Biến thể từ vựng của THHT "Anh bộ đội"

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Anh bộ đội"

Qua khảo sát, chúng tôi thấy THHT "Anh bộ đội" có các biến thể từ vựng sau : Anh vệ quốc quân, lính cụ Hồ, người lính trường chinh, anh giải phóng quân, anh. Trong các biến thể từ vựng này, chúng tôi chia thành ba loại: thứ

nhất là loại biến thể từ vựng xuất hiện trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp bao gồm: Anh vệ quốc quân, lính cụ Hồ, Người lính trường chinh.

Thứ hai loại biến thể từ vựng xuất hiện trong thơ thời kháng chiến chống Mỹ:

Anh giải phóng quân. Thứ ba là loại biến thể từ vựng xuất hiện trong cả hai thời

3.3.1.1 Biến thể từ vựng về “Anh bộ đội” trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Người lính là hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến. Ở mỗi thời kì lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh, người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét khác nhau. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có hai lớp người lính: một là người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu, “Đồng chí” của Chính Hữu; hai là người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị như “Tây tiến” của Quang Dũng, “Ngày về” của Chính Hữu... Cả hai đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân. Sau đây chúng sẽ khảo sát một số biến thể của THHT "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+Anh vệ quốc quân: Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên,

NXB Đà Nẵng, 2006: “Vệ quốc quân” là quân đội bảo vệ tổ quốc chống xâm lược (thường được dùng để gọi quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ đầu sau Cách mạng tháng Tám). Kháng chiến bắt đầu từ những ngày gian nan vất vả, bắt đầu từ tiếng cuốc phá đường đến tiếng đục nhà để đi kháng chiến. Hình ảnh "Anh vệ quốc" đã đi vào thơ Tố Hữu cũng từ những ngày tháng gian nan ấy. Nhà thơ không thi vị hóa người chiến sĩ, không khoác cho anh cái lớp vỏ của chiến binh dày dạn phong trần- một cái "mốt" thường có trong nhiều bài thơ của những tác giả tiểu tư sản vừa mới khoác ba lô đi kháng chiến.

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

(Ngày về- Chính Hữu)

Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh anh lính “vệ quốc” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trước khi cầm súng thì bàn tay anh đã cầm cuốc, cầm cày, bởi họ là những người nông dân chân lấm tay bùn, chất phác nên cũng rất dễ gần gũi...

Anh là Vệ quốc quân

Tôi là người cán bộ Hai đứa mỏi nhừ chân Nghỉ hơi ngồi một chỗ Gặp nhau mới lần đầu Họ tên nào có biết Anh người đâu, tôi đâu Gần nhau là thân thiết

(Cá nước- Việt Bắc)

Vì sự dân dã, gần gũi nên trong lòng nhà thơ mới xuất hiện những tình cảm yêu mến. Tố Hữu đã ghi vội hình ảnh của “Anh” trong một phút giây gặp gỡ bất ngờ và nhà thơ đã ghi lại những tình cảm yêu mến của mình đối với những con người anh hùng ấy.

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

Anh lính “Vệ quốc” ra đi kháng chiến nhưng lòng vẫn đăm đắm với nỗi nhớ quê nhà. Tình cảm của “Anh” thật mộc mạc mà cũng thật thắm thiết, thật Việt Nam. Anh nói với mẹ bằng tiếng nói chân thành và lắng đọng, thiết tha...

Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em

(Bầm ơi- Việt Bắc)

Nhà thơ đã rất hiểu nỗi lòng của người lính, “Anh” ra đi chiến đấu vì lý tưởng cách mạng, để lại mẹ già, con thơ, để lại lời ru ầu ơ của bà với cháu: "Cháu ơi cháu lớn với bà, bố mày đi đánh giặc xa chưa về...Bố đi đánh giặc còn

lâu, mẹ mày cày cấy ruộng sâu tối ngày..." Anh có nghe thấy không

Ơi người anh Vệ quốc? Chắc có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm Ôi người bạn hiền lành Mắt nhìn xa đăm đắm...

(Cá nước - Việt Bắc)

Ngoài biến thể từ vựng "Vệ quốc quân", thơ Tố Hữu thời kỳ này còn có các biến thể của THHT "Anh bộ đội" như "lính cụ Hồ", "người lính trường chinh".

