Nhóm các chỉ số quan trọng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG TRONG FOREX (Trang 29)

C. CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ CỦA USD 1 Khái quát chung

15 Nhóm các chỉ số quan trọng

1 Lãi suất (Interest Rate) và Quyết định về lãi suất của FOMC

Tầm quan trọng

Chiều hướng và sự chuyển động của lãi suất sẽ quyết định toàn bộ hướng đi của đồng tiền. Lãi suất thường thay đổi theo tình hình lạm phát và các chính sách của Ngân hàng dự trữ liên bang. Lãi suất của FOMC là mức lãi suất mà các ngân hàng phải thanh toán khi vay mượn từ các ngân hàng khác nhằm đảm bảo mức dự trữ của mình tại Cục Dự trữ Liên Bang. Lãi suất này được quản lí chặt chẽ bởi Cục Dự Trữ Liên Bang thông qua Ủy Ban thị trường mở FOMC.

Trong Forex đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, tác động mạnh mẽ tới thị trường cũng như diễn biến của đồng USD. Ờ đây, FED thể hiện chiều hướng và dự tính của FED đối với tỉ lệ lãi suất và gần như là một sự khẳng định về lãi suất. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhật ký công tác của các thành viên FOMC mà những thành viên này sẽ tăng giảm hay giữ nguyên tỉ lệ này. Có thể luận ra những suy đoán của thị trường với các quyết định của FOMC ở những buổi hội nghị và những thông tin này được giới thông tin tài chính cập nhật một cách rộng rãi.

Như vậy những thông tin từ cuộc họp FOMC là một kênh quan trọng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong giới phân tích và đầu tư, đơn giản vì nó nói lên xu hướng của đồng USD, đồng tiền mạnh và được xem là đồng tiền quốc tế tính tới thời điểm hiện tại.

Tác động

− Nếu lãi suất được tăng lên thì sẽ tốt cho đồng tiền của quốc gia đó vì nó góp phần chống lạm phát. Ngược lại, nếu lãi suất bị hạ xuống thì đồng tiền trở nên mất giá hơn vì lạm phát gia tăng

Lãi suất của Mỹ cao -> đồng USD có nhu cầu cao và sẽ tăng giá.

− Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp với FOMC thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường.

− Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – FED duy trì quan điểm thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

Thực tế

Một ví dụ điển hình cho việc giá USD tăng cao khi FED có những đánh giá lạc quan về kinh tế Mỹ và việc nâng mức lãi suất USD vào đầu 2015. USD bắt đầu tăng giá mạnh so với nội tệ của các nền kinh tế tiên tiến kể từ mùa hè năm 2014 khi giới đầu tư ồ ạt đổ vốn các tài sản của Mỹ nhờ đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đồn đoán nâng lãi suất.

Ngay khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra thông báo về quyết sách tháng 12, 3/12/2014 USD bật lên cao nhất trong tuần so với EUR ở 1,2322 USD đổi 1 EUR. Tiếp đến ngày 8/1/2015 USD tăng 0,6% so với các đồng tiền chính trong giỏ tiền tệ, giao dịch gần mức cao nhất 9 năm và khiến vàng – được định giá bằng USD – trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng sử dụng ngoại tệ.

2 Chỉ số GDP

GDP là một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế, sự gia tăng GDP chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển đồng thời làm cho giá trị đồng USD tăng trên trường thế giới. Chỉ số GDP được cung cấp vào 8h30 EST vào ngày cuối cùng của mỗi quý.

Tác động

− Nếu GDP tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đồng đô la Mỹ có xu hướng tăng. Nếu GDP giảm, đồng đô la Mỹ có xu hướng giảm

Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng.

Thực tế

Ngày 23/12, USD đồng loạt tăng so với yên và EURO sau khi chính phủ Mỹ cho biết, kinh tế Mỹ có quý III tăng trưởng mạnh nhất 11 năm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III/2014 có thể đạt từ 4,2 - 4,6%, cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng 3,5%. Chỉ số đôla ICE, theo dõi biến động tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác, tăng 0,32% lên 90,06 điểm. Theo đó, USD tăng 0,6% so với yên lên mức cao nhất 2 tuần ở 120,77 yên.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2014 của Mỹ đạt 2,6% và tính chung cả năm 2014, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 2,4% (năm 2013 GDP của Mỹ tăng 2,2%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2014 của Mỹ đã giảm nhiều so với mức tăng ngoạn mục 5% trong quý III và thấp hơn mức dự báo 3% của các chuyên gia. Điều này khiến cho giá trị đồng USD bị mất giá so với một số đồng tiền chủ chốt trước đó 1 ngày. Kết thúc phiên 30/1, tại thị trường Tokyo, 117,83 yen đổi được 1 USD (phiên giao dịch trước tại New York là 118,34 yen/USD). Đồng đôla Mỹ cũng mất giá so với đồng EURO và chốt phiên ở mức 1,1335 USD/EURO.

