Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
178,65 KB
Nội dung
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Nhân cách - hồn thơ thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đã tìm được sự đồng vọng lớn lao và tình cảm đặc biệt ở Thi Thánh Đỗ Phủ (712-770). "Lệch pha" thời gian hơn mười thế kỉ nhưng thơ ca của họ có khá nhiều nét tương đồng. Bài viết đề cập đến những tương đồng khác biệt trong cảm thức cô đơn để thấy rõ hơn sự độc đáo của cái tôi trữ tình trong sáng tác của mỗi nhà thơ. 1. Nghiên cứu Đỗ Phủ có thể thấy những ám ảnh về nỗi cô độc dường như đã được báo trước từ thuở nhà thơ còn thiếu thời đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Bàng bạc trong thơ ca ông là nỗi lòng cô đơn bi tráng của một con người khát khao đi tìm lẽ sống đích thực của đời mình. Trên cái nền trầm lắng của sự cô độc, ứng với mỗi giai đoạn, nỗi cô đơn của nhà thơ có những sắc thái biểu hiện khác nhau. Thời kì đầu, cảm hứng cô đơn trong thơ Đỗ Phủ không phải của một người thường mà là của một bậc kì tài: Cửu linh thư đại tự, Hữu tác thành nhất nang (Tráng du) (Chín tuổi đã viết được chữ lớn, Văn chương đã làm ra một phong cách riêng.) Năm hai lăm tuổi, đến thăm cha đang giữ chức Tư mã ở Duyện Châu, Đỗ Phủ bước lên lầu cao dõi mắt nhìn không gian rộng lớn: núi Thái Sơn nối liền với biển cả trong đám mây nổi, cánh đồng Thanh Châu, Từ Châu bằng phẳng, trơ trọi, bát ngát Trong cái bơ vơ trước ngoại cảnh, quá khứ - tương lai dồn dập hiện về, thi nhân đã viết nên những câu thơ tuyệt bút để diễn tả cái cô độc "bi thảm" của lòng mình: Tòng lai đa cổ ý, Lâm diễu độc trù trừ. (Đăng Duyện Châu thành lâu) ((Nơi này) xưa nay nhiều ý vị cổ kim Đứng ngắm mà lòng (cảm khái) dùng dằng.) Giấc mộng tiến thân bằng con đường thi cử không thành. Cuộc đời nhà thơ bắt đầu những chuỗi ngày lữ thứ phiêu linh, ăn nhờ ở đậu quê người. Lưu vong trong chiến loạn, Đỗ Phủ sống phiêu bạt cô đơn nơi đất khách quê người. Nỗi lòng sầu xứ, tâm trạng lưu đày, tâm thế bi thương cùng lúc đã phả vào thơ ông những hơi thở thê lương, chua chát của một con người khát khao dấn thân lập chí giúp đời nhưng bị gạt bỏ ra ngoài xã hội. Giờ đây nỗi cô độc không còn là của người trẻ tuổi tài cao "kiêu ngạo, lạ lùng" như ngày trước mà là của con người bất đắc chí đã nếm trải hết những thất bại, đau thương, đói khổ trong đời. Từ giai đoạn này trở đi, trong thơ Đỗ Phủ xuất hiện hình ảnh một ông già côi quạnh thường lui về ở ẩn xóm bên sông, lấy cảnh tịch mịch, u buồn để sống nốt những ngày cuối đời: Giang thôn độc quy xử, Tịch mịch dưỡng tàn sinh. (Phụng tế dịch trùng tống Nghiêm công tứ vận) (Nay một mình về ở ẩn xóm bên sông, Lấy cảnh vắng nuôi cuộc đời còn lại.) thường ngắm trăng một mình mà lòng não nề đau đớn: Thu nguyệt nhưng viên dạ, Giang thôn độc lão thôn. (Thập thất dạ đối nguyệt) (Đêm có vầng trăng thu vẫn tròn, Thân già một mình ở xóm bên sông.) Ông thường ngủ một mình dưới trăng thu trong vắt, thấu lạnh hồn người: Thanh thu mạc phủ tỉnh ngô hàn, Độc túc giang thành lạp cự tàn. (Túc phủ) (Trời thu trong, cây ngô bên giếng mạc phủ lạnh lùng, Một mình ngủ lại ở thành sông, ngọn nến lụi tắt.) Dưới ánh trăng lạnh lẽo, úa vàng tàn tạ, thi nhân thấy mình nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc hơn bao giờ hết: Phiêu phiêu hà sở tự? Thiên địa nhất sa âu. (Lữ dạ thư hoài) (Thân mình chơi vơi giống cái gì? Giống chim âu trên bãi cát trong khoảng trời đất) Với dự cảm nếu gặp thời Khai Nguyên vua sáng tôi hiền "đường mây rộng thênh thênh cử bộ" thì Đỗ Phủ đâu phải rơi vào cảnh "nhất sa âu" mà khóc thương cho thân phận mình: Hải nội phong trần chư đệ cách, Thiên nhai thế lệ nhất thân dao. (Dã vọng) (Trong nước đang cơn gió bụi đàn em xa cách, Một thân nơi chân trời xa thẳm luống những sụt sùi) Thi nhân cảm nhận nỗi cô độc của mình cũng là nỗi cô độc của Tam Lư Đại phu Khuất Nguyên ngày trước: Phấn độc sử kỳ sự, Ký quýnh độc nhi bất như quân hề. (Sở từ) (Ở một mình nơi đất lạ, Đã cô độc lại lẻ loi) Ngẫm lại thấy mình "loay hoay trong cảnh cô độc giữa đất trời vô tình", nhà thơ càng cảm thương cho thân phận mình. Nỗi đau vì "quốc phá, gia vong", vì thân thế, lý tưởng sụp đổ cứ chồng chất lên tấm thân già yếu nhiều bệnh tật đã khiến tình cảm trong thơ Đỗ Phủ về giai đoạn cuối đời trở nên tiêu sái, âm điệu thê lương. Nỗi khổ vật chất và bi kịch tinh thần cứ đè nặng lên đôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc để rồi một ngày kia nhà thơ bước lên đài cao đặt một mái tóc bạc giữa đất trời mênh mông, bát ngát: Vạn lý bi thu thường tác khách, Bách niên đa bệnh độc đăng đài. (Đăng cao) (Thương cho mùa thu muôn dặm cứ phải xa nhà, Đau ốm suốt cuộc đời, một mình lên đài cao.) Câu thơ như tổng kết mọi nỗi truân chuyên, uất hận nhuốm màu bi thương cả một đời người. Cũng là "đăng cao" nhưng con người đăng cao trong giai đoạn đầu Thịnh Đường của Trần Tử Ngang có tư thế hiên ngang, hào phóng, mang chiều kích vũ trụ "đầu đội trời, chân đạp đất", còn con người trong giai đoạn cuối Thịnh Đường của Đỗ Phủ lại nhiều trầm uất, bi thương. 2. Tâm sự cô đơn vô vọng kiểu Đỗ Phủ cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du. Ngay từ thời trai trẻ, thi nhân đã nhắc nhiều đến nỗi cô độc của bản thân mình. Đó là nỗi niềm tâm sự của một con người cô đơn, mệt mỏi u sầu, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao nhiêu bi hoan, tan hợp, Nguyễn Du chán ngán thế sự, âu lo về con đường tương lai, không biết ngỏ cùng ai những ước nguyện hùng tâm tráng chí. Một mình một bóng với bao cảnh thế sự thăng trầm, nhiễu nhương, đen bạc, với năm tàn tháng tận, với tuổi già bóng xế, với mái tóc bạc trên đầu. Dễ thấy trong những vần thơ chữ Hán của ông hình ảnh một con người lặng im, "vô ngôn", cô độc, tự vùi chôn tâm sự vào tận đáy lòng mình. Hiếm khi Nguyễn Du tâm sự với một ai, chỉ thấy những tấc lòng cô đơn không dễ gì lí giải: Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ (Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai) (My trung mạn hứng). Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được) (Thu chí) Tâm sự của nguyễn Du không thoát được ra ngoài, không gửi vào được thiên nhiên, không hoà điệu được cùng gió trăng mây nước mà cơ hồ đã thấm vào máu thịt của người. Thi nhân chỉ còn biết đối diện với bốn mùa: Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm (Mây khói bốn mùa một mình trầm ngâm) (Thu dạ 2). Với bóng đêm: Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê (Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man) (Ngẫu hứng I). Với bóng mình: Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ, (Bồi hồi trước bóng một mình yên lặng) (La Phù Giang thuỷ các độc toạ). Với ngọn đèn: Cô đăng tương đối đáo thiên minh (Ngọn đèn cô đơn đối diện với mình cho đến sáng) (Mạc phủ tức sự). với cây trúc trước sân: Vô ngôn độc đối đình tiền trúc (Riêng mình lẳng lặng trước cây trúc ngoài sân) (Ký hữu). Rồi gặm nhấm cô đơn và nghẹn ngào rơi lệ: Ky lữ đa niên đăng hạ lệ (Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn) (Xuân dạ) Có gì đó tương đồng giữa con người cô đơn kia với ngọn cỏ bồng lìa gốc trước ngọn gió tây thổi mạnh, không biết xiêu giạt về đâu: Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp, Tất cánh phiêu linh hà xứ qui? (Tự thán I) (Một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây thổi gấp, Cuối cùng sẽ trôi giạt về đâu?) Tráng chí giang hồ bốn phương cuối cùng đành như ngọn cỏ bồng không gốc rễ, không có đích để dừng chân, không có bờ cập bến: "Như ngọn gió bồng không rễ tha hồ chuyển dời" (Hành [...]... ra "nỗi cô đơn thăm thẳm" của mình (Tự thán II, Xuân dạ, Ngẫu đề, Phản Chiêu hồn ) Có thể nói như Đoàn Thị Thu Vân, "ý thức về sự cô đơn ấy đã trở thành một giá trị và như vậy, nó cũng là một phạm trù của cái đẹp" [7,27] làm nên diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 4 Thực ra, cảm thức cô đơn không phải đợi đến thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du mới có mà đã bàng bạc trong thơ ca trước... thẳm sâu trong tâm hồn những con người bất đắc chí với cuộc đời Nhưng có lẽ phải đợi đến Đỗ Phủ ở Trung Hoa và Nguyễn Du ở Việt Nam - những nhà thơ có tài, có tâm, có ý thức về vai trò bản ngã cá nhân mình - cảm thức cô đơn mới xuất hiện một cách xúc động, chân thực và sâu sắc Đứng ở phương diện tiếp nhận văn học, nỗi buồn cô đơn của cái tôi trữ tình trong thơ ca Đỗ - Nguyễn cũng là nỗi buồn cô đơn chới... nhung da diết" [6,43] 3 Tìm hiểu nỗi buồn cô đơn trong thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng Trong cảm thức vũ trụ mênh mang, cõi đời hư ảo, người đọc nhận ra nỗi lòng cô đơn ở những thiên tài "độc bộ", "độc hành" trên hành trình tìm kiếm sự hòa giải nội tâm Đường đi và đích đến mỗi người một khác nhưng cả hai đều trăn trở trong bể khổ nhân sinh, đều nhọc nhằn tìm... tiêu biểu cho nỗi lòng cô đơn của người lữ hành cô độc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Theo Nguyễn Thị Nương, đó là cái tôi cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng của một con người mang nhiều bi kịch cá nhân ở thời trai trẻ, đến cái tôi cô đơn của một vị quan không - thể - hòa - nhập với cuộc sống đầy rẫy những thủ đoạn, thị phi, đoạt lợi tranh quyền trong chốn triều đình và một cái tôi cô đơn: "Hiện lên dưới ngòi... sứ Trung