7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Biến thể quan hệ của các THTM chỉ Bác Hồ
Trên đây là kết quả nghiên cứu về các BTTV, BTKH thuộc bình diện cái biểu hiện của các THTM chỉ Bác Hồ trên các cấp độ ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu. Sau đây, chúng tôi sẽ xem xét THTM chỉ Bác Hồ trong mối tương quan ngữ nghĩa với các TH khác đi kèm- tức các BTQH. BTQH là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một TH, cùng xuất hiện với nó còn có những TH khác có vai trò bổ sung thêm ý nghĩa cho nó, cùng kết hợp với nó để biểu đạt một cái khung ngữ nghĩa chung. Theo thống kê đó là: TH chỉ thời gian, TH chỉ không gian, TH chỉ người...Thực chất đây chính là việc nghiên cứu THTM trên cấp độ câu, đoạn, khổ thơ, thậm chí cả bài thơ.
Do số TH và tần số xuất hiện của các TH đi kèm cũng rất lớn và có mối quan hệ phức tạp nên chúng tôi chỉ tập trung vào các TH có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến THTM được xét. Sau đây là các nhóm TH đi kèm với tư cách là các BTQH của các THTM chỉ Bác Hồ.
2.3.3.1. TH chỉ thời gian
Chúng tôi chia nhóm TH chỉ thời gian thành hai nhóm: thời gian cụ thể và thời gian trừu tượng.
Thời gian cụ thể được thể hiện bằng các TH BTQH là các con số chỉ những mốc hoặc những khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng và gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Bác: Xuân 41, ba mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm, bảy mươi chín tuổi, tuổi tám mươi.
Mỗi TH một lần. Thí dụ.
Người đã sống năm mươi năm vũ bão Vì nhân loại
(Hồ Chí Minh- Từ ấy)
Bác bôn ba khắp năm châu bốn bể, để rồi một sáng xuân, Người trở về tổ quốc trong nỗi hân hoan của đất trời, vạn vật.
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... yên lặng con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
(Theo chân Bác- Ra trận)
Bác làm việc cả một đời không nghỉ một phút giây nào: ba mươi năm sống nơi đất khách quê người với trăm nỗi vất vả.
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!
(Theo chân Bác- Ra trận)
Cho đến một ngày Bác ra đi nhưng thực ra là Người đang bước vào một
cuộc trường chinh mới.
Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường chinh nhẹ cánh bay
(Theo chân Bác- Ra trận)
Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn Chắc như thường lệ. Người đi vắng
Để mọi lời ca tặng nước non
(Theo chân Bác- Ra trận)
Bác đã đi rồi nhưng cả dân tộc vẫn tiếp bước theo lời di chúc mà Người để lại.
Còn triệu anh em đồng chí đó
Bốn mươi năm Đảng, óc tim này
Nhớ lời di chúc, theo chân Bác
Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!
(Theo chân Bác- Ra trận)
Có những TH thời gian chỉ một thời điểm cụ thể trong ngày gắn với sinh hoạt đời thường của Bác: đêm, nửa đêm, đêm nay: 2 lần; buổi sáng mùa hè, chiều nay, năm nay, mười bốn trăng...
Bác đi, muôn dặm đường xa
Hôm qua tuyết lạnh nay vừa nắng lên
Bác về, tóc có bạc thêm?
Năm canh, bốn biển, có đêm nghĩ nhiều?
(Cánh chim không mỏi- Gió lộng)
Một số TH chỉ thời gian mang tính trừu tượng, có ý nghĩa biểu trưng lớn xuất hiện trong những ngữ cảnh thể hiện niềm vui của Bác trong ngày thắng lợi:
Mùa vui, ngày vui, đời vui, ngày thống nhất, xuân đến hồi sinh... 2.3.3.2. TH chỉ không gian
Đối với Bác, Tổ quốc là máu thịt của Người, còn đối với nhân dân Việt Nam, Bác là linh hồn của Tổ quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: "Bác chính là Tổ quốc". Vì thế khi nói đến Bác Hồ chúng ta không thể không đặt Người trong mối quan hệ với Tổ quốc.