3 Cán cân thương mại – trade balance

Tầm quan trọng

Chỉ số được quan tâm nhất là “Thâm hụt thương mại danh nghĩa”. Chỉ số này là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Mỹ tính bằng giá trị đồng đô la ở thời điểm hiện tại, được công bố hàng tháng. Nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu về đồng tiền quốc gia có mối liên quan trực tiếp: các nước nhập khẩu hàng Mỹ phải mua USD để thanh toán.

− Thâm hụt thương mại là tin xấu đối với USD, vì nó có nghĩa là nhu cầu cho hàng hóa nước ngoài đang cao. Những hàng hóa này cuối cùng được mua bằng ngoại tệ, dẫn đến nguồn cầu ngoại tệ cao hơn. Mặt khác, thặng dư thương mại có nghĩa là người tiêu dùng nước ngoài đang mua hàng nội địa nhiều hơn. Điều này làm nguồn cầu USD tăng, và giá USD tăng.

Số liệu thực tế > dự báo là USD giảm.

Thực tế

Ngày 7/1/2015 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 11 vừa qua, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này đạt 235,4 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2014. Trong khi đó, tổng giá trị xuất khẩu trong tháng đạt 196,4 tỷ USD, giảm 1% so với tháng 10. Như vậy, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu trong tháng 11 chỉ ở mức 39 tỷ USD so với 42,2 tỷ USD trong tháng trước đó. Đây là mức thâm thủng cán cân xuất nhập khẩu thấp nhất của Mỹ trong gần một năm qua.

Theo đó ngày 7/1, USD dần tăng giá trở lại khi thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 11 xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2014. Chỉ số đôla ICE, theo dõi biến động tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác, lên cao nhất 9 năm ở 92,265 điểm trước khi giảm xuống 91,955 điểm và tăng 0,5% trong cả phiên. Theo đó, USD tăng 0,6% so với yên lên 119,075 yên sau khi đã tăng hơn 1% trong đầu phiên giao dịch.

4 Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

Tầm quan trọng

Lạm phát của một quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ số, mà một trong những chỉ số quan trọng nhất là CPI – Chỉ số giá tiêu dùng được công bố bởi Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động

Chỉ số giá tiêu dùng sẽ đo mức độ thay đổi của giá cả một số mặt hàng đại diện trong rổ hàng hóa như thực phẩm, dịch vụ, nhà đất, quần áo, phương tiện vận chuyển. CPI đo lường sức mua của người tiêu dùng xài đồng đola và đo lường lạm phát thông qua người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng ngày của họ.

Để nhằm loại bỏ sự nhiễu do 2 mặt hàng thực phẩm và phương tiện giao thông, nhà đầu tư thường chú ý nhiều đến chỉ số Core CPI hơn. Chỉ số Core CPI được tính từ chỉ số CPI sau khi đã loại bỏ những yếu tố liên quan đến thực phẩm và phương tiện giao thông.

Tác động

− Nếu CPI tăng thì nó sẽ cung cấp cho NHTW cũng như FED các dữ liệu hỗ trợ cho việc tăng lãi suất dẫn đến việc khả năng đồng tiền có khả năng tăng giá trở lại, mặc dù sự thật là lạm phát cao thì xấu cho nền kinh tế.

Tăng trưởng chỉ số này thường dẫn đến tăng lãi suất trong nước Mỹ, và sẽ dẫn đến tăng giá USD.

Thực tế

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tăng 0,3% trong tháng 6/2014 sau khi tăng 0,4% trong tháng trước đó, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ khiến giá USD tăng mạnh khi giới đầu tư đổ xô mua USD với lý do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 3/2015. Ngày 23/7/2014 Chỉ số đôla ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh – tăng lên 80,7790 điểm. Chỉ số đôla WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác – không đổi tại 73,10 điểm. USD tăng lên so với yên, giao dịch ở 101,4850 JPY/USD.

5 Bảng lương phi nông nghiệp Non – Farm Payroll và tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)

Tầm quan trọng

Đây là một trong những bảng báo cáo được mong đợi nhất ở Mỹ, một bảng báo cáo kịp thời về bức tranh thị trường việc làm của mỹ, gia tăng sụt giảm, các thông tin về số giờ làm việc, lương thưởng được thực hiện bởi Sở lao động của Cục Lao động Thống kê Lao động Mỹ và theo dõi số lượng việc làm tăng thêm hoặc giảm đi mỗi tháng. Chỉ số thường thông báo vào ngày thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng lúc 8h30 EST.

Payroll – là chỉ số lương được trả cho công nhân. Chỉ số này bao gồm hơn 500 ngành ( sản xuât, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ, bất động sản, tài chính, bảo hiểm và v.v.) chọn từ 40000 công ty và được gọi establishment employment (việc làm có tổ chức). Trong chỉ số có bao gồm ước tính 50 ngàn công việc tại nhà, tự tổ chức- household employment.

