nét riêng biệt độc đáo, một sức mạnh lớn lao có khả năng “gây chấn động” toàn bộ tâm hồn, tình cảm của con người” [8; tr.46]. Cảm thức thẩm mỹ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống cũng như trong sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản mang nhiều nét riêng độc đáo. Không chỉ có trong văn học nó còn được thể hiện trong văn hóa qua những phong tục nổi tiếng như tục ngắm hoa, tục uống trà. Tình yêu thiên nhiên là một truyền thống mỹ học cao đẹp trong văn hóa dân tộc Nhật. Người Nhật rất yêu mến và kính trọng thiên nhiên. Điều đó được thể hiện vào phong tục ngắm hoa, thưởng ngoạn thiên nhiên đặc biệt là lễ hội ngắm hoa anh đào (hanimi) vào mùa xuân. Người Nhật sẽ mặc trang phục truyền thống để đi ngắm hoa đào. Người Nhật đi không chỉ để xem hoa đẹp mà còn là nét nghệ thuật thưởng ngoạn cái đẹp với lòng yêu trọng thiên nhiên. Chính vì vậy, thiên nhiên là đề tài hết sức quan trọng trong các tác phẩm văn học Nhật Bản từ cổ đến hiện đại. Thiên nhiên luôn được đề cao và mang vẻ đẹp vừa cao sang vĩ đại vừa gần gũi bình dị. Từ những bài Waka trong Vạn di diệệp tập đến Tanka trong Cổ kim tập và thơ Haiku đều có sự xuất hiện của thiên nhiên. Người Nhật yêu thiên nhiên bởi họ nhìn thấy “thần” (kami) trong những hiện tượng của thiên nhiên. 8 Qua thiên nhiên, các nhà thơ thể hiện những bâng khuâng, xao động về lẽ vô thường của cuộc đời, về sự phù du của cái đẹp. “Có phải hoa mận trắng Trong vườn tôi Đang rơi Hay từ trên trời Từng cánh tuyết trắng đang bay xuống đất?” [15; tr.155] Đây là bài thơ Waka trích từ Vạn di diệệp tập nói về vẻ đẹp hoa mận trắng trong tuyết. Vẻ đẹp này tinh khôi mong manh, trong sáng nhưng cũng diệu kì. Là hoa mận trắng đang rơi hay là tuyết trắng? Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn có sự giao hòa. Cũng nói về cây mận trong thơ Haiku của Issa có bài: “Con chim chích trong lùm cây bay đến lau sạch đôi chân lấm bùn của nó giữa cây mận đang trổ hoa”. [15; tr.644] Người Nhật có một quan điểm hết sức ấn tượng về cái đẹp đó là cái đẹp của sự bất toàn. Nhưng chính trong sự bất toàn ấy họ mong muốn một vẻ đẹp vĩnh cửu. Không phải những gì hoàn hảo, chỉnh chu mới gọi là đẹp. Quan điểm này chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Trong cuốn Chanohon (Sách tr tràà), Okakura Kakuzo viết: “Bản chất của trà đạo là sùng bái sự bất toàn”. Cái đẹp của hoa mãn khai, trăng mười bốn luôn hấp dẫn. Ta có thể thấy cái đẹp của sự bất toàn thể hiện qua hình thức các thể thơ của văn học Nhật. Thơ ca là những bài không hoàn toàn, không trọn ý mà nó luôn có khoảng trống. Tiêu biểu là thơ Haiku, thể thơ cực ngắn chỉ có 17 âm tiết. Mỗi bài Haiku khi dịch ra tiếng Việt thường được sắp xếp trên ba dòng ngắn nhưng theo tiếng Nhật cả bài Haiku chỉ nằm vẻn vẹn trên một dòng. Các bài Haiku chỉ gợi lên những tư tưởng, triết lý, những tình cảm đạo đức tình cảm thơ ca chứ không lí giải chúng. Mỗi bài Haiku là một viên ngọc mang vẻ đẹp của sự bất toàn, “Haiku là một nghệ thuật ẩn giấu, là thơ của thơ” [10; tr.142]. Cái đẹp của sự bất toàn có thể tìm gặp trong cảm thức thẩm mỹ yugen. Đó là vẻ đẹp của điều chưa nói. Các tác phẩm của Nhật Bản thường có kết thúc mơ hồ, gợi mở như những cánh cửa chỉ khép hờ không đóng hẳn cũng không mở toan. Ở những cánh cửa ấy người 9 đọc thấy gì là tùy thuộc vào điều cảm nhận của mỗi người. Ví như trong Bốn bề bờ bụi của Akutagawa sự mơ hồ đã diễn ra từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc câu chuyện. Mỗi nhân vật đều có cách lí giải của mình một cách hợp tình hợp lí, ai đúng ai sai đều khó phân biệt. Câu chuyện kết thúc như lúc nó mở ra vậy, đó là kết thúc bất toàn không thỏa mãn, giải đáp cho sự tò mò của người đọc. Nhưng cũng có lẽ vì vậy mà nó để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Vẻ đẹp của sự bất toàn hấp dẫn thậm chí ăn sâu vào tâm thức người Nhật đặc biệt đối với các nhà văn lớn. Nó ám ảnh họ cả trong hành động. Akutagawa hay Kawabata đều kết thúc cuộc đời bằng cách tự tử khi mà họ vẫn đang ở đỉnh cao sự nghiệp, khi vẫn đang còn có thể sáng tác. Họ ra đi lúc mà không ai ngờ tới càng làm cho ta nhớ đến họ, chiêm ngưỡng họ nhiều hơn. Kawabata từng không đồng tình với việc Akutagawa tự sát nhưng chính ông lại chọn con đường ấy. Phải chăng các ông cho rằng các tác phẩm của mình chưa đủ khắc họa cái đẹp nên dùng cái chết để thể hiện cái đẹp của sự bất toàn? Cái chết đối với họ như là một vẻ đẹp cần bộc lộ, khám phá, đến với cái chết là đến với một thử thách đầy mỹ lệ. Cái chết cũng là một nghệ thuật, họ xem nó như là tuyên ngôn nghệ thuật cuối cùng của cuộc đời mình. Tuy có xuất hiện cái buồn như đó là nỗi buồn tuyệt đẹp. Cái chết như là một vẻ đẹp hoàn mỹ, vẻ đẹp vĩnh cửu nhất. Người Nhật có đôi mắt yêu đời nhưng lại u sầu. Có lẽ vì thế mà họ quan niệm vẻ đẹp gắn với cái buồn. Họ nhìn thấy giới hạn của cái đẹp, giới hạn của mọi vật nên họ luôn trân trọng mọi thứ. Là nghệ sĩ cần phải phát hiện ra vẻ đẹp ẩn náo trong sự vật. Quan niệm này gọi là mono no aware. Mono no aware là quan điểm văn học và mỹ học xuất hiện trong thời Heian (794 – 1185). Trong quyển Văn học Nh Nhậật Bản từ ởi th ủy đế n 1868 của Nhật Chiêu có đoạn định nghĩa về mono no aware như sau: kh khở thủ đến “Chữ aware, có thể ghi sang Hán tự là “ai” (bi ai), mang nhiều ý nghĩa khó xác định. Các học giả Nhật đã theo dõi cách sử dụng nó từ thời cổ đại với tập thơ Vạn di diệệp tập cho đến thời hiện đại. Không cần thiết phải nhắc lại ý kiến của họ ở đây. Chỉ cần biết rằng thời Heian, chữ aware được dùng để gợi tả vẻ đẹp tao nhã, nỗi buồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của Phật giáo. Khi cần diễn đạt đầy đủ hơn, aware sẽ tạo thành mono no aware. “Mono” (vật) có nghĩa là “sự vật” và “no” là “của”. Vậy cụm từ ấy có thể dịch sát là “nỗi buồn của sự vật”. Tóm lại, aware là một niềm bi cảm trước mọi vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và của nhân thế” [6; tr.121]. Tác giả Nhật Chiêu đã giải thích khái niệm aware bằng cách chiết tự. Trong khi đó Eiichi Aoki 10 ườ trong quyển Nh Nhậật Bản đấ đấtt nướ ướcc và con ng ngườ ườii lại có sự định nghĩa khác: “Cốt lõi của quan điểm này là sự hiểu đúng sâu sắc đồng cảm vẻ đẹp chóng tàn trong tự nhiên và đời sống con người, vì thế thường có vẻ buồn, trong một số tình huống có thể đi kèm với thái độ thán phục, kính sợ hoặc thậm chí hân hoan”. [1; tr.437]. Nội hàm khái niệm aware không phải là một khái niệm tĩnh mà nó luôn có sự biến đổi theo thời gian. Điều này đã được học giả xuất sắc phái Kokugaku (Quốc học) Motoori Norinaga (1730 – 1801) nghiên cứu. Thuật ngữ mono no aware được đặt ra trong thế kỷ 18 thời Edo bởi Motoori Norinaga và ban đầu nó là một khái niệm được sử dụng trong phê bình văn học của ông về tác phẩm Try Tryệện Genji. Và sau đó khái niệm này được sử dụng cho các công trình nghiên cứu khác về văn học của ông trong đó có nghiên cứu về Vạn di diệệp tập. Mono no aware dần trở thành trung tâm triết lý của ông về văn học và cuối cùng là trở thành một truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Motoori chỉ ra rằng aware ban đầu không chỉ giới hạn trong nỗi buồn mà nó là tất cả những cảm xúc sâu sắc trong trái tim con người bao gồm cả sự vui thích và sự say mê. Aware mang tính bao quát toàn diện, nó bao gồm nhiều rung động, cảm xúc của con người trước sự vật. Tuy nhiên, càng về sau theo thời gian aware lại chỉ niềm bi cảm, lại mang nỗi buồn nhiều hơn đặc biệt là nỗi buồn thấm đượm cảm thức vô thường của Phật giáo. Motoori giải thích điều này là do niềm vui thích chỉ khuấy động trái tim ở tầng lớp nông còn nỗi buồn và cảm xúc yêu đương lại rung động sâu sắc hơn. Ngoài ra, thời kỳ văn học Heian là thời kỳ mà phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong văn đàng với nhiều tác giả nữ nổi tiếng. Đó là nữ nhà văn Murasaki Shikibu với tác phẩm Truy Truyệện Genjiđược xem là đỉnh cao của văn học Heian. Đây là tác phẩm mang đậm chất aware, chứa đựng nỗi buồn của con người trước sự vô thường của cuộc sống. Nữ sĩ Sei Sonagon u, nữ sĩ Izumi Shikibu với tác phẩm Nh với tác phẩm Sách gối đầ đầu Nhậật kí Izumi. Các tác phẩm của các nữ sĩ đã đưa thời đại Heian thành “kỉ nguyên vàng”. Chính họ là những người đưa chất nữ tính trữ tình lãng mạn và nỗi buồn aware vào văn học. “Tôi chỉ là giọt sương Đọng mình nơi ngấn lá Trên cành chơi vơi Dường như tôi đã sống Trước khi thế giới ra đời.” [6; tr.136] 11 Bài thơ trích từ Nh Nhậật ký Izumi, viết về câu chuyện tình qua những cánh thư tay của “chàng” và “nàng”. Dù là câu chuyện tình yêu nhưng trong tác phẩm vẫn hiện lên nỗi ám ánh về thời gian, về tuổi xuân, về thân phận con người. Chất aware mang mác quyện vào tác phẩm. Một điều quan trọng khác trong khái niệm aware mà Motoori chỉ ra là kokoro tức trái tim. Nghĩa là phải dùng cả trái tim để thấu hiểu vẻ đẹp. Những người có trái tim nhận thức được bản chất và sức mạnh làm cảm động của sự vật thì mới hiểu được aware. Có rất nhiều người thấy được vẻ đẹp của hoa anh đào nhưng không phải ai cũng hiểu vì sao hoa anh đào đẹp. Nhiều người sẽ trả lời anh đào đẹp vì màu sắc, vì vẻ ngoài lôi cuốn của nó nhưng những người dùng kokoro để cảm nhận hoa anh đào sẽ trả lời khác. Bởi họ nhận thấy sự mong manh chóng tàn, sự vô thường nơi hoa để rồi bật lên niềm thương cảm sâu sắc trước vẻ đẹp ấy. Chỉ khi nắm bắt bản chất và sức mạnh khơi gợi xúc cảm của sự vật bằng trực giác, đồng cảm và rung động sâu sắc trước chúng thì ta mới cảm nhận thế nào là aware. Để hiểu sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh mình thì cần phải biết đồng nhất mình với chính nó. Tức là trái tim chân thành (makoto) để chìm vào sự vật khơi gợi cảm xúc trước những vẻ đẹp. Aware tiếp tục xuất hiện trong văn học Edo mà cụ thể là trong thơ Haiku của Basho. Niềm bi ai trong thơ ông không chỉ về cái chết, sự vô thường mà còn là sự nhạy cảm, đa sầu của nhà thơ trước cuộc sống. Không chỉ trong thơ mà aware vẫn được duy trì theo dòng chảy văn học. Trong các tác phẩm của Kawabata sau này vẫn có sự hiện diện của cảm thức này. Kawabata là nhà văn chưa bao giờ khước từ nỗi buồn nên cái đẹp trong các tác phẩm của ông luôn gắn với nỗi buồn. Kawabata từng khắc họa hình ảnh chiếc chén Shino, một biểu tượng của cái đẹp truyền thống. Chiếc chén mang trong mình dòng thời gian 300 trăm năm đã qua và vết son môi của người dung nó. Nó là vật chứng cho bao thế hệ trà đạo đã qua. Chính vì vậy Shino trở thành vật kỉ niệm vô giá mang đậm tình cảm con người. Cảm thức aware được thể hiện qua vẻ đẹp mang dấu ấn con người và thời gian. Trong thơ Haiku mono no aware được biết với cái tên ngắn gọn là aware. Đây là cảm thức thẩm mỹ quen thuộc trong Haiku, nó đôi khi là niềm sầu thương sâu sắc: “Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu”. 12 [19; tr.173] Bài thơ của Basho là niềm xót thương đau đớn trước cái chết của người mẹ kính yêu. Giọt lệ đã rơi trên kỉ vật còn lại là mớ tóc, giọt lệ nóng hổi chứa chan niềm aware. Có khi là aware lại là nỗi buồn dịu nhẹ, man mác: “Thật tuyệt vời! tôi nói, và mỗi khi cô đơn tôi thấy mùa xuân trôi xa”. [15; tr.643] Nhà thơ Haiku Takai Kito (1741 – 1789) lại cho ta thấy một khía cạnh nghĩa khác của cảm thức thẩm mỹ aware đó là nỗi buồn nhẹ nhàng của sự cô đơn. Nếu mono no aware là cảm thức chủ yếu thời Heian thì yugen là nổi bật của thời Kamahura, thời đại Muromachi có wabi và sabi. Tất cả các cảm thức này tồn tại cùng nhau bên cạnh cái khác nổi bật hơn chứ không mất đi hoàn toàn. Ngay cả đến thời đại Meji thì ta vẫn bất gặp mono no aware trong các sáng tác thơ, cảm thức yugen vẫn xuất hiện trong kịch No, tất cả cùng nhau làm nên nền văn học Nhật Bản đậm đà, độc đáo. Sabi của thời đại Muromachi là một trong những cảm thức quan trọng trong văn học Nhật Bản nói chung và trong thơ Haiku nói riêng. Nhà thơ đầu tiên sử dụng từ liên quan đến sabi là Fujiwara no Toshiwari (1114 – 1204). Ông sử dụng động từ sabu trong phê bình văn học và nhấn mạnh nó với ý nghĩa là sự cô độc, hiu quạnh. Sabi sau này xuất hiện trong nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ trung đại như hoạ sĩ Zeami (1363 – 1443), Zenchiku (1405 – 1468) và Shinki (1406 – 1475) với ý nhấn mạnh vào sự cô quạnh. Thơ waka trong Vạn di diệệp tập có bài: “Một mình lang thang Tôi đi giữa quê người xa lạ. Gió heo mây buốt má. Đêm dần buông… Tiếng vịt trời từ xa vọng lại”. [15; tr.156] Bài thơ nhấn mạnh nỗi cô đơn của người lữ hành nơi quê người xứ lạ. Nỗi buồn, sự cô quạnh càng thêm day dứt hơn khi nghe tiếng vịt kêu lúc trời xẩm tối. “Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ ruột đau chin chiều”. 13 Tiếng vịt kêu mang nhiều nỗi nhớ nao lòng nên cả trong thơ văn Nhật Bản lẫn ca dao Việt Nam hòa cùng lời điệu. Không chỉ vậy nguyên tắc này còn được tiếp nối và phát triển theo đúng tinh thần Nhật Bản đến tận sau này trong nhiều loại hình nghệ thuật khác. Tiêu biểu là trong các tác phẩm văn xuôi (tiểu thuyết) của Kawabata. Được mệnh danh là người đi tìm cái đẹp nên Kawabata luôn hướng ngòi bút của mình đến cái đẹp đặc biệt là cái đẹp của những giá trị truyền thống. Chất sabi trong các tác phẩm của ông thường gắn với yếu tố thời gian tức là cái đẹp của sự vật mang dấu ấn thời gian. Đó là cặp chén Raku đã mấy trăm tuổi, một đen một đỏ, một âm một dương dùng trong tiệc trà và thích hợp hơn cả cho cuộc đối ẩm giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Hình ảnh chiếc chén Shino của nhân vật bà Ota trong tác phẩm Ng Ngààn cách hạc là điển hình tiêu biểu cho sabi. Chiếc chén đã 300 tuổi nó đã cũ kĩ nhưng chính sự cũ kĩ ấy lại toát lên nét đẹp rạng ngời. Đó là nét đẹp tự nhiên, nguyên sơ qua dấu ấn thời gian và dấu ấn con người. Người dùng trân trọng nó và chiếc chén đáp trả tấm lòng của chủ nhân bằng cách in dấu ấn son môi người dùng lên thành thân mình. Người và vật có sự tương tri với nhau. Một vẻ đẹp sabi thật đặc biệt, thật quyến rũ. Sabi còn thể hiên trong hoang sơ vùng “xứ tuyết” của Nhật Bản. Kawabata làm người đọc liên tưởng ngay đến tập Lối lên mi miềền Oku của Basho. Cả hai đều tìm kiếm cái đẹp trong sâu thẳm thiên nhiên vùng phương Bắc. Có thể nói vẻ đẹp cô đơn, tĩnh mịch của thiên nhiên là vẻ đẹp dường như ngưng đọng trong không gian xứ tuyết, không ồn ào, xô bồ mà yên tĩnh, thâm trầm. Sabi tĩnh mịch, cô liêu thể hiện qua hình ảnh cây bá dương và sự yên tĩnh của khu rừng bá dương già cổ. Sabi trong tác phẩm còn ở những cảnh vật mang dấu ấn thời gian. Đó là con tàu xứ tuyết mang vẻ đẹp cổ sơ, là những mái nhà, mái chùa với vẻ cũ kĩ của lớp bụi thời gian. Tất cả đều mang đậm dấu ấn sabi. Thời đại Muromachi còn có cảm thức wabi là cảm thức nổi bật. Ban đầu wabi được hình thành và phát triển trong nghệ thuật trà đạo – một loại hình văn hóa được Thiền sư Eisai Myoan truyền bá từ Trung Hoa đến Nhật Bản vào thế kỉ XII. Trà đạo là một loại hình nghệ thuật độc đáo nổi tiếng của người Nhật. Trà đạo ra đời là dành riêng cho người Nhật bởi tính cách người Nhật đáp ứng đủ tinh thần cơ bản của trà đạo: hòa, kính, thanh, tịnh. Đó là hòa bình, cung kính tôn trọng bề trên, thanh cao tinh khiết và sự tịch tĩnh của tâm hồn. Một buổi trà phải đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chí này mới được coi là trà đạo. Uống trà cũng là một nghệ thuật và buổi uống trà phải thể hiện 14 được “đạo”. Sau buổi trà người tham dự sẽ cảm thấy sự thanh thản, thư thái trong tâm hồn. Khi bắt đầu người tham dự phải tẩy rữa sạch sẽ sau đó họ bước vào trà thất để tiến hành buổi trà đạo. Người Nhật vốn yêu thiên nhiên nên các vật dụng dùng trong trà đạo thường có nguồn gốc tự nhiên như tre, gốm sứ, đất nung…Đặc biệt là các chén uống trà có họa tiết theo mùa, được chế tác tinh xảo và không bao giờ có hai chiếc giống nhau trong một buổi trà. Trong tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Kawabata ta bắt gặp chiếc chén Raku, chén Shino… đều làm từ đất giản dị đơn sơ những chứa đựng nhiều huyền bí khi trải qua bao tay người trong thời gian dài. Cảm thức thẩm mỹ wabi dần ảnh hưởng đến các ngành nghệ thuật khác của Nhật Bản nhất là trong hội họa và thơ ca. Wabi trở thành tiêu chí thẩm mỹ trong thời Muromachi (thế kỉ XIV – XVI). Chất mono no aware duyên dáng nữ tính thời Heian được chuyển biến thành wabi đơn sơ, giản dị, thuần khiết vào thời Muromachi. Trong sự chuyển biến đó tạo nên cuộc hội ngộ giữa cái đẹp và sự giản dị, cái mộc mạc và sự sâu thẳm u buồn. Chính điều này tạo nên một wabi vừa đơn sơ gần gũi vừa độc đáo hài hòa. Cơ sở của nguyên lý wabi là dựa trên tư tưởng “vạn vật hữu linh” của Thần đạo (Shino). Thần đạo là tôn giáo cổ xưa nhất của Nhật Bản và cũng là tôn giáo gốc của người Nhật. Thần đạo không có người sáng lập, không có giáo lý cơ bản cũng không có những bộ kinh kệ mà Thần đạo lấy tự nhiên làm gốc. Trải qua thời gian dài đến nay Thần đạo vẫn được người Nhật tôn trọng. Tôn giáo này không có đấng chí tôn mà xem quan niệm “vạn vật hữu linh” là tinh thần cơ bản. Mọi vật đều có linh hồn từ con người đến cỏ cây, hòn đá, dòng sông con suối. Thậm chí đến những đồ vật, dụng cụ dùng hằng ngày người Nhật cũng đều trân trọng chúng. Ví dụ như đôi guốc trong bài thơ Haiku sau: “Trên núi vào mùa hè tôi cúi lạy đôi guốc cuộc hành trình khởi đầu”. [15; tr.602]. Người Nhật thể hiện sự hòa hợp, lối sống chan hòa của mình với môi trường xung quanh. Chính từ quan niệm ấy mà đã toát lên nét đẹp trong tinh thần người Nhật, nét đẹp của sự chân thành, của tấm lòng yêu mến gắn bó cuộc đời. Cuộc đời là tất cả những gì đang diễn ra có ô trọc và thanh khiết, có buồn thương và hỉ lạc. Con người sẽ được thanh tẩy nếu sống hòa hợp với tự nhiên và biết trân trọng giá trị cuộc sống. 15 Chính tư tưởng của Thần đạo đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan niệm thẩm mỹ của người Nhật. Phạm Hồng Thái từng nhận định về ảnh hưởng của Thần đạo như sau: “Trong lĩnh vực thẩm mỹ, sự thuần khiết được thể hiện khá rõ trong nghệ thuật truyền thống còn rất được ưa chuộng tại Nhật Bản ngày nay. Wabi và sabi là những quan niệm từ lâu đã trở thành tiêu chí thẩm mỹ cho việc thưởng ngoạn cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thể hiện rõ nhất là trong