Trong thơ Tố Hữu, Tổ quốc Việt Nam trải dài trong một không gian khoáng đạt. Đó là không gian của núi rừng, vườn, làng, bản, sông, biển, hang đá, núi sông, đất nước, quê hương...và các địa danh vùng miền Tổ quốc.
Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm địa danh bao gồm: Việt Bắc, Pắc Pó, miền Nam và một số điểm không gian như không gian quê nhà, không gian nơi đất khách quê người, không gian của những ngày đầu kháng chiến, không gian của núi rừng chiến khu Việt Bắc...
Như chúng ta đã biết, Việt Bắc, Pắc Pó, Miền Nam là những tên gọi của các vùng miền khác nhau trên đất nước, nhưng khi đi vào thơ Tố Hữu thì những địa danh ấy lại mang nhiều ý nghĩa thẩm mỹ khác biệt khi xuất hiện với tư cách là những BTQH của các THTM chỉ Bác Hồ.
Việt Bắc có ý nghĩa biểu trưng cho thủ đô kháng chiến, là chiếc nôi cách mạng, căn cứ địa vững chắc cho tiền tuyến, là nơi có Bác Hồ.
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
(Việt Bắc- Việt Bắc)
Địa danh Pắc Pó là nơi có ý nghĩa lịch sử rất lớn, đó là cội nguồn của cách mạng. Đây là nơi Bác đặt dấu chân đầu tiên lên mảnh đất thân yêu của tổ quốc sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước để tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc giải phóng đất nước.
Ai đã đến, ai chưa đến đó Có hòn núi Mác, suối Lê- nin Hãy về thăm quê ta Pắc Pó
Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh
(Việt Bắc- Việt Bắc)
Hai mươi năm sống trong nỗi đau đất nước bị chia cắt, nỗi nhớ miền Nam và niềm mong mỏi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước luôn canh cánh trong lòng Người.
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
(Bác ơi- Ra trận) Ôi! nụ cười vui của Bác Hồ
"Miền Nam đánh giỏi, Mỹ thua to!" Bác ơi! con biết con chưa giỏi
Quét sạch đường đi để Bác vô!
(Theo chân Bác- Ra trận)
Phần trên chúng tôi đã đề cập đến một số địa danh tiêu biểu, tiếp theo đây sẽ là phần khảo sát những TH chỉ không gian gắn bó trực tiếp với cuộc đời của Bác và biểu hiện rõ con người và nhân cách Hồ Chí Minh. Đó là những câu thơ hé lộ một góc khuất trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản, đó là tấm lòng yêu cỏ cây, yêu thiên nhiên hoa lá.
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê...
Trong thơ Tố Hữu ta không chỉ bắt gặp những BTQH chỉ không gian quang cảnh thiên nhiên, mà còn có những BTQH chỉ không gian lịch sử. Đó là không gian của chiến trường nơi Bác trở thành vị tướng tài ba chỉ huy quân dân ta chiến đấu.
Ta có Bác dẫn đường lên trước Bác cùng ta mỗi bước gian lao Vui sao buổi hành quân nắng lửa Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao... ...
Thương sao, sáng lên đường ra trận Người đến thăm ta, vượt lũ nguồn Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn Người đứng trông ta đánh diệt đồn
(Theo chân Bác- Ra trận)
2.3.3.3 TH chỉ người và các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước
Có thể nhận thấy cùng xuất hiện với các THTM chỉ Bác Hồ còn có các BTQH chỉ con người thuộc nhiều giai tầng, nhiều lứa tuổi khác nhau: các cháu nhỏ, những người mẹ, anh bộ đội, anh thương binh, các liệt sĩ, người dân trên cả nước...và với cả chính nhà thơ.
Biết chăng, hỡi mẹ rất anh hùng Con mấy lần đi lập chiến công Hỡi chị hằng trông ngày thắng trận Bác khuyên thương nhớ vững bền lòng Và các em có hiểu vì sao
...
(Theo chân Bác- Ra trận)
Trong các mối quan hệ trên, Bác luôn xuất hiện với tư cách của một người ông, người cha, người đồng đội, là ân nhân... của họ với trái tim luôn chan chứa tình thương.
