Việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào nghiên cứu văn chương cũng đã được chú ý từ những năm 80 của thế kỷ trước với những luận án, luận văn của các tác giả như Đinh Văn Thiện với
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
QUY ƯỚC VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 7
2.1 Tác phẩm của Tố Hữu trước năm 1945 7
2.2.Tác phẩm của Tố Hữu từ năm 1945 đến nay 7
3 Mục đích nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
7 Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT 12
1 1 Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ 12
1.1.1 Tín hiệu 12
1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 16
1.3.3 Tín hiệu thẩm mĩ 19
1.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu ngôn ngữ và Tín hiệu thẩm mỹ 22 1 2 Những đặc tính của tín hiệu thẩm mỹ 24
1.2.1 Đặc tính cấp độ 24
1.2.2 Đặc tính tác động 25
1.2.3 Đặc tính biểu hiện 26
1.2.4 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ) 28
Trang 21.2.5 Tính biểu trưng 29
1.2.6 Tính truyền thống và cách tân 30
1.2.7 Tính hệ thống 31
1.2.8 Tính đẳng cấu 33
1.2.9 Tính trừu tượng và tính cụ thể 35
1 3 Tín hiệu thẩm mỹ và ngôn ngữ văn chương 38
1.3.1 Quan hệ giữa tín hiệu thẩm mỹ với ngôn ngữ văn chương 38
1.3.2 Tín hiệu thẩm mỹ văn chương 40
1.4 Tiểu kết 41
Chương 2: TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG "BÁC HỒ" TRONG THƠ TỐ HỮU Error! Bookmark not defined 2.1 Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ 47
Bảng 2.1 Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ 47
2.2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể “Bác” 48
2.3 Các biến thể của THHT "Bác" 51
2.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Bác" 51
2.3.2 Biến thể kết hợp của các THTM chỉ Bác 66
2.3.3 Biến thể quan hệ của các THTM chỉ Bác Hồ 78
2.4 Tiểu kết 86
Chương 3: TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG “ANH BỘ ĐỘI” TRONG THƠ TỐ HỮU 89
3.1 Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ “Anh bộ đội” 92
3 2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể "Anh bộ đội" 93
3 3 Các biến thể của THHT “Anh bộ đội” 97
3.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Anh bộ đội" 97
Trang 33.3.2 Biến thể kết hợp của các THTM chỉ “Anh bộ đội” 114
3.3.3 Biến thể quan hệ của các THTM chỉ “Anh bộ đội” 122
4 Tiểu kết 130
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tín hiệu thẩm mỹ là một khái niệm có liên quan đến lý thuyết tín hiệu học nói chung, lý thuyết ngôn ngữ học nói riêng, đặc biệt là những tín hiệu thẩm mỹ
có trong các tác phẩm văn chương Một tín hiệu thẩm mỹ khi đi vào thế giới thơ
ca nghệ thuật đã được chuyển hoá thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm
mỹ ngôn ngữ hay còn là tín hiệu văn chương
Khi nghiên cứu giá trị tín hiệu thẩm mỹ cần phải nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện và việc nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm mỹ cũng chính là nghiên cứu cấu trúc hình tượng của tác phẩm nghệ thuật Tìm hiểu các tín hiệu thẩm mỹ văn chương tức là phải tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện chúng Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng, có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học thì rất cần sự khảo sát, phân tích hệ thống các tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học
Chính vì thế gần đây vấn đề tín hiệu thẩm mỹ đã được các học giả trong
và ngoài nước quan tâm Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ đã được nghiên cứu trong các công trình của các tác giả như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào Thản, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh Một số luận án tiến sĩ triển khai ngiên cứu theo hướng này cũng đã khẳng định được ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời có những bổ sung mới về lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ Có thể kể đến các luận án của các tác giả như Trương Thị Nhàn, Phạm Thị Kim Anh, Lê Thị Hồng
Tuy nhiên ở Việt Nam việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ văn chương cũng mới chỉ là bắt đầu
Trang 6Đứng về phương diện tác giả, tác phẩm, chúng ta đều biết Tố Hữu (1920- 2002) là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại Các tác
phẩm chính của ông là Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
Tố Hữu là nhà thơ lãng mạn cách mạng, cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm của Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng Thơ ông là biên niên
sử cách mạng Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà hiểu được những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và cách mạng "Cái tôi", nếu có là
"cái tôi của người chiến sĩ", "cái tôi" nhân danh Đảng và dân tộc Vì thế "cái tôi" trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa khái quát rộng lớn Cảm hứng trong thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn lao, cao cả như tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, tình đồng bào, đồng chí
Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Tố Hữu đã được đón nhận nồng nhiệt Rất nhiều bình diện thuộc di sản nghệ thuật của ông đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, việc nghiên cứu thơ Tố Hữu từ góc nhìn lý thuyết tín hiệu học - lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ, cho đến nay hầu như chưa có công trình nào
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi chỉ chọn một vấn đề trong số rất nhiều vấn đề của sự nghiệp thơ ca Tố Hữu, đó là tìm hiểu hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ ông Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề trên dưới bình diện ngôn ngữ học Việc áp dụng thành tựu ngôn ngữ học nói chung, tín hiệu học nói riêng, vào
đề tài này hy vọng sẽ đem lại những kết quả thú vị, góp phần làm rõ bức chân
Trang 7dung tinh thần của nhà thơ Tố Hữu Đồng thời, chúng ta cũng có thêm cơ sở để khẳng định phương pháp đi đến với đặc trưng ngôn ngữ văn học là phải đi từ hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu nội dung tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong văn học Vấn đề tín hiệu thẩm mĩ được nghiên cứu thấu đáo chắc chắn sẽ là tiền đề giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục soi chiếu vào các hiện tượng văn học khác
Thêm nữa, Tố Hữu là một tác gia có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông Vì vậy đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn to lớn và rất hữu ích đối với việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường
2 Lịch sử vấn đề
Về tổng thể lịch sử nghiên cứu thơ Tố Hữu có thể chia làm 2 thời kỳ lớn theo dòng lịch sử của dân tộc: Trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Thơ Tố Hữu liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc Các chặng đường thơ ông song hành với các giai đoạn lịch sử
2.1 Tác phẩm của Tố Hữu trước năm 1945
Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946) là chặng đường sáng tác đầu tiên kéo dài mười năm của Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động sôi nổi say mê, từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên yêu nước trong một giai đoạn lịch sử sôi động Tập thơ gồm 3 phần tương ứng với ba chặng đường hoạt động của Tố Hữu trước năm 1945 Với tập thơ này đa số các ý kiến đều tập trung vào đề tài, hình thơ, tâm trạng thơ…với không ít những lời ca ngợi, biểu dương
2.2.Tác phẩm của Tố Hữu từ năm 1945 đến nay
Tiếp nối với Từ ấy là hàng loạt các tác phẩm như Máu lửa ca ngợi lý tưởng cộng sản, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh Xiềng xích ghi lại cuộc đấu
Trang 8tranh cam go của người chiến sĩ trẻ tuổi trong nhà tù thực dân Phần này thể hiện
