Trong đêm thanh vắng, con người và sự vật đều chìm vào khoảng không gian bao la vô định của vũ trụ, chìm vào cái sâu thẳm của bể đêm.Nhà thơ đẩy cảm thức sabi đạt đến đỉnh điểm trong một
Trang 1CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG THƠ HAIKƯ NHẬT BẢN
Đến với xứ sở hoa anh đào, xứ sở phù tang chúng ta tìm thấy ở đất nước này mộtnét văn hóa đã đi vào tiềm thức đó là thể thơ Haikư, một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản Chính những nhà thơ thiền
sư đã đưa chất thiền vào thơ Họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ Đối với họ, thơ với đời, đời với thiên nhiên là một, trong sự gắn kết mật thiết Đó là điểm xuất phát để giải thích vì sao thơ haiku thấm đẫm chất thiền Những cảm thức thẩm mỹ được thể hiện ở thể thơ haikưnhư cái nhìn của các thi sĩ haiku trước hiện thực mang đậm màu sắc Thiền tông gắn với thiên nhiên và con người Trong thơ haiku chứa đựng những cảm thức thẩm mỹ như sabi, wabi, aware và karumi.
1 Cảm thức Sabi Sabi là cảm thức nổi trội của thơ haiku và thể hiện tập trung nhất tư tưởng của Thiền tông Sabi là linh hồn của tịnh liêu, là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, là cảm thức hùng tráng chứ không phải là cô đơn cá nhân, không mang tính bi lụy Nó là sự tĩnh mịch không có giới hạn Sabi là niềm cô tịnh vô ngã.
Ôi tiếng ve kêu/ Thấm xuyên vào đá /Trong cõi quạnh hiu (Basho) Một khung cảnh buồn, đìu hiu bởi tiếng ve kêu khắc khoải rơi vào “cõi quạnh hiu” Tiếng ve thể hiện niềm cô tịch vô ngã của thiên nhiên đến nỗi đá núi tưởng như mềm ra và trở nên vô ngại Trong tiếng ve kêu, ta bước vào cõi thâm u, nơi mọi vật dung chứa lẫn nhau Niềm cô tịch được gió đưa đi xa hơn tiếng ve, tiếng chim cu gáy có tan biến về một nơi nào đó trong không gian vô định thì trong biển thiền lắng động đó vẫn có sự xao động Chính những âm thanh nhỏ nhoi đó làm cho sự cô liêu càng thêm cô liêu: Gió mùa thu/ Bóng dài của núi /Rung lên mơ hồ (Issa)
Nửa đêm thăm thẳm/ Dòng sông Ngân hà /Rời đổi chỗ nằm (Ransetsu) Nửa đêm thức giấc nhìn lên trời, thi sĩ thấy dải Ngân hà không còn nằm
ở chỗ cũ mà dời sang nơi khác Đó là sự vận động của các vì tinh tú trong vũ trụ Nhưng đặt nhà thơ dưới đất đang nhìn lên Ngân hà ở vũ trụ, tác giả tạo nên một cảnh cô tịnh đến huy hoàng Trong đêm thanh vắng, con người và sự vật đều chìm vào khoảng không gian bao la vô định của vũ trụ, chìm vào cái sâu thẳm của bể đêm.Nhà thơ đẩy cảm thức sabi đạt đến đỉnh điểm trong một bài haiku nổi tiếng:
Cánh quạ ô/ Trên cây héo hắt/ Chiều thu (Basho) Thi sĩ Basho đã vẽ nên một bức tranh mùa thu mang tính điển hình cao độ: tiêu điều, xơ xác Sự im lìm của cánh quạ đen, sự héo hắt của cành cây khô và sự tĩnh mịch của chiều thu là hiện thực tạo thành cái sâu thẳm, vô hạn của cảm thức sabi
Trang 22 Cảm thức Wabi
Wabi là gần gũi với các sự vật bình thường hơn Wabi là một khái niệm của Phật giáo Thiền tông nói đến sự trải nghiệm về sự thanh bần an lạc,
sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật Cũng mang ý nghĩa cô đơn nhưng nếu sabi nghiêng về cảm xúc thẩm mỹ thì wabi lại nhằm ám chỉ đến điều kiện sống và tình cảm của con người và
sự vật hơn Theo D.T.Suzuki: “Sabi nghiêng về đồ vật cá nhân, trong khi wabi là sống cuộc đời bình thường trong sự thanh bần hay tri túc, thiểu dục Do đó, sabi quy về cảnh vật có tính khách quan hơn còn wabi thì thiên về cá tính chủ quan hơn” Mái lều im/ Một con chim gõ kiến/
Gõ ngoài trụ hiên (Basho)
Wabi nói đến sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất và các phương tiện sống, nhưng chứa đựng trong đó là một cái gì đó thanh cao, phóng khoáng và lành mạnh Một đêm lạnh trở mình tỉnh giấc vì gió rét, Basho viết một bài thơ haiku:
Sương giá nửa đêm/ Không ngủ được/ Tôi mượn áo bù nhìn (Basho) Một cảm xúc rất chân thành tự nhiên: Lạnh không ngủ được thì thức giấc Nhưng ý thơ chuyển sang đột ngột và bỗng kết thúc với câu “tôi mượn áo bù nhìn” Một thực cảnh đến đau lòng cho thi sĩ, nghèo đến mức mùa đông không đủ áo để mặc, không đủ chăn ấm Nhưng biết làm sao bây giờ? Phải đành “mượn áo bù nhìn” vậy Áo “bù nhìn” thay áo người để bớt lạnh - Một ý tưởng nghịch lý, trớ trêu nhưng mang tính chất ngang tàng, phóng khoáng.
3 Cảm thức Aware.
Cảm thức aware là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học xuất hiện khá sớm liên quan đến quan niệm của Phật giáo được văn chương Nhật sử dụng khá rộng rãi Ngay từ thế kỷ XI, trong thơ cổ và trong tiểu thuyết Truyện Genji (Murasaki) Aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não lòng của sự vật Nó tương tự như một âm vang vọng lại khi những gì đã qua, sắp qua sẽ tác động vào thế giới hiện hữu bằng một âm thanh nào đó Nhưng nó không nghiêng về cái bi lụy ngông cuồng của lãng mạn hay nỗi bi tráng ngây ngất của bi kịch mà aware là một bi cảm thâm trầm.
Trước cái chết của một người bạn, Basho viết: Trăng rụng rồi/ Bốn góc bàn quen thuộc/ Còn lại mà thôi.
Ở đây, sự mất mát đối với thi nhân quá lớn nhưng tác giả không hề nói đến từ “chết” mà dùng những sự vật quen thuộc thường ngày để diễn tả
sự ra đi của bạn Như vậy, đây là bài ca bi ai về cái chết của một người bạn Trăng rụng là nói đến cái chết ấy Nhưng bốn góc bàn, nơi người
ấy thường ngồi vẫn còn lại như tất cả những cái khác vẫn còn tồn tại trên cõi đời Đây không phải nói đến cái bi kịch của con người mà là sự cảm nhận của thi sĩ về sự sống và cái chết cũng đơn giản, bình dị như bốn góc bàn ấy Trong cuộc đời, mất và còn, khoảnh khắc này và khoảnh khắc khác, con người ra đi còn sự vật gần gũi thì ở lại tất cả là niềm bi cảm của con người.
Một tiếng kêu thảng thốt của con chim nhạn đang đi tìm chỗ trú giữa
Trang 3mùa đông thâm u gợi lên cảm thức phù du của trần thế và một niềm thương cảm ở người thi sĩ: Kêu chi, nhạn ơi/ Đi đâu cũng thế/ Cõi phù thế thôi (Issa)
4 Cảm thức Karumi Karumi bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát Nó dung hợp giữa tính chân phương trong phong cách và sự tinh tế trong nội dung Karumi được nói đến như một phong thái ung dung, tự tại Chính tâm thế đó đã tạo nên ở các thi sĩ haiku có cái nhìn rất hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được vẻ đẹp của con người và sự vật dẫu cho nó bé nhỏ và tưởng chừng như bị quên lãng Một đoá phù dung cũng đủ góp phần tạo nên hương sắc của mùa: Mưa mù sương/ Phù dung một đoá/ Làm mùa lên hương (Basho)
Những cánh hoa anh đào vương vãi khắp nơi theo làn gió, “đọng” vào bữa ăn khiến cho cả người và thức ăn đều thấm một màu hồng của anh đào: Dưới cây lao xao/ Chén canh, đĩa cá/ Đều vương anh đào (Basho) Thi sĩ đã mô tả một bức tranh đơn sơ, mộc mạc và thanh bần của một bữa cơm đạm bạc nhưng chính những cánh anh đào vương vào chén canh, đĩa cá làm cho “bữa tiệc hoa” trở nên thú vị, nên thơ.
