Biến thể từ vựng của THHT "Bác"

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Bác"

Như trên đã nói, các tín hiệu có tần số và ý nghĩa thẩm mỹ khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những TH có tần số xuất hiện cao, có “hàm lượng” ý nghĩa thẩm mỹ (YNTM) cao nhất.

Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi thu được các BTTV là những đơn vị đồng nghĩa, cùng trường nghĩa hoặc đồng sở chỉ cùng chỉ Bác Hồ như sau:

Đó là các tên riêng để gọi Bác.

- Tên gọi "Nguyễn Ái Quốc" (2 lần): TH này được nhắc đến với một tấm lòng yêu kính thiết tha “Nguyễn Ái Quốc. Ôi tên tha thiết” (Bác ơi- Ra trận).

-Tên gọi "cụ Hồ" (9 lần), đây là từ ngữ xưng gọi với một thái độ hết sức kính cẩn của một bà mẹ Việt Bắc. Với TH này Bác Hồ là nhân vật trong câu chuyện kể của bà mẹ ấy về việc Bác chỉ đạo cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc.

Tưởng rồi chết tất Biết đâu có ngày Trời còn có mắt

Cụ Hồ về ngay Cụ Hồ ra lệnh

Đuổi giặc đuổi tây

Cụ Hồ cho đánh

Lấy hết châu này…

(Bà mẹ Việt Bắc- Việt Bắc)

Có trường hợp tên gọi cũ thời kháng chiến chống Pháp này được nhà thơ sử dụng trong mối quan hệ nhân dân và lãnh tụ, thể hiện tấm lòng cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về Bác.

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Dù ai rào giậu ngăn sân

Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ

(Ta đi tới-Việt Bắc)

-Tên gọi "Bác Hồ" (18 lần). Tín hiệu "Bác Hồ" là sự cụ thể hóa của tín hiệu "Bác". Tuy nhiên, nhà thơ sử dụng mỗi TH ở những hoàn cảnh cụ thể khác nhau để khắc họa hình tượng Người. Nếu TH "Bác" được dùng như một đại từ xưng hô thân thuộc và gần gũi khi Người xuất hiện trực tiếp trong các cuộc giao

tiếp, thì TH "Bác Hồ" lại được nhà thơ dùng để xưng gọi, để nói về Người khi không có mặt trong cuộc giao tiếp, khi miêu tả hình ảnh Người rất đỗi bình dị, thân thiết, một vĩ nhân lúc nào cũng quên bản thân mình lo cho tất cả.

"Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh

Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!" "Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà"

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Đặc biệt chúng ta cần chú ý đến TH "Hồ Chí Minh". Nếu như cái tên Nguyễn Ái Quốc chỉ được nhắc đến 2 lần thì tên gọi "Hồ Chí Minh" được nhắc trở đi trở lại trong thơ Tố Hữu đến 18 lần với sự đa dạng về sắc thái miêu tả và biểu cảm.

Hình ảnh Hồ Chí Minh xuất hiện khi nhà thơ thể hiện Người trở thành biểu tượng cho niềm tin chiến thắng, cho tinh thần chiến đấu ngoan cường của con người Việt Nam, trong ngọn lửa trường kỳ kháng chiến.

Hoan hô Hồ Chí Minh Cây hải đăng mặt biển Bão táp chẳng rung rinh Lửa trường kỳ kháng chiến

(Bài ca tháng 10- Việt Bắc)

Với tên gọi "Hồ Chí Minh", Bác trở thành biểu tượng cho những điều tốt đẹp nhất, vẻ vang nhất, là niềm tự hào cho muôn đời, muôn người. Người trở thành nguồn nuôi dưỡng sức sống, sức chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân.

Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh Trong sáng lòng anh xung kích

Nửa đêm bôn tập diệt đồn

Vững tay người chiến sĩ nông thôn Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo...

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Vào "Những phút làm nên lịch sử" biến "Cái chết hóa thành bất tử" của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, trong những phút giây thiêng liêng cận kề giữa cái chết và cuộc sống, tiếng gọi "Hồ Chí Minh" đã vang lên mạnh mẽ và tha thiết vô cùng.

Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!

Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần!