sự vững vàng của Tố Hữu, đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết
Giải phóng thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi sự thành công của cách mạng Việt Bắc (1947-1954)- giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam 1954-1955, là chặng
đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp Tập thơ ca ngợi cuộc sống, con người kháng chiến, quá trình trưởng thành và thắng lợi của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ Gió lộng (1955-1961) là tiếng hát
ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, bộc lộ nỗi niềm tha thiết với miền Nam, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô
sản Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là hai tập thơ ra đời trong
thời kỳ cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non sông
một dải Một tiếng đàn (1992), Ta với ta (1999) đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu Ông hướng ngòi bút vào cuộc sống đời thường Nếu Từ ấy là tiếng
hát của một chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi thì hai tập thơ trên thể hiện những chiêm nghiệm của một con người từng trải Sau bao nhiêu biến động, Tố Hữu vẫn vững tin vào lý tưởng cách mạng Giai đoạn này có rất nhiều bài tìm hiểu, bình luận, nghiên cứu về thơ Tố Hữu, tất cả đều đánh giá và khẳng định sự đóng góp lớn lao của thơ ông vào tiến trình hình thành và phát triển của thơ ca cách mạng Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều được soi chiếu dưới góc độ văn học
sử, lý luận văn học, lý thuyết làm văn là chủ yếu
Vấn đề tín hiệu thẩm mỹ là vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài mà luận văn nghiên cứu, từ lâu đã được các ngành nghệ thuật, đặc biệt là ngữ văn học và ngôn ngữ học đề cập đến Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như M.B
Trang 9Khrapchenkô, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Trần Đình Sử, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hoàng Trinh…Đây là vấn đề mang tính chất liên ngành, được nhìn nhận từ nhiều góc độ Việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào nghiên cứu văn chương cũng đã được chú ý từ những năm 80 của thế kỷ trước với
những luận án, luận văn của các tác giả như Đinh Văn Thiện với tác phẩm Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (1983), Lê Thị Hồng, Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Huy Cận (1983), Trương Thị Nhàn: Tìm hiểu gía trị biểu trưng của một số từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1984) Lê Thị Tuyết Hạnh, Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh (1990) Nguyễn Thu Trang, Các tín hiệu thẩm
mĩ "Bác Hồ" và "Tổ quốc" trong thơ Chế Lan Viên (2008)… Những công trình
nghiên cứu trên cũng đã thu được ít nhiều kết quả khả quan đồng thời góp thêm tiếng nói thiện ý đối với các vấn đề tín hiệu thẩm mỹ trong văn chương Luận án
tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mỹ không gian trong ca dao, luận án tiến sĩ của Phạm Thị Kim Anh: Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa “cây” trong thơ Việt Nam cũng đã vận dụng
các cơ sở lý thuyết về tín hiệu, hoạt động giao tiếp, về hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mỹ văn chương Và đặc biệt là sự
ra đời của cuốn sách Tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học của Mai Thị
Kiều Phượng, xuất bản năm 2008…đã có những đóng góp nhất định vừa mang tính chất bổ sung vừa là bằng chứng xác thực khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này
Tuy nhiên, nếu như các công trình nghiên cứu các tác phẩm thơ Tố Hữu dưới góc độ văn học phải kể đến hàng trăm (bao gồm các cuốn sách, các bài báo, chuyên khảo, tiểu luận, phê bình, luận án, luận văn…) thì các công trình nghiên
Trang 10cứu về hiện tượng thơ Tố Hữu dưới góc độ lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ hầu như vẫn còn vắng bóng Do đó, với đề tài này, luận văn mong muốn góp thêm một tiếng nói cho hướng nghiên cứu mới về hiện tượng văn học rất đỗi phức tạp và lý thú nhưng hầu như vẫn còn bỏ ngỏ này
3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mỹ “Bác Hồ” và “Anh bộ đội ” trong thơ Tố Hữu Nói một cách khái quát, đó là việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ- hệ thống với thực tiễn hành chức trong một loại hình văn học cụ thể: thơ ca Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu về lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ và cơ chế hình thành, giải mã tín hiệu thẩm mỹ gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả Từ đó luận văn áp dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ và một số
lý thuyết liên ngành khác vào khảo sát những tín hiệu cụ thể làm đại diện nhằm rút ra những vấn đề có tính nguyên lý chung trong việc xử lý các tín hiệu thẩm
mỹ trong văn học để phân tích các hình tượng văn học được chúng phản ánh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu Phạm vi tư liêụ được khảo sát là toàn bộ thơ Tố Hữu Ngoài
ra chúng tôi cũng trích dẫn một số câu thơ của những nhà thơ cách mạng khác cùng thời với ông để làm cứ liệu so sánh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu
- Phân tích ý nghĩa thẩm mỹ của các THTM "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu
Trang 116 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và sự kết hợp các phương pháp sau:
- Vận dụng những thành tựu về lý luận của ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học hiện đại, nhất là ngữ dụng học kết hợp với lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ, lý luận văn học, thi pháp học nhằm tiếp cận và luận giải vấn đề được nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học đặc thù: Thống kê, phân loại, phân tích diễn ngôn, phân tích ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh được sử dụng theo lý thuyết ngữ dụng học
Trên cơ sở đó luận văn đã phân tích các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và
"Anh bộ đội" trong toàn bộ các tập thơ của Tố Hữu
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành
ba chương:
Chương 1: Những tiền đề lý thuyết
Chương 2: Tín hiệu thẩm mỹ biểu đạt hình tượng “Bác Hồ” trong thơ Tố Hữu
Chương 3: Tín hiệu thẩm mỹ biểu đạt hình tượng “Anh bộ đội” trong thơ
Tố Hữu
Trang 12
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT
1 1 Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ
1.1.1 Tín hiệu
Trong cuốn Những cơ sở lý thuyết về tín hiệu xuất bản năm 1936,
Ch.W.Morris đã hệ thống hóa và xây dựng một lý thuyết tổng quan về tín hiệu Ông chia ra ba chiều của tín hiệu Thứ nhất là chiều kết học, thứ hai là chiều nghĩa học, thứ ba là chiều dụng học Chiều kết học nghiên cứu các tín hiệu trong mối quan hệ với các tín hiệu khác Chiều nghĩa học nghiên cứu các tín hiệu trong mối quan hệ với các sự vật bên ngoài hệ thống tín hiệu Chiều dụng học nghiên cứu các tín hiệu trong những mối quan hệ với người sử dụng nó Ba thuật ngữ này thật sự có giá trị định hướng nghiên cứu cho tín hiệu học, bởi vì chúng phát
hiện ra những phương diện cơ bản của tín hiệu và thông điệp
Có thể nói tín hiệu được sử dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống, điển hình như tiếng kẻng báo giờ học, biển vẽ trên đường giao thông, tín hiệu hàng hải, các ký hiệu trong toán học, hóa học, vật lý Con người thường dùng một cái
gì đó làm tín hiệu thay thế cho một cái gì khác hoặc thay thế cho một khái niệm trừu tượng Từ đó xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về tín hiệu
P Guiraud đã định nghĩa tín hiệu theo nghĩa rộng “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác” [dẫn theo [5, tr51] Sở dĩ định nghĩa này được xem là rộng bởi vì nó bao gồm cả những tín hiệu theo nghĩa hẹp, cả những tín hiệu “nhận biết” và cả những tín hiệu “giao tiếp”, có tính bản năng của loài vật
