C. CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ CỦA USD 1 Khái quát chung
14 Chỉ số Dollar
US Dollar Index là một chỉ số dùng để đo giá trị đồng US dollar trên thị trường thế giới. Đây là một WEIGHTED INDEX. Weighted có nghĩa là các thành viên cấu tạo nên chỉ số này có một giá trị khác nhau. Sự lên xuống của từng thành viên trong chỉ số này có ảnh hưởng ít nhiều vào sự lên xuống của index. Index được cấu tạo gồm 6 thành viên chính. Đó là các đồng: EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF
Eur = Euro (tiền chung của khối Euro zone gồm 12 quốc gia) JPY = Japanese Yen
GBP = British Pound CAD = Đồng Canada SEK = Đồng Thụy Điển CHF = Swiss –Franc
Tiền của 12 quốc gia thuộc khu vực Euro zone cộng thêm tiền của năm quốc gia còn lại tạo nên chỉ số US dollar index. Đây là các quốc gia có một nền giao thương khá mạnh với Hoa Kỳ. Thêm vào đó, họ là những quốc gia có một thị trường trao đổi hối đoái khá phát triển, với chỉ số phân lời (market rate) được định đoạt bởi lực cung cầu của thị trường. Ngoài sự kiện này ra, các đồng tiền này cũng là các đồng tiền làm chuẩn cho các đồng tiền khác trên thế giới noi theo. Mặc dù các đồng khác không được liệt kê vào làm thành viên của chỉ số US dollar index, nhưng khi nó đi theo các đồng tiền thành viên của
chỉ số US dollar index thì vô tình nó làm cho sự lên xuống của chỉ số phản ảnh một cách khá chính xác vào lực cung cầu của đồng US dollar trên thương trường thế giới.
Chỉ số này được cấu tạo vào tháng 3 năm 1973 khi các cường quốc kinh tế của thời đó đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị khởi đầu của nó được tính là 100. Giá trị hiện thời của chỉ số này là một sự so sánh với con số 100 lúc đầu. Thí dụ, hôm nay chỉ số US dollar index là 80 thì đấy có nghĩa là giá trị của đồng US dollar hôm nay chỉ còn có 80% so với giá trị của 34 năm về trước.
CÁCH TÍNH TỶ TRỌNG của các đồng tiền trong US index được lựa chọn trên số hàng
hóa xuất nhập cảng giữa hai quốc gia và sự trao đổi hối đoái (foreign exchange) của hai đồng tiền, vì nếu một trong hai đồng tiền đó yếu đi thì nó sẽ làm chênh lệch số hàng hóa xuất nhập cảng. Số hàng hóa này dưới mặt các kinh tế gia thì không phải đơn giản là hàng hóa xuất nhập, mà là khả năng cạnh tranh kinh tế của một quốc gia. Khả năng này càng cao thì giá trị của đồng tiền thành viên càng lớn.
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH KINH TẾ của một quốc gia so với Hoa Kỳ là điểm chính
yếu trong việc quyết định con số tỷ trọng. Và cái khả năng cạnh tranh kinh tế này phần lớn dựa vào số hàng hóa trao đổi và giá trị tương ứng của hai đồng tiền.