Quốc, lòng Nguyễn Du thảnh thơi nhẹ nhõm hơn đôi chút Thế nhưng nỗi cô đơn vẫn cứ bám riết lấy nhà thơ Hành trình trên đất nước Trung Hoa cũng là hành trình của một trái tim cô đơn mang nỗi sầu lữ thứ Trên đường đi, nhà thơ nhìn cảnh vật xứ người mà lòng dấy lên nỗi cô đơn da diết Đỉnh cao tâm trạng cô đơn của người đi xa trông về cố quốc có lẽ là khi nhà thơ đứng trước thành Tín Dương nghe... đổi Cho nên nỗi cô độc của ông là nỗi cô độc của một nhà Nho bất đắc chí, bị ức chế từ lí trí đến tình cảm Trải nghiệm qua bao nỗi đau nhân thế, Đỗ Phủ rất dễ đồng cảm với nỗi cô độc của những hạng cùng dân không tên tuổi, từ đó càng ý thức hơn về nỗi cô độc của chính mình Nguyễn Du không thế Sinh ra trong cảnh nhiễu nhương, chứng kiến bao cảnh đời đen bạc, ông không còn tin vào ý thức hệ Nho giáo... thách thức, khinh đời, ngạo đời như các nhà nho tài tử, Nguyễn Du ôm trong mình một nỗi cô đơn của con người đời thường luôn tự phản tỉnh, băn khoăn về lẽ sống đời mình với bao nhiêu mâu thuẫn giằng xé, trăn trở, âu lo, thất vọng, buồn chán, tủi hận xót xa Những câu hỏi: mình là ai? làm gì? sống như thế nào? không đơn thuần phản ánh tâm trạng cô đơn, nỗi băn khoăn, sự mất mát, đổ vỡ, bi kịch cá nhân trong. .. khi nhuốm màu sắc bi hài với những trải nghiệm cá nhân trước vòng xoay tạo hóa Đó là nỗi cô độc của những con người có tài, có tâm, có ý thức phản tỉnh, tự ngẫm, tự suy xét lại bản ngã cá nhân mình Bên cạnh những điểm tương đồng ấy còn có thể tìm thấy những kiến giải khác nhau về cảm hứng cô đơn ở mỗi nhà thơ Đỗ Phủ vốn là nhà Nho chính thống, được bồi đắp bởi ý chí nhập thế nên dẫu cho gặp cảnh thế... số phận mịt mờ, mỏng manh, yếu đuối của họ trong xã hội phong kiến đang trên đà khủng hoảng; về lực lượng thị dân đang lên vẫn chưa thể soán ngôi những thế lực hắc ám thù địch với con người Từ đó nỗi buồn, nỗi cô đơn trong thơ ông không phải là cái tôi của một nhà Nho luôn khát khao lí tưởng "trí quân trạch dân" như Đỗ Phủ mà là một con người cá nhân tự ý thức và phản tỉnh về bản thân nhưng đã mất... ngoảnh đầu nhìn lại, Chỉ thấy mây trắng bay về nam không kể xiết) Bàng bạc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là một nỗi cô đơn, một mối u hoài Hình ảnh con người tóc bạc lang thang trên con đường dưới bóng trăng tàn lạnh lẽo: "Gió lạnh trên con đường xưa dồn cả vào một người" (Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân - Dạ hành) và cái bóng cô đơn in trên cát lúc chiều tàn: "Bóng người trên bãi cát phẳng lúc chiều tà" . CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Nhân cách - hồn thơ thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đã tìm được sự đồng vọng lớn lao và tình cảm đặc biệt ở Thi Thánh Đỗ Phủ (712-770) hiểu nỗi buồn cô đơn trong thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng. Trong cảm thức vũ trụ mênh mang, cõi đời hư ảo, người đọc nhận ra nỗi lòng cô đơn ở những. diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. 4. Thực ra, cảm thức cô đơn không phải đợi đến thơ Đỗ Phủ và thơ chữ Hán Nguyễn Du mới có mà đã bàng bạc trong thơ ca trước đó. Nó được