Trang 13A Schaff lại định nghĩa tín hiệu theo nghĩa hẹp “Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt lại một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm ”(Dẫn theo [5, tr 51]) Định nghĩa của A.Schaff hẹp vì ông chỉ thừa nhận là tín hiệu khi nó mang chức năng giao tiếp được con người sử dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống Theo ông, những tín hiệu không có chức năng giao tiếp thì không được xem là tín hiệu
Quan niệm về tín hiệu của F De Sausure lại khác với cách hiểu của Peirce Theo F.de Saussure, tín hiệu là hai mặt của cái biểu hiện (hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu hiện (nội dung ý nghĩa) Hai mặt này "gắn bó khăng khít với nhau, không có cái này là không thể có cái kia" [64, tr 121]
Qua phân tích các định nghĩa, chúng tôi thấy các ý kiến đều có sự thống nhất rằng một sự vật hay hiện tượng muốn trở thành tín hiệu thì nó phải nằm trong quan hệ với những sự vật khác Chúng tôi chấp nhận định nghĩa về tín hiệu của tác giả Mai Thị Kiều Phượng trong cuốn sách “Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn
ngữ văn học”: Tín hiệu là một yếu tố vật chất ( một sự vật, một thuộc tính vật chất hoặc một hiện tượng ) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được, suy diễn được và lý giải được, để thông qua đó biết về và biết tới một cái gì khác ở ngoài sự vật đó.[43, tr.39, 40]
Một tín hiệu cần phải thỏa mãn các điều kiện:
Đầu tiên, tín hiệu phải có tính vật chất Vật chất đó là một sự vật hoặc là một thuộc tính vật chất như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, vật thể Đồng thời thuộc tính vật chất ấy phải có chức năng kích thích đến giác quan của con người
Trang 14và được con người cảm nhận bằng chính giác quan của mình Ví dụ như: hai đặc
vụ vì nhiệm vụ bí mật không hề quen biết nhau, họ muốn thực hiện nhiệm vụ trao đổi thông tin cho nhau, bằng cách người này liên lạc với người kia bởi một dấu hiệu vật chất được quy ước trước, có thể là một ám hiệu nào đó Chính dấu hiệu này đã kích thích vào giác quan của họ, được họ cảm nhận, giúp họ suy diễn, lý giải thì họ mới có thể nhận ra nhau Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt, tín hiệu của loài người với tín hiệu cũng được cảm nhận bằng giác quan của loài vật, nhưng đó chỉ là phản xạ có điều kiện của loài vật mà thôi Chẳng hạn, cứ đến giờ cho ăn ta đánh kẻng, khi tiếng kẻng vang lên con chó chạy đến để ăn hay khi vỗ tay đàn cá đến gần bờ Những tiếng kẻng đó hay tiếng vỗ tay có thể trở thành tín hiệu của loài cá hoặc loài chó nhưng không phải là tín hiệu như tín hiệu của con người
Thứ hai, tín hiệu phải mang nghĩa F.Guiraud quan niệm: Ý nghĩa của cái được gợi ra trong tín hiệu bao giờ cũng là một thực thể tâm lý thuộc tinh thần Chẳng hạn hệ thống đèn giao thông đỏ, vàng, xanh, đóng vai trò là cái biểu hiện,
nó có chức năng gợi ra hình ảnh tinh thần khác không phải là chính bản thân nó
mà là gợi cho người tham gia giao thông một nội dung khác là “dừng lại” và
“chuẩn bị đi”
Thứ ba, tín hiệu phải mang tính dụng học, tức tín hiệu phải được các chủ thể tiếp nhận và lý giải được, ví dụ như tiếng kẻng vang lên trong sân trường đối với học sinh là tín hiệu báo hiệu giờ học khác với tiếng kẻng vang lên trong sân đình hợp tác xã nông nghiệp báo hiệu giờ đi làm
Thứ tư, tín hiệu phải được con người nhận thức trong mối quan hệ hai mặt của nó, tức là người ta buộc phải liên tưởng được cái biểu hiện với “một cái gì đó” là "cái được biểu hiện" Tính liên tưởng hai mặt này là một điều kiện không
Trang 15thể thiếu của tín hiệu Nói cách khác, nếu không có điều kiện này thì một sự vật không thể được nhận thức để trở thành tín hiệu
Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số cách phân loại tín hiệu của các nhà ngôn ngữ học: Ch.S.Pierce, Morris, A.Chaff, P.Guiraud và của Đỗ Hữu Châu
Ch.S Peirce chia tín hiệu thành 10 loại lớn, mỗi loại lớn lại chia thành nhiều loại nhỏ (tất cả khoảng 60 loại), dựa vào những tiêu chí có khi chồng chéo nhau, nhưng chủ yếu vẫn là 3 loại chính: tín hiệu (symbole), hình hiệu (iconet)
và dấu hiệu (indices)
Morris dựa vào mối quan hệ giữa tín hiệu với sự biểu thị các loại sự vật của tín hiệu mà chia thành 2 loại tín hiệu: chỉ hiệu và định hiệu (tín hiệu nêu đặc trưng, đặc tính) Các chỉ hiệu như những động tác chỉ trỏ, tín hiệu giao thông hay các từ chỉ xuất trong ngôn ngữ có tác dụng chỉ ra hướng hoặc xác định vị trí không gian, thời gian của sự vật đối với nhân vật giao tiếp Sau đó, ông lại chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu trưng (symbole)
A.Schaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem tín hiệu gắn liền với chức năng giao tiếp nên ông đã tiến hành phân loại như sau, đầu tiên, ông chia tín hiệu thành 2 loại: tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo Tín hiệu nhân tạo còn được coi là tín hiệu đích thực, trong tín hiệu đích thực còn được chia thành tín hiệu từ và tín hiệu thực có khả năng bộc lộ nhất định Sau đó, tín hiệu thực có khả năng bộc lộ nhất định lại được chia thành ra lệnh hiệu và định hiệu Các định hiệu lại được chia thành các định hiệu đích thực và các symbole
F.Guidaur từ 1950 đã đưa ra một bảng phân loại các tín hiệu So với những kết quả phân loại trước, cách phân loại của F.Guiraud có nhiều ưu điểm hơn Ông phân chia tín hiệu dựa trên mối quan hệ giữa thực tế nhận thức của con người Trong đó, tác giả quan tâm tới những tín hiệu biểu hiện (tín hiệu không
Trang 16giao tiếp) Những tín hiệu biểu hiện về bản chất là các hình hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp mà là công cụ để phản ánh, miêu tả thực tế khách quan Ví dụ như bức ảnh, bản nhạc,v v Chúng là sản phẩm của các loại hình nghệ thuật và thuộc đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học P.Guiraud tiếp tục phân chia tín hiệu thành tín hiệu tự nhiên (là đối tượng của khoa học tự nhiên) và tín hiệu nhân tạo Trong tín hiệu nhân tạo ông lại chia thành tín hiệu không giao tiếp và tín hiệu giao tiếp Ông còn dựa theo đặc tính thể chất của tín hiệu mà phân chia các tín hiệu thành tín hiệu thị giác, tín hiệu thính giác, tín hiệu xúc giác Theo đặc tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia tín hiệu thành tín hiệu thứ cấp (còn gọi là ký hiệu) và tín hiệu sơ cấp Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu
Đỗ Hữu Châu xem tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau Ông đưa
ra những tiêu chí phân loại sau:
1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện
2/Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu
3/Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện
4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu
Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được cái loại tín hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh v v Trong đó tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt
1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu ngôn ngữ (THNN) luôn nằm trong ba mối quan hệ chính: quan
hệ giữa các tín hiệu với tín hiệu, quan hệ giữa tín hiệu với thực tế, quan hệ giữa tín hiệu với nhân vật giao tiếp Ba quan hệ này hình thành ba lĩnh vực nghiên
Trang 17cứu: cú học, nghĩa học và dụng học Ba bình diện này luôn đặt trong mối quan hệ khăng khít với nhau, không có cái này là không thể có cái kia