thơ Haiku, nghệ thuật cắm hoa và trà đạo. Wabi và sabi là quan niệm tôn trọng sự giản dị, thanh tao, vượt qua những lạc thú vật chất để vươn đến sự cảm thụ vẻ đẹp của tinh thần về sự đơn sơ, thuần khiết. Nét thẩm mỹ này có thể mang ảnh hưởng của phong cách Thiền Phật giáo, nhưng trong đó không thể phủ nhận được những dấu ấn của quan niệm về sự thuần khiết của Thần đạo” [25; tr.180] Giống như tác giả Phạm Hồng Thái nhận định nguyên lý wabi còn có sự ảnh hưởng của Phật giáo mà ở đây là Thiền tông. Vì Thiền tông chú trọng sự hòa hợp với thiên nhiên, sống gắn bó gần gũi với vạn vật nên wabi mang vẻ đẹp của sự đơn sơ mộc mạc nơi những tạo vật bình thường. Như trong nghệ thuật vườn cảnh mà người Nhật tạo ra. Chỉ cần vài hòn đá đơn sơ trên nền cát, người nghệ sĩ cũng có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật giá trị. Wabi cũng thế chỉ cần một chút ít đơn sơ cũng tạo thành thi phẩm đẹp. “Những cánh hoa rải rác trên mặt nước cánh đồng: những vì sao trên bầu trời đầy trăng”. [15; tr.643] Buson đưa ta vào không gian lãng mạn của cánh đồng và hồ nước. Những cánh hoa rơi hay là những vì sao đang rơi vào mặt nước. Wabi là cảm thức của cái đẹp nhẹ nhàng thiên về những đồ vật thường ngày như cái mũ, đôi dép. “Lấy hoa roi ngựa gắn vào mũ để làm triều y qua cửa ải”. [15; tr.606] Bên cạnh các cảm thức trên còn có cảm thức yugen. Yugen có nghĩa là “mờ”, “sâu” hay là “bí ẩn”. Là khái niệm mỹ học được các nhà thơ waka và các tác giả kịch No đề xướng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV. Yugen đặc biệt phổ biến trong thơ waka 16 của nhà thơ Fujiwara Shunzei (1114 – 1204) vào cuối thời Heian đầu thời Kamakura. Yugen theo quan niệm của ông là sự tập trung truyền tải cảm xúc lãng mạn với đặc trưng là nỗi nhớ và hối tiếc. Ông cho rằng phải tạo nên sự quyến rủ, bí ẩn và sâu trong những bài Waka. Còn trong kịch No yugen gắn với tên tuổi của nhà soạn kịch Zeami Motokiyo (1363 – 1443). Không chỉ là nhà soạn No xuất sắc, ông còn là nhà lý luận và mỹ học về kịch No. Yugen thể hiện trong các tác phẩm của ông là sự sâu sắc, cảm giác bí ẩn trong vẻ đẹp của vũ trụ và trong vẻ đẹp buồn đau khổ của con người. Trong các vở kịch của Zeami có những khoảnh khắc không hành động tương tự như sự bỏ ngỏ, không lời trong thơ Haiku. Những khoảnh khắc này chính là yugen. Người diễn viên phải nắm bắt được “linh hồn” của tác phẩm trong những khoảnh khắc này và truyền tải ý nghĩa tác phẩm đến khán giả một cách tinh tế, sâu sắc qua những khoảng không hành động. Điều này rất khó bởi “linh hồn này phải được giấu kín trước khán giả. Nếu nó bị nhìn thấy, nó sẽ chỉ như những sợi dây của con rối bị lộ ra” [15; tr.537]. Có thể thấy yugen là cảm thức ẩn chứa nhiều điều huyền bí và khó hiểu. Đến Haiku thì cảm thức này vẫn giữ được nét thâm sâu, khó hiểu của mình. “Gạo không còn hoa mùa thu ấy cắm vào bầu không.” [3; tr.91] Sự bất ngờ của bài thơ là ở sự chuyển ý từ câu đầu sang hai câu sau. Câu đầu nói đến tình cảnh kham khổ không còn gạo nhưng hai câu cuối lại là hình ảnh hoa thu đang rơi vào “bầu không”. Hoa rơi từ trên cao xuống phải tiếp đất nhưng hoa trong bài lại rơi vào hư không bao la, hoa rơi vào mênh mông vũ trụ. Cánh hoa nhỏ bé hữu hạn đối lập với “bầu không” rộng lớn vô hạn. Bài thơ không nhằm kể lể về hoàn cảnh kham khổ mà bài thơ là giây phút đốn ngộ. Hoa thu bé nhỏ cắm vào mênh mông nhưng nó không tan đi mà chính từ những sự vật nhỏ nhoi như hoa làm nên thế giới bao la diệu kì. Bài thơ mang màu sắc yugen huyền bí bởi sự kì diệu trong khoảnh khắc hoa rơi. Hoa rơi vào thinh không cô tịch để rồi hoa đi vào thế giới của những điều bí ẩn. Cánh hoa đang rơi là cánh hoa của thực tại hay là cánh hoa của những điều mầu nhiệm mà Basho đã lĩnh hội được? Basho không cho ta câu trả lời mà ông bỏ lửng điều ấy cho độc giả cùng suy ngẫm. 17 Các cảm thức thẩm mỹ là những món quà đặc biệt mà người Nhật gửi gắm vào các tác phẩm của mình. Trong thơ Haiku các cảm thức này chiếm vị trí quan trọng góp phần tạo nên nét giá trị lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Tìm hiểu các cảm thức thẩm mỹ sẽ giúp ta mở ra thêm một con đường nữa đi vào thế giới thơ Haiku. ơ haiku 1.2. Đô Đôii nét về th thơ ồn gốc th ơ haiku 1.2.1. Ngu Nguồ thơ Haiku là thể thơ đặc sắc của thơ ca Nhật Bản ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867). Được xem là thể thơ ngắn nhất hiện nay và để trở thành thể Haiku như bây giờ thể thơ này đã trải qua một quá trình để hình thành, hoàn thiện. Haiku bắt nguồn từ thể Renga. Renga là thể loại thơ hợp tác. Người ta sáng tác Renga khi thăm viếng một ngôi đền, trong lúc tiệc tùng ngắm trăng hay khi uống rượu sakê, lúc nghỉ ngơi thư giản… Để làm thơ Renga thông thường có vài ba người tham gia. Cũng giống như là hình thức hát đối đáp ở Việt Nam. Những người sáng tác Renga sẽ luân phiên sáng tác các đoạn thơ với nhau. Ban đầu sẽ có người soạn ra thượng cú gồm 3 câu đầu, sau đó sẽ có người soạn tiếp phần hạ cú gồm 2 câu. Đề tài do đoạn phát cú quy định, nó có thể là về các mùa trong năm, về tình yêu, về sự nghèo… Renga rất được giới quý tộc Heian ưa chuộng và những buổi sáng tác Renga trở thành cuộc vui của họ. Đến thời Kamakura (1186 – 1333) thơ Renga càng được nối dài ra thành một chuỗi gồm rất nhiều đoạn thơ do nhiều nhà thơ viết nối nhau. Thơ Renga được phát triển lên đỉnh cao là nhờ thi sĩ đồng thời là nhà sư Sôgi (1421 – 1502). Renga thời này rất thịnh hành và được yêu mến trở thành niềm say mê của xã ơ ở Minase do ông và hai môn đồ hội. Sôgi nổi tiếng với tác phẩm Renga Ba nh nhàà th thơ khác soạn. Bài thơ nối này dài đến 250 dòng và là mẫu mực của Renga. “Vẫn còn lại tuyết lưng núi sương mù một chiều mùa xuân” (Sôgi) “Xa xa dòng nước qua làng, mơ thơm” (Shohaku) “Gió từ sông đến liễu xanh một hàng 18 chào xuân”. (Socho). [3; tr.10] Đến thời Edo (1600 – 1868) thơ Renga càng ngày càng thịnh hành phong cách trào lộng, đùa cợt mang tính bông đùa. Vì vậy, Renga ngày càng dung tục, hài hước. Thơ ca lúc này cần phải được thổi vào luồng gió mới. Matsuo Basho chính là người mang lại linh hồn mới cho Haiku. Trong các bài Renga thì đoạn mở đầu là quan trọng nhất và được gọi là Hokku (phát cú). Basho đã đưa Hokku dần trở nên độc lập và tạo thành một thể thơ riêng biệt và được gọi là Haikai. Sau này những bài Haikai được gọi là Haiku do ghép ngắn gọn của từ Haikai và Hokku tạo thành. Thơ Haiku được ra đời trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống đã được cách tân. Basho được ghi nhận là người hồn mới vào Haiku đưa nó thoát khỏi tính bông đùa. Basho không là người sáng tạo nên Haiku nhưng là cây cổ thụ xuất sắc đưa Haiku trở nên sâu sắc, lãng mạn. Và sau Basho lần lượt xuất hiện nhiều nhà thơ Haiku tài năng trong đó phải kể đến ba nhà thơ nổi bật góp phần làm cho Haiku ngày càng rực rỡ hơn. Đó là Buson (1716 – 1784), Issa (1762 – 1826), và Shiki (1867 – 1902). Trên các chuyến hành trình những sản phẩm tinh thần là những bài Haiku ra đời, Basho trở thành nhà thơ của thiên nhiên, lấy cuộc sống tự nhiên làm đề tài chính. Điều đặc biệt của Basho nằm ở chỗ đưa thơ đến bờ siêu thoát nhưng không rời khỏi đời thường, điều này chứng tỏ ảnh hưởng của Thiền tông đối với ông. Thơ Haiku của Basho như những bản nhạc du dương về đồng nội, về cỏ cây, về những sinh vật nhỏ bé bình thường. Thơ ông phảng phất mùi vị Thiền tông nhưng ông không bao giờ thoát tục mà bám lấy cuộc sống để viết và tạo nên phong cách thơ Haiku độc đáo. ức và đặ 1.2.2. Hình th thứ đặcc điểm Thơ haiku bắt nguồn từ thể thơ Renga (liên ca) gồm 31 âm tiết (onji): 5 – 7 – 5 – 7 – 7, mỗi đoạn có hai vế, vế đầu có 17 âm tiết (5 – 7 – 5), ba câu do một người khởi xướng, vế sau hai câu có 14 âm tiết (7 – 7) do người khác họa theo. Bài Renga có thể dài đến hàng chục hàng trăm câu vì có nhiều người sáng tác nối tiếp nhau cứ thế kéo dài. Măc dù Haiku bắt nguồn từ Renga nhưng từ hình thức đến nội dung đều được Basho cách tân theo phong cách khác độc đáo hơn. Trong nguyên bản tiếng Nhật cả bài thơ Haiku chỉ được đặt trên một dòng hết sức ngắn gọn, tinh tế. Trong thơ Haiku 19 có sự xuất hiện của một thành phần quan trọng đó là các quý ngữ (kigo). Quý ngữ là những từ ngữ dùng để chỉ mùa, đó là dấu hiệu để biết bài thơ được sáng tác trong mùa nào. Ví như hoa đào là chỉ mùa xuân, cánh đồng hoang vu tượng trưng cho mùa đông… Điều này cho thấy Haiku bao giờ cũng nói về những cảnh vật trước mắt. Haiku là thể thơ độc đáo, số lượng từ tuy ít nhưng chứa đựng cái chất bên trong rất nhiều. Bài Haiku 17 âm tiết nhưng lại chứa đựng được nội dung sâu sắc và mang những triết lý sâu sắc về cuộc sống và về lẽ đời. Thơ Haiku có tính hàm súc cao không chỉ do hình thức ngắn quy định mà còn bởi ảnh hưởng của chất Thiền và những khoảng trống trong thơ. Hàm súc là hàm súc trong nội dung, trong giá trị bài thơ. Cái hay của Haiku là nói ít nhưng gợi nhiều, ngôn từ không nhiều nhưng đều được chất lọc, lựa chọn kĩ càng. Tính hàm súc, ngắn gọn không làm cho Haiku trở nên khô khan mà trái lại càng thêm phong phú, sinh động. Sự kiệm lời không phải vì vốn từ hạn hẹp, ngôn ngữ ít kém mà bởi sự uyên bác mà có được, nói như thế dường như mâu thuẫn nhưng để đạt được trình độ thuần thục sáng tác thơ Haiku hay, có giá trị thì người sáng tác phải có vốn ngôn ngữ sâu rộng. Không phải chiếc lá nào cũng làm thành mùa thu, chiếc lá non mơn mởn trên ngọn cây làm sao là thu được nhưng một chiếc lá rụng dường như tắt dần sự sống lại làm nên mùa thu sinh động ngây ngất lòng người. Sự hàm súc làm nên sự uyên bác cho thơ Haiku. Thơ Haiku ghi lại những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống. Đó có thể là những khoảnh tuyệt đẹp, hay phút giây đốn ngộ, hay một khung cảnh đơn sơ cực độ… “Dòng thác trong buông theo triền nước những lá xanh thông”. [3; tr.76] Bài thơ nhẹ nhàng như chiếc lá đang trôi theo dòng nước. Khoảnh khắc trong veo của bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được Basho ghi lại. Ngắn gọn, đơn sơ nhưng lại có sức gợi. Người đọc có thể hình dung ra một bức tranh thiên nhiên có thác trong mạnh mẽ và có lá thông rơi nhẹ nhàng như chính nhà thơ đang thả hồn trôi vào thiên nhiên. Basho quả là bậc thiên tài yêu mến thiên nhiên. Gắn với đặc điểm hàm súc, cô đọng là tính chân không trong các bài Haiku. Thơ Haiku không bao giờ nói hết, nói đủ mà chỉ gợi tạo nên khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Giống như Chế Lan Viên từng viết: 20 “Bài thơ anh chỉ làm một nửa mà thôi Còn một nửa để mùa thu làm lấy”. Để gợi nên khoảng trống trong thơ thì ngôn từ trong bài phải ngắn gọn và thường dùng nhiều danh từ, tính từ và trạng từ để định danh và gợi lên sự vật. Những bài Haiku như những bức tranh thủy mặc đơn giản nhưng tinh tế, chỉ chấm phá vài đường nét để gợi chứ không tả. Thơ Haiku không nói điều muốn nói nhưng người thưởng thức Haiku là người nghe được lời nói của những điều không nói đó. Như trong tranh thủy mặc họa sĩ vẫn thường để những khoảng trống trong bố cục hoặc vẽ theo phong cách “một góc”. Khoảng trống ấy là nơi người thưởng thức cùng sáng tạo. Nó không là khoảng trống rỗng toách vô nghĩa mà nó là thể hiện trọng tâm của bức tranh cũng như của bài Haiku. Người hiểu Haiku sẽ hiểu khoảng trống ấy. Các nhà thơ Haiku muốn dùng những khoảng trống, dùng sự im lặng để khơi gợi nơi người đọc những cảm thức sâu xa nhất: “Bên vỏ ốc con trôi theo bọt sóng những cánh đinh hương”. [3; tr.9] Những cánh hoa đinh hương, vỏ ốc con đều bé nhỏ, mong manh và cả bọt sóng kia cũng dễ dàng bị đánh tan vỡ nát. Tất cả gợi lên sự vô thường, tạm bợ của cuộc sống. Vỏ con ốc và những cánh đinh hương rồi sẽ trôi về đâu? Basho không cho ta câu trả lời mà tự mỗi người đọc sẽ khám phá ra câu trả lời riêng của mình. Ông chỉ giới thiệu hai sự vật ấy rồi nhường đường cho những suy tư của người tiếp nhận. Nơi khoảng trống còn lại của bài thơ người đọc sẽ tiếp tục con đường thưởng thức và đồng sáng tạo với thi nhân. Những khoảng trống trong thơ mang ảnh hưởng của Thiền tông. Đó như là những khoảng trống mà nhà sư khi tọa Thiền sẽ đi vào đấy và suy ngẫm để giác ngộ. Thơ Haiku cũng như nền văn hóa Nhật đã thấm sâu tinh thần Thiền học. à th ơ Haiku ti 1.2.3. Một số nh nhà thơ tiêêu bi biểểu Bên cạnh cây cổ thụ Basho còn có rất nhiều nhà thơ sáng tác góp phần tạo nên sự phong phú và thúc đẩy thơ Haiku phát triển. Trong số nhiều ấy có ba nhà thơ tên tuổi đã cùng với Basho được gọi là “tứ trụ Haiku”. Ba nhà thơ đó là Yosa Buson, Koyashi Issa, và Masaoka Shiki. Yosa Buson (1716 – 1784) tên thật là Taniguchi Buson, sinh ra tại làng Kema tỉnh Settsu ngoại ô thành Osaka. Năm 1737, ông đến Edo học vẽ và làm thơ. Ông xuất 21 thân trong gia đình giàu có nhưng có tinh thần tự lập cao. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông. Vì là một họa sĩ nên thơ ông mang đậm chất hội họa. Những bài thơ của ông như những bức tranh sống động về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc. Buson nối tiếp Basho làm cho Haiku ngày càng rực rỡ. Ông là nhận vật chính trong phong trào tìm cách phục hồi tiêu chuẩn mỹ học “trở lại với Basho”. Dù là lớp hậu bối nhưng Buson luôn cố gắng sáng tạo cho mình phong cách riêng gắn với cuộc đời trần thế hơn. Ông để lại khoảng ba nghìn bài thơ và nhiều thể loại tranh hai-ga (bài họa), loại tranh có lối vẽ đơn sơ, hàm sức gây ấn tượng như thơ Haiku. Thơ ca Buson giàu màu sắc, âm thanh, ý hàm súc, trữ tình. Ông là nhà thơ tài năng với con mắt của một họa sĩ nhìn thấy nhiều cảnh ngoạn mục, sống động. Ông rất thích màu xuân và dành nhiều bút mực để viết về mùa xuân nên được gọi là “thi sĩ của mùa xuân”. “Dưới mưa xuân lất phất áo tơi và ô cùng đi”. [19; tr.206] Đây là bài thơ viết vè mùa xuân hết sức trữ tình, lãng mạn. Con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau trong mưa xuân nhẹ nhàng xao xuyến. Mùa xuân ở đây là mùa xuân của tuổi trẻ, của hạnh phúc đôi lứa nhẹ nhàng êm ái. Mùa xuân mang con người đến gần bên nhau hơn và con người lại tô điểm cho mùa xuân thêm sức sống. Khoảnh khắc cuộc sống nhẹ nhàng đã được ông đưa vào thơ một cách ý nhị. “Bước qua vũng nông bàn chân cô gái vẫn bùn lên nước xuân trong”. [19; tr.206] Bài thơ mang trong mình nhịp đập cuộc sống thường nhật với hình ảnh hết sức giản dị. Đọc bài thơ ta như bắt gặp mình trong đó bới nó hết sức thân quen. Dưới đôi mắt của nhà thi sĩ Buson cho ta thấy được vẻ đẹp thanh trong từ những hình ảnh nhẹ nhàng giản dị. Thơ ông cũng giàu âm thanh: “Gần xa đâu đây nghe tiếng thác chảy lá non tràn đầy”. 22 [19; tr.206] Tiếng thác mạnh mẽ cùng với lá non càng làm cho xuân thêm tràn đầy sức sống. Nhìn từ xa thác đổ một dòng như chưa từng có sự chuyển đổi nào nhưng bản chất bên trong là sự biến đổi không ngừng để tạo ra dòng chảy. Chính sự vận động từ nội tại làm cho thác có sức sống lâu bền luôn mạnh mẽ, năng động. Thơ Buson cũng vậy luôn hàm chứa nhiều nét đẹp, nhiều triết lí trong sự giản đơn, nhẹ nhàng. Một trong “tứ trụ Haiku” nổi tiếng nữa đó là Kabayashi Issa (1763 – 1828). Từ Issa trong tên ông có nghĩa là tách trà. Ông sinh ra trong gia đình nông dân ở Kashiwabara, tỉnh Shinano (nay là tỉnh Nagano). Khi mới ba tuổi ông đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Cuộc sống của ông thêm phần lạc lõng cô đơn và bất hạnh khi bà nội – người luôn thương yêu ông qua đời, và ông phải sống cùng mẹ ghẻ. Cũng như Buson ông lên Edo kiếm sống đến năm 49 tuổi ông về lại làng quê và cưới vợ. Nhưng thật bất hạnh ba đứa con của ông lần lượt qua đời và cuối cùng đến lượt vợ ông ra đi vào năm 1823. Cuộc đời của Issa là cuộc đời của sự bất hạnh, buồn đau. Năm 1827 nhà ông cháy ông phải sống trong nhà kho cho đến cuối đời. Có lẽ vì thế mà thơ ông chứa đựng nhiều trắc ẩn đầy nội tâm. Ông để lại di sản thơ đồ sộ với khoảng 20000 bài thơ Haiku. Thơ Issa mô tả sự nghèo khổ và kể lại tình yêu thương của ông đối với các sinh vật và côn trùng nhỏ bé. “Nếu là thời điểm thích hợp tôi đã nói với lũ ruồi: “Hãy mời thêm vài người bạn quay quần bên thức ăn tôi”. [15; tr.643] Issa không chê trách, ghê ghét những con ruồi mà ngược lại ông coi chúng như bạn và tỏ ý mời chúng cùng dùng bữa. Không phải ai cũng có thể đối xử như thế với những sinh vật bé nhỏ này. Thơ ông cũng mang đầy nỗi buồn thương đau xót: “Hãy đùa vui thật nhiều hỡi chú chim sẻ nhỏ không còn mẹ yêu”. [15; tr.644] Và cũng chứa đựng nỗi sợ hãi, hoang mang, lo lắng: “Khi già nua 23 khi bị người đời đố kị khi đó thật đáng sợ”. [15; tr.644] Nếu Basho là nhà thơ nổi bật của thời trung đại thì Masaoka Shiki (1867 – 1902) là nhà thơ Haiku tiêu biểu cho giai đoạn cận đại. Ông sinh ra tại thành phố Matsugama, tỉnh Iyo (nay là tỉnh Ehime) trong một gia đình samurai. Cha của ông là một người nghiện ngập rượu cho đến lúc chết còn mẹ lại là con nhà có truyền thống Nho học. Năm 1883 ông chuyển đến Tokyo. Shiki là con người tài năng ông không chỉ sáng tác Haiku mà còn làm thơ Tanka, viết văn xuôi, phê bình thơ. Shiki sinh vào buổi giao thời của thời Tokugawa và thời Meji nên thơ ông thể hiện nhiều điều nghịch lí, trớ trêu của xã hội bấy giờ. Chính trong giai đoạn như thế thơ Haiku cũng suy yếu mang tính mua vui của giới thượng lưu. Shiki là người đem đến sự cách tân cho Haiku với phương châm tả thực trong sáng tác chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực của phương Tây. Ông qua đời vào năm 1902 vì bệnh lao. Ở tuổi 35 đang rạo rực đầy sung sức ông ra đi để lại sự nuối tiếc cho giới văn đàng. Mặc dù mất sớm nhưng cống hiến của Shiki rất có giá trị đặc biệt ở sự cách tân làm mới Haiku. Quý ngữ được ông cách tân thành các quý ngữ mới (shin – kigo) với ý nghĩa mới. Quý ngữ không để chỉ thời gian bốn mùa mà là nơi chứa đựng sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên. “Tiền mừng tuổi đã sắp sẵn dưới gối đầu”. [28] “Tiền mừng tuổi” là quý ngữ mới khác biệt so với hệ thống quý ngữ chỉ mùa xuân thường xuất hiện trong thơ Haiku của những nhà thơ trước. Quý ngữ này vừa đáp ứng tiêu chí chỉ mùa xuân vừa mang lại tính mới mẻ cho thơ Haiku. Điều to lớn quan trọng mà Shiki đã làm được cho thơ Haiku đó là đưa thể thơ này thoát ra ngoài vùng nhỏ hẹp trong giới thượng lưu để hòa nhập vào cuộc sống của quần chúng. Chính vì vậy, Shiki có vai trò quan trọng trong lịch sử Haiku. 