Đặc tính tác động

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2 Đặc tính tác động

Thứ nhất, đặc tính tác động có cơ sở từ bản chất của TH là một “kích thích vật chất”. P.Guiraud nói rằng: “Một TH là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức từ một kích thích khác” (dẫn theo[6, tr 51]. Hiệu quả tác động của THTM trước hết hình thành nên những hình tượng nghệ thuật. Do đó, hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của thế giới tinh thần phong phú, sâu sắc của nhà văn được biểu hiện nhờ THTM.

Thứ hai, đặc tính tác động thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của THTM. THTM luôn kích thích tác động vào đối tượng

tiếp nhận (có thể một hoặc nhiều đối tượng dù đối tượng đó có hay không có mặt). Tác động mà người phát TH muốn hướng vào là hệ thống cảm xúc, hệ thống nhận thức của người nhận nhằm tạo nên những thái độ mới, hành động mới, hoạt động mới phù hợp với quan điểm thẩm mỹ, nghĩa là chờ một sự thay đổi phù hợp với người phát từ phía đối tượng tiếp nhận trong quá trình giao tiếp. Mặt khác, nhờ có đối tượng tiếp nhận thì THTM mới phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó, và mới có thể xác định được nội dung (hình tượng) và tính tư tưởng, tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm. Khi đó, tính hai mặt không thể tách rời của TH cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực. Tuy nhiên , khả năng tác động của THTM rất to lớn, nhưng ảnh hưởng của nó không phải ngay tức thì và lực tác động vào các đối tượng không phải là như nhau. Điều đó cũng có nghĩa là không phải ai khi tiếp nhận một tác phẩm văn học nghệ thuật đều lập tức tốt lên hay xấu đi. Bởi vì quy luật của nghệ thuật là sự tác động lâu dài, dần dần và tác động theo kiểu lây lan. Chính điều này cũng giúp ta lý giải một thực tế trong tiếp nhận văn học. Cùng một tác phẩm nhưng sự cảm thụ và đánh giá của công chúng là rất khác nhau. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một ví

dụ, người khen thì khen hết mực, người chê thì chê hết lời. Đó là chưa kể đến những tư tưởng nghịch hướng, phi thẩm mỹ từ phía người tiếp nhận có thể làm hỏng những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.

Vì thế, lý giải một THTM là ta vừa lý giải thế giới tạo ngôn, phát ngôn (tác giả), vừa lý giải thế giới tiếp nhận (công chúng).

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)