Một trong những chỉ tiêu liên quan đến bảng tính lương phi nông nghiệp là tỷ lệ thất nghiệp. Đó là thước đo của thị trường lao động , là một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế.

Tác động

− Chỉ số rất quan trọng, thể hiện thay đổi nhân sự trong nước. Tăng trưởng chỉ số này sẽ giảm thất nghiệp và sẽ tăng giá đồng USD. Có một quy luật cho thấy là tăng chỉ số này 200.000 một tháng sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP lên 3.0%.

Thực tế

Theo báo cáo công bố ngày 3/7/2014 của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn 6,1% so với mức 6,3% trong tháng trước đó. Tỷ lệ này tuy vẫn cao nhưng được ghi nhận là bước cải thiện lớn của thị trường lao động Mỹ nếu so với tỷ lệ 10% trong những năm trước đây.Trong tháng Sáu, toàn bộ nền kinh tế Mỹ tạo ra được 288.000 việc làm mới, cao hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia. Tác động của tỷ lệ thất nghiệp giảm đến giá USD thể hiện thông qua Chỉ số đôla ICE theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh ngày 4/7/2014 – tăng lên 80,222 điểm. Chỉ số đôla WSJ – theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác – tăng lên 72,98 điểm. USD tăng lên 102,21 JPY/USD, ghi nhận mức giá cao nhất trong hơn 3 tuần.

Thông tin từ Bộ Lao Động Mỹ cho thấy số việc làm mới tăng thêm 209000 trong tháng 7/2014, con số này thấp hơn kì vọng 233000. Thông tin này cho thấy không có sự tăng lên của mức lương trung bình từ bảng lương phi nông nghiệp và sau thông tin này là sự suy yếu của đồng đôla. Cụ thể, ngày 1/8/2014 chỉ số đồng đôla giảm 0.8%, tỷ giá các cặp EUR/USD tăng 0.28% ở mức 1.3424, USD/JPY giảm 0.12% ở mức 102.68, USD/CHF giảm 0.31% ở mức 0.9054.

6 Chỉ số bán lẻ - retail sales:

Tầm quan trọng

Là thước đo tổng hóa đơn của các tiệm bán lẻ. Sự thay đổi trong chỉ số này rất quan trọng và được nhận định là một biểu thị kịp thời nhất về mức tiêu thụ của khách hàng.

Các chuyên gia trên thị trường chủ yếu tập trung vào chỉ số retail sales les autos, ngụ ý loại bỏ yếu tố bấp bênh. Một khía cạnh khác đáng được chú ý của thông tin này là lạm phát vì việc bán hàng được báo cáo bằng giá tiền hiện tại, những biến động chao đảo bất thường của mức giá có thể bóp méo bức tranh tổng thể về số lượng sản phẩm bán được.

Chỉ số bán lẻ có mức độ ảnh hưởng sâu và rộng, mang lại những phản ứng lâu dài chứ không phải là tức thời. Nó phản ánh sức mua của nền kinh tế, phản ánh sự chi tiêu của người dân. Một sự khả quan trong chỉ số này cho thấy một tín hiệu lạc quan trong tăng trưởng cũng như sự gia tăng giá trị của đồng USD.

Tác động

− Sức mua của thị trường được biểu thị thông qua chỉ số này. Một sự gia tăng trong sức mua phản ánh cầu trên thị trường đang tăng cao, họ sẵn sàng chi tiêu và sử dụng túi tiền của mình, không chần chừ hay ngần ngại với việc thắt chặt tài khóa bản thân.

− Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường bán lẻ cũng như là một tín hiệu tốt cho cả một nền kinh tế. Người dân có một khoảng thu nhập ổn định và nguồn thu

đó được đảm bảo. Do đó, nền kinh tế sẽ lấy lại được đà phục hồi cũng như tăng trưởng, đồng thời sẽ hy vọng một bức tranh kinh tế tươi sáng hơn. Nếu loại bỏ đi yếu tố lạm phát và biến động giá trên thị trường thì một sự gia tăng trong chỉ số này là một dấu hiệu dự báo cho sự gia tăng giá trị của đồng Đôla của Mỹ.

Thực tế

Thứ tư 16/7/2014: 19h30 – Doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,6% trong tháng 08, vượt xa dự báo 0,3% của các nhà phân tích, trong khi đó, doanh dố bán lẻ cốt lõi cũng tăng 0,3% hơn kỳ vọng 0,2% trước đó. Người tiêu dùng ngày càng chi tiêu nhiều hơn, thể hiện qua chỉ số niềm tin tiêu dùng đã đạt mức cao nhất 14 tháng trong tháng 09 vừa qua. Tuy tốc độ tăng lương thực tế vẫn còn thấp, tạo áp lực lên doanh số bán lẻ trong tương lai nhưng quý 03 là một quý rất khả quan đối với tình hình tiêu dùng trong cả nước. Trong tháng 09, doanh số bán lẻ được dự báo giảm 0,1% trong khi con số cốt lõi của nó sẽ tăng 0,2%.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG TRONG FOREX (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w