1.3. Cu Cuộộc đờ đờii và sự nghi nghiệệp Matsuo Basho ộc đờ 1.3.1. Cu Cuộ đờii hành gi giảả của Matsuo Basho Matsuo Basho sinh vào năm 1644, mất năm 1694 tên thật là Matsuo Munefusa. Ông là người con thứ bảy sinh ra trong một gia đình Samurai ở xứ Iga thành Ueno thời 24 Edo (1603-1868). Năm chín tuổi ông vào làm tùy tùng cho con trai một lãnh chúa tên là Yoshitada trong lâu đài vùng Ueno. Mặc dù là tùy tùng nhưng hai người cùng nhau học tập, vui chơi như những người bạn. Họ trở nên thân thiết với nhau cùng trải qua quãng thời gian gắn bó dưới sự dạy dỗ của thầy Kitamura Kigin. Và tài năng của Basho đã được phát hiện. Nhưng người bạn của Basho sớm rời cõi đời sau khi lâm bạo bệnh và mất sớm khi mới hai mươi bốn tuổi. Việc này đã có ảnh hưởng đến Basho nhiều, ông quyết định từ giã quê hương Iga thân yêu đầy kỉ niệm lên Edo dù không được lãnh chúa đồng ý. Trước khi đi, ông vào chùa Koya đặt một nắm tóc xanh của người bạn thay cho lời giã biệt. Có thể nói sự ra đi của người bạn có ảnh hưởng đến cảm nhận của Basho về cuộc đời. Cuộc đời hư vô và mang nhiều nỗi buồn, sự bi ai nhưng cũng chính vì vậy mà cần trân trọng nó từ những điều nhỏ nhoi nhất. Đây là những cảm nghiệm lần đầu về nỗi vô thường của cuộc đời, niềm cô tịch (sabi) mà sau này nó trở thành cảm thức thẩm mỹ chủ yếu, xuyên suốt trong thơ ông. Sau khi lên Edo Basho dành thời gian nghiên cứu văn học Nhật Bản cổ đại, văn học Trung Quốc và bắt đầu mở lớp dạy thơ Haikai. Mùa xuân năm 1679, Basho được tặng tước hiệu Sosho (bậc thầy dạy thơ Haikai). Sau tám năm sống ở Edo, năm 1680 ông dời về sống ở một túp lều bên bờ sông Sumida. Tại đây ông luyện tập Thiền đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Buccho. Tư tưởng Thiền bất đầu thấm vào thơ ông. Lúc ấy có một vị đệ tử đã tặng cho Basho cây chuối, loài cây có nguồn gốc từ Trung Hoa, ông say mê và đem trồng nó trước hiên nhà và từ đây khách đến thăm gọi nhà ông là Ba tiêu am. Basho đặc biệt yêu thích cây chuối nên đã lấy bút hiệu là Basho (cây chuối) và ông cũng bắt đầu định hình cho mình phong cách Shofu (Tiêu phong). Bài thơ Haiku thật sự thành công tạo nên phong cách Shofu của Basho là bài thơ : “Trên cành cây cánh quạ đậu chiều Thu.” [3; tr.32] Shofu là phong cách thơ dung hợp giữa sự trào lộng nhẹ nhàng của Haikai đương thời với yếu tố cao nhã, tâm linh trong thể thơ Renga cổ điển của Nhật Bản. Shofu có nghĩa là tàu lá ba tiêu bị xé tan trong đêm giông bão. Cây chuối đối với Basho tượng trưng cho tính nhạy cảm, người nghệ sĩ cũng như tàu lá trước luồng mưa gió luôn nhạy cảm, 25 tinh tế. Người nghệ sĩ phải biết cảm và đón nhận những thay đổi của cuộc đời như tàu lá đón lấy những hạt mưa cho dù cuộc đời có mong manh dễ tan biến. “Cây chuối trước cơn gió mùa thu tếng nước mưa dội vào chậu hứng nước tôi lắng nghe tiếng đêm.” [22 ; tr.417] Người nghệ sĩ cũng như cây chuối luôn đón nhận những hạt mưa sớm hơn trước khi nó rơi vào chậu nước dù cho hạt mưa có lạnh lùng hay rát buốt. Giữa đêm khuya Basho lắng nghe tiếng lòng hòa vào tiếng mưa đêm để cảm nhận và suy ngẫm. Cuộc đời Basho gắn với những chuyến hành trình. Trong lúc danh tiếng đang lan xa ông lại có trăn trở về nhiều điều trong cuộc đời nên đã quyết định tìm con đường đại ngộ cho chính mình. Mùa thu năm 1684, ông trở thành một lữ nhân bước vào cuộc lữ hành trên “con đường thăm thẳm”. Lúc này ông đã 40 tuổi. Bước chân ông ghi dấu trên mọi nẻo đường từ chiến du hành trên con đường ven biển hướng về phía bờ tây. Rời Edo ông đi dọc Tokaido, vượt qua chân núi Phú Sĩ và đã đến thăm đền thờ Thái dương Thần nữ ở Ise. Basho về thăm mộ mẹ ở Ueno rồi sau đó rời đi thăm núi Yoshino. Ông đã đặt chân qua phía nam bờ hồ Biwa, đi đến Ôgaki thuộc vùng Mino. Từ Ôgaki Basho xuống Kuwana đi Atsuta và lên thăm Nagoya. Ông ngao du ở Nara đến cuối tháng 4 năm 1685 mới trở lại Edo. Năm 1686, Basho gây tiếng vang lớn sau khi viết bài thơ : “Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao.” [3; tr.27] Con ếch nhảy vào ao vang lên tiếng nước như phút giây đốn ngộ vang lên. Bài thơ này được in trong tập Xu Xuâân nh nhậật. Chuyến đi tiếp theo ông đi đến Kashima để thăm thiền sư Buccho và thăm cây anh đào Yoshino nổi tiếng để tưởng nhớ về người bạn cũ năm xưa đã qua đời. Kashima nằm cách Edo khoảng chừng 50 dặm về hướng đông. Ở Kashima có ngôi đền nổi tiếng và đó cũng chính là nơi thiền sư Buccho đang ẩn náo. Basho đã đến thăm đền và ngủ lại đó vì đêm ấy trời mưa to. Đến lúc trời gần tảng sáng và mưa tạnh Buccho đã 26 đánh thức Basho dậy để ngắm trăng sau mưa. Basho nhìn vầng trăng ẩn sau lớp mây bay nhanh và cỏ ướt những hạt nên đã làm bài thơ : “Trăng đi nhanh hạt mưa trên lá rơi lã chã.” [22, tr.424] Basho là một lữ hành chăm chỉ nên ông tiếp tục chuyến đi đến Sarashima để tặng hưởng mùa trăng trên đỉnh Obasube. Ông ghé núi Yoshono để thưởng ngoạn, đi thăm đền Wakanoura cùng các thị trấn như Suma và Akashi trên bờ biển Seto. Cuộc du hành lớn nhất của ông là chuyến đi về phương Bắc. Ông đã cùng đệ tử Sora làm cuộc hành trình này. Đây là cuộc hành trình nổi tiếng trong thơ ca Nhật Bản. Chuyến hành trình kéo dài 151 ngày qua hơn 2400km đầy gian khổ trên con đường về phương Bắc còn nhiều nguyên sơ, hoang dã chứa đựng nhiều sự huyền bí sâu xa. Có lẽ chính vì vậy mà đường lên phương Bắc đối với Basho là đường đi vào thâm sâu cuộc sống. Ông đã đi qua nhiêu nơi thấy được nhiều cảnh đời khác nhau. Cuộc sống đa chiều không chỉ có cái đẹp, sự hoàn mỹ mà còn cả những khổ đau những góc khuất cuộc đời và Basho đã trải nghiệm những điều đó. Chính vì vậy thơ Basho để lại những ấn tượng khó quên về cuộc sống. Cuộc sống như cánh hoa mong manh bên đường bị giẫm đập, cuộc sống nhẹ nhàng như con ốc bò bên dậu nhưng cuộc sống cũng mang vẻ đẹp đớn đau như chính hình ảnh người kỹ nữ bên lề ta gặp…Ông đi qua nhiều làng mạc, thị trấn mới lạ như Nikko, Shirakawa, Sendai, Matsushina…Ông đi qua đảo Honsku đến Sakata ở phía tây biển Nhật Bản. Ông cũng tới Niigata, Kanazawa, Tsuruga. Basho đã đi hết vòng cung của những con đường phương Bắc và cuối cùng ông tạm dừng ở Ogaki vào mùa thu năm 1689. Sau chuyến đi đến phương Bắc ông còn đi thăm thú một số nơi. Ông du ngoạn Kyoto, thăm quê nhà rồi đi thưởng ngoạn hồ Biwa. Năm 1691 ông mới trở lại Edo trong niềm vinh quang rạo rực. Đến năm 1693, ông đóng cửa nhà sống cô tịch chìm trong Thiền đạo, cửa nhà ông chỉ mở vào những dịp hết sức đặc biệt như khi hoa triêu nhan nở bên bờ dậu. Mùa xuân năm 1694, ông quyết định đi phương Nam mặc dù trong người đã nhuốm bệnh. Ông đã mất tại Osaka vào mùa đông năm 1694 sau khi để lại bài thơ từ thế Jisei (vần thơ tuyệt mệnh). Đối với người Nhật cái chết không phải là 27 nỗi sợ hãi mà đó là điều hết sức tự nhiên luôn được họ đón nhận. Nó trở thành quan niệm độc đáo và thú vị của người Nhật Bản. “Đau yếu giữa hành trình chỉ còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang.” [3; tr.41] Khoảng ba trăm học trò đã đưa tiễn ông. Ông được chôn cất trong một ngôi chùa và được phong thần trong nhiều ngôi đền thần đạo. Cuộc đời Basho là cuộc hành trình dài và đến cuối đời ông vẫn mang mộng du hành gửi vào trong lời thơ tạ thế. Ông đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng khát vọng lãng du về cuộc hành trình đi tìm cái đẹp cuộc đời, tìm sự tịch tĩnh, sự đại ngộ vẫn luôn sống mãi trong linh hồn ông, trong những tập thơ của ông. Cuộc đời hành dã trải nhiều mưa nắng gió sương của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm thơ, đến những cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku của ông. Cuộc đời Basho là cuộc hành trình dài mà mỗi quãng đường qua đều để lại những ấn tượng nhất định. Sinh thời Basho rất thán phục Saigyo (1118- 1190) trong làm thơ cũng như trong quan niệm nên phần nào ông cũng chịu ảnh hưởng bởi quan niệm cuộc đời là một chuyến lữ hành. Saigyo sống vào thời Kamaruma, là nhà thi sĩ, nhà sư và đồng thời cũng là một lữ nhân hành hương trên khắp nẻo đường. Sau khi đã rời bỏ cuộc đời chiến binh để bắt đầu cuộc hành trình, ông đã sống trọn đời cho những chiến phiêu bạc và sáng tác thơ ca. “Những làn gió thổi Sương khói Fuji Tan đi mãi mãi Ai biết hồn tôi Lang thang chốn ấy?” Có lẽ vì những cuộc “lang thang” của thi sĩ Sagyo đã hấp dẫn Basho nên ông đã thực hiện những chuyến lữ hành của mình và cho đến cuối đời ông đã ra đi vào chuyến ngao du mãi mãi với giấc mộng trên cánh đồng hoang. 1.3.2. Sự nghi ơ ca của Matsuo Basho nghiệệp th thơ Sự nghiệp sáng tác của Basho gắn liền với cuộc hành trình của ông. Năm 1679 Basho viết bài thơ theo phong cách mới lạ gây được tiếng vang lớn. 28 “Trên cành cây cánh quạ đậu chiều Thu”. [3; tr.32] Bài thơ giản dị và đơn sơ đúng chất sabi và yugen. Nếu đây là một bức tranh thì nó hết sức tối giản về đường nét lẫn màu sắc. Chỉ một vài phác họa cùng gam màu chủ yếu là đen nếu có thêm màu sắc thì họa chăng là màu nâu của thân cây khô mà thôi. Bài thơ đơn giản nhẹ nhàng đưa ta vào thế giới huyền bí của sự giản đơn. Đó là dấu ấn đặc biệt trong các sáng tác của Basho. Với bài thơ này cuộc hành trình thơ của ông thật sự bắt đầu. ng nh Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ có giá trị. Tập thơ đầu là tập Đô Đông nhậật được ông sáng tác cùng với những bạn thơ trong chuyến hành trình về phía Tây. Đây là tập thơ Haikai chú trọng vào tính cách phong nhã (fuga) và đó là nền móng cho lâu ng nội (1685) cũng ra đời đài thi ca của Basho sau này. Tập thơ Nh Nhậật kí gi gióó mưa đồ đồng trong chuyến hành trình đầu tiên này. Tác phẩm là hợp thể giữa Haibun và Haiku tạo nên thể loại văn xuôi pha thơ độc đáo. Năm 1686 ông viết tập Xu Xuâân nh nhậật cùng với đồ đệ của mình. Trong tập thơ này có bài thơ viết về đề tài con ếch đã gây nên sự xôn xao chấn động trong văn học. Bài thơ rơi vào đời như chính tiếng xao của con ếch khi nó nhảy vào ao, nó như giây phút đốn ngộ vang lên. Con quạ đen, con ếch nhỏ cũng làm nên điều kì diệu qua ngòi bút tài năng của Basho. Ra đời năm 1687 là tập thơ Kỷ hành Kashima (1687), kết quả của chuyến đi đến Kashima. Đây là tập nhật kí có kèm theo tranh minh họa. Basho đi từ Edo đến bờ biểm Suma và viết nên tập Ghi ch chéép tr trêên chi chiếếc túi ng (1688). Basho cho thấy phong cách thanh tao, cao nhã (fuga) trong tập hành hươ ương thơ này. Ông cho mình là một furabo (phong la tháp) một người hành giả lang thang theo gió để phiêu lãng trở thành bạn của thời gian, của tự nhiên bốn mùa. Phong nhã là sống đơn sơ, hòa hợp với thiên nhiên. “Áo bông tôi cởi quẩy lên vai trần mùa thu thay áo”. [3; tr.31] 29 Trời đất đổi mình, con người đổi áo. Lẽ thường giãn dị của bốn mùa được thể hiện đơn giản qua hành động cởi áo bông. Cả thế giới chuyển động vào chính giây phút Basho khoác chiếc áo của mình lên bờ vai phong trần của mình. Sofu chính là như thế. Cũng vào năm này ông viết tập thơ Nh Nhậật kí Sarashima (1688). Đây là tập thơ ngắn được viết khi ông đi đến Sarashima để thưởng ngoạn mùa trăng lên trên đỉnh Obasute. Cuộc hành trình dài nhất và nổi tiếng nhất về phương Bắc của Basho đã tạo nên kiệt tác Lối lên mi miềền Oku (1689). Tập thơ này còn được gọi với cái tên khác nữa là ng sâu th Con đườ đường thẳẳm bởi vì từ oku còn có nghĩa là thâm sâu. Con đường lên phương Bắc hoang vu như chính là con đường là “đạo” để ông đi vào thâm sâu cuộc sống, khám phá ra những vẻ đẹp huyền bí, đơn sơ của con người và thiên nhiên nơi đây. Con đường ấy là con đường vừa nhỏ hẹp gian truân vừa sâu thẳm huyền bí. “Sớm ngày 27 tháng ba tôi lên đường. Bóng tối còn bảng lảng trên bầu trời. Vầng trăng vẫn còn đó, dù nhợt nhạt. Cái bóng mơ hồ của đỉnh Fuji và hoa anh đào ở Ueno cùng Yanaka đang từ biệt tôi. Bạn bè đã tề tựu từ đêm qua và họ đi thuyền cùng tôi vài dặm. Dù vậy, khi chúng tôi xuống thuyền ở Sehiu, ý nghĩ về ba ngàn dặm còn ở phía trước bỗng dưng tràn ngập tim tôi, và nhà cửa cũng như gương mặt bè bạn trở thành những cái bóng trước đôi mắt đầy lệ: Mùa xuân ra đi tiếng chim thổn thức mắt cá lệ đầy” [3; tr.37] Con đường đi tìm “đạo”, tìm cái đẹp không chỉ là phát hiện ra những cái đẹp ở sự hoàng nhoáng mà còn ở cả những điều dung tục lẽ thường. Basho đã viết về người vũ nữ như thế này: “Quán bên đường các du nữ ngủ trăng và đinh hương” [3, tr.35] Những người kỹ nữ bị xã hội ruồng bỏ, bị xem là thấp hèn nhưng Basho nhìn họ với con mắt khác, con mắt bình đẳng của một Thiền sư. Họ ngủ bên trăng, bên hoa đinh hương, họ đẹp bình yên và lặng lẽ tỏa hương thơm mát. 30 Basho đã đi, đã cảm nghiệm và để lại cho đời kiệt tác Lối lên mi miềền Oku bằng chính sự tương tác của mình với cuộc sống. Là nhà hành giả trên những nẻo đường cát bụi gió sương ông đã đem những suy tư, những trải nghiệm để viết vào vào thơ bằng một phong cách phảng phất Thiền vị. Lối lên mi miềền Oku là tập thơ mang giá trị văn học và giá trị lịch sử cao. Năm 1691 ông viết tập thơ mang đậm chất Shofu Áo rơm cho kh khỉỉ và tập Nh Nhậật kí Sara. Áo rơm cho kh khỉỉ chứa đựng chừng 400 bài Haiku kể cả thơ đồ đệ. Trong một lần Basho đi du hành ngang qua một cánh rừng và ông trông thấy một chú khỉ nhỏ đang run lên vì lạnh trong cơn mưa mùa đông giá buốt. Nhà thơ tưởng tượng chú khỉ như đang thầm ước có chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh. “Mưa đầu mùa đông con khỉ cũng mong có cái áo tơi”. [3, tr.40] Bài thơ là gợi ý cho việc đặt tên cả tập thơ. Từ năm 1693 ông đóng cửa để Thiền. Trong thời gian này ông mang đến cho thơ Haiku một cảm thức thẩm mỹ mới gọi là karumi (khinh). Nó là sự thanh thoát nhẹ nhàng trên những ô trọc của cuộc đời. Lý tưởng này được thể hiện rõ trong tập Túi ng than (1694) được học trò ông ấn hành. đự đựng Sau 50 năm Basho ra đi với giấc mộng phiêu lãng của mình. Ông để lại cho đời nhiều tác phảm giá trị. Sau khi ông mất các bài thơ của ông cung một số đệ tử được tập hợp thành Basho th thấất bộ tập. Con người vĩ đại ấy đã cống hiến cho sự nghiệp Haiku, ông đã để lại cho đời những vầng thơ quý giá cùng những tư tưởng thâm sâu. ơ ca của Matsuo Basho 1.3.3. Quan ni niệệm th thơ Cuộc đời Basho có ảnh hưởng đến quan niệm thơ ca của ông rất nhiều. Do ông là nhà du hành trên nhiều nẻo đường nên ông rất yêu cuộc sống và yêu thiên nhiên. Basho quan niệm cuộc sống là cội nguồn cảm hứng thơ ca. Với Basho thơ ca phản ánh những gì tự nhiên, gần gũi trong tự nhiên. Thơ ca không tách rời cuộc sống, cuộc sống là đề tài của thơ ca. Thơ ca góp phần tô điểm cho cuộc sống này. Vì vậy mà thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày là hai mảng đề tài quen thuộc trong thơ Haiku của ông. “Thơ ca khởi đầu: bài ca người trồng lúa 31 trong miền quê thâm sâu”. [3; tr.78] Cuộc sống giản dị là nơi nảy mầm cho những bài Haiku của Basho. Hình ảnh người nông dân bên ruộng đồng là hình ảnh giản dị. Ở chốn thôn quê cuộc sống diễn ra trong êm đềm và thanh bình. Chính từ cuộc sống ấy tạo ra bài ca của niềm vui, hạnh phúc đang trào dâng từng ngày. Cuộc sống nơi miền thâm sâu này đã khơi màu cho thơ ca. Nghệ thuật sinh ra từ đồng lúa, từ khúc hát của người nông dân. Nghệ thuật sinh ra từ cuộc sống, và nó cũng là cuộc sống. Thơ ca không chỉ nhằm mục đích bày tỏ tình cảm cảm xúc mà nó còn là nơi tái diễn lại cuộc sống. Đối với thể loại thơ ngắn như Haiku, Basho không dùng nó diễn đạt, miêu tả cuộc sống một cách toàn thể mà ông chỉ ghi lại những lát cắt, những khoảnh khắc của cuộc sống. Từ nhiều khoảnh khắc hợp lại thành bức tranh rộng lớn nhiều mặt của tự nhiên và con người. Trong thơ Basho thiên nhiên là đề tài đặc biệt quen thuộc. Basho là người rất yêu thiên nhiên và luôn có tâm niệm hướng về thiên nhiên và sống hòa hợp với nó. Ông dùng hầu như hết cả cuộc đời mình để gắn bó và tìm đến vẻ đẹp của thiên nhiên. Các cuộc hành trình mà ông đã thực hiện không nhằm tìm danh vọng phù thế mà mục đích là tìm về thiên nhiên. Thiên nhiên trong quan niệm thơ ca của Basho vừa là cái đẹp cần khám phá vừa là người bạn thân tình đáng mến. “Hoa diên vĩ buộc quanh bàn chân mang dép rơm”. [3; tr.93] Lấy rơm làm dép, hoa diên vĩ làm dây buộc, Basho đã tạo cho mình đôi dép tuyệt vời bằng chất liệu thiên nhiên. Đôi dép này đã theo ông đi khắp nơi trong thời gian dài. “Nằm gần tàn tôi vẫn còn rong ruổi nón lá và dép rơm”. [3; tr.94] Con người sống cùng thiên nhiên và được thiên nhiên ban tặng cho những món quà đặc biệt. Một trong những món quà ấy là cái đẹp. “Trăng thu suốt đêm tôi dạo 32 lanh quanh bên hồ”. [3; tr.86] Trăng thu như người bạn tri kỉ của nhà thơ. Người bạn ấy mang vẻ đẹp diệu dàng trong sáng làm cho Basho cả đêm ngắm nhìn không mệt mỏi. Bên hồ ánh trăng soi rọi và mặt trăng in vào đáy nước như thể nó tự rơi xuống trần gian để bầu bạn, trò chuyện cùng Basho. Thiên nhiên mang đến vẻ đẹp bất tận mà càng khám phá thì con người lại càng si mê. Thiên nhiên trong thơ Haiku là thiên nhiên mang màu sắc giản dị và đơn sơ. Qua ngòi bút Basho thiên thiên luôn toát lên vẻ đẹp say đắm, sinh động đa dạng qua nhiều hình ảnh khác nhau. Thiên nhiên trong thơ ông luôn được cụ thể hóa bằng những hình ảnh quen thuộc giản dị. Ông thường viết những đề tài nhỏ nhặt quanh ta chú ếch, con quạ, cái gậy hay đơn giản tới mức ta không để ý như chấy rận, con dế… “Trong lều ngư dân giữa đám tôm cá có con dế mèn”. [3, tr.67] Ông cho chúng ta thấy được cái đẹp của những sự vật hiện tượng bình thường nhỏ bé quanh ta. Chính vì thế những bài thơ của ông đậm chất wabi đơn sơ cao khiết. Từ những hình ảnh này thơ Haiku của Basho đi vào lòng người đọc một cách hết sức tự nhiên gần gũi. Nghệ thuật sinh ra từ cuộc sống, vẻ đẹp ẩn chứa trong mọi vật ở mọi nơi trong mọi mùa. Nhiệm vụ của người thi sĩ là phát hiện ra những nét đẹp ấy. Basho quan niệm rằng người nghệ sĩ như tàu lá chuối đặc biệt nhạy cảm với thế giới và phải biết phản ánh thế giới bằng sự sáng tạo trong nghệ thuật. Chính vì thế dù chịu ảnh hưởng của Saigyo, của Soin nhưng Basho vẫn định hình cho mình một phong cách độc đáo phong cách Shofu. Không chỉ thế Basho còn góp phần to lớn hoàn thiện thể thơ haiku, đưa nó từ hình thức giải trí, bông đùa thành thể thơ đầy giá trị và đậm chất triết lý. Người Nhật