(Hãy nhớ lấy lời tôi- Ra trận)

Nếu như Chế Lan Viên lấy vẻ đẹp của thành phố Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh làm phương hướng, động lực, làm niềm thôi thúc tiến lên phía trước:

Một thế hệ Hồ Chí Minh- ấy là lực lượng

Một con đường Hồ Chí Minh- ấy là phương hướng Một thành phố Hồ Chí Minh làm đích phía chân trời

(Những bài thơ đánh giặc - Thời sự hè 72, bình luận)

thì nhà thơ Tố Hữu lại thiên về sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của các địa danh này.

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng (Ta đi tới)

Tổ quốc ơi! Nguồn vui vô tận

Hồ Chí Minh, đẹp nhất con đường!

(Xin gửi miền Nam - Máu và hoa)

Và hình ảnh Hồ Chí Minh luôn hiện hình trong mỗi bước đi, trong mỗi chiến công của toàn dân tộc.

Hồ Chí Minh

Người ở khắp nơi

Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Trong thơ Tố Hữu, Bác Hồ còn được nói đến trong những vai giao tiếp khác nhau, với vị thế khác nhau. Bởi vậy, các THTM cùng chỉ "Bác" trong mỗi lần xuất hiện lại mang những hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. Phần trên, chúng tôi đã nói đến những tên riêng để gọi Bác: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,

cụ Hồ, Bác Hồ. Phần tiếp theo đề cập đến những TH là các BTTV đồng sở chỉ

vốn là các từ ngữ thân tộc được sử dụng để xưng hô khi nói về Bác. Đó là các TH: Ông cụ (2 lần), Người cha (1 lần), Người (45 lần). Đây là những TH sử

dụng xưng hô gián tiếp để nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vắng mặt Người trong cuộc giao tiếp của tác giả với các độc giả.

Đối với những người con đất Việt, Bác Hồ không phải là vị lãnh tụ vĩ đại xa cách với nhân dân mà là người thân ruột thịt vô cùng gần gũi với từng người, như chính người ông, người cha vậy.

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên Rập bước tiến bên người Cha anh dũng

(Hồ Chí Minh- Từ ấy)

Như số liệu thống kê cho thấy, TH "Người", với tư cách là BTTV của THHT "Bác", xuất hiện rất nhiều lần (45 lần, chỉ sau THHT Bác. TH "Người" có khả năng thay thế cho các THTM khác cùng chỉ chủ tịch Hồ Chí Minh một cách trìu mến, trang trọng và tôn kính. Chẳng hạn.

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

(Việt Bắc- Việt Bắc)

Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn Chắc như thường lệ Người đi vắng Để mọi lời ca tặng nước non

(Theo chân Bác- Ra trận)

Ngọc Hà em! Lỗng lẫy hoa tươi Xin thơm khắp Miền Nam, miền Bắc Chắc Bác Hồ vui, xin kính dâng Người Và tặng cả anh em cùng ta đánh giặc.

(Việt Nam máu và hoa - Máu và hoa)

Tín hiệu Người được viết hoa với ý nghĩa coi trọng đặc biệt. Trong từ điển Tiếng Việt, nghĩa 6 của từ người là "đại từ ngôi thứ 3 chỉ một nhân vật đáng tôn kính". Như vậy, nếu như qua TH Bác có thể nhận thấy Bác Hồ là người vô cùng

thân thiết ruột thịt với mỗi chúng ta, thì với TH Người, Bác lại là một con người

được cả dân tộc hêt sức kính trọng và ngưỡng vọng lớn lao. Mặt khác, ta cũng thấy trong những kết cấu ngôn ngữ cụ thể, TH Người có khả năng truyền tải YNTM rất linh hoạt.

Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, chưa một lần được gặp Bác Hồ nên hành ảnh Bác chủ yếu là trong trí tưởng tượng của nhà thơ. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh Bác có gì đó còn xa lạ với nhà thơ và quần chúng. Bác, vị lãnh tụ tối cao của cuộc kháng chiến mang dáng dấp của nhân vật sử thi nhiều hơn hình ảnh "vị cha già kính yêu của dân tộc". Một hình ảnh Bác Hồ không chỉ mang tính dân tộc mà còn mang tính nhân loại.

Vì nhân loại

Người quyết dâng xương máu

Vì giang sơn

Người quyết dứt gia đình

...