Tên gọi "Anh bộ đội cụ Hồ" hay "lính cụ Hồ" có lẽ xuất phát từ tình cảm Bác yêu thương bộ đội như con và những người lính đều coi Bác như Cha nên mới có cái tên gọi "bộ đội Cụ Hồ", "lính cụ Hồ" thân thương ấy, cũng như nhân dân ta đều gọi Hồ Chủ tịch là Bác Hồ. Trong tình lãnh tụ- quần chúng có tình Cha- con, Bác- cháu sâu nặng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nói về tên gọi này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có lần hồi tưởng: "...Ở khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc đã trìu mến gọi các đơn vị vũ trang là "Bộ đội Ông Ké" hay "Bộ đội Ông Cụ" một cách thân thương, chân chất... Về sau, khi biết tên Người là "Bác Hồ" mọi người đã gọi "Bộ đội Ông Ké" là "Bộ đội Cụ Hồ...". Nhà thơ Nông Quốc Chấn cũng có bài thơ Bộ đội Ông Cụ ghi lại chân thực hình ảnh Bác giữa những người lính như Cha - con ở chiến khu Việt Bắc thời kỳ tiền khởi nghĩa:

... Khi ăn cơm chiều,

Bộ đội đếm: một, hai... ngồi trật tự Cụ đi từng bàn xem bát đũa

Cho thổi còi, rồi Cụ ăn sau. Mọi người rủ nhau

Đốt đuốc đến xem quân Ông Cụ Người già đến, Cụ mời ngồi niềm nở, Trẻ con lại, Cụ bế xoa đầu...

(Bộ đội ông Cụ -Nông Quốc Chấn)

Trong thơ Tố Hữu, "lính cụ Hồ" được nhắc đến khi một bà mẹ Việt Bắc giãi bày nỗi lòng mình khi có người con trai đi theo kháng chiến. Với một đất nước mà "Mẹ anh hùng đẻ con Thánh Gióng, mong con mau lớn để tòng quân",

thì đó là một niềm tự hào, vì con của mẹ được làm “lính cụ Hồ”, được Đảng và Bác Hồ dìu dắt trở thành một con người trưởng thành, có ích cho đất nước.

Đêm nay trên sàn Bập bùng ngọn lửa Mé kể nguồn cơn

Chuyện nhà chuyện cửa "Con mé có ba,

Trai hai gái một Gái gả chồng xa Trai còn đứa rốt. Thằng hai ngày trước Trốn vào chiến khu Nó đi cứu nước Làm lính cụ Hồ.

(Bà mẹ việt Bắc- Việt Bắc)

Ống kính tài tình của Tố Hữu đã quay “Anh” trên khắp mọi nẻo đường, tung hoành trên mọi chiến trường. Tiếng thơ Tố Hữu đã bắt được cái háo hức trẻ trung của những người chiến sĩ, của những con người "gió không đè nổi vai vươn tới...".

Anh đi tìm giặc tôi tìm anh

Người lính trường chinh áo mỏng manh Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín Lửa vui từng mái nứa tươi xanh

(Lên Tây Bắc- Tây Bắc)

Xuất hiện trong thơ Tố Hữu thời kỳ này vẫn là các anh bộ đội ”áo nâu túi vải” của thời kỳ chống Pháp. Hôm nay các anh lại lên đường ra trận, tiếp tục lăn lộn trên chiến trường với kẻ thù mới: tàn bạo hơn, hung ác hơn, vũ khí tối tân, hiện đại hơn. Tiếp tục nhiệm vụ của người lính chống Pháp năm xưa, “anh giải phóng quân” trong thời đại chống Mỹ lại gửi quê hương, người yêu ở hậu phương để bước vào cuộc trường chinh mới, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, tiếng gọi

của Bác Hồ kính yêu: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Cả dân tộc tin tưởng sắt son vào lời dạy của Bác Hồ “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20