thường không có những triết lý riêng biệt mà họ thường thể hiện triết lý của mình thông qua văn học mà Haiku là một trong những thể thơ ngắn truyền tải nhiều triết lý của cuộc sống. Thơ Basho luôn thể hiện cái đẹp mà trong đó nguyên lý thi ca trung tâm của Basho là cái đẹp cô đơn còn gọi là sabi, chấp nhận cái buồn nhưng không bi lụy. Theo giáo sư Vĩnh Sính “chất sabi không chỉ được biểu đạt qua khách 33 thể phản ánh àm còn ẩn khuất trong tâm trạng của cái tôi trữ tình. Một cái tôi u hoài mà phong nhã, một cái tôi nhạy cảm trước nỗi vô thường, khát khao hướng tới thiên nhiên và tha thiết tìm về nét đẹp văn hóa truyền thống”. [22; tr.596]. Sabi là một trong những nguyên lý thẩm mỹ đặc sắc trong Haiku của Basho bên cạnh một số nguyên lý tiêu biểu khác như wabi, yugen, aware. Ngoài ra trong những năm cuối đời Basho đã đưa ra cảm thức thơ khác là karumi (khinh). Khinh ở đây tức là “nhẹ”, là sự ung dung, thanh thản, tĩnh tịch như dần đi vào Thiền định. “Người chèo thuyền ống điếu ngậm trong miệng gió mùa xuân lên”. [3; tr.65] Người chèo thuyền phong thái nhẹ nhàng, ung dung hòa mình vào làn gió mùa xuân tạo nên bức tranh về karumi tuyệt đẹp. Chính từ những quan điểm, những cống hiến không ngừng của Basho mà ngày nay ta có thể haiku hoàn chỉnh, có nhà thơ vĩ đại Matsuo Basho. Những tác phẩm của ông là những giá trị cần khai thác và chiêm ngưỡng. Chính quan niệm thơ ca của mình mà ông xây dựng nên những cảm thức thẩm mỹ khác nhau trong thơ. Các cảm thức bắt nguồn từ cuộc sống tự nhiên dung dị bình thường mà mang nhiều vẻ đẹp. Basho gắn tên mình với thơ haiku và đề lại khá nhiều tác phẩm. Cùng với giấc mộng lãng du của mình các tập thơ của ông hầu như lần lượt ra đời trong những chuyến hành trình xuôi ngược. Cuộc đời của Basho ảnh hưởng nhiều đến không chỉ quá trình sáng tác thơ haiku mà còn ảnh hưởng quan niệm về cuộc đời thi sĩ, quan niệm về thơ, về nhũng cảm thức thẫm mỹ của ông. 34 ươ ng 2. MỘT SỐ CẢM TH ỨC TH ẨM MỸ TRONG NỘI Ch Chươ ương THỨ THẨ Ơ HAIKU CỦA MATSUO BASHO DUNG TH THƠ 2.1. Sự tịch tĩnh, tĩnh lặng (Sabi) Haiku là thể thơ ẩn chứa nhiều cảm thức thẩm mỹ. Các cảm thức thẩm mỹ đều tinh tế, độc đáo mang tính đặc trưng rất riêng. Haiku và các cảm thức thẩm mỹ kết hợp cùng ngân lên những bản nhạc mà giai điệu của nó vang mãi qua mấy trăm năm mà không hề lạc nhịp. Cái đẹp, cái bi, hài, cái buồn của cuộc sống được người Nhật nhìn theo một cách hoàn toàn mới lạ. Đôi mắt thâm sâu thấu thị cuộc sống cùng tâm hồn yêu mến thiên nhiên đã giúp người Nhật cảm nhận và diễn đạt cuộc sống theo cách riêng đặc biệt của mình. Bậc thầy của Haiku, Basho là tầm hồn vĩ đại với đôi mắt thiền sư và tâm hồn thi sĩ ông thấy nét đẹp ở mọi vật, mọi trạng thái. Giữa chốn Edo xô bồ cuộc sống cuồng nhiệt Basho như tách bạch hẳn tìm cho mình con đường đi đến sự cô tịch. Sự cô tịch ấy chính là cảm thức sabi mà người Nhật đã tạo ra. Không phải vì rào cản ngôn ngữ mà bởi chính sự tuyệt diệu trong cảm thức thẩm mỹ nên sabi được diễn dịch bằng loạt từ ngữ khác nhau: tịch lặng, đơn sơ, cô tịch… Sabi đặc biệt quan trọng trong thơ Haiku nói chung và trong thơ Basho nói riêng. Sabi trong Haiku không là niềm cô tịch của một cá nhân, là sự cô liêu riêng đơn lẻ bóng mà sabi là niềm cô tịch vô ngã, cô đơn với vũ trụ. Cô tịch, tĩnh lặng để thấu thị sự huyền diệu của thế giới, để cảm nhận lời thì thầm của vũ trụ, sự bí hiểm của cái bao la bên ngoài con người đang nắm giữ. Sabi có nét buồn và cô đơn nhưng không bi luỵ. Lấy cô tịch như một phương tiện để linh hồn nhân thế hoà lẫn vào cái vô biên, cái vĩnh cửu của cuộc sống. “Trên cành cây cánh quạ đậu chiều Thu”. [3; tr.23] Đây là bài thơ hết sức quen thuộc. Nó tiêu biểu cho cảm thức thẩm mỹ sabi trong thơ Haiku của Basho. Bức tranh con quạ đậu trên cành khô vào buổi chiều thu được Basho phác hoạ nên hoàn toàn biểu thị cho niềm cô tịch. Không gian, thời gian và cả sinh vật duy nhất trong không gian ấy đều toát lên sự tịch liêu, đơn sơ và buồn. Tại sao lại là cánh quạ chứ không phải là con quạ hay bầy quạ? Chính việc sử dụng hình ảnh cánh quạ càng khắc họa sâu hơn sự ảm đạm, tiêu điều của bức tranh mùa thu. Cánh quạ nhỏ 35 nhoi và dường như đang đậu bất động trên cành cây. Cành cây là một bộ phận của tổng thể cây vì vậy càng làm tăng thêm sự đơn lẻ của sự vật Những hình ảnh này đã giúp khắc sâu hơn nữa sự nhỏ bé của các sự vật trong không gian bài thơ. Cành cây vào mùa thu nên chắc hẳn cành đã khô chứ không thể nào tươi xanh mơn mởn nên màu của con quạ đen và màu của cây cùng màu bóng chiều hoà vào nhau tạo nên bức tranh tối màu tịch liêu u sầu. Những hình ảnh trong bài dường như tự nhiên xuất hiện cạnh nhau nhưng đó là cả quá trình tư duy ngôn từ của Basho. Ông đã chắt chiu, lựa chọn các hình ảnh để đưa chúng vào thi phẩm của mình. Cánh quạ như chìm vào không gian buổi chiều nó như hoà tan một cách im lìm vào cuộc sống nhưng cánh quạ vẫn hiện hữu không mất đi vào niềm cô tịch. Bài thơ đơn sơ cực độ nhưng lại sâu thẳm vô cùng. Đọc bài thơ làm ta có cảm giác như đang đứng trước vực và nhìn vào vực ấy chỉ thấy một màu đen bao trùm nhưng vực ấy sâu thẳm và mang nhiều huyền bí. Cả con quạ, cành cây và chiều thu như bất động đứng im trong nền trời xám xịt nhưng tất cả đang chuyển động. Con quạ đang sống, chiều thu đang trôi, không gian và thời gian đang tiếp diễn và sẽ có sự thay đổi. Con quạ ấy, cành cây và chiều thu ấy cô tịch đã mấy trăm năm qua như chính vũ trụ vẫn tịch liêu như ngày nó đã như thế. Sức mạnh mà sabi hướng tới là sức mạnh của chân không. Đơn sơ đấy, cô tịch đấy nhưng ẩn chứa nhiều huyền diệu (yugen) – một cảm thức thẩm mỹ khác trong thơ Haiku. Theo giải thích của Nhật Chiêu thì “đậu trong nguyên tác của Basho là “tomari” viết theo Hán tự là “chỉ”, thường mang ý nghĩa là dừng lại, một dụng ngữ quen thuộc của Thiền tông”. [3; tr.24]. Con quạ và buổi chiều dường như đang rơi vào trạng thái Thiền định và cả vũ trụ như cũng đang toạ Thiền. “Dừng lại” là để suy ngẫm, là không vận động ở hình thức bên ngoài để “đậu” vào khoảng không của trái tim mỗi người. Bài thơ đưa ta đến tịch liêu, đưa ta đến sự im lặng nhưng không có nghĩa là đưa ta đến cõi chết lặng ngắt. Bài thơ như bức tranh thuỷ mạc đơn giản với vài đường nét nhưng giá trị của nó là điều đáng nói. Bài thơ tuyệt diệu hàm chứa tâm hồn của một Basho thiền sư đã đem tim mình để lắng nghe niềm im lặng bất tuyệt của chân không. Vũ trụ đang chuyển động ẩn sau lớp màn không gian tĩnh mịch. Vũ trụ biến động sau cái võ bất biến. Như dòng thác mà Buson nói đến trong bài thơ sau: “Gần xa đâu đây nghe tiếng thác chảy 36 lá non tràn đầy”. [19; tr.206] Thác là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Trung Hoa và Nhật Bản. Lý Bạch cũng từng viết về thác trong thi phẩm Vọng Lư sơn bộc bố. “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên”. Dịch thơ: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước, Tưởng dãy ngân hà tuột khỏi”. (Tương Như dịch). Dòng thác như dãy lụa trắng được trải từ trên đỉnh núi đến chân núi. Nếu dòng thác của Lý Bạch mạnh mẽ tràn đầy năng lượng thì dòng thác của Buson nhẹ nhàng hơn. Nhìn bên ngoài dòng thác vẫn như vậy, vẫn êm chảy qua thời gian nhưng nó ẩn chứa bên trong sự vận động và dòng năng lượng mạnh mẽ. Dòng thác vận động liên tục để duy trì trạng thái bên ngoài của mình như vũ trụ như cuộc sống luôn biến thiên, luôn hoạt động để duy trì sự sống và sự phát triển. Basho đã phát triển sabi thành cảm thức thẩm mỹ quan trọng trong thơ Haiku. Do là một thiền sư nên sabi trong thơ ông cũng mang dấu ấn của những quan niệm trong Thiền. Thiền tông (Zen) đã được du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật tiếp nhận như một phần trong văn hoá của mình. Thiền tông không chỉ ảnh hưởng trên phương diện tôn giáo mà còn ảnh hưởng đến phương diện nghệ thuật. Thiền được truyền bá qua các tông phái Phật giáo khác vào thời Kamakura (1185 – 1333) nhưng phải đến cuối XII thì Thiền mới thực sự bắt rễ và đi sâu vào tư tưởng, văn hoá Nhật Bản. Eisai Myoan (1141 – 1215) và Dogen (1200 – 1253) là hai vị thiền sư đầu tiên truyền bá Zen vào Nhật Bản. Thiền tông chú trọng công án (Koan) và ngồi thiền (Zazen). Ngồi thiền là hình thức tỉnh tâm để giác ngộ, còn công án là câu nói tối nghãi 37 dùng để đưa người tu luyện thoát ra khỏi tập quán suy nghĩ bằng lý trí để lãnh hội bản chất sư vật. Cả hai hình thức này đều hướng đến sự đốn ngộ bằng trực giác. Thiền tông có ảnh hưởng đến nhiều loại hình nghệ thuật như: trà đạo, nghệ thuật vườn cảnh (teien), trường phái hội họa Sumie (tranh vẽ bằng mực xạ), nghệ thuật cắm hoa (ike bana), kiếm đạo (kendo), kịch No…và tất nhiên là có Haiku. Thiền đến với Nhật Bản không chỉ là một tôn giáo mà đó còn là triết lý sống và là định hướng sáng tạo nghệ thuật. Tinh thần vô ngã, tịch liêu, tôn trọng bản chất vạn vật trong tự nhiên…trong tinh thần Phật giáo được tái hiện trong văn hoá Thiền của người Nhật tạo thành nét đặc trưng rất riêng trong truyền thống. Basho sau thời gian học tập với thiền sư Buccho và tự nghiên cứu Thiền, ông trở thành vị Thiền sư và mang những ảnh hưởng của Thiền vào thơ ca mình.Chất sabi trong thơ ông đậm dấu ấn của Thiền. “Tiếng chuông đã dứt cảm thấy mùi hương hoa chắc hẳn hoàng hôn”. [24; tr.421] Mùi hương hoa hay là mùi vị của Thiền? Bài thơ làm ta bật lên câu hỏi như thế bởi sự nhẹ nhàng mà thấm sâu của nó. Thiên nhiên ở đây không huy hoàng, lộng lẫy mà mang vẻ u hoài, cô tịch. Hoàng hôn kết thúc một ngày, cánh cửa mặt trời đang dần đóng lại, đâu đó tiếng chuông từ xa vọng lại và người lữ hành cảm nhận hương hoa thoang thoảng. Basho không tả cảnh, không tả hoàng hôn nhưng ông đã gợi cho ta khung cảnh một buổi chiều buồn và cô tịch. Thiền tông chú trọng sự cảm nhận bằng trực giác và khi cảm nhận đã đong đầy thì chỉ có thể diễn tả bằng sự im lặng mà thôi. Đó là sự im lặng có lời. Từ ngữ làm sao có thể diễn tả hết cảnh giới của sự ngộ. Bài thơ đậm dấu ấn Thiền, tình cảm của Basho đã đong đầy và ông chỉ có thể diễn tả nó bằng mùi hương hoa mà thôi. Mùi hương ấy im lặng hoàn toàn, mùi hương ấy tĩnh mịch và vô hình. Nhưng nó tác động đến mọi người, khướu giác vẫn tiếp xúc vẫn đang giao hoà với hương hoa. Giữa tịch liêu của chiều buồn ta cùng hương hoa vận động. Mùi hương im lặng nhưng hương đang bay, người đánh chuông đã dừng nhưng tiếng chuông vẫn còn vang vọng, mọi vật vẫn đang vận động…Sự tinh tế của Thiền và thơ Haiku hòa vào nhau như những giai điệu mà sinh ra như thể vốn là của nhau. 38 Khi con người và sự vật ở trong trạng thái cô liêu, tĩnh lặng sâu xa chính là lúc tất cả chìm vào hư vô, thoát khỏi bản ngã để tiến vào trạng thái vô ngã. Dường như Basho đã hoà vào cánh quạ, hoà vào hương hoa để chắp bút cho những bài Haiku của mình. Basho từng quan niệm là phải lặn sâu, hoà nhập vào lòng sự vật để thấy sự ẩn mật. Khi lắng vào niềm tịch tĩnh là lúc ta sẽ nghe được sự chuyển động của vạn vật chứ không chỉ đơn giản là nhìn. “Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao.” [3; tr.27] Trong quyển Thi Thiềền lu luậận, quyển hạ, tiến sĩ D.Suzuki đã trình bày giai thoại liên quan đến bài thơ này như sau: “Lúc Ba Tiêu đang còn học Thiền với Phật Đỉnh Quốc sư (Buccho Kokushi), một một Quốc Sư đến viếng ông và hỏi : “Lúc này con ra sao?” Ba Tiêu: “Sau cơn mưa vừa qua, rong rêu xanh hơn trước”. Phật Đỉnh: “Trước khi rong rêu xanh thì Phật pháp là gì?” Ba Tiêu: “Con ếch nhảy vào nước, kìa tiếng động!” [7; tr.374] Bài thơ của Basho ra đời như một tiếng vang rót vào làng thơ. Giây phút con ếch nhảy vào ao chính là giây phút bất ngờ Basho nhận ra điều tuyệt diệu. Bài thơ như hồi chuông chiêu mộ, như một công án tối nghĩa ai đó đọc lên để cảnh tỉnh con người. Tiếng nước xao như tiếng reo của nhà thơ khi bất ngờ ngộ ra chân lý. Con ếch nhảy vào ao hay chính nhà thơ, chính chúng ta nhảy vào mênh mông vũ trụ. Giữa tĩnh lặng ta nghe chính bản ngã của mình vang vọng, ta nghe chính hồn ta giữa mênh mông vũ trụ. Nhắm mắt lại toạ Thiền ta cảm nhận mọi vật, ta cảm nhận hồn ta đang lắng đọng. Để bản ngã nhập vào vô ngã, vào hư vô để thấu thị chính mình. Ta là ai? Là cánh quạ trong chiều, là làn hương thoảng bay hay là con ếch bé nhỏ? Ta sẽ có những giây phút đốn ngộ bất ngờ để tìm thấy bản ngã thật sự của mình. Hoà mình vào hư vô vũ trụ để lắng nghe tâm hồn, ta rơi vào chiếc ao cũ tĩnh lặng, ta rơi vào khoảng không cuộc sống và ta để lại tiếng vang của chính ta trong vũ trụ bao la. Vang là kết quả của tiếng, có tiếng mới có vang nhưng vang thì ngân dài cả khi tiếng đã tắt. Con ếch kia thổi vào cuộc sống tiếng vang của sinh khí làm xao động vũ trụ. Tiếng vang kia là tiếng vang của sự cảm nhận nghĩa là phải vận dụng nhiều hơn thính giác. Trong tịch liêu vũ trụ 39 vạn vật vẫn có sự vang, sự vận động của riêng nó. Bước nhảy của con ếch nhỏ đánh thức cả vũ trụ tịch liêu. Sự yên lặng của mặt nước, của không gian bỗng dưng bị phá vỡ và rồi chỉ trong chớp mắt vạn vật trở lại trạng thái lặng yên vốn có như sự vĩnh cửu. Nhưng vạn vật luôn biến dịch, chúng lên tục hoàn tất chính nó. Lặng nghe tiếng lòng, lặng nghe thiên nhiên Basho bất ngờ đốn ngộ về mình và vũ trụ là một. Ta giao hoà trong mối tương quan nhiệm mầu với vũ trụ. Bản chất của sự hiện hữu là tổng hoà trong mối quan hệ với cuộc sống, với vạn vật. Ta có thể liên tưởng bài thơ con ếch với một bài thơ khác sau đây của Basho: “Ta vỗ bàn tay dưới trăng mùa hạ tiếng dội về ban mai.” (Nhật Chiêu dịch). Vào một đêm trăng bên dòng sông Sumida, Basho đứng trước Ba tiêu am ngắm trăng, ông vỗ bàn tay thoát ra một âm vang. Âm vang đó là “tiếng dội về ban mai”. Đêm hạ rung lên vì tiếng vỗ tay như vũ trụ rung lên vì tiếng nước xao của một con ếch. Hình ảnh đôi bàn tay dưới trăng là một hình ảnh thật đẹp. Đêm trăng mùa hạ trong trẻo thanh tịnh, vỗ đôi bàn tay mà tiếng dội của nó đến cả ban mai hôm sau vẫn còn. Bất chợt vỗ tay vì bất chợt đốn ngộ. Khi ta nảy ra một ý tưởng hay suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề nào đó thì ta thường hay vỗ tay. Nó như một hoạt động bình thường của tâm lý. Vui ta cười, buồn đau ta khóc và vỗ tay reo vui khi có sự sáng tạo. Tiếng vỗ bàn tay vì giác ngộ được Thiền thật đặt biệt. Vì sự giác ngộ ấy có dư âm đến tận hôm sau. Và qua thời gian đã mấy trăm năm rồi dường như ta vẫn nghe tiếng vỗ tay của Basho trong đêm khuya, dường như ta cảm nhận đâu đây tiếng con ếch rơi vào ao xưa tịch mịch. Ban mai trả lời đáp lại nhà thơ hay chính trong tâm hồn ông đã có ánh ban mai lời đáp rồi. Bài thơ không chỉ là giây phút đốn ngộ mà còn là thể hiện sự giao cảm của tâm hồn nhà thơ với vẻ đẹp của thiên nhiên. Sabi và Thiền tông trong thơ Haiku của Basho đưa ta vào một thế giới diệu kì mà nếu không lắng lòng thì chắc có lẽ sẽ khó mà thấu thị. “Những chiếc lá rơi dường như trăm tuổi giữa ngôi vườn chùa.” [3; tr.103] 40 Những chiếc lá rơi không phải là hiện tượng gì lạ lẫm, nó đơn sơ nhưng dưới đôi mắt của Basho chiếc lá ấy vô cùng đặc biệt. Ông nhìn chiếc lá mà cảm nhận được thời gian. Ở giây phút lá rơi ông thấy được quá khứ mấy trăm năm đã qua, thời gian cứ trôi và lá cứ rơi. Đó là quy luật tuần hoàn của tự nhiên. Trong hiện tại có quá khứ và rồi hiện tại cũng trở thành quá khứ. Lá rơi chỉ trong khoảnh khắc và rồi chiếc lá cũng chỉ là quá khứ. Nó nằm im trên mặt đất rồi hoang mục qua thời gian lá lại biến thành mặt đất. Cuộc sống là sự chuyển đổi, giao hoà của mọi vật. Tất cả sự vật trên đời điều có sự ràng buộc lẫn nhau. Đọc bài thơ này cho ta cảm giác thanh tịnh nhẹ nhàng như thể đang được ngồi dưới gốc cây trong vườn chùa yên tĩnh, thanh nhàn để ngước nhìn những chiếc lá rụng. Lá rụng về cội như lẽ thường của cuộc đời. Mọi vật điều có sự bắt đầu rồi đi đến kết thúc để mở ra cuộc sống mới. Người ta chỉ có thể sống trong khoảnh khắc hiện tại. Những chiếc lá trên cành trong khoảnh khắc đã rơi rụng. Nhưng chính khoảnh khắc ấy làm nên mấy trăm năm đã qua. Khung cảnh mà Basho vẽ lên trong bài thơ thật sự rất đẹp. Đó là khung vườn chùa thanh tịnh, yên bình với những cây cổ thụ trầm mặc với thời gian. Tổng thể bức tranh hòa vào nhau một cách nhẹ nhàng tự nhiên như những chiếc lá kia đang mỉm cười rơi xuống. Cảm thức sabi thể hiện cách nhìn điềm tĩnh, nhẹ nhàng của người Nhật trước cuộc sống. Giữa đơn sơ tịch lặng tâm hồn ta trở nên dịu nhẹ, thanh trong. Hồn ta mở ra đón nhận và thấu hiểu cuộc sống, thấu hiểu lẽ đời. Trong những lúc tĩnh tại của không gian và của tâm hồn, con người chợt nhận ra những điều mà chính họ cũng không ngờ tới. Giây phút đốn ngộ mang đến cho ta niềm hỉ lạc nhẹ nhàng tuyệt diệu. “Bất ngờ ta thức cùng băng giá đêm khi vò nước vỡ.” [3; tr.99] Khi vò nước vỡ là lúc đốn ngộ. Thức không phải chỉ là trạng thái sinh lý thức – ngủ mà thức là sự thức tỉnh, nhận ra chân lý chỉ trong chốc lát. Giữa tĩnh lặng đêm khuya Basho “thức” bật dậy như vò nước tự nhiên vỡ và nước tuôn trào. Đêm khuya là lúc vạn vật say ngủ, thời gian như lắng đọng và không gian thì tĩnh tại, êm đềm. Basho với chính mình chìm trong tịch mịch để cảm nhận về mình và về cuộc đời. Lắng nghe tiếng nước vỡ như lắng nghe lòng mình trong sự tịch liêu của vũ trụ. Nước vỡ tràn làm ta liên tưởng đến một bài thơ khác của Basho cũng viết về nước. 41 “Khi rơi xuống từ lòng hoa trà giọt nước trào ra.” [3; tr.68] Khoảnh khắc giọt nước tràn khỏi hoa trà thật tuyệt đẹp làm sao. Đó có thể là giọt sương buổi sớm hay là giọt mưa còn đọng lại khi trận mưa qua. Giọt nước trong ngần, tinh khiết. Hình ảnh nước và hoa hoà điệu tạo thành tổng thể một bức tranh tinh tế, nhẹ nhàng. Nếu có một nhiếp ảnh gia ở đó chắc chắn họ sẽ ghi lại ngay khoảnh khắc dịu nhẹ tinh khôi ấy mà không mảy may tư lự. Basho cũng đã viết ngay bài thơ Haiku về khoảnh khắc kia. Mấy ai để ý, mấy ai xúc cảm trước hình ảnh đơn sơ này. Ngày nào cũng có những giọt sương trên lá, trên hoa nhưng không phải ngày nào cũng có người ngắm khung cảnh ấy và mỉm cười trước vẻ đẹp ấy. Xin được phép hình dung một Basho gương mặt thanh thản với nụ cười nhẹ nhàng mãn nguyện trước khoảnh khắc kia. Chất sabi còn được Basho gửi qua những bài Haiku viết về hoa anh đào mà giáo sư Vĩnh Sính gọi là “hoa anh đào muôn thuở”. “Nhiều chuyện