Phát hiện từ trong những cái bình thường, cái đẹp bình dị, e ấp thể hiện
ý nghĩa nhân sinh cao thượng cũng là một cảm thức mang tính karumi Con người phải biết chiêm ngưỡng cái đẹp để vơi đi những khổ đau nhọc nhằn của cuộc sống phức tạp, bề bộn thường ngày Đến các loài chim muông, ong bướm cũng không lãng quên cái đẹp:
Bươm bướm nào biết đâu/ Một bông hoa mới nở/Bên trời mùa thu (Basho)
Karumi thường mang đến cho người đọc những cảm thức nhẹ nhàng, thanh thoát thông qua những khám phá xung quanh đời thường Qua cánh cổng con/ Hoa đào ta gặp/ Cả trong lẫn ngoài.
Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi) đến nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thanh thoát (wabi) và khẳng định cái thanh cao, ung dung (karumi) trong con người và sự vật là những biểu hiện của sắc thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông trong thơ haiku nói chung, đặc biệt trong thơ haiku của Basho.
Đề bài : Cam thức tham my trong thơ Haikư
Bài làm:
Nhật Bản đi sâu vào trí nhớ của con người bởi màu hồng của hoa anh đào, bởi ngọn núi Phú Sỹ hùng vĩ
mà không kém phần tuyệt đẹp Ngoài những gì mà tạo hóa ban tặng cho đất nước này thì nền văn học ở đây cũng là một phần đáng để người đời suy ngẫm và chiêm nghiệm về cái hay, cái đẹp của nó.Mà cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haikư là một trong những khía cạnh lột tả tương đối rõ nét vẻ đẹp của nền văn học Nhật Bản Vẻ đẹp ấy đã được hầu hết các nhà thơ Nhật Bản như Basho, Buson khai thác một cách triệt để thông qua những hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của mình
Trang 4Khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản, mỗi người sẽ rất ngỡ ngàng bởi những quần đảo xung quanh đất nước này mà có lẽ đối với những người dân nơi đây là một điều rất đỗi quen thuộc Bởi nó bao gồm
40000 hải đảo lớn nhỏ nằm trải theo hình cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á Nhật Bản vừa có khoảng cách với mọi lục địa lại vừa tiếp nhận được nhiều ảnh hưởng văn hóa đại lục nên đã góp phần tạo nên tính hai mặt trong bản sắc văn hóa độc đáo của Nhật Bản Nó vừa giữ gìn được truyền thống lâu dài vừa có những yếu tố cách tân mới lạ Nhật Bản còn được xem là một quần đảo thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào
Chính những khó khăn khắc nghiệt của tự nhiên đã hun đút nên tính nhạy cảm trong tính cách, tâm hồn con người Nhật Bản và nó cũng là yếu tố có tác động không nhỏ vào trong sáng tác của các nhà thơ Do phải sống chung với cái khổ, hằng ngày phải đối mặt với nguy hiểm cuộc sống tưởng chừng đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết.Bởi thế con người Nhật Bản luôn coi trọng mọi thứ thuộc về bản thân
kể cả những gì nhỏ nhặt nhất
Chính vì vậy mà thơ ca Nhật Bàn nói chung và thơ Haikư nói riêng luôn thấp thoáng những sự vật nhỏ bé đơn sơ mà tràn đầy ý nghĩa.Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho Nhật Bản có nền văn chương rất độc đáo
Nằm trong khu văn hóa đồng văn do hình thể địa lí, do quá trình lịch sử mà Nhật Bản đã tạo cho mình một
Nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc mà cũng rất đỗi hiện đại với những giá trị riêng chung mang tính chất bền vững
Đối với tôn giáo, văn hóa Nhật Bản cũng có nhiều vẻ mê hoặc và ta có thể nhận thấy điều này qua những biểu hiện tinh tế nhất ở thơ văn.Mới tiếp xúc với văn chương Nhật Bản nhất là những tác phẩm
có tính chất cổ điển ta sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Ví như thơ lại cực ngắn chỉ từ 5 đến
7 từ, tiểu thuyết tâm lí lại dài dằng dặc đến hàng nghìn trang có truyền thống tới 10 thế kỉ, còn sân khấu thì im lặng nhiều hơn nói, mặt nạ và mặt người đều bất động
Một dòng văn học mà con người Nhật có vẻ lạnh lùng nhưng bên trong lại cực kì nhạy cảm,Và những tác giả vĩ đại nhất của nền văn học Nhật Bản lúc bấy giờ thường là phụ nữ và thiền sư.Văn học Nhật Bản còn được biết đến như là một nền văn học lớn ,độc đáo trên thế giới Tính lớn và độc đáo này đã được thể hiện trên những phương diện như là thành tựu về thể loại, đôị ngũ sáng tác, ngôn từ và sự lan tỏa của
nó ra thế giới cũng như tính cách độc đáo mà chỉ có Nhật Bản mới có
Những nhà quan tâm đến vă học Nhật đều thấy rằng văn học Nhật Bản không có giới hạn về mặt thể loại tại xứ sở văn chương kì diệu này ta có thể tiếp xúc từ những thể loại ngắn nhất như thơ Haikư chỉ có 3 câu với 17 âm tiết đến những bộ truyện thiên tiên tiến dài nhất mà ít có nền văn hóa đương thời nào được như “Chuyện chàng Gennjv” đến vài ngàn trang của nữ sĩ MaraluJshihibu
Từ những phân tích trên cho thấy thể loại văn chương Nhật Bản qua các thời kì rất phong phú.Hàng loạt các thể thơ được các nhà thơ Nhật Bản thể hiện rất thành công Mà tiêu biểu là Tanka (đoản ca) thường gần 31 âm tiết chia làm năm dòng, Ranta (liên ca-nhiều người sáng tác một đề tài chung) Và thể thơ
Trang 5Haikư (gồm 3 câu 17 am tiết) là một thể thơ cũng đã góp mặt và làm nên danh tiếng cấ thi tuyển kinh điển Nhật Bản
Thơ Haikư Nhật Bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hóa đất nước phù tang Nó là một thể thơ rất đặc biệt trong thơ cổ của Nhật Bản.Phần lớn các nhà thơ Haikư đều là các thiền sư Chính những nhà thơ thiền sư này đã đua thienf vào thơ.Vì họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của một người nghệ sĩ Bởi thế đề tài thơ Haikư ưa chuộng những sự vật bé nhỏ đa dạng với những rung cả chân thành,giản dị , hồn nhiên mang sắc thái rất Nhật Bản.Đề tài thơ Haikư là thế giới tự
nó trong khoảnh khắc mang tính gợi cảm.Haikư rất giống loại tranh thủy mạc mà người Nhật ưa
chuộng.Nó là một vẻ đẹp bất chợt hướng về thiên nhiên bốn mùa phản ảnh vẻ đẹp và cảm xúc nội tâm của con người thường được gọi chung là Quý đề
Haikư là loại thơ có vẻ không trọng lời bên ngoài mà hướng vào cái bản chất bên trong.Ngôn ngữ dường như tự nhiên, không dụng công theo tinh thần “trực chỉ nhân tâm”.Ngôn ngữ Haikư là loại tín hiệu ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xung quanh được lọc qua những tâm hồn tinh khiết nên mang tín hiệu hằng sâu có sẵn trong tâm thức
Từ những đặc điểm rất khác so với các thể loại thơ khác, với các nhà sư, thơ đối với đời, đối với thiên nhiên, thơ Hai- cư có một sự gắn bó mật thiết.Đây là điểm xuất phát để giải thích vì sao thơ Hai-cư thấm đẫm tính Thiền Do ảnh hưởng của tư tưởng thiền tông trong nhận thức cuộc sống nên nó thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau.Chính điều này góp phần tạo nên tính đặc sắc thơ Hai-cư và khiến
nó trở thành thể thơ độc đáo.Nhiều người cho rằng: phát hiện và khẳng định những cái đẹp hiện hữu trong những sự vật bình thường của đời sống là một trong những nguyên lý thẫm mỹ của thơ Hai-cư.Đó
là nét đặc biệt mà chỉ khi đi khám phá, tìm hiểu một cách sâu rộng, người đọc mới thấy được cái hay của thể thơ này.Nó không miêu tả một cách tràn lan các vấn đề trong đời sống cũng như tự nhiên mà chỉ diễn đạt lại một cach ngắn gọn.Chính sự ngăn gọn trong thể thơ Haikư đaã làm cho những dòng thơ ấy như một dòng trôi chảy hững hờ, như một bức tranh đơn giản mà lại là một sự phá cách độc đáo cua các nhà thơ