năm hoặc lâu hơn nữa. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều sức người, sức của nhưng cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta nhất định sẽ thắng lợi, Bắc- Nam sum họp một nhà”. Các anh được trang bị bởi niềm tin chiến thắng, bởi tuổi trẻ và hậu phương miền Bắc. “Anh bộ đội” lại sẵn sàng, hăng hái lên đường vào Nam chiến đấu, tất cả vì “miền Nam ruột thịt” “tất cả vì miền Nam thân yêu”. Và hơn tất cả là để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Ai đã từng yêu và đọc thơ Tố Hữu, hẳn không quên được những câu thơ về hình ảnh “anh giải phóng quân”, đó là kết tinh vẻ đẹp truyền thống của dân tộc trong lịch sử chống xâm lăng bao đời, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, vinh quang của Tổ quốc. Hình ảnh đó đã cách đây ba bốn chục năm những mãi mãi vẫn còn là hình ảnh đẹp trong lòng người Việt Nam. Chính vì vậy, anh chính là “Con người đẹp nhất”. “Anh” là chiến sỹ giải phóng quân, đoàn quân từ nhân dân mà ra và mang nghĩa vụ thiêng liêng giải phóng quê nhà, “Anh” là người con của nhân dân, “Anh” mang trong mình dòng máu 4000 năm lịch sử. “Anh” là hình ảnh cô đọng của dân tộc. “Anh” xông trận để trả mối thù sâu nặng cho người thân, cho đất nước mình. “Anh” tự hào khi được thay loài người chiến đấu

và chiến thắng, “Anh” lớn lên với sức mạnh của Thánh Gióng xưa kia và sức mạnh của Thạch Sanh của thế kỷ XX này. Tố Hữu đã cất lên tiếng nói ca ngợi anh. Vẫn là “Anh”, chàng Thạch Sanh của thời đại Hồ Chí Minh đánh giặc bằng tất cả những gì vốn có: một lũy tre xanh, một cây mã tấu cũng làm nên những chiến công lẫy lừng.

Hoan hô anh Giải phóng quân Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi

Một dây ná, một cây chông, cũng tiến công giặc Mỹ

Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu, hỡi chàng dũng sĩ! Cả năm châu, Chân lý đang nhìn theo

Bóng Anh đi...và vành mũ tai bèo Của Anh đó!

(Bài ca xuân 68- Ra trận)

“Anh giải phóng quân” còn hiện lên trong thơ Tố Hữu với một vẻ đẹp hùng vĩ, nhưng cũng rất giản dị và đơn sơ. “Anh” chiến đấu để quét sạch quân thù mang bầu trời xanh cho nhân loại. Vì đất nước, “Anh” ra đi chiến đấu vượt qua muôn nghìn thử thách gian nguy:

Hỡi người Anh, Giải phóng quân

Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường Vẫn đôi dép lội chiến trường

Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy

Vẫn là Anh, Anh giải phóng quân

Vẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm lội khắp sông sâu rừng thẳm.

(Toàn thắng về ta- Máu và hoa)

“Anh” là ai? “Anh” đơn giản là sức mạnh, là ý chí quyết tâm quét sạch quân thù của dân tộc ta. Dáng vóc "Anh" là dáng vóc của Việt Nam, dáng vóc của lịch sử. Ta tìm thấy trong thơ Tố Hữu chân dung "Anh" trong những phút giây lửa đạn, căng thẳng quyết liệt… Ta tìm thấy trong thơ ông dáng vóc của những người anh hùng, coi khinh lửa đạn…

Ba mươi tháng Tư xưa Có một ngày như thế Sài Gòn đang nắng trưa Bỗng rào rào mưa lệ

Giải phóng quân vào thành Bụi đỏ áo rêu xanh

Dép lốp khinh lửa đạn Sợ dẫm hoa quanh mình

(Có một ngày như thế- Một tiếng đờn)

Giải phóng quân ngang dọc tung hoành

Máu trộn máu, cả hai miền, tóc xanh đầu bạc Bởi trong tim ta, nghe tiếng đập trái tim của Bác.

(Nhớ về Anh- Một tiếng đờn)

Giống người lính trong thời kì chống Pháp, người lính trong thời kì chống Mĩ cũng phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách giữa Trường Sơn hoang vu và giá lạnh, đầy muỗi vắt, suối đèo, dốc đá cheo leo, lại rền những trận mưa

bom của Mĩ suốt từ Bắc chí Nam. Thế nhưng, họ vẫn rất lạc quan, bởi chính họ hiểu, muốn được tự do thì phải đổ máu.

Nhìn quanh núi, rừng mây bay

Võng anh giải phóng rừng lay nắng chiều… Thương nhau, đừng khóc, em yêu

Tự do, phải trả bao nhiêu máu này!

