Đặc tính biểu hiện

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 26)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3Đặc tính biểu hiện

Một THTM phải mang một nội dung hiện thực nhất định và phải gắn liền với hiện thực. Điều này cũng có nghĩa là mỗi THTM ứng với một sự vật, hiện

tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần. Có thể nói rằng đây là một đặc tính rất quan trọng, nếu không có nó TH sẽ không còn giá trị.

F. de Sausure cho rằng “TH là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không tách rời nhau trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận. Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt và nếu có nội dung nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được người nói muốn truyền đạt nội dung”[64, tr 105].

Nguyễn Lai cũng khẳng định: TH bao giờ cũng mang một nội dung thông báo đến một đối tượng nào đó. Nếu không mang một nội dung thông báo thì TH không còn là TH.

Theo Đỗ Hữu Châu, THTM phải ứng với một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực. Sự tái hiện hiện thực của THTM trong những ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lực miêu tả thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của đời sống vào trong tác phẩm, vào trong những phương tiện vật chất được sử dụng. Trong hội hoạ, đó là những đường nét, màu sắc...Trong âm nhạc, đó là những âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, có khả năng khơi gợi những hiện thực của đời sống, của tâm hồn. Trong văn học, đó là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm nhất định, gần với hiện thực...phản ánh trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người.

Mặt khác, sự biểu hiện của THTM còn liên quan đến quá trình suy ý, liên tưởng, sáng tạo ở đối tượng tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 26)