Những thức cảm thẩm mỹ này thể hiện cách nhìn của các thi sĩ Haikư trước hiện thực mang đậm màu sắc thiền tông gắn với thiên nhiên và con người.Trong thơ Haikư các cảm thức thẩm mỹ như Sabi, Wabi, Awara và Karami được thể hiện rất rõ nhằm diễn đạt những yếu tố tâm linh
Đạo Phật nói chung mà cái chất thiền tông trong đạo Phật nói riêng nó đã thấm sâu vào máu thịt của các nhà sư Chính điều đó đã ảnh hưởng rất lớn trong sáng tác của họ.Hầu hết các nhà sư đều đưa “ thiền” vào trong sáng tác của mình như một thứ tất yếu Cái “thiền” ấy làm cho bài thơ trở nên mờ ảo thoáng chút tâm limh, nhịp điệu của bài thơ cũng được đơn giản hóa.Nó nhẹ nhàng chứ không ồn ào, vội vã rát giản di thanh thoát không chút cầu kì xa lạ Tuy vậy nhưng nó không làm ý nghĩa của câu thơ bị hạn chế
mà người đọc có ngẫm mới thấy được sự đa dạng về mặt ngữ nghĩa của nó hay đó cũng chính là vẻ đẹp của” thiền “ mà cũng là vẻ đep của tôn giáo Nhật Bản
Để thấy được cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haikư,chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các cảm thức Sabi, Wabi, Awara và Krami một trong những bộ phận cấu thành và làm nên sự đa dạng phonh phú cho cảm thứctrong thơ Haikư cũng như cho văn chương Nhật Bảnl lúc bấy giờ
Trang 6Trước hết cảm thức Sabi ( hay còn gọi là tịch) Nó là cảm thứ nổi trội của thơ Haikư và thể hiện tập trung nhất của tư tưởng thiền tông
Sabi là linh hồncuar tịch liên là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, nhìn thấy chúng tự bộc lộ những điều kì diệu Sabi là sự cô đơn mang tính chất tao nhã, trầm lặng, u buồn nhưng nó lại là “ niềm
cô đơn huy hoàng”, là cảm thứ hùng tráng chứ không phải là cô đơn cá nhân, không mang tính chất bi lụy Sabi bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của Nhật, thực chất là yếu tố Thiền trong Thiền học
Nó là sự tĩnh mịch không có giới hạn, là một hình thức trầm tư, chiêm nghiệm để đưa tâm hồn con người vào chốn hư không, vắng lặng để giải thoát tâm linh khi con người và sự vật ở trong cảnh cô liêu tĩnh lặng sâu xa chính là lúc tất cả mọi thứ đã chìm sâu vào hư vô, thoát khỏi bản ngã để tiến vào trạng thái vô ngã Và như vậy Sabi là niềm cô tịch vô ngã
Theo kinh nghiệm thiền giáo của các nhà sư, khi lắng vào sự tĩnh lặng.Đó không phải là sự ngừng lại của hoạy động sống thường ngày để tim một khoảng lặng nhất định mà sự tĩnh lặng trong thiền sẽ giúp con người nghe được sự chuyển động của vạn vật đó là sự tĩnh lặng của tâm thức:
“Ôi tiếng ve kêu
Thâm xuyên vào đá
Trong cõi quạnh hiu”
(Basho)
Đọc bài thơ, nổi bật là những hình ảnh rất thực đó là tiếng ve, là đá Thể hiện một khung cảnh rơi vào
“cõi quạnh hiu” Những âm thanh tưởng chừng bé nhỏ giữa khoảng không này mà lại mạnh mẽ và sắc bén của tiếng ve thể hiện niềm cô tịch vô ngã của thiên nhiên đến nỗi đá núi mềm ra và trở nên vô ngại
để cho những tiếng ve lấn át đâm “xuyên vào đá” Đây là một cái nhìn phá cách của nhà thơ cũng là sự đối lập rất độc đáo lấy cái bé nhỏ để chống chọi với cái vô tri vô giác của tạo hóa Nghe tiêng ve kêu ta như bước vào cõi thâm u, nơi mọi vật vẫn cư hiện hữu, tồn tại hằng ngày, vẫn là tiếng ve như ngày nào , vẫn là đá núi và trái tim con người vẫn rộn ràng với nhịp đập ngày thường của nó nhưng không phải ở chốn ồn ào, sôi động mà là trong cõi tâm thức, trong cõi tịch liêu