(Nước non ngàn dặm- Máu và hoa)

Với cuộc chiến thần tốc, táo bạo, quyết chiến, quyết thắng - bộ đội ta và dân tộc ta đã làm nên chiến thắng oai hùng, đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới đã làm nên thiên sử vàng - ghi dấu vào lịch sử dân tộc những chiến công hiển hách nhất nối tiếp truyền thống cha anh năm xưa, và đó sẽ mãi mãi là niềm tự hào dân tộc lớn lao, và sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới.

Giặc Mỹ kiêu căng, tưởng có thể ngủ yên trên giường vàng, đầu gối lên bom.

Nghe chúng ngáy đủ run - đã có dã man làm luật - Bỗng choàng dậy, bàng hoàng…Sắp tắt hoàng hôn

Người chôn chúng là Anh, Anh giải phóng quân Việt Nam, mũ tai bèo

chân đất.

Xử phạt chúng là Anh, nhân danh tình thương và lẽ phải.

(Toàn thắng về ta- Máu và hoa)

3.3.1.3 Biến thể từ vựng về "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng, 2006). Anh (danh từ) theo nghĩa thứ 2 là: Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông còn

"Anh" là từ thân tộc được thu hẹp nghĩa, là biến thể đồng sở chỉ, dùng để thay thế tên gọi trực tiếp "Anh bộ đội". Với ý nghĩa này, BTTV “Anh” xuất hiện rất nhiều lần trong những vần thơ viết về người lính của Tố Hữu trong nhiều hoàn cảnh và với những mục đích khác nhau.

"Anh bộ đội", "anh vệ quốc quân" hay "anh giải phóng quân"..., tuy nhiều tên gọi cụ thể khác nhau, song tất cả chỉ là một - đó là “Anh” - anh bộ đội cụ Hồ. Không biết tự bao giờ nhân dân ta đã yêu quý "anh bộ đội" và trìu mến gọi bằng "Anh" như gọi chính những người thân yêu của mình.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, những vần thơ viết về "Anh bộ đội" của nhà thơ Tố Hữu chủ yếu tập trung với hình ảnh những người nông dân thuần phác, đến với kháng chiến bằng tình yêu hồn nhiên mộc mạc, đơn giản. Những chàng "vệ túm" đều có nguồn gốc nông dân, nếp sống, tính cách nông dân hãy còn rất đậm trong tư thế, tác phong của họ:

Tôi nhích lại gần anh Người bạn đường anh dũng Anh chiến sĩ hiền lành Tì tay trên mũi súng

(Cá nước- Việt Bắc)

Cái động tác quen thân như anh đang tì tay lên cán cuốc giữa cánh đồng. Trước khi là người chiến sĩ, "Anh" đã là người nông dân, cho nên hơn ai hết "Anh" hiểu lắm nhiệm vụ của những người cầm súng và "Anh" càng thấy thiêng liêng hơn khi bảo vệ từng tấc đất khoảng trời. "Anh" là người lính nông dân nên đi kháng chiến như đi ra ruộng. Cũng vì thế khi "Anh" mang về chiến thắng, niềm vui cũng được thể hiện thật hồn nhiên, vui như anh nông dân vừa cày xong thửa

Anh kể chuyện tôi nghe

Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả

(Cá nước- Việt Bắc)

Hồn nhiên là vậy, nhưng cũng có những lúc người lính đăm đắm với nỗi nhớ quê nhà. Viết những dòng thơ này Tố Hữu đã thấu hiểu nỗi lòng của họ.

Chắc có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm Ôi người bạn hiền lành Mắt nhìn xa đăm đắm...

(Cá nước- Việt Bắc)

Người chiến sĩ ấy rất tha thiết với tình yêu nhưng "Anh" đã đặt tình yêu tổ quốc lên trên những tình cảm riêng tư ấy. "Anh" ra đi, nâng bước "Anh" lên là tình yêu đất nước, tình đồng đội, đồng chí. Nhưng tất nhiên nỗi nhớ người yêu vẫn để một góc khuất tận đáy lòng người lính và tình yêu ấy luôn "tươi mãi màu xanh".

Áo em nhuộm cho anh Dù rách lành vẫn ấm Vẫn tươi mãi màu xanh Của tình yêu đằm thắm

(Chiếc áo xanh- Ra trận)

Kể cả trong lửa đạn, trong những lúc kề cận với cái chết, chỉ một phút dừng chân giữa cuộc chiến, người lính vẫn rất lạc quan, yêu đời.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)