Trong mối quan hệ với các lãnh tụ, các quốc gia, các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước, các BTQH của các THTM chỉ Bác lại biểu hiện mối quan hệ gắn bó máu thịt với các phong trào cộng sản quốc tế và lòng ngưỡng vọng, biết ơn trước các vĩ nhân.
Mác Lê- nin đến...Từng trang đỏ
Chân lý đây rồi, lẽ tử sinh! ...
Lê- nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta (Theo chân bác- Ra trận)
Bác về kia! Đảng đã ra đời!
Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ Tiến lên thời đại giục chân người. (Theo chân Bác- Ra trận)
Xta-lin-grat. Đất trời vang động
Én thu sang. Mừng Bác lại về!
Hoan hô Đội Tuyên truyền giải phóng Buổi ra quân gươm nóng lời thề!
2. 3.3.4. Một số các BTQH khác
Đó là những BTQH chỉ trang phục và các vật dụng của Bác góp phần biểu hiện vẻ đẹp giản dị mà thanh cao của Người.
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà (Sáng tháng năm- Việt Bắc) Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
(Bác ơi- Ra trận)
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn
(Theo chân Bác- Ra trận)
Ngoài ra, còn có nhóm từ cảm thán biểu hiện những trạng thái cảm xúc, tâm lý của nhà thơ, của nhân dân Việt Nam đối với Bác.
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
(Bác ơi- Ra trận)
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi! Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người.
2.4 Tiểu kết
Các THTM chỉ Bác Hồ có tần số xuất hiện không đồng đều, trong đó Tín hiệu hằng thể "Bác" có tần số xuất hiện cao nhất: 118 lần. Ngoài ra còn có các có THTM là các BTTV khác với tần số xuất hiện cụ thể từ cao xuống thấp như sau:
Người, Hồ Chí Minh, cụ Hồ, Ái Quốc, ông cụ, cụ, cha, người cha, anh, già Thu, người thủy thủ, người lính già.
Tố Hữu thường sử dụng TH "Bác" để nói, kể, hoặc bình luận về vị lãnh tụ kính yêu. Đối với nhà thơ, Bác vĩ đại nhưng cũng rất đỗi thân thiết, gần gũi và bình dị.
Bác vô cùng hạnh phúc khi tìm ra con đường đi cho dân tộc. Và Người cũng luôn luôn lo lắng, mong mỏi cho toàn dân tộc ta được hạnh phúc. Đặc biệt, Người đã luôn dành tình thương bao la vô bờ bến cho đồng bào, nhất là với đồng bào miền Nam. Những phẩm chất của Bác được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thành hình tượng thơ độc đáo được thể hiện qua các THTM chỉ Bác Hồ và các loại biến thể của THTM này.
Ngoài THHT "Bác", trong thơ Tố Hữu còn sử dụng các BTTV là các tên riêng để gọi Bác, đặc biệt là BTTV- tên gọi Hồ Chí Minh được trở đi trở lại trong thơ Tố Hữu trong những phút giây lịch sử thiêng liêng. Khi đó, hình ảnh Bác hiện lên như là biểu tượng cho tổ quốc, cho dân tộc và cho cả thời đại. Với tên gọi "Hồ Chí Minh" trong thơ Tố Hữu, Người trở thành biểu tượng cho những điều tốt đẹp nhất, vẻ vang nhất, là niềm tự hào của muôn người, muôn đời. Đặc biệt Hồ Chí Minh còn trở thành tên gọi biểu tượng cho cả một thế hệ tiêu biểu mang vẻ đẹp Việt Nam, cho các công trình kỳ vĩ của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trong thơ Tố Hữu, Bác Hồ còn được khắc họa theo những vai giao tiếp khác nhau. Bởi vậy, các THTM cùng chỉ Bác trong mỗi lần xuất hiện lại mang
những hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. Đó là các TH: Người, người cha,
ông cụ. Nếu như TH "Bác" cho thấy Bác Hồ là người vô cùng thân thiết ruột thịt
với mỗi chúng ta, thì với TH "Người", Bác lại là con người được cả dân tộc hết sức kính trọng và ngưỡng vọng lớn lao. TH "Người" thường được Tố Hữu sử dụng khi Bác xuất hiện vào những thời khắc hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với cuộc đời của Người nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung…
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn xuất hiện khá nhiều lần trong thơ Tố Hữu ở các vai xã hội khác nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đó là Cha, là Anh, là già Thu, người thủy thủ, người lính già…
Các vai ấy là những cuộc sống của Bác và “cuộc sống nào cũng đẹp”, cũng được cả dân tộc và cả loài người ngưỡng vọng. Nhà thơ khám phá thêm nhiều phương diện khác ở Người: Bác- nhà thơ, Bác- nhà hiền triết. Nhà hiền triết ở Bác không được nhà thơ nhìn ở khía cạnh một vị thánh cứu thế mà chủ yếu ở phong thái ung dung, tự tại, lối sống thanh bạch, giản dị, hòa mình với thiên nhiên. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, Người cũng luôn luôn yêu đời và lạc quan cách mạng, bởi Bác là người rất thấu lẽ đời.