Niềm cô tịch được gió đưa gió đi xa hơn tiếng ve, nó có thể tan biến về một nơi nào đó trong không gian
vô định thì sâu bên trong sự lắng động đó vẫn có sự xao động Chính những âm thanh nhỏ nhoi đó làm cho sự cô liêu càng thêm cô liêu:
“Gió mùa thu
Bóng dài của núi
Rung lên mơ hồ”
(ISSA)
Trang 7Mô tả khung cảnh của núi rừng và một buổi sáng mùa thu có nhưng cơn gió se lạnh thoáng qua tạo nên một không gian vắng lặng so với hình dáng bóng núi đổ dài.Ở đây làn gió khẽ “rung lên” làm lay động cành cây hay trong cảnh sắc thiên nhiên bất giác đã làm ta cảm tưởng mơ hồ như bóng núi đang rung lên bởi từng cơn gió Cả bài thơ là một bức tranh thu êm dịu nhưng câu:
“Rung lên mơ hồ”
ở cuối bài làm cho bài thơ bị biến đổi về mặt trạng thái Nếu ở đấu bài tác giả chỉ giới thiệu về thiên nhiên là gió và núi là những hình ảnh rất nhẹ nhàng, êm ả thì ở câu thơ cuối từ “rung” đã làm bài thơ chuyển đổi một cách đột ngột Nó không phải là một bức tranh tĩnh lặng của mộtmuaf thu buồn mà bên trong cái im lặng đó cũng có chút xáo động nhẹ nhàng
Nhà thơ không dừng lại ở đó, ông đẩy cảm thức Sabi trong thơ Haikư đạt đến đỉnh điểm trong một bài thơ kha nổi tiếng;
“Cánh quạ ô
Trên cây héo hắt
Chiều thu”
Bằng những nết phát thảo rất nhẹ nhàng, đơn giản thi sĩ Basho đã vẽ nên một bức tranh mùa thu mang tính chất điển hình cao độ.Nó không phải là một mùa thu rộn ràng sắc vàng, tràn đầy sức sống như mùa thu của Xuân Diệu:
“Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với ánh mơ phai dệt lá vàng”
Mà mùa thu trong thơ Nhật Bản của Basho là một bức tranh thu mang tính chất điển hình rõ rệt:tiêu điều, xơ xác và buồn tẻ Cánh quạ đen, sự héo hắt của cành cây khô và sự tĩnh mịch của chiều thu là hiện thực tạo thành cái sâu thẳm vô hạn của cảm thức Sabi
Ở đây tác giả diễn tả quang cảnh một đêm thu thật đơn sơ, giản dị và cô tịch bằng một thi pháp mà nhà nghiên cứu Henderson gọi là “nguyên lý tương quan nội tại’.Trong đó sự tương quan tương đồng được nhà thơ sử dụng hợp lí cả ba sự vật: con quạ, cành cây khô và đêm thu có sự đối lập tạo thành một khung cảnh thật ảm đạm, cô tịch
Nếu con quạ, cành cây khô là cái hữu hạn thì đối lập với nó là cái vô hạn “ đêm thu” Bài thơ tạo nên một nỗi buồn quạnh hiu của một mảng thiên nhiên và biết đâu đó cũng chính là sự xót xa, buồn chán của Basho trước thế thái nhân tình đầy rẫy những chết chóc bi thương của xã hội đương thời
Cảm nhận về bài thơ này Henderson cho rằng:” ở đây không chỉ đơn giản là phong cảnh héo úa đậu xuống một chiều thu giống như hình ảnh của một con quạ Nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi chiều hôm và với nhiều điểm khác nữa tùy cảm nhân của mỗi người đọc
Trang 8Nếu cảm thức Sabbi là tâm điểm gắn với tư tưởng thiền tông có tính chất mờ ảo, mông lung xen lẫn một nỗi buồn bã tiêu điều của khung cảnh thì Wabi (đà)lại gần gũi với các sự vật bình thường hơn.Wabi là một khái niệm của Phật giáo thiền tông nói đến sự cảm nghiệm về sự thanh bần an lạc, sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người váuwj vật cũng mang ý nghĩa cô đơn
Nếu như Sabi nghiêng cảm xúc thẩm mỹ thì Wabi lại nhằm ám chỉ đời sống và tình cảm của con người,
sự vật hơn Theo P.Tsuzuki:”Sabi nghiêng về đồ vật cá nhân thì Wabi là sống cuộc đời bình thường trong
sự thanh dần hay tri thức thiểu dục” do đó Sabi quy về cảnh vật có tính khách quan hơn còn Wabi thì thiên về cá tính chủ quan hơn Cũng như cảm thức Sabi cản thức Wabitrong thơ Haikư cũng đòi hỏi các nhà thơ phải biết chọn lọc, mô tả những sự vật đơn sơ,tránh sự chọn lọc rực rỡ mà vẫn mời gọi được người đọc thả hồn vào trong.Đó còn là sự đơn sơ trong từ ngữ, không khoa trương , phù phiếm mà chát lọc, gợi cảm
