Tín hiệu thẩm mỹ văn chương

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2 Tín hiệu thẩm mỹ văn chương

Loại hình THTM được kiến tạo từ chất liệu ngôn ngữ dùng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương được gọi là tín hiệu thẩm mĩ văn chương (THVC). Mang bản chất là tín hiệu nên THVC cũng gồm hai mặt là cbh và cđbh có mối quan hệ thống nhất với nhau.

Cbh của THVC và THNN với hai mặt cbh- âm thanh/ chữ viết ngôn ngữ và cđbh- ý nghĩa ngôn ngữ. Cbh này tuy có nhiều thuộc tính vật chất tương đồng với cbh của các THTM khác (đều là các tác nhân kích thích giác quan gây ấn

tượng cảm thụ), song sự khác biệt xa ở đây nằm ở chỗ nếu như cbh của THTM trong âm nhạc, hội họa, điêu khắc...tự bản thể chất liệu đã có ý nghĩa nên có khả năng tác động tiếp vào tư duy hình thành khái niệm, thì đối với THTM văn chương ngay từ đầu cbh-THNN đã mang tính ước lệ- gián tiếp- phi vật thể cho nên ý nghĩa thẩm mỹ chỉ tồn tại trong ý thức, trong trí tưởng tượng của chủ thể sáng tạo, chỉ được “cảm thấy” chứ không hiện ra trực tiếp bằng chất liệu- bản thể- cbh như một số THTM khác. Cũng chính nhờ đặc tính này mà THVC có khả năng tạo ra nhiều tầng nghĩa sâu sắc cho hình tượng nghệ thuật và gợi ra một trường liên tưởng vô cùng phong phú, sống động cho đối tượng tiếp nhận.

Cđbh của THVC là nội dung ý nghĩa. Nó phải thông báo về một “cái gì đó” trong đời sống thế giới hiện thực để thực hiện được chức năng phản ánh nghệ thuật của mình. Do tính đa trị của ngôn ngữ nên khó có thể phân định được rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa, thông tin cảm xúc, giá trị văn hoá, tư tưởng...trong một tín hiệu ngôn ngữ cụ thể, mà thường thì những nội dung này đan lồng vào nhau, hàm chứa trong nhau.

Mối quan hệ giữa cbh và cđbh của THVC là mối quan hệ thống nhất “có lí do”, là kết quả của sự liên tưởng và tư duy- một hoạt động tinh thần độc đáo của con người. Hoạt động sáng tạo này liên quan đến những vấn đề hết sức tinh tế, phức tạp của đời sống tâm lý, tư tưởng, tình cảm..., đến khả năng liên tưởng, so sánh, cảm thụ tinh tế của chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận, vào những phát hiện độc đáo, sự lựa chọn, sắp xếp ngôn từ của tác giả...nên việc giải mã các THTM không phải là một vấn đề đơn giản.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)