Hồ Chí Minh

Người đã quyết

Mặc phong ba giá tuyết Mặc gươm súng xiềng gông

Làm tên quân cảm tử đi tiên phong

(Hồ Chí Minh- Từ ấy)

Mặc dù hình ảnh Bác Hồ lúc này chưa thật sự đúng với hình tượng của Người nhưng đây là bước đệm, là giai đoạn tạo hình ban đầu để dựng nên một hình ảnh Hồ Chí Minh giản dị trong lòng dân tộc sau này.

Ở giai đoạn về sau, sau khi được tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như được tôi luyện trong thử thách của ngục tù, nhà thơ đã nhận ra được hình ảnh của Bác, một hình ảnh rất đỗi đời thường và rất Hồ Chí Minh.

Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút

(Sáng tháng năm -Việt Bắc)

Hình ảnh Bác hiện lên một cách trực quan, giản dị mà gần gũi, kể cả những khi bộn bề lo toan cho đất nước, lòng Bác vẫn lạc quan, ung dung tự tại. Nỗi nhớ của người dân Việt Bắc không nguôi đối với Bác được Tố Hữu khắc họa với những hình ảnh thân thương, gần gũi và quen thuộc với một tình cảm yêu kính diết da.

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường ...

Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...

Ở khắp nơi nơi, không ở đâu khó khăn mà không có Bác. Người như một tiên ông, xuất hiện rất đúng lúc và kịp thời, động viên tinh thần chiến đấu của đồng bào đồng chí.

Vui sao buổi hành quân nắng lửa Bỗng gặp Người, lưng Ngựa đèo cao... Thương sao sáng lên đường ra trận

Người đến thăm ta vượt lũ nguồn

Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn

Người đứng trông ta đánh diệt đồn!

(Theo Chân Bác- Ra trận)

Vào giờ phút thiêng liêng của toàn dân tộc, khi đứng trên lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ của chúng ta vẫn không quên nghĩ đến "đàn con" của mình.

Người đứng trên đài lặng phút giây

Trông đàn con đó, vẫy hai tay Cao cao vầng trán...ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây!

Người đọc Tuyên ngôn rồi chợt hỏi

"Đồng bào nghe tôi nói rõ không" Ôi, câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

(Theo chân Bác-Ra trận)

Hình ảnh Hồ Chí Minh còn xuất hiện khá nhiều lần trong thơ Tố Hữu ở các vai xã hội khác nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đó là:

Đó là những cuộc sống của Bác và "cuộc sống nào cũng đẹp". Trong những vần thơ của Tố Hữu, nét nổi bật nhất của Bác, sức cảm hóa kỳ lạ của Bác chính là đức tình giản dị, tấm lòng hiền từ nhân hậu, phong cách thanh thản, ung dung. Người là một lãnh tụ hiền minh, là một vị tướng. Trong bài thơ Sáng tháng năm, Tố Hữu giới thiệu rất tự nhiên cảnh sắc đất trời và tâm trạng tác giả

trong một lần gặp Bác. Ông đến thăm Bác Hồ và ngồi trước mặt Người, ngắm nhìn và lắng nghe Người nói, miêu tả Người trong sinh hoạt đời thường. Chính vì rất thật, rất sống cho nên những hình ảnh về Bác trong Sáng tháng năm mới

mẻ, đa dạng vừa có chiều sâu lại vừa bay bổng:

Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Người hòa vào đất nước lớn lao nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thân thiết và ấm áp. Cũng trong bài thơ này, Tố Hữu nói đến cảm giác choáng ngợp của mình khi đứng bên Bác. Điều này không phải là hoàn toàn vô căn cứ, bởi tiếp xúc với một người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người ta vẫn có một cảm giác gần gũi nhưng cũng không khỏi kinh ngạc, sửng sốt. "Ta lớn cao lên

bay bổng diệu kỳ...Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta...", "Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ/ Lắng từng câu, từng ý chưa thành"...Chính ở đây nhà thơ đã

đến được với cách gọi đúng nhất về vị lãnh tụ, "Bác" rất tôn kính, nhưng cũng rất thân mật và gần gũi.

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ

Con bồ câu trắng ngây thơ

Lát rồi chim nhé, chim ăn

Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.

Bàn tay con nắm tay cha

Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Bác là người ông, Bác là người cha, và Bác cũng là một nhà hiền triết. Nhà hiền triết trong con người Bác không được nhà thơ nhìn ở khía cạnh một vị thánh cứu thế mà chủ yếu ở phong thái ung dung, tự tại, lối sống thanh bạch, giản dị, hòa mình với thiên nhiên.