Đó là những cảm nhận bất ngờ về những cái ”như thế” của sự vật tưởng chừng như rất nhỏ nhoi đó là con ốc, một chiếc lá rơi,một gạt sủa, con quạ đậu cành khô, con ếch nhảy xuống ao, tiếng ve thâm xuyên vào đá…… thi sĩ mô tả cảnh con chim kiến đang gõ vào sự cô tịch và nhịp điệu bình thường của sự sống:
“Mái lều im
Một con chim gõ kiến
Gõ ngoài trụ hiên”
(Basho)
Trong sự im lìm của mái lều và cái trụ lều bỗng vang lên tiếng chim gõ kiến đang gõvaof trụ lều hay gõ vào không gian vắng lặng.Sự hiện diện của loài vật đang hôatj động là một điều tự nhiên được thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế tạo nên cảm thức thẩm mỹ ở người đọc Một chú ốc bám vào ở khóa cổng là một việc rất bình thường nhưng nó được thi sĩ Issa miêu tả:
“Trên cổng bụi cây
Nằm thay cho ổ khóa
Chú ốc nhỏ này”
(ISSA)
Wabi nói đến sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất và các phương tienj sống nhưng chứa đựng trong đó
là cái gì đó thanh cao phóng khoáng và lành mạnh.Hình ảnh con ‘’ốc nhỏ” ‘’nằm thay cho ổ khóa” là một hình ảnh rất đời thường ai cũng có thể thấy nhưng điểm đặc biệt ở đây là nó đã dược đưa vào thơvaf trở thành một hình tượng tiêu biểucho cái gjf đó mang tính chất tượng trưng
Một đêm lạnh trở mình tỉnh giấc vì gió rét Bashovieets một bài thơ Haikư:
“Sương giá nửa đêm
Trang 9Không ngủ được
Tôi mượn áo bù nhìn”
(Basho)
Qua ngôn từ của bài thơ có thể thấy nhà thơ đã thể hiện một cảm xú rất chân thành tự nhiên:đó là lạnh không ngủ được thì thức giấc Nhưng ý thơ chuyển sang đột ngột và bỗng kết thúc bởi câu:
“Tôi mượn áo bù nhìn”
Một thực cảnh đau lòng cho thi sĩ nói riêng mà cả người dân cùng thời nói chung là nghèo đến mức mà đông không đủ áo để mặt, không có chăn để đủ ấm Tác giả dường như bất lực trước thực tại Chỉ thấy len lỏi đâu đó trong tâm trạnglà một nỗi xót xa, một nỗi buồn tê tái Chính vì vậy mà tác giả không tìm được một giải pháp nàođể che lấp bớt sự nghèo khổ thiếu thốn mà không biết làm sao đành mượn áo
bù nhìn Đay là một ý tưởng nghịch lý trớ trêu nhưng mang tính chất ngang tàng phóng khoáng
Cùng với con đường làm rõ cảm thức thẩm mỹ của thơ Haikư thì Aware cũng là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học xuất hiện khá sớm, bắt nguồn từ văn học mĩ lưu thời Heian (75- 1186) Nó liên quan đếnquan niệm của phật giáo được văn chương Nhật sử dụng khá rộng rãi Ngay từ thế kỉ XI trong thơ ca
và tiểu thuyết truyện Genji (Musasaki)nhiều tác giả đã nói đến Aware
Aware (bi ai)là niềm bi cảm , xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não lòng cuả sự vật, là một cảm thức xao xuyến, rung động trước cảnh sinh li tử biệt Buồn, đau, thương, tiếc,sầu muộn là những phản ứng thuộc
về nhận thức Con người nếu biết đón nhận và cảm nhận được nỗi buồn đau thì có thể đánh thức được sức mạnh bên trong và thăng hoa Alfretdenusset nhà văn người Pháp từng nói:
“Đau buồn làm con người lớn lên’’
Aware tương tự như âm thanh vang vọng lại khi những gì đã qua, sắp qua sẽ tác động và thời gian hiện hữu bằng một âm thanh nào đó Nhưng nó không nghiêng vê cái bi lụy ngông cuồng của lãng mạnhay nỗi bi tráng ngây ngất của bi lụy mà Aware là một bi cảm thâm trầm
Trước cái chết của một người bạn Bashô viết:
“ Trăng rụng rồi
Bốn góc bàn quen thuộc
Còn lại mà thôi.”