nhớ lại hoa anh đào!” [24; tr.434] Bài thơ được viết lúc Basho trở lại viếng thăm thành Ueno nơi mà ông đã một thời làm việc dưới trướng Yoshitada – người chủ và cũng là người bạn tri kỉ. Những cánh anh đào nở rộ là lúc xuân về rộn ràng xinh tươi nhưng chính lúc ấy Basho nhớ những cánh anh đào đã rơi của mùa xuân trước. Hay chính Basho đang nhớ về những kỉ niệm đã qua. Cánh hoa đào hôm nay có khác gì của hôm qua? Cánh hoa nào rồi cũng rơi rụng cả. Hoa anh đào là hiện thân của sự “vô thường” trong cuộc đời. Giai cấp võ sĩ ngày xưa cũng đã chọn thanh kiếm và hoa anh đào để làm biểu tượng. Bởi lẽ họ nguyện sẵn sàng chết vì tinh thần võ sĩ đạo giống như hoa anh đào nhẹ nhàng rơi rụng trước cả những cơn gió nhẹ. “Hoa đào như áng mây xa chuông đền U- e- nô vang vọng 42 hay đền A- xa- cư- xa” [19; tr. 205] Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của hoa anh đào. Anh đào dịu dàng xinh đẹp cánh mỏng manh khoe sắc vào màu xuân để tô điểm cho thiên nhiên thêm hoàn mỹ. Ngắm hoa anh đào trở thành một truyền thống quý báu của người Nhật. Họ trân trọng hoa anh đào bởi vẻ đẹp mỏng manh của nó. Hoa tuy đẹp nhưng chóng tàn. Lúc rộ sắc hương cũng là lúc hoa sắp rơi rụng. Trước những cơn gió những cánh hoa rơi nhiều như là áng mây. Basho ngắm hoa rơi và lắng nghe tiếng chuông chùa từ xa vọng lại. Tĩnh lặng để nghe tiếng chuông rồi thả hồn theo những cánh hoa rơi. Chuông chùa xa xa vọng lại mà Basho không biết từ đâu tới, câu hỏi bật ra mà không cần câu trả lời. Câu hỏi chỉ đơn giản để bộc bạch, để thấy sự tương giao giữa người và âm thanh cùng cảnh vật. Hoa đào, tiếng chuông hay hương hoa đều mang đậm dấu ấn Thiền. Hoa giấu mình trong làn hương, giấu mình trong tiếng chuông và giấu mình trong cô tịch vĩnh cữu. “Tiếng chuông chùa tan hương hoa đào buổi tối như còn ngân vang.” [3; tr.70] Cái còn ngân vang ở đây là tiếng chuông, là hương hoa hay là tiếng lòng của thi nhân? Hoa ấy có thể ngân lên bản nhạc mùi hương của riêng mình. Mọi tạo vật đều có nét riêng đáng trân trọng. Bên cạnh nét nghĩa truyền thống là tĩnh mịch, đơn sơ, cô liêu… Basho còn bổ sung cho khái niệm sabi một nội hàm nữa, đó là vẻ đẹp thanh tú, phong nhã. “Từ bốn phương xa hoa đào bay lại xuống hồ Biwa.” [3; tr.70] Những cánh hoa đào mới đẹp làm sao. Basho như đưa ta vào khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên. Ở nơi ấy có những cánh hoa rơi tản mạn xuống mặt hồ. Ở đó có gió và hoa, có nước và tâm hồn thi sĩ. Anh đào là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp Nhật Bản. Hoa anh đào mỏng manh, nhẹ nhàng, thanh thoát rất dễ bị thổi bay dù là trước những 43 cơn gió nhẹ. Chính vì vậy, anh đào tượng trưng cho sự mỏng manh của cái đẹp. Chính lẽ đó mà người Nhật càng thêm trân trọng hoa anh đào cũng như trân trọng cái đẹp. Vào ngày lễ hoa anh đào người Nhật thường mặc trang phục truyền thống để cùng gia đình, bạn bè đi ngắm hoa. Họ đi dạo trên con đường hoa, ngồi dưới gốc cây anh đào hoặc đơn giản chỉ đứng lặng để thả hồn theo những cánh hoa. Hoa anh đào là biểu tượng cho mùa xuân, cho sức sống nhưng nó lại có số phận ngắn ngủi. Hoa chỉ nở đẹp nhất trong khoảng một tuần rồi rơi rụng. Nó tượng trưng cho hạnh phúc thoáng qua, khó nắm bắt, tượng trưng cho vẻ đẹp sớm mất đi. Theo quan niệm Thiền thì đó là biểu tượng cho sự vô thường trong cuộc đời. Sống rồi chết, hoa nở rồi tàn là một quy luật của tự nhiên. Đối với người Nhật những điều như thế hết sức tự nhiên. Bởi với họ chết là tên gọi khác của sự vĩnh cữu. Có vẻ đẹp nào bằng sự vĩnh cữu, cái chết là cung bậc cao nhất của cái đẹp. Cái chết không phải là chấm hết. Như hoa anh đào rơi sẽ luôn tồn tại trong tâm hồn người yêu hoa bởi khoảnh khắc những cánh hoa lã chã nhẹ nhàng trong gió như khoảnh khắc của sự tự do tuyệt diệu. Có lẽ vì vẻ đẹp đặc biệt ấy mà Saigyo từng ao ước: “Ước vọng của tôi Là được chết Dưới cây hoa anh đào Vào đêm trăng rằm Trong ánh mùa xuân.” Sự thanh tú phong nhã còn thể hiện ở những sự vật hết sức bình thường. “Vương trái tim tôi ngang con đường núi đồng thảo nở hoa tươi.” [3; tr.72] Khóm hoa bên đường thanh tú tự do nở lặng lẽ khoe sắc cùng thiên nhiên được Basho trao cho sự ưu ái không kém chi hoa anh đào. Hoa bên đường đã chiếm lấy một góc trong trái tim thi sĩ. Trái tim ông là trái tim yêu thiên nhiên, trái tim của nhà lãng du đi tìm cái đẹp. Đối với ông tự mọi vật toát lên vẻ đẹp, từ hoa anh đào kiêu sa đến hoa dại giản dị bên đường. Một lần nữa ta bắt gặp chất sabi qua cánh anh đào: “Đêm xuân phai nhoà 44 và rạng đông đến ttrên cành anh đào.” [3; tr.71] Bài thơ là sự phát hiện thú vị của Basho. Cây anh đào là vật đầu tiên đón nhận ánh ban mai. Chất sabi ở đây vừa là nét thanh tú của ban mai trên cánh anh đào vừa là một chút Thiền nhẹ đưa trong thi phẩm. Rạng đông khởi đầu ngày mới bên hoa anh đào tràn đầy năng lượng, cảnh sắc còn gì đẹp hơn thế. Và ẩn sau khung cảnh kia là tâm hồn lạc quan của Basho. Đên xuân phai rồi nhưng sáng hôm sau vẫn còn cánh hoa đào. Hoa đào có lẽ đã rụng hết để đưa tiễn một mùa xuân qua, tưởng chừng như không còn gì sau đêm xuân ấy nhưng vẫn còn đấy cành anh đào. Đêm hết ngày tới, hoa rụng còn úng của Mãn Giác cành. Bài Haiku này làm ta liên tưởng đến bài thơ Cáo tật th thịị ch chú thiền sư: “Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sư trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” Dịch thơ: “Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.” [16; tr.140] Cả hai tâm hồn khác nhau không gian thời gian, khác nhau văn hoá nhưng lại chung nhau ở niềm tin vào cuộc sống, chung nhau ở sự hóm hỉnh nhẹ nhàng, chung nhau ở tình yêu thiên nhiên, yêu vạn vật. 45 Sabi còn thể hiện trong sự nhẹ nhàng, tao nhã trong cuộc sống hằng ngày của những con người bình dị: “Tiếng rao người bán cá hoà trong tiếng chim cu vang vang mùa hạ.” [3; tr.80] Sự tinh tế của Basho là phát hiện ra sự hoà hợp, đồng điệu của người bán cá và chim cu tạo nên bản nhạc vui tươi hoà điệu. Trong các nguyên lý Thiền được trình bày trong ươ ng ph ơ quyển Thi Thiềền trong hội ho hoạạ ph phươ ương phááp tìm hi hiểểu ngh nghệệ thu thuậật cảm nghi nghiệệm th thơ Haiku và tranh mặc hội có một nguyên lý là: “con người được sinh ra từ thiên nhiên; loài người tồn tại bằng cách sống hoà hợp với thiên nhiên thì hiệu quả hơn là cố gắng khuất phục và làm chủ nó” [12; tr.15]. Bài Haiku trên của Basho đã nói lên nguyên lý này. Người bán cá sống hoà hợp với chú chim cu, cả hai hoà điệu vào nhau để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tiếng rao kia không lấn át tiếng chim hót mà ngược lại cùng nhau cất tiếng. Người bán cá là người lao động bình thường nhưng hiểu lẽ đời và có một tâm hồn nghệ sĩ, lịch lãm và rất văn hoá, phong nhã. Người Nhật dường như ai cũng có tâm hồn phong nhã: “Cỡi ngựa trên đồng theo tiếng cu hót rẽ lối đi ngang.” [3; tr.76] Trong lúc đi ngang cánh đồng bỗng nghe tiếng cuốc kêu, Basho bảo người kéo ngựa đi về phía đó để cùng nghe. Bài thơ thể hiện sự tế nhị của Basho đối với người kéo ngựa có tâm hồn phong nhã khi người kéo ngựa nhờ ông viết tặng bài thơ làm kỉ niệm. Sabi là tịch lặng, cô liêu… và sabi cũng là phong nhã, thanh tú. Nó trở thành cảm thức đặc biệt trong thơ Haiku và được Basho đưa vào thơ một cách tài tình. Sabi là một nguyên lý thẩm mỹ và chính bản thân nó cũng là cái đẹp cho ta tìm hiểu và thưởng thức. ản dị, đơ n sơ, cao khi 2.2. Sự gi giả đơn khiếết (Wabi) Trong văn hoá người Nhật, các cảm thức thẩm mỹ hầu như được đưa lên hàng đầu. Nó trở thành nét đẹp trong quá trình sáng tác và tiếp nhận các tác phẩm. Người Nhật tôn thờ cái đẹp trong nghệ thuật lẫn thiên nhiên. Họ nhìn cuộc đời bằng đôi mắt 46 của cái đẹp. Tình yêu cái đẹp thì ở dân tộc nào cũng có nhưng ở Nhật nó trở thành một bộ phận của truyền thống dân tộc không thể tách rời. Cái đẹp được người Nhật nhìn nhận theo quan niệm đặc biệt rất riêng. Ở đó nỗi buồn được nâng thành một nguyên lý thẩm mỹ, vẻ đẹp của cô liêu, tịch tĩnh là một cảm thức và sự đơn sơ cũng trở thành cảm thức thẩm mỹ tuyệt vời. Người Nhật thường dùng cụm từ sabi - wabi để chỉ những nét đẹp đơn sơ, tinh tế. Trong nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo đều có sự góp mặt của sabi - wabi. Trong thơ Haiku của Basho bên cạnh sabi quan trọng còn có wabi đơn sơ. Từ wabi phái sinh từ động từ wabu có nghĩ mòn mỏi và tính từ wabishi nghĩa là cô đọc, không tiện nghi. Từ wabi ban đầu biểu thị sự đau khổ của một người rơi vào nghịch cảnh. Nguyên tắc mỹ học này xuất phát từ truyền thống ẩn dật thời trung đại, chú trọng vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ, khắc khổ. Wabi là cái đơn sơ giản dị mà ta có thể khám phá ra ở những sự vật khiêm nhường, bình thường nhất. Wabi là cảm thức hướng đến sự gần gũi của tự nhiên. Đó là vẻ đẹp thường ngày, tự nhiên không cầu kì. Chỉ là đóa hoa mã đề bé nhỏ nhưng cũng làm nên xúc cảm trong lòng Basho. “Ôi đóa nazuna đôi mắt tôi nhìn kỹ bên hàng giậu nở hoa.” [3; tr.13] Bài thơ như tiếng a reo vui của Basho khi nhìn hoa mã đề đã trổ. Mã đề là loài hoa khi nở có màu trắng tinh khôi trên tán lá màu xanh dịu nhẹ. Bụi hoa mã nhỏ nhoi, mọc bên giậu mấy ai để ý lại được Basho phát hiện ra. Những bông hoa bé bỏng như những vẻ đẹp nhỏ nhoi mà ta thường quên lãng lại lôi cuốn tâm hồn cao nhã như Basho. Nét đẹp dịu dàng, đơn sơ tươi tắn như chính tâm hồn nhà thơ, mộc mạc nhưng ẩn chứa nhiều vẻ đẹp. Dù chỉ là loài hoa dại nhưng nó cũng là một sinh mệnh quý báu. Loài hoa bé nhỏ khiêm nhường kia vẫn nở mà không cần sự chiêm ngưỡng nào hết, nó vẫn tỏa hương khoe sắc tự bấy lâu rồi cho đến khi Basho ngắm nhìn vẻ đẹp ấy. Giản dị, đơn sơ là một trong những tiêu chuẩn của cái đẹp. Hoa mã đề không cần màu sắc sặc sỡ mà nó chỉ là chính nó, bé nhỏ đơn sơ mọc bên bờ giậu. “Đóa hoa người đời không biết đến cây lật bên hiên nhà.” 47 [15; tr.607] Cây lật cũng như hoa mã đề tồn tại một cách lặng lẽ. Chính sự lặng lẽ ấy làm nên giá trị của chúng. “Chữ “lật” gồm chữ “tây” và chữ “mộc”, gợi ý chỉ ở nơi Tây phương tịnh độ. Người ta bảo rằng Gyôgi Bồ Tát suốt đời dùng gậy cây lật và xây cột nhà cũng chỉ bằng gỗ lật”. [15; tr.607]. Cây lật đứng bên hiên không ai để ý nhưng đó chính là nơi Phật lựa chọn để cư ngụ, tĩnh tâm. Vẻ đẹp của cây là ở sự âm thầm, giản dị, không đua chen. Sự đơn giản, bé nhỏ làm nên những giá trị thẩm mỹ thật đáng ngạc nhiên. Giống như câu “không phải cứ là vàng thì mới sáng lấp lánh”, đâu cần khoa trương, ồn ào mà vẫn đẹp. Cây lật giản dị, lặng lẽ nhưng trong nó hàm chứa một sức hấp dẫn kì lạ. Sức hấp dẫn đó là ở chỗ cây lật không đẹp ở đường nét, màu sắc hay hương thơm mà nó giản dị không gây ham muốn cầu lợi ở con người. Cây lật được yêu mến bởi những con người hiểu và xem trọng nó. Những bông hoa bé nhỏ, đơn sơ chính là những sự vật mang trong mình sức mạnh wabi. “Mong manh mong manh một nhành hoa cúc vừa đơm nụ vàng!” [3; tr.93] Ở đây ta bắt gặp một vẻ đẹp mong manh của hoa cúc vừa chớm nở. Basho không viết về hoa cúc đã nở mà viết về nụ hoa, bởi lẽ vẻ đẹp hoa chưa mãn khai là vẻ đẹp của sự bất toàn mà người Nhật rất xem trọng. Trong nghệ thuật cắm hoa người nghệ sĩ thường ít chọn những bông hoa nở rộ mà lựa chọn hàng đầu của họ là những nụ hoa đang e ấp để tạo nên tác phẩm của mình. Trong vẻ đẹp đơn sơ của nụ hoa là một thế giới bí ẩn. thế giới ấy có sự chờ đợi khoảnh khắc hoa nở và có cả sự nuối tiếc cảm thương khi biết rằng rồi hoa sẽ tàn. Đó là nét đẹp pha trộn nhiều cảm xúc, là sự tinh ý nhẹ nhàng thấu hiểu quy luật tự nhiên và cả quy luật của cái đẹp. “Mỏi gót lang thang đêm tìm quán trọ gặp hoa tử đằng.” [3; tr.71] Quán trọ nào bằng quán trọ thiên nhiên? Phòng trọ nào bằng phòng trọ dưới gốc tử đằng? Người thi sĩ gặp hoa như gặp người bạn. Đêm đã đến người đã mệt nhòa nhưng 48 gặp được hoa tử đằng tâm hồn như dịu hẳn. Chỉ có trở về và hòa hợp với thiên nhiên mới đem lại sự thư thái, thanh trong cho tâm hồn. Bài thơ dịu nhẹ đưa ta đến bên cây tử đằng tuyệt đẹp. Đây là loài hoa rất được yêu quý ở Nhật, nó tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Ngắm nhìn nét đẹp của hoa tưởng như mình đang lạc vào chốn thiên đường, lạc khỏi chốn bon chen của cuộc sống để hồn mình hòa nhập vào thiên nhiên tươi đẹp. Thiên nhiên chính là nơi thanh tẩy tâm hồn nơi trần thế. Chính lúc mệt mỏi lang thang cây hoa tử đằng là nơi trú ngụ, dừng chân tốt nhất cho nhà thi sĩ lãng du. Hoa là hồn của đất, là tinh chất của trời. Hoa là vẻ đẹp muôn đời của cuộc sống này… Wabi còn hiển hiện ở những sinh vật bé nhỏ bình thường như chú chuột, con chim sẻ, con dế, chim gõ kiến… “Từ trong rầm nhà đáp lời chim sẻ rúc rích chuột con.” [3; tr.66] Nhà thơ dùng hồn mình để thấu hiểu hồn vạn vật. Ông nhận thấy mối giao hòa, sự liên hệ của các sinh vật trong tự nhiên với nhau. Chim sẽ và chú chuột con hòa điệu với nhau làm cho cuộc sống thêm sinh động. Basho vốn yêu thiên nhiên nay đã truyền tình yêu đó đến người yêu thơ. Ông mở ra trước mắt ta cánh cửa mới để nhìn đời. Những thực thể khác nhau trong tự nhiên trở thành bạn của nhau. Basho luôn tìm đến những giá trị hiện tại quanh ông với những hình ảnh bình dị. Tâm hồn ông như cánh chim đang bay trước mặt tự do lướt gió để bay. “Ôi chim cu bay lượn và ca hát bận rộn xiết bao.” [3; tr.79] Sự vận động chính là nét đẹp. Chú chim cu mang trong mình dòng năng lượng ngập tràn, nó bay lượn, ca hát làm giàu thêm sức sống. Đơn sơ bé nhỏ giữa bầu trời nhưng cánh chim kia không hề lạc lõng. Sự vận động của nó đang hòa nhịp với vũ trụ bao la, với cuộc sống muôn màu. “Vang tiếng chim cu và lá diên vĩ vươn năm bộ cao.” 49 [3; tr.79] Phải chăng tiếng chim cu đã giúp cây diên vĩ phát triển nhanh? Basho nhận thấy mới tương quan của vạn vật. Đơn giản là chiếc lá, một tiếng chim mà đã thể hiện được chất wabi. Cuộc sống rộn rang và tươi đẹp biết bao. Nó đang vận động phát triển từng ngày. Basho đang lắng lòng mình để cảm nhận sự đổi thay và phát triển ấy. Nét đẹp của wabi đưuọc thể hiện ở những sự vật đơn giản. Chính từ những sự vật ấy toát lên vẻ đẹp lãng mạn và mầu nhiệm. “Rừng trúc mông mênh tiếng chim cu hót trong ánh trăng nghiêng.” [3; tr.79] Ánh trăng và khu rừng như đang im lặng để lắng nghe tiếng chim cu. “Vạn vật hữu linh” đâu chỉ có con người mới thưởng thức cái đẹp. Ánh trăng nghiên say sưa, rừng trúc mông mênh lặng nghe bài ca đơn sơ, mộc mạc giữa đêm thanh tịnh. Đêm trăng trong khu rừng trở nên bao la, tràn ngập sự huyền diệu dưới ngòi bút Basho. “Trong đồng rau cải trăm mắt ngắm hoa một bầy chim sẻ.” [3; tr.69] Bầy chim sẻ cũng biết thưởng thức cái đẹp, chúng dường như đang ngắm nhìn cánh đồng hoa tươi đẹp. Bài thơ nhẹ nhàng đưa ta đến không gian của sự thanh bình mà ở đó vạn vật “tương giao hòa hợp”với nhau tạo thành mạch sống. Trong mạch sống mênh mông bao trùm lên vũ trụ mỗi tạo vật tồn tại là một mắt xích, một giao điểm quan trọng. Dù là một mắt xích nhỏ nhoi đi chăng nữa thì cũng nắm giữ trong mình một vai trò, một trách nhiệm. Từ chú chim sẻ, chú chuột đến bông hoa điều có mối tương tác diệu kì với nhau. Basho, nhà lãng du thi sĩ ví tâm hồn mình như tàu lá chuối, nhạy cảm với đời đã thật sự giao hòa tâm hồn mình với vạn vật. Ông luôn mở rộng tâm hồn mình đón lấy từng giọt mưa, từng làn gió của vũ trụ. Dường như chính vì lẽ đó mà đôi mắt ông nhìn thấy, tâm hồn ông cảm nhận được những điều kì diệu của tự nhiên. Ông nhìn thấy trong mắt bầy chim sẻ là những bông hoa. Ông nhìn thấy vẻ đẹp trong mối giao hòa giữa những sinh vật bình thường của tạo hóa. Tâm hồn con người 50 cũng nhờ những sự vật bình thường ấy mà trở nên trong sáng, hồn nhiên, và tươi đẹp hơn. Haiku của Basho tránh xa những con đường vương giả để tìm đến những giá trị bình thường. “Đạo” của nó là trái tim bình thường đập những nhịp đập hòa cùng cuộc sống. “Mái lều im một con chim gõ kiến gõ ngoài trụ hiên.” [3; tr.51] Con chim ấy đang gõ vào thinh không tiếng gõ của bình thường cuộc sống. Nhà thơ lắng nghe tiếng gõ trong sự im lặng, ông đang chìm vào hư vô vũ trụ. Im lặng để nghe đến điểm tận cùng tiếng chim gõ kiến. Bài thơ dường như không thể đơn giản hơn nữa. Tiếng gõ này như tiếng con ếch nhảy vào ao, như tiếng vỗ bàn tay trong đêm tịch mịch. Gõ vào thinh không giai điệu cuộc sống, con chim kia từ từ đi vào vũ trụ. Người ta sẽ nghĩ đến hoạt động chim gõ kiến là đang gõ vào gỗ. Còn Basho nhìn thấy gì qua hình ảnh ấy? Ông không nhìn vào hoạt động gõ bên ngoài mà ông nhìn vào bản chất của nó. Con gõ kiến đánh thức cuộc sống, con gõ kiến gõ vào hư vô vũ trụ. Basho đưa vào hình ảnh chim gõ kiến quen thuộc sự yugen huyền bí. Ông nhìn thấy điều nằm ngoài cái võ âm thanh gõ vào gỗ mà con chim tạo ra. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm thức thẩm mỹ wabi và yugen. Thiên nhiên toát lên biết bao điều kì diệu nó vừa gần gũi, đơn giản vừa mang nhiều vẻ đẹp hấp dẫn. Đó là nơi để ta chiêm ngưỡng, là nơi ta tìm về, là chốn di dưỡng tinh thần. “Tôi muốn say ngà ngủ mơ trên đá hoa cẩm chướng đầy.” [3; tr.72] Ước mơ của Basho giản dị mà cũng thật lãng mạn. Đơn sơ là đây, nhẹ nhàng thanh trong là đây. Đá sẽ là giường êm ngả lưng, hoa sẽ ru mộng cho nhà thơ. Thiên nhiên ôm Basho vào mình và ru ngủ như người mẹ dịu hiền vỗ về che chở cho tâm hồn những đứa con yêu. Mênh mông cũng là thiên nhiên, ấm áp gần gũi cũng là thiên 51 nhiên. Cái đẹp giản dị, mộc mạc sinh ra từ tâm hồn không thấy có sự chia cắt, phân ly giữa tự ngã và thế giới, giữa con người và tự nhiên. “Lấy sự mát mẻ làm nơi trú ngụ tôi ngả lưng thoải mái.” [15; tr.621] Đọc xong bài thơ người viết tự hỏi tại sao Basho không dừng cuộc hành trình dù đã nhuốm bệnh? Và đây là câu trả lời. Bởi giữa thiên nhiên con người trở thành những đứa trẻ hồn nhiên không tư lự. Thiên nhiên là nơi tiếp thêm năng lượng cho nhà lữ hành, thiên nhiên là nơi làm cháy lên khát vọng đi tìm những nét đẹp còn giấu mình đâu đó. Đi, dừng lại rồi đi, Basho biến cuộc đời mình thành những chuyến hành trình về thiên nhiên. “Thật mát mẻ trăng lưỡi liềm trên núi Vũ Hắc.” [15; tr.626] Mở rộng lòng và đón nhận khí trời. Cuộc đời phong gió được thiên nhiên đáp trả bằng sự thuần khiết, thanh tao. Có thể nói đây là cuộc sống lý tưởng của Basho. Tự nhiên mình là một tabibito (lữ nhân), ông hài lòng với cuộc sống trên những chuyến hành trình gió bụi. “Trên tôi trên đời “Một người lữ khách” mưa mùa thu ơi.” [3; tr.14] Ông đi theo tiếng gọi của những con đường, đời ông là chuỗi những ngày không mệt mỏi trên những nẻo dài cuộc sống. Cuộc sống thanh bần của ông làm liên tưởng đến lối sống lý tưởng mà Đào Uyên Minh mơ ước: “Kết lư tại nhân thế Nhi vô xa mã thuyên Vấn quân hà năng nhĩ Tâm thiên địa tự thiên” 52 Dịch thơ: “Với đời, dựng túp lều Mà không ngựa ngựa, xe xe ồn ào Hỏi rằng: được thế vì sao? Thưa: lòng xa ở chỗ nào chẳng xa.” (Giản Chi dịch). Đơn sơ, giản dị chính là lựa chọn của các bậc thi nhân xưa. Cảm thức wabi còn nói lên tính phong nhã (fuga) trong phong cách thơ Basho. Phong nhã là sống đơn sơ và hòa điệu với thiên nhiên. “Áo bông tôi cởi quẩy lên vai trần mùa thay áo đổi!” [3; tr.31] ng. Trên đường đi tới Nara Bài thơ nằm trong tập Ghi ch chéép tr trêên chi chiếếc túi hành hươ ương vào đầu tháng tư âm lịch, là lúc thay áo bông sang áo mỏng mùa hè. Basho nhẹ nhàng, giản dị cởi chiếc áo bông bỏ vào gói hành trang và vác lên vai. Hành động của Basho chỉ đơn giản là thuận theo vòng tuần hoàn của thời gian bốn mùa của thiên nhiên. Con người sống phải biết nương nhờ và biết quan sát tự nhiên. Mùa đông lạnh đã qua, hè sang đổi áo. “Ôi dữ dội tiếng mưa đá đập lên ô tôi.” [3; tr.96] Mùa sang đổi áo, mưa xuống ta dùng ô. Basho không trốn tránh cơn mưa hay cáu gắt bực bội mà ông còn lắng nghe tiếng dội của mưa lên ô mình. Basho không chỉ nói cho ta biết rằng ông đang đi dưới mưa đá mà ông còn nhắc chúng ta rằng hãy sống thích ứng với môi trường tự nhiên. Điều đó không chỉ giúp ta tồn tại mà còn giúp ta phát hiện ra nhiều nét đẹp trong mối quan hệ giữa người và tự nhiên. “Đã rơi năm nào tuyết mà ta ngắm bây giờ lại rơi?” 53 [3; tr.96] Năm nào cũng có tuyết rơi, vòng tuần hoàn thời gian luôn lập lại. Xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa của năm luôn luân chuyển. Basho ngắm tuyết rơi và nhẹ nhàng chấp nhận vòng thời gian ấy… Hòa nhập vào thiên nhiên, con người mới thấy sự tồn tại của mình không đơn độc, vô nghĩa. “Hãy ra ngoài ngắm tuyết rơi tới khi tôi trượt ngã” [3; tr.100] Con người sung sướng khi nhận ra thiên nhiên cũng có linh hồn, có tình cảm. “Đi mua gạo vác chiếc bao phủ tuyết như có khăn đội đầu.” [3; tr.100] Tuyết làm tấm khăn đội đầu cho Basho, một tấm khăn trong sáng, tinh khiết, hoàn toàn chắt lọc tinh túy đất trời. Thiên nhiên quả là rất ưu ái với nhà thơ. Nói đúng hơn, thiên nhiên hiểu được tình yêu Basho dành cho nó, nên nó không ngại ngần đáp lại tình cảm, tấm lòng của nhà thơ. Tuyết là biểu tượng trưng cho sức sống cho nét đẹp tinh khôi. “Trên chiếc cầu vẫn còn đang dựng tuyết đầu mùa rơi.” [3; tr.94] Chiếc cầu như phông nền cho những bông hoa tuyết trắng kia. Chính vẻ đẹp mơ hồ, hư ảo tuyết trắng kia làm cho khung cảnh thêm cổ điển. Giữa những sự vật có sự tương giao tới mức ngỡ ngàng. “Cời lửa đi nào tôi có món quà kỳ diệu nắm tuyết trắng phau!” [3; tr.95] Đôi mắt ông nhìn như đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên. Chất wabi mang đến sự gần gũi, đơn sơ đến nhẹ nhàng tinh nghịch. 54 Wabi còn nói đến sự thiếu thốn, nghèo nàn về mặt vật chất và phương tiện sống nhưng chứa đựng sự thanh cao, phóng khoáng nhiều khi hóm hỉnh. “Sương giá nửa đêm không ngủ được tôi mượn áo bù nhìn.” [3; tr.88] Bài thơ toát lên cảm xúc thật chân thành tự nhiên. Thời tiết về đêm sương giá không tài nào ngủ được là lẽ thường, là điều giản dị, đơn sơ của con người. Nhưng trước tình cảnh ấy Basho không than trách, không kêu thán mà lại hóm hỉnh mượn áo đắp – cái áo bù nhìn. Áo bù nhìn chỉ đắp được niềm tin chứ còn sương gió ngoài trời làm sao áo kia làm ấm được. Basho truyền đến cho đọc giả một cái cười nhẹ nhàng trong cuộc sống. Đôi lúc chính sự giản đơn, chân thành lại làm ta ấm lòng. “Cỡi ngựa qua đồng chiếc bóng của mình dường như lạnh cóng.” [3; tr.97] Chiếc bóng lạnh cóng hay chính ông đang run lên? Nhà lữ hành chỉ thấy lạnh ở thể xác biểu hiện qua cái bóng trên đường chứ không lạnh trong tâm hồn. Với Basho cỡi ngựa dạo trên những con đường là một niềm vui, là lúc ông cảm nhận nhiều hơn về thiên nhiên, về cuộc sống. “Như cảnh trong tranh tôi trên mình ngựa chầm chậm qua đồng.” [3; tr.75] Bức tranh này thật nhẹ nhàng êm ái và người trong tranh kia cũng lãng mạn thanh tao. Basho trong mối quan hệ với vạn vật tạo thành một khối thống nhất, hòa hợp. Nhà thơ chầm chậm đi vào cuộc sống cảm nhận mình đang dần hòa hợp với thế giới tươi đẹp như tranh. Cái đẹp và sự êm ái của tâm hồn chỉ đến khi ta biết hòa mình vào thiên nhiên, vào cuộc sống. Giây phút dịu nhẹ thanh tao còn tìm thấy trong rất nhiều bài Haiku khác của Basho. Thơ Haiku là thơ của khoảnh khắc bất ngờ. “Dầu đã cạn 55 tôi xếp sách đi ngủ ôi chiếc gối ánh trăng.” (Lê Hiển Từ dịch). Ánh sáng đèn thật nhỏ nhoi trước ánh sáng của vũ trụ, của bầu trời – ánh trăng. Nhưng ánh đèn có thể che mờ ánh trăng, có thể khiến ta quên đi thứ ánh sáng tuyệt diệu của thiên nhiên. Chỉ là tiểu tri nhưng có thể che khuất đại ngộ. Hãy để dầu cạn, đèn tắt để thấy điều diệu kì xuất hiện. Ánh trăng rạng ngời bên gối. Ánh trăng tồn tại âm thầm mà bền vững, lặng lẽ những rạng ngời rộng lớn. Đã biết bao nhà thi sĩ nhìn trăng và đã có biết bao cảm xúc từ trăng mang lại. Ánh trăng của Basho làm gợi nhớ đến bài Ánh trăng của Nguyễn Duy. “Thình lình đèn điện tắt Phòng Buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn.” (Ánh tr trăăng). Sự xuất hiện của vầng trăng không đột ngột, đột ngột hay không là do cảm giác của chính chúng ta mà thôi.Vầng trăng mang đến một vẻ đẹp huyền diệu đó là sự tương giao đồng cảm tuyệt vời giữa con người và vũ trụ. Thiên nhiên cũng có những phút bất ngờ thú vị. Nữ thiền ni Chiyo từng viết: “Một nhành bìm bìm hoa tía quấn quanh chiếc gàu ta sang hàng xóm xin nước thôi.” Trước một cảnh đẹp bất ngờ nữ sĩ cũng đáp lại bằng một hành động bất ngờ khác. Hãy cứ mặc hoa quấn quanh gàu để thưởng thức được nét đẹp tinh khôi. Hãy đi sang nhà bên xin nước, biết đâu được bất ngờ phía trước đợi ta?... Wabi đơn sơ, nhẹ nhàng với những sự vật bé nhỏ mong manh, bình thường. Nhưng chính từ những sự vật bé nhỏ ấy ta thấy một thế giới tươi đẹp tràn đầy. Như con chuồn chuồn trong thơ Issa: “Thăm thẳm núi non đang hiện hình lấp lánh trong mắt con chuồn chuồn.” Thật tuyệt diệu làm sao, cả thiên nhiên trong tầm mắt của con chuồn chuồn. 56 2.3. Sự bi ai (Aware) Aware là một trong những phạm trù quan trọng của mỹ học Nhật Bản bên cạnh sabi, wabi và yugen. Aware gọi đầy đủ là mono no aware không chỉ đơn thuần là một đặc trưng cơ bản của mỹ học mà nó còn là một khái niệm cốt yếu trong văn học Nhật Bản. Cảm thức này là sự cảm thông, nhạy cảm, đồng điệu trước vẻ đẹp mong manh chóng tàn của mọi vật. Nhận thức được sự hữu hạn của cái đẹp nên cảm thức này thường mang theo nỗi buồn. Đây là sự phát hiện thiên tài của người Nhật trong việc gọi tên một trạng thái cực kì tinh tế của tâm hồn con người trước tạo vật. Aware là quan điểm văn học và mỹ học xuất hiện và nổi bật trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Đến thời Edo- thời đại của “văn chương phù thế” thì nguyên lý aware vẫn tồn tại trong tác phẩm của nhiều tác giả mà tiêu biểu ở đây là Matsuo Basho. Trong thời kỳ lịch sử sôi động trong cõi nhân gian “phù thế” (Ukiyo) con người cuồng nhiệt hưởng thụ mọi niềm vui lạc thú, tận hưởng từng khoảnh khắc của trò dâu bể thì Basho lại quay lưng với của sông như thế. Chính vì quan niệm đời là khoảnh khắc nỗi trôi, là “phù thế” nhân sinh mà đã làm nảy sinh ra hia khuynh hướng sáng tác với hai mãng đề tài khác nhau. Ihara Saikaku là người đại diện cho khuynh hướng viết về đời sống thị dân với ườ n bà đa tình, Ng ườ n sắc tình và tiền tài. Các tác phẩm nổi bật của ông là Ng Ngườ ườii đà đàn Ngườ ườii đà đàn ườ n bà đa tình…Còn Matsuo Basho là người đại diện cho ông đa tình, Năm ng ngườ ườii đà đàn khuynh hướng tìm về cái đẹp đặc biệt là cái đẹp ở tự nhiên với những vần thơ ít nhiều mang nỗi buồn lữ khách. Các tập thơ của Basho chủ yếu viết bằng một thể thức độc đáo là thể Haibun (kết hợp giữa văn xuôi và thơ) đó là những tập Haibun của cảm xúc. Có thể thấy sức mạnh mãnh liệt của aware. Nó đã trở thành một nguyên lý mỹ học quan học quan văn chương và là một đặc trưng thuộc về văn hóa Nhật Bản. Từ thời đại Heian, aware đã trở thành nỗi buồn dịu dàng trước sự mong manh, phù du của cái đẹp. Ở aware bao gồm cách lý giải sâu sắc về cái đẹp mong manh ngắn ngủi của tự nhiên và thể hiện sự nhạy cảm của người lý giải điều đó. Aware chú trọng đến sự cảm nhận bằng cả trái tim để đồng cảm cùng sự vật. Điều này thể hiện rất rõ trong thơ Haiku của Basho. Aware trong thơ ông xuất phát từ kokoro (tâm, tức là nỗi lòng, là trái tim) và makoto ( sự chân thành, thành thật). Dùng trái tim chân thành cảm nhận và thấu thị bản chất bên trong của sự vật để từ đó dâng lên niềm thương cảm tự nhiên trước phù du cuộc sống. “Hoa triêu nhan ơi 57 cả em rồi cũng chẳng là bạn tôi.” (5; tr.153] Đây là lời trách hay là lời tiên đoán? Basho dự cảm trước một cuộc chia tay. Hoa triêu nhan nở đấy rồi sẽ tàn, cuộc hội ngộ giữa thi nhân và hoa sắp đến hội ly biệt. Hoa triêu nhan rực rỡ sắc màu nhưng cánh lại mỏng manh, nó mang vẻ đẹp tươi vui đầy sức sống nhưng lại chóng tàn. Có lẽ tính chất sớm nở tối tàn của hoa trêu nhan đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Basho về tính tạm thời, mong manh của cuộc sống. Nhà thi sĩ ngắm hoa trong tâm trạng vừa của người thưởng thức vừa là người tiển đưa cái đẹp. Basho đưa ta đến cảm thức aware. Hoa triêu nhan như chính cuộc đời con người vậy. Rực rỡ huy hoàng đến đâu thì cũng đến lúc tàn, con người rồi ai cũng trở về với lòng đất mẹ. Chính vì là cái đẹp thoáng nhanh nên cần phải được trân trọng, chiêm ngưỡng. Khoảnh khắc thực tại khi hoa triêu nhan còn khoe sắc là thời gian đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Đó là những giây phút Basho bên người bạn thiên nhiên cẩn thận và trìu mến ngắm nhìn người bạn ấy. Nhưng cũng chính giây phút đó Basho nhận ra sự bi ai, niềm thương cảm cho vẻ đẹp triêu nhan rồi cũng phai tàn. Không níu kéo thời gian, không níu kéo vẻ đẹp mà thi nhân dành tâm hồn mình để trân trọng nó. Ông dùng trái tim mình để thấu thị bản chất của cuộc đời qua cánh hoa mong manh. Thấu thị bản chất sự vật là một trong những điều cốt tủy của Thiền. Chỉ khi ấy ta mới bước qua sự níu kéo cuộc đời phù thế tạm bợ để tiên sâu hơn đến cảm nhận về khoảnh khắc hiện tại, ngay lúc này và tại đây. Cái đẹp cũng như đời người không thể vĩnh hằng nên aware mới xuất hiện. Nguyên lý thẩm mỹ này là niềm tiếc thương, là “nỗi buồn sự vật” trước cái đẹp hữu hạn trước cuộc đời ngắn ngủi. “Chư hành vô thường”, vạn vật điều phù du – đây là một trong những giáo lý cơ bản của Phật pháp. Con người sống trong sự vô thường và cũng phải biết chấp nhận điều đó như một phần của cuộc sống. “Trăng rụng rồi bốn góc bàn quen thuộc còn lại một mà thôi.” [3; tr.53] Mọi vật điều biến chuyển, có sinh ắt phải có tử ly. Bài thơ là bài bi ca về cái chết của một người bạn. Trăng tượng trưng cho cái chết ấy, trăng đã rụng và người đã ra đi. Ai 58 rồi cũng sẽ như trăng kia rơi rụng vào cõi vĩnh hằng, chỉ là điều đó xảy ra sớm hay muộn mà thôi. Người Nhật vốn đã sớm kết nối tâm hồn nhạy cảm của mình với những quan niệm sâu sắc về cuộc đời trong Phật giáo nên họ thấu hiểu và không bi lụy trước những sự mất còn. Người đã khuất, đã ra di những bốn gốc bàn người ngồi vẫn còn đấy, nó còn lại như tất cả mọi thứ đều còn lại. Cái chết của người bạn không phải là một bi kịch. Sự sống và cái chết đơn giản như chuyện bốn chiếc bàn. Người còn ngồi đấy hôm nào tức người còn hiện hữu, bàn trống vắng tức người đã ra đi. Đơn giản đấy mà lại thâm sâu. Sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong khoảnh khắc này và khoảnh khắc kia. Ai chết rồi mà không để lại bốn góc bàn. Người ra đi là một lẽ tự nhiên nhưng trong lòng thi nhân vẫn một niềm bi cảm aware nhẹ nhàng man mác. Basho dùng hình ảnh chiếc bàn để nhấn mạnh lẽ thường của cái chết. Cái chết không là cái gì xa xôi trừu tượng mà nó là việc quen thuộc của đời sống mà mỗi con người đều phải đối mặt. Bàn là vật dụng quen thuộc mà con người rất hay sử dụng. Tại nơi chiếc bàn thân quen này đã từng có nhiều cuộc gặp gỡ đối ẩm ngắm trăng cùng nhau của những người bạn. Có thể là bốn người ngồi tại bốn góc bàn cùng nhau nhâm nhi tách trà, sáng tác vài điệu Haiku. Nhưng lần lượt những người bạn ra đi chỉ còn lại một mình Basho như chỉ còn một góc bàn mà thôi. Nhà thơ chỉ miêu tả chiếc bàn bên ánh trăng tàn nhưng vẫn gợi lên nỗi cô đơn, niềm thương tiếc nhớ nhung hoài niệm về những người đã mất. Trăng rụng rồi chứ chẳng phải trăng lặn, trăng như cũng đang buồn thương xót, đồng cảm với nhà thơ. “Nàng có là hoa không Khi trò tàn hài cốt Tôi đem rắc trên đồng Tàn tro bay nhè nhẹ Như hoa vào hư không.” [6; tr.48] Đây là bài thơ của tác giả khuyết danh trong tập Manyoshu (Vạn di diệệp tập). Một bài bi ca về cái chết của “nàng”. Bài bi ca cũng man mác buồn như bài thơ của Basho. Không ồn ào khóc lóc, không vật vã nhớ thương, cũng không thét gào đau đớn, niềm aware chỉ nhẹ nhàng trong trái tim. Nàng đã ra đi và ta mang tro hài cốt nàng rải vào cánh đồng gió như chính ta đưa niềm đau vào hư vô cuộc sống. Tất cả chỉ là hư vô mà thôi. Nàng cũng như hoa, hoa dù đẹp mấy thì cũng rơi rụng, cuộc sống này không thể 59 nào kéo dài mãi mãi được. Sự phù du, ngắn ngủi của cuộc đời làm chia cách âm dương nhưng nó là lẽ thường là tất yếu không sao tránh khỏi, chỉ còn cách đối mặt với nó. Ta sẽ gửi niềm đau, nỗi nhớ về người đã ra đi vào cánh hoa để nó mang vào hư không. Người Nhật sơ hữu một thể thơ kì lạ và thú vị đó là Jisei. Đó là vần thơ tuyệt mệnh. Người Nhật từ lâu đã xem cái chết là điều hết sức tự nhiên. Và nhiều người Nhật nhẹ nhàng thản nhiên làm thơ trước khi chết. Basho cũng có để lại vần thơ tuyệt mệnh. “Đau yếu giữa hành trình chỉ còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang.” [3; tr.41] Vào một đêm mùa đông năm 1694 Basho đã soạn bài thơ này. Cái chết được báo trước và ông chấp nhận nó. Con người phải trải qua sinh lão bệnh tử, đó là quy luật không một ai tránh khỏi. Ai cũng như nhau đều không tránh khỏi bàn tay tử thần. Khác biệt hay không là cách đón nhận cái chết, có người lo sợ hoang mang nhưng có người lại ung dung thư thái đón nhận cái chết. Basho lúc sống đã dành trọn cuộc đời để chu du khắp nơi hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp và đến lúc chết ông vẫn ước ao được phiêu lãng tiếp tục vào cánh đồng của mẹ thiên nhiên. Cái chết dù mang niềm bi cảm nhưng Basho không hề trốn tránh. “Tiếng chuông chùa Gion Vọng lên nỗi vô thường Những người đầy tham vọng Như giấc mộng đêm xuân Anh hùng rồi tuyệt duyệt Như bụi giữa cuồng phong.” [6; tr.184] Bài thơ là lời đề từ của tác phẩm Truy Truyệện Heike. Bài thơ là khúc ca về sự vô thường của cuộc đời. Khúc ca ấy ngân vang nỗi buồn về nhân thế. Cuộc đời con người ngắn ngủi và số phận chỉ nhỏ bé như hạt bụi, như một tiếng chuông chùa ngân vang lên rồi dần dần đi vào tắt liệm. Niềm aware da diết dâng lên. “Cỏ mùa hạ đầy giấc mơ người tráng sĩ 60 còn vương đâu đây.” [6; tr.8] Anh hùng hay tráng sĩ hùng mạnh một thời rồi cũng nằm sâu dưới ba tấc đất. Cuộc đời như một giấc mộng, mộng đẹp chóng tàn. Sau giấc mộng ấy là cái chết. Nấm mồ phủ xanh, người nằm dưới lớp cỏ để ru giấc mơ ngàn đời của mình với bản nhạc của cánh đồng cỏ xanh mùa hạ. Mộng là khát vọng mà mộng cũng là trống không. Người anh hùng đặt ra niềm khát vọng lớn lao nhưng nó chỉ là hư vô mà thôi. Đành đem mộng xuống tuyền đài như một nỗi rỗng không. Hình ảnh cỏ mùa hạ mang nỗi buồn cô quạnh. Người ra đi chỉ có cỏ cây làm bạn. Còn nỗi buồn cảm xót xa nào hơn khi đã khuất bóng nằm yên dưới lớp đất mà không có lấy một ai để bầu bạn chỉ thấy cỏ xanh ngút ngàn. Cuộc đời hùng binh phải lụi tàn cùng những giấc mơ chưa trọn vẹn. Giữa thực ảo cuộc đời có quá nhiều giấc mộng. Như cánh bướm của Basho cũng đang phiêu diêu giữa hư ảo cuộc đời. “Em là bướm ư ta là giấc mộng trong hồn Trang Chu.” [3; tr.67] Basho nhắc đến điển tích Trang Chu mộng hồ điệp trong bài thơ trên. Tích kể rằng xưa Trang Chu có lần nằm mộng thấy mình hóa bướn vui vẻ bay lượn rồi tỉnh dậy thấy mình là Chu chứ không phải là bướm. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Basho tự nhận mình là giấc mộng của Trang Chu, là điều hư ảo hòa lẫn khó mà phân biệt. Giữa cuộc đời ranh giới giữa thực ảo rất gần nó mong manh như một giấc mộng mà thôi. Basho giữa đời ô trọc vẫn có những giây phút lạc vào cõi mộng để phiêu du. Bởi lẽ: “Tri giao quái ngã đầu đa mộng Thiên hạ hà nhân bất mộng trung.” (Mộng sầu bạn cứ cười ta Vòng mơ mộng ấy là thoát đâu?). (Nguyễn Du). Cuộc đời vốn vô thường nên cuộc đời mới đẹp và buồn. Nhưng khi biết chấp nhận sự vô thường ấy là lúc con người nhận ra được chân lý về cuộc đời. 61 “Tiếng ve mải mê không hề để lộ cái chết gần kề.” [3; tr.83] Hãy sống như con ve vẫn cất cao tiếng để hòa điệu vào cuộc sống dù cái chết gần kề. Con ve nhỏ bé nhưng lại toát lên phong thái ung dung tự do, điềm tĩnh. Sống chết là lẽ thường, là tự nhiên nên con ve không quan tâm nữa. Con ve như đang trêu đùa với thần chết, nó không mảy may lo sợ hay vội cuống thu mình. Nó vẫn mải mê với khúc hát của mình mà không hề oán trách cuộc sống sao ngắn ngủi, sao quá phủ phàng. Lúc nó cất lên bản nhạc đang hồi rạo rực là lúc cái chết đang cận kề. Liệu cuộc sống này có quá bất công? Con ve không hề nghĩ vậy. Thay vì lo lắng, hoang mang con ve sống trọn cuộc đời mình cho thật ý nghĩa, thật thoái mải. Phải chăng con ve ấy là hiện thân của Basho. Lúc ông nhuốm bệnh ông vẫn quyết định theo đuổi lý tưởng của mình về những chuyến hành trình. Ông đã chọn cách lên đường và đi dù phải đội gió dầm sương. Ông ra đi mãi mãi lúc dọc đường nhưng ông không hề oán trách. Nếu con ve kia có chết đi nó sẽ chết trong tiếng hát như Basho chết trên cuộc hành trình. Basho như con ve dùng hết tấm lòng mình để “mải mê” tìm đến cuộc sông, tìm đến thiên nhiên. Thơ Haiku là hình thức phản ánh độc đáo và chính xác cảm thức aware trong tâm hồn người Nhật. Mỗi bài thơ như một lát cắt, một khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc sống. Nỗi buồn thương cho sự hữu hạn của vẻ đẹp đã ăn sâu vào tâm hồn người Nhật. Điều này thể hiện rõ ở sự lựa chọn và tôn vinh loài hoa anh đào. “Trước cánh đào hoa rộ đời hương sắc nam mô hoa đào.” [3; tr.70] Hành động nam mô cúi đầu trước hoa anh đào thể hiện sự tôn sung cái đẹp. Người thi sĩ cúi đầu trước cái đẹp. Bài Haiku này làm gợi nhớ đến câu đối của Cao Bá Quát: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” Dịch nghĩa: 62 “Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ Một đời chỉ biết lạy hoa mai.” Người anh hùng khí phách, mạnh mẽ lại cúi lạy trước cái đẹp mong manh dễ vỡ. Không chỉ có thi nhân mà còn cả người tráng sĩ đều phải xao lòng trước cái đẹp của tự nhiên. Cái chấp tay nam mô, cái cúi đầu trước hoa cho ta thấy sự phong nhã thanh tao trong tâm hồn Basho và Cao Bá Quát. Phải là những người yêu thiên nhiên tha thiết và là những tâm hồn sâu sắc nhạy cảm mới hành động như thế. Hoa tượng trưng cho cái đẹp mong manh nhưng lại chứa đựng sức mạnh lay động lòng người. Aware trong thơ của Basho mang nhiều sắc thái cảm xúc. Đó là nỗi buồn, là nỗi xót xa trước những cảnh đời bất hạnh. “Chống gậy đưa chân cả gia đình tóc bạc đi viếng mộ người thân.” [3; tr.88] Bài thơ vang lên niềm bi cảm trước cảnh đời buồn bả. Bài thơ gợi lên khung cảnh đến nao lòng. Cả gia đình cùng nhau đến viếng mộ người thân được Basho khắc hoạ bằng chi tiết “chống gậy đưa chân” và “gia đình tóc bạc”. Những mái đầu đã gài nua có lẽ đã khô cặn nước mắt đang lần mò bước chân rung rẩy bên cây gậy. Có lẽ họ đang âm thầm bước đi trong nỗi xót thương. Basho cũng chung niềm đồng cảm với những người viếng mộ vì ông từng thăm mộ người thân quen: “Hãy rung lên, nấm mồ giọng ta than khóc là gió mùa thu.” [3; tr.38] Trên bước đường lãng du của mình, Basho đi qua rất nhiều con đường, thăm nhiều cảnh đẹp và ông cũng đã thấy qua nhiều cảnh đời khác nhau. Có những niềm vui và có những nỗi buồn trên chuyến hành trình. Khi đến thị trấn Kanazawa, đứng bên nấm mộ của nhà thơ trẻ và cũng là đồ đệ mình đã chết vào mùa đông trước Basho không khỏi xúc động. 63 Không chỉ có cái chết mới mang lại aware mà ngay những cảnh bên đường nhìn thấy cũng làm dâng lên trong Basho niềm thương cảm. Đó là cảnh chú khỉ trong mưa, là chú ngựa gầy trong tuyết trắng. “Mưa đầu mùa đông những con khỉ run rẩy cần rơm nó che thân.” [3; tr.40] Nhìn chú khỉ trong mưa lạnh trái tim Basho bật lên niềm thương cảm. Ông nhìn nó bằng đôi mắt yêu thương, thấu hiểu và bằng trái tim tràn ngập yêu thương vạn vật. Với tâm hồn nhạy cảm, Basho dễ dàng thấu cảm trước những sự việc giản dị trong cuộc sống. “Trong tuyết ban mai đôi mắt ta nhìn cả những con ngựa gầy.” [3; tr.99] Ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi của tuyết Basho vẫn không quên để ý đến chú ngựa gầy. Bên cạnh vẻ đẹp là niềm bi ai. Là người nghệ sĩ bằng trái tim nhạy cảm của mình phải nhận ra điều đó. Ánh ban mai soi rọi lên tuyết trắng phản chiếu nên những tia sáng sắc màu lấp lánh. Đó là một khung cảnh tuyệt vời nhưng vẻ đẹp này không lấp đầy làm mờ đi hình ảnh những con ngựa gầy gò. Đối với Basho cái đẹp nằm ở nhiều gốc độ. Đó có thể là vẻ đẹp sáng ngời của tuyết trắng cũng có thể là vẻ đẹp giản dị nơi con ngựa gầy. Trên những chuyến hành trình cũng có lúc Basho cảm thương cho chính mình. “Trên con đường này giữa chiều thu ấy đi về không ai.” [3; tr.63] Con đường mà Basho chọn là con đường Hài cú đạo (Haiki no niche), là con đường Shofu. Basho chẳng những biến con đường ấy thành con đường thơ ca thật sự mà còn biến nó thành con đường thâm sâu trong quan niệm phương Đông: đạo. Con đường mà Basho đã đi như còn kéo dài mãi đến tận hôm nay. Bởi có rất nhiều người thấu hiểu, 64 đồng cảm và nguyện phiêu du hồn mình cùng ông dù là trên những cánh đồng hoang vu. Tứ thơ trong bài Haiku trên gợi nhớ đến tâm tư của đại thi hào Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Dịch thơ: “Chẳng biết ba trăm năm lẽ nữa Thiên hạ ai người khóc Tố Như?” (Độ Độcc Ti Tiểểu Thanh kí) Đâu đợi đến ba trăm năm và chắc rằng không chỉ có ba trăm năm. Những trái tim đồng điệu, những con người nhận ra giá trị của Basho, của Nguyễn Du sẽ nguyện mãi khóc cho các ông. Niềm bi ai còn xuất hiện khi tuổi già đến và cảm nhận sức nặng của thời gian. Thời gian mang đến cho con người những viên gạch tuổi đời. Những viên gạch cứ chất chồng đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của người khách lữ hành. Cuộc sống quá dài, những con đường chưa đi còn nhiều nhưng tuổi đời không cho phép. “Trong mùa thu này ta già biết mấy ôi chim và mây.” [3; tr.84] Thời gian là nỗi ám ảnh của con người mùa qua mùa, năm lại qua năm và những vết chân chim hằng lên trên khuôn mặt. “Mỗi mùa đông tôi lại thấy Tuyết kia trở lại Mới tinh, trắng ngần Nhưng mặt tôi tê tái Già đi mỗi mùa đông.” [6; tr.136] Có lẽ vì cuộc đời ngắn ngủi, vì cuộc đời vô thường mà đôi mắt Basho không chỉ chạnh lòng cho mình mà còn nghĩ đến bạn mình. “Mùa thu thâm u người hàng xóm ấy 65 sống như thế nào?” [3; tr.84] Mùa thu gợi lên cảm xúc buồn và gợi cho Basho nhớ về bạn. Mùa thu lá rơi lìa cành làm ta liên tưởng đến sự chia lìa. Cuộc đời ngắn ngủi biết người ấy còn trên thế gian này hay không? Bài thơ toát lên vẻ u hoài sâu đậm. Aware là cảm thức thể hiện sự nhạy cảm của con người trước cuộc sống. Basho vốn xem mình là tàu lá chuối trong gió mưa. Có lẽ vì vậy mà các bài thơ của ông luôn đong đầy tình cảm. 2.4. Sự u huy huyềền, sâu sắc (Yugen) Điều gì làm nên điều kì diệu của Haiku? Rất khó để trả lời một cách xác đáng và đầy đủ. Thơ Haiku ngắn gọn, mỏng manh như chiếc lá, bé nhỏ như hạt cát nhưng là hạt cát làm nên thế giới, là chiếc lá ẩn chứa thời gian. Có rất nhiều yếu tố tạo nên điều kì diệu của Haiku, đó là nội dung cô đọng, là nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, là giá trị ẩn sâu… Trong những mảnh ghép tạo thành Haiku có mảnh ghép mang tên yugen. Yugen là một trong những cảm thức thẩm mỹ chủ đạo tồn tại trong Haiku. Với sự súc tích, “ý tại ngôn ngoại” vốn có của Haiku, yugen với vai trò cảm thức thẩm mỹ hoàn toàn hòa điệu vào Haiku để nổi bật lên những đặc trưng của thể thơ này. Yugen là tên gọi của sự sâu thẳm, u ẩn và huyền diệu của vạn vật. Yugen là khá niệm dùng để miêu tả những điều thâm sâu mà con người không thể thấy và lý giải được. Từ này cũng được sử dụng trong Phật giáo, biểu thị chân lý tối hậu không thể nắm bắt bằng tri tính. Không phải sự vật, hiện tượng nào con người cũng có thể nhìn thấu và kiến giải được chúng. Yugen là cảm thức đưa ta đến sự cảm nhận về cái bên ngoài sự biểu đạt bằng lời nói. Nhưng điều đó không có nghĩa là yugen ám chỉ một thế giới khác mà yugen nói đến những điều thuộc về thế giới này. “Biển tối dần tiếng kêu chim nhạn trắng màu trong đêm.” [3; tr.50] Chim nhạn, biển đêm thuộc về thế giới này. Là biển với nước, là chim nhạn với tiếng kêu trong đêm. Nhưng yugen lại đưa ta đến những điều nằm ở siêu ngôn từ, những điều nằm ngoài phạm vi văn bản. Bài thơ có sự tương tác của các hiện tượng đời sống: tĩnh và động, đen và trắng, biển và trời, giữa toàn thể và riêng lẻ. Cánh chim trong 66 đêm trên biển khơi mênh mông tối sầm âm u cất tiếng kêu màu trắng. Tiếng kêu không có màu. Vậy màu trắng ở đây là cái gì? Đó là yugen. Là sự chuyển đổi cảm giác từ nghe sang thấy và cuối cùng là cảm nhận. Tiếng kêu màu trắng của chim nhạn mang tính u huyền sâu sắc nhưng con chim không là của thế giới siêu thần nào khác, nó ở ngay trên biển, trên trái đất này. Dưới ngòi bút tài hoa của mình Basho đưa yugen vào tác phẩm của mình để tô điểm thêm cho những bài Haiku. Điều này phản ánh đặc trưng của văn học cũng như văn hóa người Nhật, đó là sự kế thừa bổ sung cùng phát triển của các giá trị bởi trước đó yugen đã được sử dụng. Yugen qua thời gian không mất đi mà nó cùng tồn tại với những nguyên lý thẩm mỹ “hậu bối” được sinh ra sau đó như là karumi (khinh). Những gì không thể hiện trong từ ngữ cũng như không thể nhìn thấy rõ được bằng mắt mà con người chỉ có thể cảm nhận bằng cả tâm hồn, đó là yugen. Đấy là một trong những cảm xúc chảy sâu trong trái tim người Nhật. Điều cốt tủy của yugen là gợi nhiều điều thông qua số lượng từ ngữ tối thiểu nhất có thể. “Trắng hơn đá trắng của núi đá kia là gió mùa thu.” [3; tr.48] Làm sao thấy được gió? Gió có màu để ta nhìn không? Ta chỉ có thể cảm nhận gió khi nó lay động ngọn cỏ, khi nó tiếp xúc vào ta. Gió thu mang đến cái lạnh cóng người. Gió vô hình nhưng Basho nhìn thấy nơi ngọn gió ấy màu trắng, trắng hơn cả núi đá. Bởi đó là ngọn gió của sự hủy diệt, là ngọn gió của thời gian, ngọn gió tàn phá. Gió xâm thực bào mòn cả đá nên nó trắng hơn. Gió rung lạnh lẽo tàn phá cuộc đời con người. Ngọn gió ấy là yugen u huyền và thâm sâu. Màu trắng của tiếng nhạn của gió màu thu là màu của vô định màu của không gian Thiền. “Ôi tiếng ve kêu thấm xuyên vào đá trong cõi quạnh hiu.” [3; tr.81] Trong bài thơ chất sabi đã chuyển biến thành yugen. Sabi thể hiện ở chỗ tịch liêu, im lặng để thấu thị. Và yugen chính là điều mà tác giả thấu thị được. Đó là tiếng ve đã thấm sâu đã tiêm nhiễm vào đá, vào quạnh hiu cõi sống. Làm sao có thể nghe được 67 tiếng ve trong hòn đá cứng? Chỉ có thể là Basho mới cảm nhận được thôi. Bài thơ như một công án về sự tịch tĩnh của tâm hồn. Hồn lắng đọng để thấy vạn vật như tan chảy, như đang hòa vào nhau. Tiếng ve dường như mạnh mẽ sắc nhọn còn hòn đá thì lại mềm dẻo để cả hai hòa vào nhau. Bài thơ là sự giải thoát khỏi những vướn mắt và giới hạn của nhận thức để từ đó cảm xúc trở thành cảm xúc của tâm linh. Để thấy tiếng con ve đang toát lên sự u huyền yugen. Đó như là sự chuyển hóa mà một công án hướng đến. Công án là hình thức đối thoại giữa tâm linh và cuộc sống, giữa bản ngã con người và sâu thẳm của nó. Công án đúc kết những giây phút đốn ngộ. Nó làm ta rơi vào im lặng của sự u huyền và mở ra sự vô biên. Đây là hình thức tạo nên tính giản dị và sâu thẳm trong thơ Haiku của Basho. Giản dị vì sự ngắn gọn vì nó đề cập đến những đề tài quen thuộc trong tự nhiên nhưng lại sâu thẳm. Sâu thẳm là vì nó gợi ra những cảm xúc, những nhận thức mới, kích thích sự tưởng tượng suy diễn của người đọc. Thơ Haiku của Basho có thể nói với ta rất nhiều nhưng không phải bằng lời mà bằng những khoảng trống của ngôn ngữ. Mười bảy âm tiết đối với ta là ngắn gọn nhưng đối với Haiku, với Thiền tông như vậy cũng là nhiều. Những cái u huyền, sâu thẳm phải cảm nhận trong tâm hồn, suy nghĩ, giác ngộ cũng trong sự im lặng tâm hồn mà thôi. Tính chất vô ngôn hiện diện ở mỗi bài Haiku. Sự u huyền, sâu sắc mà yugen hướng tới thường xuất hiện ở những sự vật, hiện tượng thường nhật, giản dị. Yugen đồng thời cũng là một phần của thế giới. Đi tìm bản chất của sự vật chứ không chỉ lý giải cái vỏ bề ngoài là một trong những quan niệm mà Basho ảnh hưởng từ Thiền. Các bài Haiku như những câu công án đúc kết lại kinh nghiệm Thiền tông. Những bài Haiku của Basho không đơn giản là thơ mà nó còn là công án khám phá bản chất thế giới. Đó vừa là sức mạnh của Thiền tông vừa là sức khái quát của thơ Haiku. Thiền tông chú trọng việc tìm tòi phát hiện bản chất cuộc sống, bản chất sự vật vì Thiền tông xuất phát từ nguyên lý trân trọng tự nhiên và cuộc sống. Dù tồn tại hình thức tọa Thiền hay viết công án thì đó không phải là sự chối bỏ cuộc sống mà là hình thức tĩnh tâm để nghĩ về cuộc sống hiện tại. “Một tia chớp đi sâu vào tối đen làm con diệc kêu lên.” (Phùng Hoài Ngọc dịch). 68 Basho nhạy cảm và tinh tường nhận ra nỗi sợ hãi đang hiện diện nơi con diệc. tia chớp và tiếng kêu vang lên hòa vào nhau rồi chìm vào tối đen vũ trụ. Vào chính khoảnh khắc ngắn ngủi mà tia chớp lóe lên Basho không chỉ nhìn thấy tia chớp mà còn nhìn thấy nỗi sợ hãi nơi con diệc. Chuỗi hình ảnh tia chớp – con diệc – đêm đen được gói gọn trong bài bài Haiku một cách tinh tế. Đêm đen bao trùm lên nỗi sợ hãi của con diệc. Tia chớp chỉ là hiện tượng ngắn ngủi, tức thời nhưng đã soi rọi lên sự sợ hãi và đem nó ra vùng tối dù trong giây lát. Basho tinh tế và sâu sắc biết nhường nào khi nhận ra những điều diệu kì như thế. Lớp vỏ bọc của màn đêm cũng không hoàn hảo. Cuộc sống đôi khi có những lớp vỏ như vậy. Phát hiện bản chất sau lớp màn đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự nhạy cảm. Yugen còn là cảm thức về vẻ đẹp của điều nó bỏ lửng. Là cái đẹp nằm ở chiều sâu của sự vật chứ không phải nằm bên ngoài. “Tiếng hạc vang trời và tàu lá chuối trở thành tả tơi.” [3; tr.89] Với hai hình ảnh tiếng hạc và tàu lá chuối tả tơi. Basho cho ta khoảng không gian trống vắng dành cho sự tưởng tượng. U huyền không bao giờ nói hết những gì qua câu chữ. Sự u huyền, sâu sắc chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn và bằng trái tim có khiếu thẩm mỹ. Để nghe “tiếng hạc vang trời” thì phải là lúc không gian yên tĩnh hoặc là lúc tâm hồn hoàn toàn tịch liêu với thế giới. Basho nhạy cảm như cảm nha tàu lá chuối đang lắng nghe tiếng loài sinh vật bé nhỏ cất tiếng giống xé tan trời. Tiếng kêu không thánh thoát mà tiếng kêu như gào lên, như đang muốn võ òa. Tàu lá chuối hay chính là tác giả. Nhà thi sĩ dùng nhạy cảm, sâu sắc của mình để lắng nghe tiếng con hạc kia. Tả tơi ở đây là tượng trưng cho sự cảm nhận tinh tế sâu sắc. Tiếng hạc vang lên như đưa ta đến thế giới của âm thanh, của sự sâu thẳm nhiệm mầu. Basho bỏ lửng bài thơ mặc cho độc giả suy ngẫm. Bài thơ như tiếng hạc vang lên đấy những chẳng thấy con hạc nơi nào. Sự bỏ lửng này tạo nên dư âm trong lòng độc giả. Như những tác phẩm của Kawabata thường có những kết thúc mở mang đậm màu sắc yugen. Tiểu thuyết Xứ tuy tuyếết kết thúc bằng cảnh Yoko chết trong đám cháy, Komako gần như điên loạn còn Shimamura thì không biết mình đang rơi vào trạng thái được gọi tên là gì. Các nhân vật dừng cảnh quay của mình tại đó, tại nơi hỗn loạn của đám cháy, tại nơi tiếng gầm 69 dữ dội đang chảy trong đầu Shimamura. Yugen đã ảnh hưởng sâu đến tác phẩm của Kawabata. Các tác phẩm của ông dừng lại nhưng chưa kết thúc, thế giới mà nó mở ra còn tiếp tục những con đường cho độc giả đồng hành. Yugen là cảm thức có liên quan mật thiết với wabi và sabi. Sự vật bình thường vẫn toát lên sự bí ẩn sâu xa, tịch liêu đơn sơ cũng dần đưa ta đến thế giới u huyền sâu sắc. “Trên cành cây cánh quạ đậu chiều Thu.” [3; tr.32] Đây là bài thơ chứa đựng nhiều cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Ta có thể thấy chất sabi trong không gian cô tịch của bài, sự giản dị (wabi) qua hình ảnh cánh quạ, cành khô và có cả yugen. Hình ảnh con quạ chìm vào chiều thu mênh mông vô định làm ta liên tưởng đến sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ bao la. Cánh quạ trong bài Haiku cũng có thể là hiện thân của tác giả. Bài thơ không hề nói đến sự cô độc của Basho nhưng qua những hình ảnh trong bài ta có thể cảm nhận được sự cô độc của tác giả. Đó là yugen, là sự mơ ảo khó xác định được ẩn sau lớp ngôn từ. Yugen là vẻ đẹp của điều chưa nói.Thông qua yugen các tác giả muốn gửi gắm nhũng thông điệp ngầm đến với độc giả. Như trong những tiểu thuyết của Kawabata thường không có cái kết rõ ràng. Trong Xứ tuy tuyếết cũng có một cái kết buồn và mang tính gợi mở. Yoko chết trong đám cháy, Komako gào lên gần như điên loạn còn Shimamura thì bàng hoàng không biết mê hay tỉnh. Tác phẩm chỉ kết thúc như thế. Nó để lại biết bao là dư âm trong lòng người đọc. Liệu rằng tình yêu của Shimamura và Komako sẽ đi đến đâu? Cuộc đời và tương lai Komako như thế nào? Shimamura liệu còn có đến vùng xứ tuyết nữa hay không? Cái kết mà Kawabata đưa ra không bao giờ là hết chuyện. Ngay cả cái chết của Yoko cũng thể hiện những điều bỏ lửng của tác giả. Yoko là đại diện cho vẻ đẹp cổ xưa, thanh cao trong sang nhưng lại có cái chết thương tâm trong biển lửa. Yoko chính là vẻ đẹp mà người du khách u buồn mãi đi kiếm tìm. Sau nhiều lần đến xứ tuyết Shimamura mới tìm được vẻ đẹp cần tìm nơi Yoko, một vẻ đẹp thánh thiện nhưng khó nắm bắt. Nhưng người nghệ sĩ không thể giữ cái đẹp lâu bên mình được, khi Yoko chết cái đẹp chỉ còn là hoài niệm. Có lẽ những vè đẹp của cái mất đi của sự tưởng nhớ hoài niệm mới là vẻ đẹp thật sự và tồn tại mãi mãi. Vì 70 ngọn lửa có thể thiêu cháy một Yoko xinh đẹp nhưng không thể nào phá hủy hình ảnh Yoko trong lòng Simamura. Những cái kết ấy mang màu sắc yugen giống như cuộc đời này luôn ẩn chứa nhiều sự kiện và không thể đoán được đâu là kết thúc. Cuộc sống thì không bao giờ hoàn mĩ và cái đẹp cũng không phải lúc nào cũng toàn bích dễ kiếm tìm. Trong những bài Haiku của Basho cũng có rất nhiều điều bỏ lửng. “Mùa xuân ra đi tiếng chim thổn thức mắt cá lệ đầy.” [3; tr.36] Basho khởi hành chuyến hành trình lên phương Bắc vào một sáng mùa xuân khi mây mờ còn giăng trên đỉnh Fuji qua ánh trăng ban mai yếu ớt. Nhưng đây không phải là lần đầu ông chia tay những người bạn để lên đường, Basho đã đi nhiều nơi và trên những cuộc hành trình ấy ông đã chia tay không biết bao lần. Có lẽ vì thế mà cảm xúc li tao ùa về mạnh mẽ hơn bao giờ hết đến nỗi có nước mắt tuôn tràn. Giọt nước mắt của con cá hay là của chính tác giả? Tiếng chim thổn thức hay chính Basho đang nghẹn ngào giờ li biệt? Cảm xúc của mình được Basho kiềm nén lại chỉ bộc lộ khi ông mượn hình ảnh tiếng chim và mắt cá. Điều mà yugen thể hiện trong bài thơ chính là cảm xúc nghẹn ngào li biệt của tác giả đã được thể hiện tinh tế một cách gián tiếp trong bài. Một ẩn ý nữa đó là sự quyến luyến, cảm động của buổi chia tay của Basho và những người bạn khiến thiên nhiên phải rơi lệ. Thiên nhiên dường như cũng đang đồng cảm với Basho. “Ngọn lúa nào trong ngón tay bíu chặt khi tự biệt nhau.” [3; tr.58] Ở đây cũng có một cuộc chia tay. Cuộc chia tay không thấy xuất hiện người ra đi kẻ ở lại mà chỉ có ngọn lúa bíu chặt trong tay. Cảm xúc trào dâng đến nỗi chỉ biết nắm chặt bông lúa để khỏi nghẹn ngào. Nhà thơ ghi lại khoảnh khắc kiềm chế cảm xúc, chính khoảnh khắc này gợi lên biết bao nỗi xuyến xao trong lòng người đọc. Bài thơ của Basho nhẹ nhàng