Tính trừu tượng và tính cụ thể

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.9 Tính trừu tượng và tính cụ thể

Đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM.

Trong Tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) của mỗi tín hiệu. Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH. Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH. Trên thực tế, chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của TH với những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong các lần xuất hiện. Những mối quan hệ giữa các điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm cùng những mối quan hệ giữa các hiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm. Nghiên cứu THTM thực

chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện. Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật.

Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM trong các lần xuất hiện, THTM được biểu đạt bằng một hình thức Cbh - biến thể, mang một nội dung- Cđbh, đồng thời có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống mà THTM tham gia, và được cảm nhận với cảm xúc mới.

Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM - sự vật, hiện tượng mang tính chất khái quát, chung với các THTM -sự vật, hiện tượng mang tính cụ thể, riêng so với các THTM khái quát, chung ấy. Chẳng hạn, “núi” với tư cách THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của núi: đèo, dốc, đá, hang nhằm diễn dạt ý nghĩa về sự khó khăn hay thử thách. “Thuyền” có thể được biểu hiện qua những biến thể - bộ phận của nó như mái chèo, cánh buồm nhằm diễn đạt ý nghĩa người đi.

Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở ba dạng sau: + Biến thể từ vựng (BTTV): Đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa và có thể thay thế cho nhau. Và chúng cũng là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn, nhà thơ.

Ví dụ:

Năm ngoái mặt trăng gầm bóng hổ Năm nay tiếng máy đợi vành trăng.

(Chế Lan Viên)

+Biến thể kết hợp (BTKH): là biến thể có cùng một tín hiệu nhưng có sự biến đổi ít nhiều do kết hợp với những tín hiệu khác nhau ở trước và sau nó. Trong ngôn ngữ đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM từ ngữ

cũng biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau. Có thể nói, biến thể kết hợp là biến thể của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói. Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ví dụ:

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau (Nguyễn Du- Truyện Kiều)

“Gió” trong câu thơ cho ta những cảm xúc về một khung cảnh yên ắng, buồn bã.

Ngôi nhà không mặc kệ gió lung lay (Chính Hữu- Đồng chí)

Trong khi ở câu thơ này gió lại trở thành một TH cho một trạng thái mạnh mẽ, có sức tàn phá.

Chính những biến thể kết hợp này của TH đã mang lại những ý nghĩa thẩm mỹ mới, khẳng định sức sáng tạo của người nghệ sĩ...

+Biến thể quan hệ (BTQH): là những biến thể nảy sinh trong sử dụng một TH. Cùng xuất hiện với TH trong dòng thơ còn có những TH khác giữ vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó, đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung. Nói một cách cụ thể đó là những TH chỉ đặc điểm, hành động, trạng thái, tính chất...của THTM hay những sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian, hiện tượng tâm lý...có liên quan đến THTM.

Ví dụ câu thơ “Ngàn trùng sương toả cây e lạnh”- Hàn Mạc Tử, BTQH

cây- sương giúp biểu đạt một không gian mông lung, buồn vắng đến rợn ngợp.

Có thể nói mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái bất biến và cái khả biến, cái vô hình và cái biểu kiến, phải thấy được mối quan hệ hai mặt này thì mới đánh giá được giá trị của THTM.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)