Một cái gì đó để trở thành tín hiệu ngôn ngữ nó phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, THNN được xây dựng từ hai thể chất (thể chất vật chất và thể chất tinh thần) Thể chất vật chất là các âm thanh do bộ máy phát âm của con người phát ra và các âm thanh ấy được ký hiệu lại bằng hệ thống văn tự; thể chất tinh thần là những hiểu biết về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và những hiểu biết về mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng do tư duy mang lại Các thuộc tính vật chất ấy của tín hiệu ngôn ngữ phải có chức năng kích thích đến giác quan của con người, sau đó được con người cảm nhận, giúp họ suy diễn, lý giải các nội dung mà tín hiệu mang lại
Thứ hai, THNN phải có hình thức âm thanh hoặc chữ viết, có chức năng gợi ra, đại diện, thay thế cho một cái gì đó khác với nó, không phải là chính bản thân hình thức âm thanh hoặc chữ viết đó
F.de Sausure xác định tín hiệu ngôn ngữ như sau: "Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một, không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh", hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có cái kia (khái niệm được gọi là cái được biểu hiện (cđbh) và hình ảnh
âm thanh gọi là cái biểu hiện (cbh) [64, tr 121] Hai mặt này như hai mặt của một
tờ giấy, không thể tách rời nhau Theo F.Sausure, “mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” và ông “chỉ muốn nói rằng nó không có nguyên do, nghĩa là nó võ đoán đối với cái được biểu hiện, vì trong thực tế nó không có một mối liên quan tự nhiên nào với cái đó” (Dẫn theo [49, tr122 và 124] Ch.S.Pierce cũng có quan niệm tương tự Ông cho rằng đại đa số tín hiệu
Trang 18ngôn ngữ thuộc loại ước hiệu, loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do Loại tín hiệu này sẽ mất tư cách là tín hiệu nếu không có cái lý giải Như vậy, THNN
là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, nội dung và hình thức,
âm thanh và ý niệm
Khi nói tới tính hiện thực của hoạt động ngôn ngữ, Sausure chỉ rõ rằng:
“Thường người ta không nói bằng tín hiệu riêng lẻ, mà bằng từng nhóm tín hiệu, từng khối có tổ chức, vốn cũng là tín hiệu” [64, tr 121] Vấn đề “có tổ chức” ở lĩnh vực ngôn ngữ mà ông đề cập đến ở đây chính là vấn đề về tính hệ thống- một đặc tính làm nên bản chất tín hiệu của ngôn ngữ Và giá trị của mỗi yếu tố là
do các yếu tố khác trong hệ thống quy định Sau này, Ch.W Morris cũng đồng tình với Sausure về quan điểm cho rằng tất cả các tín hiệu đều nằm trong quan hệ với các tín hiệu khác và quy định lẫn nhau Do đó, các tín hiệu luôn nằm trong một hệ thống nhất định Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù của mình
Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu sơ cấp được xây dựng với những thể chất tinh thần và vật chất, đó là những âm thanh do bộ máy cấu âm của con người làm ra [6, tr 753] Đỗ Hữu Châu đặc biệt lưu ý vấn đề chức năng
và đặc tính đa chức năng của các tín hiệu ngôn ngữ so với các hệ thống tín hiệu nói chung và tín hiệu mang chức năng giao tiếp nói riêng Nếu như các tín hiệu khác ở từng hệ thống chỉ thực hiện được một chức năng tín hiệu học thì ngôn ngữ không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ
để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của con người và còn mang chức năng thi pháp Trong đó chức năng giao tiếp được coi là chức năng xã hội quan trọng nhất của ngôn ngữ Đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt các
Trang 19chức năng khác nhau có liên quan đến các nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng
cú học Chức năng giao tiếp và chức năng tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi đơn vị ngôn ngữ vừa phục vụ cho hoạt động giao tiếp vừa phục vụ cho hoạt động tư duy Có thể kể chức năng định danh là chức năng đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ Chức năng định danh chỉ riêng ngôn ngữ mới có
Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ý nghĩa tín hiệu của chúng trên tất cả những đơn vị mang nghĩa như từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản Một từ ngữ hay một câu nói nào đó có thể vừa mang những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói đến, vừa bộc lộ những đặc điểm
về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lý của người nói v.v
Có thể nói, sự trình bày các vấn đề về tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ trên đây là những tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến vấn tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ và các đặc tính của nó
1.3.3 Tín hiệu thẩm mĩ
Nghiên cứu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mỹ là một vấn đề có tính liên ngành: ngôn ngữ học, văn học, tín hiệu học, lý luận văn học, xã hội học, dân tộc học, tâm lý học
Về mặt lý luận văn học, các nhà nghiên cứu chú ý đến đặc tính của ngôn ngữ văn học để từ đó nêu lên những vấn đề liên quan đến tín hiệu thẩm mỹ (THTM) M.B.Khrapchenco xem: nhân hóa, ẩn dụ, phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật đã được mài mòn và cố định hóa về mặt ý nghĩa là những ký hiệu thẩm mỹ
Trong lý thuyết thông tin, THTM được quan niệm đồng nghĩa với cái đẹp
Trang 20Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, THTM được coi là chất liệu cấu thành nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học
Trong lĩnh vực ngữ nghĩa học, THTM được coi là khái niệm mang tính biểu trưng đồng thời chúng còn là phương tiện chuyển nghĩa tạo nghĩa mới
Trong lĩnh vực dụng học, THTM nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ thẩm mỹ với con người lý giải chúng, với các nhân vật giao tiếp trong tác phẩm ngôn ngữ văn học và ngoài tác phẩm ngôn ngữ văn học
Các nhà phong cách học có thể giới hạn khái niệm THTM trong phạm vi hẹp hơn là những tín hiệu nghệ thuật chìa khoá có giá trị tổ chức để biểu hiện tư tưởng tình cảm của bài văn hay những “thần cú”, những “nhãn tự”, những TH ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mỹ, những đối thoại có tính thẩm mỹ trong văn học v.v
Việc xác định thế nào là THTM vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, có một điểm chung là họ đều thừa nhận THTM là yếu tố thuộc
hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh đến thế giới tinh thần của chúng ta (Dẫn theo [20, tr17]) Và chúng có tính chất vật thể hay phi vật thể thì cũng phải có ý nghĩa thẩm mỹ và được sử dụng vào mục đích thẩm mỹ
Đỗ Hữu Châu đã đi vào những kiến giải cụ thể hơn về THTM Theo ông, ngôn ngữ THTM là phương tiện sơ cấp của văn học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp- THTM Tín hiệu (TH) ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức- cbh của THTM Hoặc có thể nói theo Đinh Trọng Lạc là TH ngôn ngữ- văn học ấy đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất làm
Trang 21cơ sở cho hệ thống tín hiệu thứ hai của THTM [29, tr137] Còn Trần Ngọc Thêm lại gọi nó là “mã hoá hai bậc”
Như vậy, tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ
tự nhiên Nếu như các tín hiệu ngôn ngữ chỉ giải quyết các nhiệm vụ tức thời thì THTM không chỉ có tác dụng đó mà nó còn có tham vọng vươn tới cái muôn đời Nếu THNN thông thường có thể không trọn vẹn, đầy đủ thì THTM luôn luôn là hiện tượng trọn vẹn, đầy đủ để tự nó có thể thuyết minh ý nghĩa của nó trong môi trường giao tiếp văn học
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa TH ngôn ngữ và THTM, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của L.Hzelmslev về ngôn ngữ liên hội dựa theo sơ đồ sau (dẫn theo [1, tr21]):
THTM
Cbh TH ngôn ngữ
Cbh Âm thanh Cđbh Ý nghĩa ngôn ngữ
Cđbh Ý nghĩa thẩm mỹ
Dựa vào sơ đồ trên có thể hiểu rằng cả cbh và cđbh của THNN lại trở thành cbh cho cđbh mới đó là ý nghĩa thẩm mỹ của THTM trong tác phẩm văn học Do đó, trong văn học không thể đánh đồng phương tiện văn học- THTM với THNN thông thường được lấy làm chất liệu của tác phẩm văn học Sự khác biệt
có tính vượt cấp này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo khiến cho
“cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không vượt qua được" (dẫn theo [56, tr9]) Vì thế, việc nhận diện ra THTM trong tác phẩm văn học là không dễ dàng
Trang 22Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về THTM Chúng tôi chấp nhận cách hiểu về THTM như các tác giả Trương Thị Nhàn, Phạm Thị Kim Anh
đã trình bày trong luận án tiến sĩ của mình: “THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật hiện tượng, những cảm xúc thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương, các yếu tố của chất liệu màu sắc với hội hoạ, âm thanh có nhịp điệu với âm nhạc) được lựa chọn và sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mỹ [39, tr26], [1, tr23]
1.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu ngôn ngữ và Tín hiệu thẩm mỹ
Có thể nói rằng TH, THNN và THTM là ba khái niệm có mối liên hệ khăng khít với nhau, cái này là tiền đề, cơ sở cho sự xuất hiện của cái kia Để
“một cái gì đó” trở thành TH thì nó phải có những sự kiện về tính vật chất, phải gợi ra hoặc biểu thị cho một cái gì khác với chính nó, phải tác động vào một chủ thể và được chủ thể tiếp nhận và lý giải được, phải nằm trong một hệ thống Ngôn ngữ có đâỳ đủ những đặc điểm trên vì thế ngôn ngữ cũng là một
hệ thống TH nhưng là một hệ thống TH đặc biệt
Vì là một hệ thống TH đặc biệt nên nó có một số đặc điểm sau:
THNN không chỉ mang quan hệ âm - nghĩa như các TH khác, nó còn chứa đựng các TH khác: Phức thể âm – nghĩa, đến lượt nó lại có thể có một nghĩa mới dẫn đến mối quan hệ âm- nghĩa + nghĩa, rồi phức thể thứ ba lại có thể có quan hệ với một nghĩa mới Chính vì thế, các đơn vị ngôn ngữ mới có khả năng tạo ra hàng loạt các nghĩa như nghĩa bóng, hàm ngôn, hiển ngôn, ẩn ý khiến cho hệ thống ngôn ngữ càng phong phú, phức tạp và có những khả năng diễn đạt to lớn
mà các hệ thống TH khác không thể có được
Trang 23Theo F.de Sausure, THNN mang tính võ đoán và mang tính hình tuyến Khi ngôn ngữ dùng để giao tiếp, chuỗi âm thanh được phát ra lần lượt nối tiếp nhau vì thế người nghe phải tiếp nhận các đơn vị lần lượt theo trục thời gian Không như các TH khác như trong âm nhạc, hội hoạ ta có thể cảm nhận được trực tiếp các THNN bằng các giác quan và tiếp nhận một lúc nhiều đơn vị
Nếu như các hệ thống TH khác chỉ dùng ở một phạm vi nhất định thì TH ngôn ngữ diễn đạt một lượng thông tin vô hạn trong mọi lĩnh vực giao tiếp
Khi đi vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hoá thành THTM, mang những đặc thù nghệ thuật THNN được coi là TH nguyên cấp còn THTM là hệ thống TH thứ cấp, mà hệ thống thứ nhất sẽ được làm cái biểu đạt cho hệ thống TH thứ hai Trong đó, THNN là chất liệu của văn học, còn THTM
là phương tiện của văn học
Khái niệm THTM bản thân đã bao hàm khái niệm TH và THNN Tuy nhiên, có sự khác biệt nhau ở chỗ nếu TH và THNN là khái niệm quan hệ thì THTM vừa là khái niệm quan hệ vừa là khái niệm tự thân bởi bản thân nó đã mang tính thẩm mỹ và khác THTM ở tính có lý do Nếu như mối quan hệ giữa hai mặt âm – nghĩa của THNN là hoàn toàn võ đoán, mang tính quy ước thì THTM phải là những quan hệ có thể lý giải được Chẳng hạn như đoạn trích sau đây trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” của Tố Hữu:
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Biên
Trập trùng thác Lửa, thác Chông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng
Trang 24Từ nghĩa cơ bản của THNN “thuyền” là phương tiện giao thông nhỏ trên
mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió đã biến đổi nội dung khái niệm do
cách kết hợp độc đáo giữa “chiếc thuyền” (chỉ sự vật cụ thể) với “trên đời” (chỉ khái niệm trừu tượng) và đã biến đổi THNN trở thành THNN thẩm mỹ “thuyền” Quá trình lập mã và giải mã THNNTM “thuyền” đã buộc cả hai vai chuyển sang
nghĩa mới thuộc bình diện nghĩa thứ hai Chính sự hiện thức hoá đồng thời của
cả hai bình diện nghĩa đã đem đến một rung cảm thẩm mỹ cho cả hai vai, nhất là đối với người nhận hoặc người đọc khi nhận được những thông tin bổ sung mới
Có nhiều quan điểm về sự phân chia cấp độ THTM
F.de Sausure cho rằng: “Thường chúng ta không nói bằng những TH riêng
lẻ mà bằng nhóm những TH, bằng khối có tổ chức cũng là TH” Hay nói cụ thể hơn, THTM phức là tổ hợp của nhiều TH đơn (mang ý nghĩa thẩm mỹ); đó có thể là những hình tượng văn học, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm, kể cả các tác phẩm lớn
Ví dụ, thành ngữ “Kiến bò miệng chén” và sự liên hệ của câu thơ trích
trong truyện Kiều sau đây
Lo gì việc ấy mà lo Kiến trong miệng chén có bò đi đâu
Trang 25Nếu như thành ngữ “Kiến bò miệng chén” chỉ nói về cái luẩn quẩn của sự
vật, không thoát khỏi cảnh hiện tại và Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ này bằng cách: đặt vào trong lời nói của Hoạn Thư khiến cho lời nói của thị toát lên
sự đáo để Như vậy, nếu như thành ngữ trên là TH đơn thì câu thơ trên trong truyện Kiều của Nguyễn Du là một TH phức
Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản sau:
a) Cấp độ cơ sở (TH đơn): ở cấp độ này THTM ứng với một chi tiết, một
sự vật thuộc thế giới khách quan, ví dụ như: Tổ quốc, Nhân dân, Mùa xuân, Mặt trời đó là những THTM đơn có chức năng tham gia cấu tạo nên những THTM ở cấp độ cao hơn trong tác phẩm văn học THTM đơn được tạo nên từ các từ hay cụm từ, hoặc có thể là những từ ngữ, thành ngữ, điển cố hay những hình ảnh đơn
lẻ, mang ý nghĩa thẩm mỹ
b) Cấp độ xây dựng (TH phức): đó là THTM ứng với nhiều sự vật, hiện tượng được xây dựng từ những TH đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản những THTM đơn Tín hiệu phức được tạo ra để biểu hiện những ý nghĩa thẩm mỹ mới trong tác phẩm văn chương
1.2.2 Đặc tính tác động
Thứ nhất, đặc tính tác động có cơ sở từ bản chất của TH là một “kích thích vật chất” P.Guiraud nói rằng: “Một TH là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức từ một kích thích khác” (dẫn theo[6, tr 51] Hiệu quả tác động của THTM trước hết hình thành nên những hình tượng nghệ thuật Do đó, hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của thế giới tinh thần phong
phú, sâu sắc của nhà văn được biểu hiện nhờ THTM
Thứ hai, đặc tính tác động thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của THTM THTM luôn kích thích tác động vào đối tượng
Trang 26tiếp nhận (có thể một hoặc nhiều đối tượng dù đối tượng đó có hay không có mặt) Tác động mà người phát TH muốn hướng vào là hệ thống cảm xúc, hệ thống nhận thức của người nhận nhằm tạo nên những thái độ mới, hành động mới, hoạt động mới phù hợp với quan điểm thẩm mỹ, nghĩa là chờ một sự thay đổi phù hợp với người phát từ phía đối tượng tiếp nhận trong quá trình giao tiếp Mặt khác, nhờ có đối tượng tiếp nhận thì THTM mới phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó, và mới có thể xác định được nội dung (hình tượng) và tính tư tưởng, tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm Khi đó, tính hai mặt không thể tách rời của TH cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực Tuy nhiên , khả năng tác động của THTM rất to lớn, nhưng ảnh hưởng của nó không phải ngay tức thì và lực tác động vào các đối tượng không phải là như nhau Điều đó cũng có nghĩa là không phải ai khi tiếp nhận một tác phẩm văn học nghệ thuật đều lập tức tốt lên hay xấu đi Bởi vì quy luật của nghệ thuật là sự tác động lâu dài, dần dần và tác động theo kiểu lây lan Chính điều này cũng giúp ta lý giải một thực tế trong tiếp nhận văn học Cùng một tác phẩm nhưng sự cảm thụ và
đánh giá của công chúng là rất khác nhau Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một ví
dụ, người khen thì khen hết mực, người chê thì chê hết lời Đó là chưa kể đến những tư tưởng nghịch hướng, phi thẩm mỹ từ phía người tiếp nhận có thể làm hỏng những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm
Vì thế, lý giải một THTM là ta vừa lý giải thế giới tạo ngôn, phát ngôn (tác giả), vừa lý giải thế giới tiếp nhận (công chúng)
1.2.3 Đặc tính biểu hiện
Một THTM phải mang một nội dung hiện thực nhất định và phải gắn liền với hiện thực Điều này cũng có nghĩa là mỗi THTM ứng với một sự vật, hiện
Trang 27tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần Có thể nói rằng đây là một đặc tính rất quan trọng, nếu không có nó TH sẽ không còn giá trị
F de Sausure cho rằng “TH là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không tách rời nhau trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt và nếu
có nội dung nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được người nói muốn truyền đạt nội dung”[64, tr 105]
Nguyễn Lai cũng khẳng định: TH bao giờ cũng mang một nội dung thông báo đến một đối tượng nào đó Nếu không mang một nội dung thông báo thì TH không còn là TH
Theo Đỗ Hữu Châu, THTM phải ứng với một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực Sự tái hiện hiện thực của THTM trong những ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lực miêu tả thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của đời sống vào trong tác phẩm, vào trong những phương tiện vật chất được sử dụng Trong hội hoạ, đó là những đường nét, màu sắc Trong âm nhạc, đó là những âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, có khả năng khơi gợi những hiện thực của đời sống, của tâm hồn Trong văn học, đó là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm nhất định, gần với hiện thực phản ánh trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người
Mặt khác, sự biểu hiện của THTM còn liên quan đến quá trình suy ý, liên tưởng, sáng tạo ở đối tượng tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến
Trang 281.2.4 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ)
Để đạt đến một giá trị thẩm mỹ nhất định, THTM không chỉ dừng lại ở nội dung tái tạo hiện thực mà THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng, sự đánh giá, tư tưởng, thẩm mỹ nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc Chúng ta đều biết rằng thực tế nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư Do vậy, cảm xúc là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo đã được khách quan hoá thành một thành phần quan trọng của cơ cấu ngữ nghĩa THTM Và cũng chỉ có THTM mới là hình thức có khả năng đem bản chất tình cảm nhân loại biểu hiện ra một cách rõ ràng
Bằng tiếng nói chân thành của mình, chủ thể sáng tạo đã tác động đến đối tượng tiếp nhận và mong muốn khơi gợi sự đồng cảm qua việc lý giải và cảm thụ THTM Điều này lý giải phần nào cho ta thấy, khi ta tiếp xúc với tác phẩm văn học, người ta trở nên xúc động hơn, đa cảm hơn Nhờ đó, lòng người cũng bớt khô hạn, thờ ơ bàng quan với những số phận, những cảnh đời diễn ra xung quanh mình
Mặt khác, ta cũng thấy cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi lần xuất hiện Ví dụ như cùng miêu tả hình ảnh con cò
nhưng dường như mỗi lần xuất hiện lại mang một dáng vẻ mới Từ “cánh cò bay
lả bay la”, “cánh cò bay lả rập rờn” trong ca dao gợi vẻ thanh bình, yên ả nơi
làng quê, đến hình ảnh thân cò (hàm chỉ thân phận người vợ, lầm lũi, cơ cực, vất
vả bước đi bì bõm trong mưa, trên đường lầy thụt trong thơ Tú Xương “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” và cánh cò hoảng hốt, bay vùn vụt trong câu thơ của Hoàng Cầm “Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu” tạo nên sự hấp dẫn riêng cho một hình ảnh tưởng chừng rất cũ
Trang 29Như vậy, có thể nói đây là một đặc tính mang giá trị khá đặc biệt của THTM, hay nói cách khác đặc tính này mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ
1.2.5 Tính biểu trưng
Đó là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện Trong đó, cbh là phần có thể tri giác được, nhận thức được bằng các giác quan- đó là hình thức ngôn ngữ, còn cđbh luôn có ít nhất hai thành phần nghĩa có mối liên hệ với nhau: bề nổi là cái được bộc lộ có thể nắm bắt dễ dàng, còn bề chìm luôn tiềm ẩn và gắn với thế giới tinh thần đầy phức tạp của con người Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng hoá của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTM trong tác phẩm
Tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cbh là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận Tính chất ước lệ chung cho cbh này chính là tính có lí do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy mỗi một cộng đồng có lối tư duy, suy nghĩ, quan niệm xã hội riêng , từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào đó, được cả cộng đồng chấp nhận như vừa được nói tới Trở lại ví dụ về hình ảnh con cò, ta thấy trong ca dao Việt
Nam, con cò thường biểu hiện cho những thân phận thấp bé (Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao), đức tính chịu thương chịu khó (Cái
cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non), có khi nó lại được
hiểu là thân phận người phụ nữ
Trang 30Có khi, nhờ tính biểu trưng mà giá trị hay hiệu lực của THTM lại phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy của một
cộng đồng hoàn toàn khác biệt so với cộng đồng khác Nếu như con rồng ở Việt
Nam rồng là biểu tượng cho sự thiêng liêng, cao quý (Con rồng cháu tiên) thì ở Trung Hoa, nó lại biểu tượng cho hoàng đế và vương quyền tối thượng
1.2.6 Tính truyền thống và cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu: “Truyền thống và cách tân là hai phương diện biện chứng của THTM”[6, tr559] Nói đến tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp lại, tính kế thừa, có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc Nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng THTM của mỗi tác giả, thậm chí là trong từng tác phẩm
Việc sử dụng THTM đều đặn, thường xuyên theo thói quen lâu dần sẽ trở thành chuẩn mực, những khuôn mẫu chuẩn mực phong cách riêng cho cả trào lưu, trường phái, giai đoạn, thời kỳ văn học Những yếu tố truyền thống khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo nên tính hàm súc và có sức khơi gợi thẩm mỹ lớn lao Tính truyền thống cũng là điều kiện nhất định về mặt liên tưởng giúp cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm, đồng thời là “bức phông nền” cho sự sáng tạo, phá cách
Các tác giả sử dụng THTM theo chuẩn nhưng cũng cần phải đổi mới để tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn Nếu không có sự cách tân thì THTM sẽ trở nên mài mòn, mất đi giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc, không phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm phong phú của con người
Ví dụ như hình ảnh quả cau, miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong văn học dân gian nhưng dưới ngòi bút của Bà chúa thơ Nôm nó lại mang một nét
riêng biệt khó trộn lẫn: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Câu thơ không chỉ nói
Trang 31về quả cau, miếng trầu nhỏ mọn, bình thường, kém thơm ngon mà còn khơi gợi đến hình ảnh về người mời trầu với thân phận bình thường, thậm chí nghèo hèn
và có số phận hẩm hiu
Như vậy, cái mới trong cách sử dụng THTM của tác giả có thể được thể hiện trong việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới, nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cách tân các THTM, ở việc đổi mới các THTM có sẵn trong truyền thống Chính trong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ độc đáo ở các THTM mới được bộc lộ mang lại cho chúng những ý nghĩa thẩm mỹ mới
1.2.7 Tính hệ thống
Có thể nói đây là đặc tính quan trọng nhất của THTM Vì mang bản chất
là TH nên THTM bao giờ cũng thuộc về một hệ thống nhất định, chịu sự chi phối của các yếu tố khác và xác lập giá trị của mình trong mối quan hệ với các