thấm sâu vào trái tim đọc giả, dường như ai cũng bắt gặp mình trong bức tranh chia ly ấy. Như người ở lại trong cuộc “tống biệt” của Thanh Tâm, người ấy cũng thản nhiên bên ngoài mà nghe lòng nổi sóng. 71 “Đưa người ta không đưa qua sông Mà sao có tiếng sóng ở trong lòng” (Tống bi biệệt hành - Thanh Tâm). Dường như ai trong cuộc chia ly cũng cố gắng đè nén cảm xúc của mình để giữ trọn vẹn nụ cười trên môi của cả người đưa tiễn lẫn người ở lại. Cái hay của Basho là không nói điều cần phải nói nhưng ông nói những điều nên nói. Điều nên nói là cuộc chia tay bên đồng lúa, điều cần nói là cảm xúc của những người tham gia vào cuộc chia tay này. Các cảm xúc đã được ẩn lấp sau lớp vỏ ngôn từ nhưng ta có thể thấy trong lòng của người những tham gia chia tay đang dâng trào niềm xúc động. Hình ảnh tay trong bài không rõ của người đi hay người ở lại nhưng chắc chắn một điều người ấy đang cố gắng hết mình để kiềm lại tình cảm của mình. Không cần nhiều từ ngữ hay những câu miêu tả tâm trạng mà đơn giản chỉ cần một hình ảnh nhỏ cũng đủ gợi lên vẻ đẹp của điều chưa nói - yugen. Bên cạnh sự tịch liêu của sabi, sự đơn sơ giản dị của wabi, niềm bi ai aware là yugen của sự u huyền sâu sắc. Các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku của Basho đều hướng đến vẻ đẹp chưa hoàn mỹ. Chính những điều như thế mang đến vẻ đẹp về cái bất toàn, về sự vô thường trong cuộc sống. Các cảm thức thẩm mỹ chi phối cả trong văn hóa lẫn trong văn chương nghệ thuật của người Nhật. Thơ Basho thấm đẫm các cảm thức thẩm mỹ. Cả bốn nguyên lý thẩm mỹ mà Basho kế thừa từ truyền thống đều mang trong mình những ảnh hưởng từ giáo lý Thiền tông. Đó là mọi cái đẹp đều phải thuận tự nhiên và tự nhiên chính là nơi ẩn chứa nhiều cái đẹp nhất. Cái đẹp xuất hiện xung quanh ta, nó đơn sơ hiện hữu trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Cái đẹp đó luôn sẳn sàng chờ đón những tâm hồn nhạy cảm như Basho đón nhận và khám phá. 72 ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ Văn học Nhật Bản đã tìm cho mình vị trí xứ đáng trên văn đàng thế giới. Nền văn học này tự hào khi có đươc Kawabata và Oe đã vươn lên đoạt giải Nobel văn học giải thưởng danh giá mà giới văn nghệ sĩ luôn phấn đấu và mơ ước đạt được. Nơi mảnh đất văn học giàu truyền thống mang tên Nhật Bản còn có rất nhiều nhà nghệ sĩ “lang thang” khắp nơi để lại những dấu chân đã trở thành bất diệt. Ở nơi ấy có Basho trên những nẻo đường tìm “đạo” với tấm áo vương hạt bụi đời. Basho đã cống hiến cho nghệ thuật, cho cuộc sống bằng tất cả tấm lòng mà không cần một huân chương hay một bằng khen nào cả. Có lẽ vì vậy mà độc giả đáp trả lại tấm lòng của ông bằng niềm nhớ thương, ngưỡng mộ sâu sắc khôn cùng. Không chỉ đọc, thưởng thức mà các tác phẩm của Basho còn được nghiên cứu nhằm khẳng định những giá trị bên trong nó. Ngoài ra có rất nhiều nhà thơ, văn đến những độc giả nghiệp dư đã chọn Haiku - thể thơ mà Basho chấp bút - để sáng tác và bày tỏ nỗi lòng. Thời gian cứ trôi đi lướt qua vạn vật một cách vô tình nhưng chính thời gian lại là phương tiện khẳng định những giá trị. Các tác phẩm của Basho qua thời gian càng để lại nhiều giá trị quý báu. Là nhà mang tâm hồn yêu mến cái đẹp đặc biệt là cái đẹp của thiên nhiên nên thơ Basho luôn chứa chan những vẻ đẹp giản đơn nhưng sâu sắc. Cái đẹp trong thơ ông hiện lên trong những hình ảnh rất tự nhiên, bình dị gắn với thiên nhiên tươi đẹp. Đó đơn giản là hoa cỏ, là những sinh vật bình thường trong cuộc sống, là nhịp điệu cuộc đời dân dã. Thơ Basho mang đậm dấu ấn Thiền tông nên lời thơ như những câu công án mang đậm triết lí về cuộc đời. Đọc thơ Haiku của ông đôi lúc ta cảm giác như được học những bài học ý nghĩa giúp tâm hồn trở nên thanh trong nhẹ nhàng và yêu cuộc sống hơn. Trong các tác phẩm của Basho các cảm thức thẩm mỹ hiện lên với nét độc đáo đặc trưng rất Nhật Bản. Nó phản ánh cái nhìn của người Nhật về cái đẹp, cái đẹp hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống này tuy bình dị nhưng cũng rất bí ẩn. Một số cảm thức chủ yếu như sabi, wabi, aware và yugen đóng vai trò quan trọng trong thơ Haiku của Basho. Chúng hòa quyện vào lời thơ để ngân vang lên những giai điệu vừa thanh tao giản đơn vừa huyền diệu, kì bí. Điều đặc biệt khi các cảm thức thẩm mỹ xuất hiện trong thơ Basho là các cảm thức này tuy khó hiểu, thâm sâu nhưng lại được diễn đạt bằng những hình ảnh đơn giản, gần gũi. Ta có thể bắt gặp cảm thức yugen huyện diệu sâu sắc bên trong tiếng ve kêu hay sự cô tịch của cả vũ trụ bao la trong cánh quạ chiều thu… Chính những điều tuyệt diệu như thế đã được Basho đưa vào thơ một cách 73 hết sức tự nhiên, điều này cho thấy tài năng của một nhà thơ vĩ đại. Khi ông chấp bút ông gửi gắm vào những bài thơ những cảm thức thẩm mỹ bằng sự khóe léo tự nhiên hết mực. Có lẽ những trải nghiệm trên những nẻo đường hành hương “thâm sâu” đã tiếp thêm cho ông sự trải nghiệm để ngòi bút trở nên diệu kì và nhạy cảm hơn. Các cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku của Basho góp phần làm cho thơ của ông thêm đặc sắc. Nó thể hiện cái nhìn mang tính thẩm mỹ của Basho trước những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Cái đẹp có thể ẩn mình trong sự im lặng tịch liêu, cái đẹp cũng là niềm bi ai gợn thoáng nỗi buồn, cái đẹp đôi lúc đơn sơ giản dị nhưng có khi lại khoác lên mình chiếc áo của sự bí ẩn thâm sâu. Dù cái đẹp tồn tại ở trạng thái cảm xúc nào thì nó vẫn tựu chung lại ở nét giống nhau đó là cái đẹp luôn gắn với thiên nhiên, gắn với cuộc sống. Basho vẽ nên cho ta thấy bức tranh đẹp tuyệt vời khi con người sống hòa hợp, yêu mến trân trọng thiên nhiên. Không chỉ vậy các cảm thức trong thơ Basho luôn có sự ảnh hưởng của giáo lý Thiền tông. Càng đi sâu vào tìm hiểu thơ Haiku của Basho người viết càng cảm nhận cái hay, cái đẹp của thể thơ này và càng bị cuốn hút hơn. Thơ Haiku tuyệt đẹp như những viên ngọc được Basho mài giũa từng chút một. Bài Haiku bé nhỏ nhưng ẩn chứa những nét đẹp mà càng chiêm nghiệm, càng suy ngẫm thì lại càng phát hiện ra thêm nhiều điều thú vị, nhiều nét giá trị đến bất ngờ. Luận văn của chúng tôi nhỏ bé như giọt nước trong biển cả mênh mông. Tuy vậy, chúng tôi vẫn hi vọng luận văn này sẽ góp một phần tri thức vào việc tìm hiểu, khám phá những giá trị to lớn trong thơ Haiku của Basho. 74 ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ Tài li liệệu sách ườ 1. Eiichi Aoki (chủ biên) (2006) - Nh Nhậật Bản đấ đấtt nướ ướcc và con ng ngườ ườii - Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. ng - Trường Đại học Cần 2. Nguyễn Hoa Bằng (2002) - Bài gi giảảng mỹ học đạ đạii cươ ương Thơ, Cần thơ. ơ Haiku - Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 3. Nhật Chiêu (1994) - Basho và th thơ ng - Tạp chí Văn hóa 4. Nhật Chiêu (2013) - Matsuo Basho và nguy nguyêên lý làn hươ ương Du lịch, số 8, Hà Nội. ơ ca Nh 5. Nhật Chiêu (1998) - Th Thơ Nhậật Bản - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. ởi th ủy đế n 1868 - Nhà xuất bản Tp 6. Nhật Chiêu (1997) - Văn học Nh Nhậật Bản từ kh khở thủ đến Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 7. Suzuki Daisetsu (1992) - Thi Thiềền lu luậận (quyển hạ) - Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. ng- Nhà xuất 8. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2010) - Mĩ học đạ đạii cươ ương bản Lao động, Hà Nội. 9. Đào Thị Thu Hằng (2007) - Văn hóa Nh Nhậật Bản và Yasunari Kawabata - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 10. Lý Kim Hoa (2006) - Để hi hiểểu văn hóa Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội. 11. Trịnh Huy Hòa (biên dịch) (2004) - Đố Đốii tho thoạại với các nền văn hóa - Nh Nhậật Bản Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. ươ ng ph 12. Chimyo Horioka, Siewart W.Holmes (2004) - Thi Thiềền trong hội họa Ph Phươ ương phááp ơ Haiku và tranh mắc hội - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp tìm hi hiểểu cảm nghi nghiệệm th thơ Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thị Khánh (chủ biên) (1988) - Văn học Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. n cận đạ 14. N.I. Kônrát, Trương Bá Đĩnh (dịch) (1999) - Văn học Nh Nhậật Bản từ cổ đế đến đạii - Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng. 15. Mai Liên (tuyển chọn) (2009) - Hợp tuy tuyểển văn học Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Lao động trung tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây, Hà Nội. 75 ữ Văn 10 tập 1 - Nhà xuất bản giáo 16. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2010) - Ng Ngữ dục Việt nam, Tp Hồ Chí Minh. ững sắc th ức th ơ Haiku Nh 17. Hà Văn Lưỡng (2005) - Nh Nhữ tháái cảm th thứ thẩẩm mỹ trong th thơ Nhậật Bản - Tạp chí sông Hương số 195, Huế. 18. R.H.P Mason & J.G Caiger (2009) - Lịch sử Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 19. Hồ Ngọc Mân (2011) - Gi Giááo tr trìình Văn học Ấn Độ - Nh Nhậật Bản - Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. ơi vườ n văn Nh 20. Hữu Ngọc (2006) - Dạo ch chơ ườn Nhậật Bản - Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội. 21. Nhiều tác giả (1998) - Văn học Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Vĩnh Sính (1991) - Nh Nhậật bản cận đạ đạii - Nhà xuất bản tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. ới Đô ng Á - Nhà xuất bản 23. Vĩnh Sính (1993) - Vi Việệt Nam và Nh Nhậật Bản trong th thếế gi giớ Đông Sở văn hóa thông tin Tp Hồ Chí Minh, 3. 24. Vĩnh Sính (2001) - Vi Việệt Nam giao lưu văn hóa - Nhà xuất bản Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. ng th 25. Phạm Hồng Thái (2008) - Tư tưở ưởng thầần đạ đạoo và xã hội Nh Nhậật Bản cận - hi hiệện đạ đạii Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội. 26. Nguyễn Nam Trân (2011) - Tổng quan lịch sử văn học Nh Nhậật Bản - Nhà xuất bản Giáo dục, Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên) (2008) - Văn học Nh Nhậật Bản ở Vi Việệt Nam - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Tài li liệệu mạng 28. Nguyễn Vũ Như Huỳnh (3/1010) - Masaoka Shiki và Haiku cận đạ đạii, http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=975%3A masaoka-shiki-va-haiku-cn-i&catid=85%3Ahi-tho-qua-trinh-hin-i-hoa-vnhc&Itemid=147&lang=vi. ơ haiku ở Nh 29. Vĩnh Sính (7/2010) - Basho và cõi th thơ Nhậật Bản, http://www.erct.com/2ThoVan/VinhSinh/BaSho.htm. 76 ở: Vài bài th ơ kh 30. Vĩnh Sính (1/2011) - Hoa anh đà đàoo mu muôôn thu thuở thơ khóó qu quêên của Basho, http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/ADMT-AnhDaoMuonThuo.htm. 77 MỤC LỤC ẦN MỞ ĐẦ U............................................................................................................ 2 PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 2 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................................... 3 3. Mục đích, yêu cầu................................................................................................................ 6 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................7 ẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 8 PH PHẦ DUNG......................................................................................................... .........................................................................................................8 ươ ng 1. NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................... 8 Ch Chươ ương NHỮ CHUNG....................................................................... .......................................................................8 1.1. Giới thuyết về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản và thơ Haiku................ 8 1.2. Đôi nét về thơ haiku....................................................................................................... 18 1.2.1. Nguồn gốc thơ haiku.....................................................................................18 1.2.2. Hình thức và đặc điểm.................................................................................. 19 1.2.3. Một số nhà thơ Haiku tiêu biểu.................................................................... 21 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp Matsuo Basho..........................................................................24 1.3.1. Cuộc đời hành giả của Matsuo Basho.......................................................... 24 1.3.2. Sự nghiệp thơ ca của Matsuo Basho.............................................................28 1.3.3.Quan niệm thơ ca của Matsuo Basho............................................................ 31 Ch ươ ng 2. NÉT ĐẶ C SẮC TRONG MỘT SỐ CẢM TH ỨC TH ẨM MỸ TRONG Chươ ương ĐẶC THỨ THẨ Ơ HAIKU CỦA MATSUO BASHO .................................................................... 35 TH THƠ BASHO.................................................................... 2.1. Sự tịch tĩnh, tĩnh lặng (Sabi)......................................................................................... 35 2.2. Sự giản dị, đơn sơ, cao khiết (Wabi)............................................................................ 46 2.3. Sự bi ai (Aware).............................................................................................................. 57 2.4. Sự u huyền, sâu sắc (Yugen)......................................................................................... 66 ẦN KẾT LU ẬN...................................................................................................... 73 PH PHẦ LUẬ ỆU THAM KH ẢO........................................................................................... 75 TÀI LI LIỆ KHẢ ...........................................................................................7 MỤC LỤC.................................................................................................................... 78 78 [...]... đời trong những chuyến hành trình xuôi ngược Cuộc đời của Basho ảnh hưởng nhiều đến không chỉ quá trình sáng tác thơ haiku mà còn ảnh hưởng quan niệm về cuộc đời thi sĩ, quan niệm về thơ, về nhũng cảm thức thẫm mỹ của ông 34 ươ ng 2 MỘT SỐ CẢM TH ỨC TH ẨM MỸ TRONG NỘI Ch Chươ ương THỨ THẨ Ơ HAIKU CỦA MATSUO BASHO DUNG TH THƠ 2.1 Sự tịch tĩnh, tĩnh lặng (Sabi) Haiku là thể thơ ẩn chứa nhiều cảm thức thẩm. .. chỉnh, có nhà thơ vĩ đại Matsuo Basho Những tác phẩm của ông là những giá trị cần khai thác và chiêm ngưỡng Chính quan niệm thơ ca của mình mà ông xây dựng nên những cảm thức thẩm mỹ khác nhau trong thơ Các cảm thức bắt nguồn từ cuộc sống tự nhiên dung dị bình thường mà mang nhiều vẻ đẹp Basho gắn tên mình với thơ haiku và đề lại khá nhiều tác phẩm Cùng với giấc mộng lãng du của mình các tập thơ của ông... đọc Tìm hiểu các cảm thức thẩm mỹ sẽ giúp ta mở ra thêm một con đường nữa đi vào thế giới thơ Haiku ơ haiku 1.2 Đô Đôii nét về th thơ ồn gốc th ơ haiku 1.2.1 Ngu Nguồ thơ Haiku là thể thơ đặc sắc của thơ ca Nhật Bản ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867) Được xem là thể thơ ngắn nhất hiện nay và để trở thành thể Haiku như bây giờ thể thơ này đã trải qua một quá trình để... khuất trong tâm trạng của cái tôi trữ tình Một cái tôi u hoài mà phong nhã, một cái tôi nhạy cảm trước nỗi vô thường, khát khao hướng tới thiên nhiên và tha thiết tìm về nét đẹp văn hóa truyền thống” [22; tr.596] Sabi là một trong những nguyên lý thẩm mỹ đặc sắc trong Haiku của Basho bên cạnh một số nguyên lý tiêu biểu khác như wabi, yugen, aware Ngoài ra trong những năm cuối đời Basho đã đưa ra cảm thức. .. nhiên, gần gũi trong tự nhiên Thơ ca không tách rời cuộc sống, cuộc sống là đề tài của thơ ca Thơ ca góp phần tô điểm cho cuộc sống này Vì vậy mà thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày là hai mảng đề tài quen thuộc trong thơ Haiku của ông Thơ ca khởi đầu: bài ca người trồng lúa 31 trong miền quê thâm sâu” [3; tr.78] Cuộc sống giản dị là nơi nảy mầm cho những bài Haiku của Basho Hình ảnh người nông dân... nắng gió sương của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm thơ, đến những cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku của ông Cuộc đời Basho là cuộc hành trình dài mà mỗi quãng đường qua đều để lại những ấn tượng nhất định Sinh thời Basho rất thán phục Saigyo (1118- 1190) trong làm thơ cũng như trong quan niệm nên phần nào ông cũng chịu ảnh hưởng bởi quan niệm cuộc đời là một chuyến lữ hành Saigyo sống vào thời... nghiệp Haiku, ông đã để lại cho đời những vầng thơ quý giá cùng những tư tưởng thâm sâu ơ ca của Matsuo Basho 1.3.3 Quan ni niệệm th thơ Cuộc đời Basho có ảnh hưởng đến quan niệm thơ ca của ông rất nhiều Do ông là nhà du hành trên nhiều nẻo đường nên ông rất yêu cuộc sống và yêu thiên nhiên Basho quan niệm cuộc sống là cội nguồn cảm hứng thơ ca Với Basho thơ ca phản ánh những gì tự nhiên, gần gũi trong. .. mang lại tính mới mẻ cho thơ Haiku Điều to lớn quan trọng mà Shiki đã làm được cho thơ Haiku đó là đưa thể thơ này thoát ra ngoài vùng nhỏ hẹp trong giới thượng lưu để hòa nhập vào cuộc sống của quần chúng Chính vì vậy, Shiki có vai trò quan trọng trong lịch sử Haiku 1.3 Cu Cuộộc đờ đờii và sự nghi nghiệệp Matsuo Basho ộc đờ 1.3.1 Cu Cuộ đờii hành gi giảả của Matsuo Basho Matsuo Basho sinh vào năm 1644,... mang đến cho thơ Haiku một cảm thức thẩm mỹ mới gọi là karumi (khinh) Nó là sự thanh thoát nhẹ nhàng trên những ô trọc của cuộc đời Lý tưởng này được thể hiện rõ trong tập Túi ng than (1694) được học trò ông ấn hành đự đựng Sau 50 năm Basho ra đi với giấc mộng phiêu lãng của mình Ông để lại cho đời nhiều tác phảm giá trị Sau khi ông mất các bài thơ của ông cung một số đệ tử được tập hợp thành Basho th... thẩm mỹ Các cảm thức thẩm mỹ đều tinh tế, độc đáo mang tính đặc trưng rất riêng Haiku và các cảm thức thẩm mỹ kết hợp cùng ngân lên những bản nhạc mà giai điệu của nó vang mãi qua mấy trăm năm mà không hề lạc nhịp Cái đẹp, cái bi, hài, cái buồn của cuộc sống được người Nhật nhìn theo một cách hoàn toàn mới lạ Đôi mắt thâm sâu thấu thị cuộc sống cùng tâm hồn yêu mến thiên nhiên đã giúp người Nhật cảm

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45