Tố Hữu không cần gọt giũa ngôn từ mà hình ảnh Bác vẫn hiện lên chân thực và gợi cảm: Bác là ánh sáng xua đi bóng đêm tăm tối. Bác là bóng mát xoa dịu cái rát bỏng của chiến tranh, Bác là thế giới luôn thu hút sự khám phá và hướng tới, Bác trở thành biểu tượng tinh thần thiêng liêng trong lòng dân.
Ở một phương diện khác, Bác còn được nhà thơ Tố Hữu khắc họa là một vị chủ tịch, vị lãnh tụ tối cao của Đảng, người có vai trò dẫn đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đặc trưng này, hàng loạt các THTM có ý nghĩa chỉ nguồn sáng, định hướng dẫn đường đã được Tố Hữu tạo ra theo thủ pháp tư
duy ẩn dụ ý niệm và trở thành những BTTV đồng nghĩa lâm thời của THHT Bác. Đó là các TH: ngọn cờ đỏ, mặt trời, vầng hồng, ngọn nến, ngọn suối, hoa sen, vầng trăng...
Tố Hữu thường tập trung vào các TH có ý nghĩa miêu tả ngoại hình như đôi mắt, mái tóc, chòm râu, nụ cười để toát lên cái giản dị, gần gũi, thân thương của Người, mặc dù về phương diện tinh thần, Bác vô cùng vĩ đại. Đó là một con người vĩ đại, mang trái tim vĩ đại và đức hy sinh cao cả tuyệt vời.
Khi khắc họa hình tượng Bác, các TH kết hợp trực tiếp với THHT Bác vốn biểu hiện những sinh hoạt đời thường ấy đã được nghệ thuật hóa, gắn với những hoạt động mang ý nghĩa chính trị lớn lao, trong đó Bác Hồ giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Bác hiện lên với tư cách là một người tìm đường mở lối, dẫn dắt đưa cách mạng nước ta, dân tộc ta đến con đường tươi sáng. Bác là người quyết định vận mệnh dân tộc, vận mệnh quốc gia. Bác là người có bản lĩnh cách mạng kiên cường. Bác là một người chiến sĩ cách mạng đấu tranh với từng tế bào trong cơ thể nhằm làm chủ bản thân, quyết giành sự sống mà phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc được nhiều hơn.
Người con ưu tú nhất thời đại cả một đời hy sinh cho dân tộc ấy nay “về
nơi phải về” trong tâm trạng ung dung của một người nắm rõ quy luật của tự
nhiên. Tố Hữu đã sử dụng một loạt các tín hiệu chỉ “sự chết” theo cách nói giảm, nói tránh. Những TH này đã cho thấy Bác còn sống mãi trong lòng đồng bào, đồng chí. Người đã trở thành bất tử.
Tóm lại, những biến thể của các THTM chỉ Bác Hồ mỗi lần xuất hiện lại khắc họa rõ nét hình tượng Bác với những phẩm chất khác nhau. Điều này tạo nên được tính đa dạng trong sự thống nhất trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật Hồ Chí Minh của nhà thơ Tố Hữu.
Chương 3
TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG "ANH BỘ ĐỘI" TRONG THƠ TỐ HỮU
Trong thế kỉ XX, ít có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong vòng 30 năm phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.