7. Cấu trúc của luận văn
1.2.5 Tính biểu trưng
Đó là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong đó, cbh là phần có thể tri giác được, nhận thức được bằng các giác quan- đó là hình thức ngôn ngữ, còn cđbh luôn có ít nhất hai thành phần nghĩa có mối liên hệ với nhau: bề nổi là cái được bộc lộ có thể nắm bắt dễ dàng, còn bề chìm luôn tiềm ẩn và gắn với thế giới tinh thần đầy phức tạp của con người. Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng hoá của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTM trong tác phẩm.
Tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận. Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cbh là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. Tính chất ước lệ chung cho cbh này chính là tính có lí do trong THTM nói chung. Đặc tính này còn cho thấy mỗi một cộng đồng có lối tư duy, suy nghĩ, quan niệm xã hội riêng..., từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào đó, được cả cộng đồng chấp nhận như vừa được nói tới. Trở lại ví dụ về hình ảnh con cò, ta thấy trong ca dao Việt Nam, con cò thường biểu hiện cho những thân phận thấp bé (Con cò mà đi ăn
đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao), đức tính chịu thương chịu khó (Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non), có khi nó lại được
Có khi, nhờ tính biểu trưng mà giá trị hay hiệu lực của THTM lại phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy của một cộng đồng hoàn toàn khác biệt so với cộng đồng khác. Nếu như con rồng ở Việt Nam rồng là biểu tượng cho sự thiêng liêng, cao quý (Con rồng cháu tiên) thì ở Trung Hoa, nó lại biểu tượng cho hoàng đế và vương quyền tối thượng.