Nơi Bác ở: sàn mây vách gió Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Theo chân Bác- Ra trận)

Ở bất cứ hoàn cảnh nào, Người cũng rất lạc quan cách mạng, bởi Bác là người rất thấu lẽ đời.

Con nhớ hết mỗi lời Người dạy:

Kháng chiến gian nan kháng chiến trường kỳ

Bác bảo đi là đi

Bác bảo thắng là thắng

(Sáng tháng năm- Việt Bắc)

Ngay cả khi Bác đã đi xa chúng ta rồi, nhà thơ vẫn còn tưởng tượng như thấy:

Bác đang ngồi đọc thầm trên gác

(Thăm Bác, chiều đông- Một tiếng đờn)

Tố Hữu còn thể hiện Bác ở phương diện một vị tướng, một nhà chiến lược với một trí tuệ siêu trần. Đó là con người không chỉ có đường lối cách mạng đúng đắn mà còn có một tấm lòng gan dạ, kiên trung.

Hoan hô Hồ Chí Minh

Cây hải đăng mặt biển

Bão táp chẳng rung rinh Lửa trường kỳ kháng chiến!

(Bài ca tháng Mười- Việt Bắc)

Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy trong những câu thơ viết về Bác của Tố Hữu còn có rất nhiều các THTM có ý nghĩa chỉ nguồn sáng, định hướng và dẫn đường đã được nhà thơ tạo ra theo thủ pháp tư duy ẩn dụ ý niệm và trở thành những BTTV đồng nghĩa lâm thời của THHT Bác. Đó là các TH cây hải đăng (1 lần), ngọn đuốc (1 lần), ngọn cờ (1 lần), ngọn lửa (2 lần), Nguồn nước (1 lần).

Chẳng hạn:

Hồ Chí Minh

Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc

(Hồ Chí Minh- Từ ấy)

Ngọn cờ mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tinh thần

của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Đối với người Việt Nam, lá cờ màu đỏ có ý nghĩa lớn lao. Đó là ngọn cờ mang trên mình cả lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Nó tượng trưng cho niềm tin và chiến thắng, cho sự trường tồn bất diệt của đất nước con rồng cháu tiên. Ví Bác với ngọn cờ đỏ nghĩa là Bác đã trở thành một biểu tượng tinh thần lớn lao có ý nghĩa định hướng

chỉ đường cho cả dân tộc tiến lên con đường tươi sáng phía trước trong một niềm tin tất thắng.

Bác còn được ví với một loạt các nguồn sáng khác. Nguồn sáng của ngôi sao, của mặt trời, của ánh hào quang. Đối với thế giới, ánh sáng được coi là biểu

hiện đầu tiên của thế giới phi hình. Đi theo nó, người ta đi vào một thời đại sáng láng, trong sạch được phục hưng. Bác được ví với ngôi sao, mặt trời, ánh hào quang cũng phần nào mang ý nghĩa đó.

Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? Một trái tim Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim! Muốn òa nức nở bên em nhỏ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh

Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh

(Theo chân Bác- Ra trận)

Trong "Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới" có ghi: Sao "là nguồn sáng tính cách thuộc về trời khiến sao thành biểu tượng của tinh thần và đặc biệt biểu tượng của xung đột giữa cái sức mạnh tinh thần hoặc ánh sáng và cái sức mạnh vật chất, hoặc bóng tối. Chúng chọc thủng bóng tối, chúng cũng là những ngọn đèn pha chiếu rọi vào bóng đêm của vô thức" [30,tr794].

Với ý nghĩa biểu tượng đó, Bác Hồ chính là một vì tinh tú với sức mạnh phi thường đưa con người thoát khỏi đêm dài đau thương, lạnh cóng. Qua "đêm đen" rồi ngôi sao sáng ấy bỗng hóa mặt trời chói lọi tỏa hơi ấm diệu kỳ. Câu thơ gợi cho ta một liên tưởng về quy luật của tự nhiên khi sao lặn thì trời sẽ sáng,

một ngày mới tràn đầy ánh nắng lại bắt đầu. Cũng với tứ thơ ấy, Chế Lan Viên đã từng viết:

Bác đến giữa trời mây như xé

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)