Ở đây sự mất mác quá lớn đối với thi nhân, quá lớn nhưng tác giả không hề nói “tử” hay “chết” mà tác giả đã dùng sự vật rất quen thuộc thường ngày để diễn tả sự ra đi của bạn Cách nói này làm giảm bớt sự đau thươngtrong lòng tác giả, làm cho cảm xúc được kiềm nén chứ không bộc phát như những thứ tình cảm bình thường của mọi người Phải chăng đây là sự mất mác quá lớn, quá đột ngột làm cho tình cảm của tác giả như chết lặng không thốt nên lời? Đó là biểu tượng cho tình cảm rất đậm đà, sâu sắc mà không phải ai cũng có được
Trang 10Trăng rụng là nói đến cái chết ấy Nhưng bốn góc bàn của người ấy thường ngồi vẫn còn lại, tất cả những cái khácvaanx tồn tại yển cõi đời, có hay không chỉ là sự thiếu vắng một bóng hình quen thuộc trong cuộc đời của tác giả Đây không phải nói đến bi kịch của con người mà là sự cảm nhận của thi sĩ về sự sốngvaf cái chét cũng đơn giản bình dị như bốn góc bàn đang tồn tại
Một tiếng kêu thảng thốt của con chim đang đi tìm chỗ trú giữa mùa đông thâm u gợi lên cảm thứ phù
du của trần thếvaf một niềm thương cảm ở người thi sĩ:
“ Kêu chi nhạn ơi
Đi đâu cũng thế
Cõi phù thế thôi”
Kết thúc cảm thức Aware là sự thể hiện góp phần không nhỏ của cảm thức Karami ( khinh) Nó bắt nguồn từ Karashi nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát Cảm thức Karami dung hợp trong phong cách váuwj tinh tế trong nội dung
Karami được nói đến như một phong thái ung dung tự tại Chính tam thế đó đã tạo nên ở các thi sĩ Haikư như bi quên lãng Một đóa phù dung cũng đủ góp phần tạo nên hương sắc của mùa:
“Mùa sương mù
Phù dung một đóa
Lam mùa nên hương”
(Busho)
Đất nước Nhật Bản là một đất nước của loài hoa anh đào Bởi thế những sáng tác của các nhà thơ có sự hiện diện của nó cũng là một điều đương nhiên khong có gì lạ lẫm Tuy nhiên trong bài thơ của Busho đó không phải là những hoa anh đào còn tỏa sắ trên cây mà đây là những cánh hoa anh đào vương vãi khắp nơi theo làn gió ”đọng” vào bữa ăn khiến cả người và thức ăn thấm một màu hồng của loài hoa ấy
“Dưới cây lao xao
Chén canh đũa cá
Đều vương anh đào”
(Busho)
Karami thường mang đến cho người đọc nhũng cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thoát thông qua những khám phá xung quanh đời thường Trong cuộc sống con người bị cuốn hút vào vòng danh lợi đam mê, danh vọng mà quên mất những cảm xúc lãng mạn và những phút giây thần tiên, thăng hoa của cuộc đời Nhà thơ Basho đã nhắc nhởcho mọi người rằng: phải có những giây phút để tâm hồn lắng động, siêu thoát thì mới cảm thức được cái đẹp cuả thiên nhiên