7. Cấu trúc của luận văn
1.2.4 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ)
Để đạt đến một giá trị thẩm mỹ nhất định, THTM không chỉ dừng lại ở nội dung tái tạo hiện thực mà THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng, sự đánh giá, tư tưởng, thẩm mỹ...nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc. Chúng ta đều biết rằng thực tế nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. Do vậy, cảm xúc là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo đã được khách quan hoá thành một thành phần quan trọng của cơ cấu ngữ nghĩa THTM. Và cũng chỉ có THTM mới là hình thức có khả năng đem bản chất tình cảm nhân loại biểu hiện ra một cách rõ ràng.
Bằng tiếng nói chân thành của mình, chủ thể sáng tạo đã tác động đến đối tượng tiếp nhận và mong muốn khơi gợi sự đồng cảm qua việc lý giải và cảm thụ THTM. Điều này lý giải phần nào cho ta thấy, khi ta tiếp xúc với tác phẩm văn học, người ta trở nên xúc động hơn, đa cảm hơn. Nhờ đó, lòng người cũng bớt khô hạn, thờ ơ bàng quan với những số phận, những cảnh đời diễn ra xung quanh mình.
Mặt khác, ta cũng thấy cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi lần xuất hiện. Ví dụ như cùng miêu tả hình ảnh con cò nhưng dường như mỗi lần xuất hiện lại mang một dáng vẻ mới. Từ “cánh cò bay
lả bay la”, “cánh cò bay lả rập rờn” trong ca dao gợi vẻ thanh bình, yên ả nơi
làng quê, đến hình ảnh thân cò (hàm chỉ thân phận người vợ, lầm lũi, cơ cực, vất vả bước đi bì bõm trong mưa, trên đường lầy thụt trong thơ Tú Xương “Lặn lội
thân cò khi quãng vắng” và cánh cò hoảng hốt, bay vùn vụt trong câu thơ của
Hoàng Cầm “Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng sông Đuống về
Như vậy, có thể nói đây là một đặc tính mang giá trị khá đặc biệt của THTM, hay nói cách khác đặc tính này mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ.