Tính đẳng cấu

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.8 Tính đẳng cấu

Đẳng cấu là đặc tính quan trọng trong THTM, nó giúp ta nhìn nhận TH trong nhiều quan hệ khác nhau như quan hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc, quan hệ ngang.

Đẳng cấu được hiểu là sự giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện.

Iu.A.Philippiep đã rất chú ý tới đặc tính về đẳng cấu thông tin của THTM: Những biểu hiện vật lý của TH có thể khác nhau nhưng ý nghĩa của TH vẫn chỉ là một (Dẫn theo [39, tr 17]).

Đỗ Hữu Châu khẳng định: Rất nhiểu THTM được sử dụng trong văn học, trong hội hoạ, trong điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng ngành[6, tr 572]. Ví dụ, các từ thuyền và biển là cái biểu hiện bằng ngôn

ngữ của hai tín hiệu “thuyền, biển”. Hai tín hiệu này đều có thể xuất hiện trong một bức hoạ, trong một bức tượng, trong một cuốn phim hay trong các bài hát..., bằng hình ảnh hay bằng chuỗi âm thanh có nhạc tính...Như vậy, một THTM của một nền văn hoá có thể chuyển hoá vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của các ngành này.

Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ thuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện khác nhau

của các TH trong hệ thống. Tác giả Phạm Thị Kim Anh viết: “Nghĩa của từng TH là khác nhau, quan hệ nghĩa giữa các TH trong từng cặp cũng khác nhau, song nếu cũng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại có quan hệ ý nghĩa cảm xúc giống nhau”[1, tr 20]. Điều này cho phép chúng ta đặt các TH trong quan hệ với các yếu tố cấu thành tác phẩm, ở phương diện trực tuyến, lại có thể xem xét trên trục đồng đại hay lịch đại. Đó cũng là cơ sở cho quan hệ lựa chọn hay kết hợp.

Nhà thơ Nguyễn Thi viết: Buổi chiều ưá máu/ Ngổn ngang những vũng bom. Ta có thể thay từ “vũng” bằng các từ tương đương nghĩa như “hố”, “hầm”,

“hang” để có các kết hợp “hố bom”, “hầm bom”, “hang bom”...Nhưng ở đây tác giả lại chọn từ “vũng”, chỉ đơn giản giúp ta liên tưởng đến tính chất có nước thường trực của “vũng” với tính chất có nước của máu, đồng thời tạo được sự cộng hưởng giữa THTM “vũng” và “máu” ở câu thơ trước. Sử dụng “vũng bom” rõ ràng có sức thuyết phục và sức tố cáo hơn nhiều.

Tính đẳng cấu trong THTM còn thể hiện trong tương quan giữa các hệ thống hoạt động của THTM. Tham gia vào một hệ thống tức là tham gia vào một kết cấu, THTM có thể đồng nghĩa trong những hình thức kết cấu khác nhau của các hệ thống.

Ví dụ trong câu ca dao:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Trong các câu ca dao xưa, TH thuyền thường được dùng để chỉ người con trai phù hợp với đặc tính hay di chuyển, còn TH bến thường để chỉ người con gái mang bản chất tĩnh tại, ở nhà ngóng trông, chờ đợi.

Người ta thường tìm ra các lớp nghĩa khác nhau trong tác phẩm dựa trên tính đẳng cấu này. Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng phần nào lý giải trên cơ sở tính đẳng cấu giữa chất liệu hiện thực và THTM.

Từ các ví dụ đã dẫn trên đây có thể nhận thấy, các THTM thường đi với nhau thành từng cặp, bởi vậy cũng có sự đẳng cấu giữa các cặp THTM với nhau. Chẳng hạn có sự đẳng cấu giưã 2 cặp THTM “con thuyền- dòng sông” và “con người- con đường” trong thơ Huy Cận và Thơ Mới về một ý nghĩa, cảm xúc khái quát- đó là sự suy nghiệm về thân phận cô đơn lạc lõng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, giữa các cặp THTM có khi diễn ra sự đổi chiều, khi đó ý nghĩa thẩm mỹ cũng có sự thay đổit tương thích (sự thay đổi nghĩa chính từng THTM và của cặp THTM), như hình ảnh “tấm lụa đào” trong kết hợp sau: Thân em như tấm lụa đào/ Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai (ca dao). Ý nghĩa của hình ảnh

“tấm lụa đào” là vẻ đẹp, cái thanh tao cần được gìn giữ chứ không phải là thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc không tự quyết định được hoàn cảnh số phận của mình.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)