yếu tố cùng hệ thống
F.de Sausure cho rằng “ Người ta không nói bằng tín hiệu riêng lẻ mà bằng từng nhóm TH, từng khối có tổ chức vốn cũng là TH”[64, tr107] Có nghĩa
là tính hệ thống là một đặc tính đã làm nên bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, do đó
ta chỉ hiểu được một THTM khi đặt nó vào hệ thống mà nó đang hành chức
Theo Nguyễn Lai, khi nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ thì phải nhìn nó
cả theo hai hướng lịch đại và đồng đại Đối lập với bản thân nó và đối lập với cái xung quanh nó [31, tr 35-36] Trong ngôn ngữ, đó chính là tính hình tuyến của tín hiệu Do áp lực của các nhân tố xung quanh (tính hình tuyến) mà nghĩa của từ
có thể có những biến đổi nhất định
Ví dụ hai câu thơ sau:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Trang 32(Đây mùa thu tới- Xuân Diệu)
Từ “nghe” vốn là để nói về một hoạt động tiếp nhận âm thanh bằng thính giác, nhưng ở đây nó lại được dùng để nói về những chuyển đổi tinh vi của thời tiết trong lúc giao mùa Cái rét rất vô hình mà ta chỉ cảm nhận được nay trở nên rất hữu hình sống động Nghĩa của từ “nghe” có sự biến đổi so với ngữ nghĩa
thông thường là do tác giả đã sáng tạo đặt nó trong kết hợp với rét mướt Nếu thay thế rét mướt bằng loại sự vật, hiện tượng như nhạc, tiếng mưa thì không
thể có cách hiểu như trên Thực chất là nghĩa của từ đã chịu sự chi phối của những yếu tố trong hệ thống Có thể suy ra là nghĩa cụ thể của ngôn ngữ chỉ có thể được xác định thông qua một tập hợp nhiều từ Điều đó đòi hỏi không chỉ đối với người sử dụng ngôn ngữ với tư cách như là tín hiệu mà ngay cả với người tiếp nhận thì cũng đòi hỏi phải nhận ra tập hợp có tính hệ thống trên
Chính tính hệ thống là cơ sở của tính sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, tạo
ra được sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các yếu tố ngôn ngữ, mang lại những giá trị mới cho tín hiệu ngôn ngữ Ví dụ, cùng một màu xanh mà với những kết hợp khác nhau lại đem đến những sắc thái cảm xúc riêng biệt Đó là màu xanh đầy sức sống của tiết trời xuân trong thơ Nguyễn Du “Cỏ non xanh rợn chân trời”, một màu xanh của nỗi đau đớn khi mất nước trong thơ Tú Mỡ: “Đứng trông làn nước vẩn xanh ngầu”, màu xanh bát ngát của bầu trời nơi giáp tuyến mang nỗi nhức nhối của sự chia cắt: “Trời vẫn xanh một màu Quảng Trị”- một màu xanh
vô hình, trừu tượng nhưng lại được chấp nhận trong lôgíc liên tưởng Và màu xanh kỳ lạ trong thơ Chế Lan Viên “Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên” vừa
hư vừa thực, có cái gì mơ hồ và cũng có một chút gì đó linh thiêng, huyền bí
Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: khía cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm và khía cạnh ngoại tại
Trang 33(chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật Ở khía cạnh cấu trúc tác phẩm, cần phân biệt hai bình diện: bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể của hệ thống Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể (nguyên mẫu, định dạng, mẫu gốc) Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể (hiện dạng)
1.2.8 Tính đẳng cấu
Đẳng cấu là đặc tính quan trọng trong THTM, nó giúp ta nhìn nhận TH trong nhiều quan hệ khác nhau như quan hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc, quan hệ ngang
Đẳng cấu được hiểu là sự giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện
Iu.A.Philippiep đã rất chú ý tới đặc tính về đẳng cấu thông tin của THTM: Những biểu hiện vật lý của TH có thể khác nhau nhưng ý nghĩa của TH vẫn chỉ
là một (Dẫn theo [39, tr 17])
Đỗ Hữu Châu khẳng định: Rất nhiểu THTM được sử dụng trong văn học, trong hội hoạ, trong điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng của
từng ngành[6, tr 572] Ví dụ, các từ thuyền và biển là cái biểu hiện bằng ngôn
ngữ của hai tín hiệu “thuyền, biển” Hai tín hiệu này đều có thể xuất hiện trong một bức hoạ, trong một bức tượng, trong một cuốn phim hay trong các bài hát , bằng hình ảnh hay bằng chuỗi âm thanh có nhạc tính Như vậy, một THTM của một nền văn hoá có thể chuyển hoá vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của các ngành này
Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ thuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện khác nhau
Trang 34của các TH trong hệ thống Tác giả Phạm Thị Kim Anh viết: “Nghĩa của từng
TH là khác nhau, quan hệ nghĩa giữa các TH trong từng cặp cũng khác nhau, song nếu cũng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại có quan hệ ý nghĩa cảm xúc giống nhau”[1, tr 20] Điều này cho phép chúng ta đặt các TH trong quan hệ với các yếu tố cấu thành tác phẩm, ở phương diện trực tuyến, lại có thể xem xét trên trục đồng đại hay lịch đại Đó cũng là cơ sở cho quan hệ lựa chọn hay kết hợp
Nhà thơ Nguyễn Thi viết: Buổi chiều ưá máu/ Ngổn ngang những vũng bom Ta có thể thay từ “vũng” bằng các từ tương đương nghĩa như “hố”, “hầm”,
“hang” để có các kết hợp “hố bom”, “hầm bom”, “hang bom” Nhưng ở đây tác giả lại chọn từ “vũng”, chỉ đơn giản giúp ta liên tưởng đến tính chất có nước thường trực của “vũng” với tính chất có nước của máu, đồng thời tạo được sự cộng hưởng giữa THTM “vũng” và “máu” ở câu thơ trước Sử dụng “vũng bom”
rõ ràng có sức thuyết phục và sức tố cáo hơn nhiều
Tính đẳng cấu trong THTM còn thể hiện trong tương quan giữa các hệ thống hoạt động của THTM Tham gia vào một hệ thống tức là tham gia vào một kết cấu, THTM có thể đồng nghĩa trong những hình thức kết cấu khác nhau của các hệ thống
Ví dụ trong câu ca dao:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Trong các câu ca dao xưa, TH thuyền thường được dùng để chỉ người con trai phù hợp với đặc tính hay di chuyển, còn TH bến thường để chỉ người con gái
mang bản chất tĩnh tại, ở nhà ngóng trông, chờ đợi
Trang 35Người ta thường tìm ra các lớp nghĩa khác nhau trong tác phẩm dựa trên tính đẳng cấu này Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng phần nào lý giải trên cơ sở tính đẳng cấu giữa chất liệu hiện thực và THTM
Từ các ví dụ đã dẫn trên đây có thể nhận thấy, các THTM thường đi với nhau thành từng cặp, bởi vậy cũng có sự đẳng cấu giữa các cặp THTM với nhau Chẳng hạn có sự đẳng cấu giưã 2 cặp THTM “con thuyền- dòng sông” và “con người- con đường” trong thơ Huy Cận và Thơ Mới về một ý nghĩa, cảm xúc khái quát- đó là sự suy nghiệm về thân phận cô đơn lạc lõng trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, giữa các cặp THTM có khi diễn ra sự đổi chiều, khi đó ý nghĩa thẩm
mỹ cũng có sự thay đổit tương thích (sự thay đổi nghĩa chính từng THTM và
của cặp THTM), như hình ảnh “tấm lụa đào” trong kết hợp sau: Thân em như tấm lụa đào/ Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai (ca dao) Ý nghĩa của hình ảnh
“tấm lụa đào” là vẻ đẹp, cái thanh tao cần được gìn giữ chứ không phải là thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc không tự quyết định được hoàn cảnh số phận của mình
1.2.9 Tính trừu tượng và tính cụ thể
Đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM
Trong Tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) của mỗi tín hiệu Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH Trên thực tế, chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của TH với những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong các lần xuất hiện Những mối quan hệ giữa các điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm cùng những mối quan hệ giữa các hiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm Nghiên cứu THTM thực
Trang 36chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật
Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM trong các lần xuất hiện, THTM được biểu đạt bằng một hình thức Cbh - biến thể, mang một nội dung- Cđbh, đồng thời có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống mà THTM tham gia, và được cảm nhận với cảm xúc mới
Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM
- sự vật, hiện tượng mang tính chất khái quát, chung với các THTM -sự vật, hiện tượng mang tính cụ thể, riêng so với các THTM khái quát, chung ấy Chẳng hạn,
“núi” với tư cách THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của núi: đèo, dốc, đá, hang nhằm diễn dạt ý nghĩa
về sự khó khăn hay thử thách “Thuyền” có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của nó như mái chèo, cánh buồm nhằm diễn đạt ý nghĩa người đi
Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở ba dạng sau: + Biến thể từ vựng (BTTV): Đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa và có thể thay thế cho nhau Và chúng cũng là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn, nhà thơ
Ví dụ:
Năm ngoái mặt trăng gầm bóng hổ
Năm nay tiếng máy đợi vành trăng
(Chế Lan Viên)
+Biến thể kết hợp (BTKH): là biến thể có cùng một tín hiệu nhưng có sự biến đổi ít nhiều do kết hợp với những tín hiệu khác nhau ở trước và sau nó Trong ngôn ngữ đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM từ ngữ
Trang 37cũng biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau Có thể nói, biến thể kết hợp là biến thể của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau
Ví dụ:
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
“Gió” trong câu thơ cho ta những cảm xúc về một khung cảnh yên ắng, buồn bã
Ngôi nhà không mặc kệ gió lung lay (Chính Hữu- Đồng chí)
Trong khi ở câu thơ này gió lại trở thành một TH cho một trạng thái mạnh
mẽ, có sức tàn phá
Chính những biến thể kết hợp này của TH đã mang lại những ý nghĩa thẩm mỹ mới, khẳng định sức sáng tạo của người nghệ sĩ
+Biến thể quan hệ (BTQH): là những biến thể nảy sinh trong sử dụng một
TH Cùng xuất hiện với TH trong dòng thơ còn có những TH khác giữ vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó, đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung Nói một cách cụ thể đó là những TH chỉ đặc điểm, hành động, trạng thái, tính chất của THTM hay những sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian, hiện tượng tâm lý có liên quan đến THTM
Ví dụ câu thơ “Ngàn trùng sương toả cây e lạnh”- Hàn Mạc Tử, BTQH cây- sương giúp biểu đạt một không gian mông lung, buồn vắng đến rợn ngợp
Có thể nói mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái bất biến và cái khả biến, cái vô hình và cái biểu kiến, phải thấy được mối quan hệ hai mặt này thì mới đánh giá được giá trị của THTM
Trang 381 3 Tín hiệu thẩm mỹ và ngôn ngữ văn chương
1.3.1 Quan hệ giữa tín hiệu thẩm mỹ với ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ chính là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho các yếu
tố của hiện thực trở thành THTM trong tác phẩm văn học Với cấu trúc đặc biệt của mình, hệ thống THNN cho phép mỗi hình thức ngôn ngữ có thể phản ánh, biểu đạt được một sự vật, hiện tượng nào đó thuộc hiện thực khách quan thuộc thế giới tinh thần của con người Nhờ vậy, đối tượng tiếp nhận có thể lĩnh hội được từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế
mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phương tiện để xây dựng nên tác phẩm văn chương Rõ ràng, cùng một dấu hiệu hình thức ( thể chất ) lại mang hai giá trị khác nhau: giá trị TH ngôn ngữ (thuộc hệ thống ngôn ngữ) và giá trị THTM (thuộc hệ thống của tác phẩm văn học), là cbh cho cả THNN và THTM Hai giá trị này có sự tác động và chi phối lẫn nhau, tạo thành đặc tính riêng của ngôn ngữ văn học so với thứ ngôn ngữ thông thường (ngôn ngữ tự nhiên) Có thể nói rằng nói đến ngôn ngữ văn học là nói đến ngôn ngữ mang trong mình những phẩm chất thẩm mỹ và thực hiện chức năng thẩm mỹ của nó, nói đến sự vượt chuẩn mực của nó so với ngôn ngữ thông thường Chính các “nhãn tự”, các
“thần cú”, các từ ngữ được sử dụng như những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong lối chơi chữ của văn học chính là những yếu tố ngôn ngữ- THTM như vậy
Trong vai trò là cbh của THTM, là sự cụ thể hoá về mặt hình thức (Cbh) của THTM trong tác phẩm văn học, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của THTM Có thể xét mối quan hệ hằng thể- biến thể của THTM trong tác phẩm văn học theo tương quan giữa một bên là các THTM hằng thể, mang tính chất trừu tượng, bất biến, chung cho nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lần xuất hiện
Trang 39khác nhau, với một bên là các đơn vị ngôn ngữ- cbh của THTM hằng thể đó Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất
định Chẳng hạn, TH “núi” ứng với các từ núi, non, TH “đường” ứng với các từ: đường, đàng, lối, nẻo, dặm, ngõ, ngả Trong khá nhiều trường hợp, việc sử dụng
một biến thể ngôn ngữ nào đó cũng đem lại giá trị gợi cảm, cụ thể hoá cho
THTM ở một nét nghĩa thẩm mỹ nào đó Ví dụ: trong tương quan giữa núi và non thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng núi có tính chất trung tính hơn, còn non gợi nên tính chất văn chương, thơ mộng Có thể nói non là BTTV (Biến thể từ vựng) của THTM hằng thể núi Rõ ràng là sự cụ thể hoá về hình thức ngôn ngữ
(Cbh) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mỹ (Cđbh)
Quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận (chẳng hạn, giữa núi non, đèo dốc, giữa thuyền với cánh buồm, mái chèo ), quan hệ giữa các TH trừu tượng với các TH
cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính chất, quan hệ cụ thể khác nhau (
chẳng hạn giữa “núi” nói chung với núi cao, núi hiểm, núi Tản, núi Đợi, núi cao biển rộng, hang sâu núi hiểm, núi với chim, núi với cây, núi với con người v.v )
Trong văn học, mối quan hệ này được bộc lộ qua mối quan hệ giữa một bên là
một yếu tố ngôn ngữ biểu đạt hằng thể của THTM (từ núi chẳng hạn) với một
bên là những yếu tố ngôn ngữ mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn: các từ đồng nghĩa biểu vật, biểu niệm (đèo, dốc), các cụm từ miêu tả- cụ thể hoá (núi cao- núi thẳm ), các kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa TH hằng thể với các TH khác cùng xuất hiện (chẳng hạn, chim bay về tổ, núi cao biển rộng sông dài) Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mỹ được
Trang 40biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó
Các BTQH đồng hiện trong dòng thơ, đoạn thơ, văn bản thơ và toàn bộ sự nghiệp thơ ca có số lượng vô cùng lớn, có quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa hết sức phức tạp Vì vậy, nếu để thống kê, phân tích hết thì sẽ vượt quá khuôn khổ một luận văn Do đó, trong luận văn này chúng tôi chỉ xem xét những trường hợp các BTQH có vai trò bổ sung ý nghĩa quan trọng đối với TH được xét
Chính vì vậy, có thể xét biến thể của THTM trong các tác phẩm văn học qua:
a) Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm b) Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên
c) Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện
Đây chính là cơ sở lí luận định hướng cho chúng tôi trong việc thu thập thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến hai THTM hằng thể
“Bác Hồ” và “Anh bộ đội” trong các tác phẩm thơ ca của nhà thơ Tố Hữu
1.3.2 Tín hiệu thẩm mỹ văn chương
Loại hình THTM được kiến tạo từ chất liệu ngôn ngữ dùng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương được gọi là tín hiệu thẩm mĩ văn chương (THVC) Mang bản chất là tín hiệu nên THVC cũng gồm hai mặt là cbh và cđbh có mối quan hệ thống nhất với nhau
Cbh của THVC và THNN với hai mặt cbh- âm thanh/ chữ viết ngôn ngữ
và cđbh- ý nghĩa ngôn ngữ Cbh này tuy có nhiều thuộc tính vật chất tương đồng với cbh của các THTM khác (đều là các tác nhân kích thích giác quan gây ấn