7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3 Biến thể quan hệ của các THTM chỉ “Anh bộ đội”
Trên đây là kết quả nghiên cứu về các BTTV, BTKH thuộc bình diện cái biểu hiện của các THTM chỉ “Anh bộ đội” trên các cấp độ ngôn ngữ: Từ, cụm từ,
câu. Cũng như TH Bác Hồ, THTM chỉ “Anh bộ đội” cần phải được xét trong
mối tương quan ngữ nghĩa với các TH khác đi kèm- tức các BTQH. BTQH là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một TH, cùng xuất hiện với nó còn có những TH khác có vai trò bổ sung thêm ý nghĩa cho nó, cùng kết hợp với nó để biểu đạt một khung ngữ nghĩa chung. Theo thống kê, đó là: TH chỉ thời gian, TH chỉ không gian, TH chỉ người... Thực chất đây chính là việc nghiên cứu THTM trên cấp độ câu, đoạn, khổ thơ, thậm chí cả bài thơ.
Do số TH và tần số xuất hiện của các TH đi kèm cũng rất lớn và có mối quan hệ phức tạp nên chúng tôi chỉ tập trung vào các TH có liên quan và tác động trực tiếp đến THTM được xét. Sau đây là các nhóm TH đi kèm với tư cách là các BTQH của các THTM chỉ “Anh bộ đội”
3.3.3.1 TH chỉ thời gian
Chúng tôi chia nhóm TH chỉ thời gian thành hai nhóm: thời gian cụ thể và thời gian trừu tượng.
Thời gian cụ thể được thể hiện bằng các TH BTQH là các con số chỉ những mốc thời gian hay khoảng thời gian cụ thể gắn với các hoạt động của "anh bộ đội" : Xuân 68: 2 lần, kháng chiến 3 ngàn ngày, năm mươi sáu ngày đêm, hai
mươi năm, thế kỷ 20, tròn tuổi 20, chín năm kháng chiến: mỗi TH một lần. Thí
dụ:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc)
Khi diễn tả niềm vui chiến thắng của người lính, Tố Hữu đã dùng những hình ảnh.
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc)
Hoan hô Xuân 68 anh hùng!
Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng Tất cả pháo!
Và xông lên, dũng sĩ! Như khí phách Trần, Lê. Như oai vũ Quang Trung
(Bài ca xuân 68- Ra trận)
Họ là những con người bền gan trong kháng chiến. Với họ, bao giờ cũng ở trong tâm thế sẵn sàng ra trận.
Hỡi người anh giải phóng quân
Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường
Có những TH thời gian chỉ một thời điểm cụ thể gắn với sinh hoạt của Người lính: đêm nay: 2 lần, trưa nay: 3 lần, đêm này, hôm nay, sáng nay, sáng xuân nay, ngày đêm chiến trường, hôm qua, đêm ngày, năm canh, biết bao đêm, một hôm nào đó, buổi đầu, nghìn năm sau, một sáng mùa thu, phút cuối cùng, mấy dặm đường. Nhưng có khi là một thời điểm vĩnh hằng như một lời khẳng
định: muôn triệu, muôn vạn lần...
Cũng có những TH chỉ thời điểm xác thực nhưng lại mang tính chất phiếm chỉ, tượng trưng cho hiện tại và tương lai: ngày mai, lát nữa, một hôm nào đó, nghìn năm sau, năm mới...
Một số TH chỉ thời gian có ý nghĩa biểu trưng lớn xuất hiện trong những ngữ cảnh thể hiện những mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến của dân tộc:
Ngày Huế đổ máu, chín năm kháng chiến, kháng chiến ba ngàn ngày, 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt...
3.3.3.2 TH chỉ không gian
Đối với mọi người Việt Nam nói chung và anh bộ đội cụ Hồ nói riêng, Tổ quốc luôn là máu thịt. Hơn ai hết, những người lính, những con người xả thân để bảo vệ Tổ quốc, họ càng hiểu sâu sắc hơn điều đó. Trải qua hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, dấu chân người lính in dấu khắp mọi miền đất nước, từ Tây Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến cho đến miền Nam ruột thịt thân yêu. Có lẽ vì thế mà không gian trong những bài thơ viết về "Anh bộ đội" của Tố Hữu là một không gian mênh mông, khoáng đạt. Đó là không gian của núi, rừng, vườn, làng, bản, sông, biển, hang đá, núi sông, đất nước, quê hương...và hầu hết các địa danh của mọi vùng miền Tổ quốc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ liệt kê một số không gian tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Tây Bắc là một trong những căn cứ địa của cách mạng.
Sáng nay ra trận lên Tây Bắc Hai đứa ta cùng đi đánh giặc Tay dao tay súng gạo đầy bao Chân cứng đạp rừng gai đá sắc
(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)
Miền Bắc, miền Nam là những nơi in dấu bước chân của “Anh bộ đội”
Anh lại đi mưa nắng Súng trên vai lên đường Với màu xanh chiến thắng Của miền Nam yêu thương
(Chiếc áo xanh- Ra trận)
Có một thời, cả nước cùng ra trận vì miền Nam yêu thương, miền Bắc sẵn sàng xả thân vì miền Nam ruột thịt. Miền Bắc và miền Nam được biểu trưng cho tình cảm gắn bó giữa người dân giữa hai miền tổ quốc.
Có Anh, cùng Bộ Tư lệnh: Trung ương Tất cả vì Miền Nam
Trắng khăn tang, Miền Bắc lên đường Cả nước, một chiến trường đánh Mỹ Hai mươi năm "Ngày Bắc đêm Nam" Chỉ một lòng ham:
Chia máu lửa, tranh nhau làm dũng sĩ!
(Nhớ Về Anh- Một tiếng đờn)
Người lính luôn gắn liền với chinh chiến, trận mạc. Vì thế, những chiến công của họ cũng luôn gắn liền với các mốc lịch sử.
Anh đánh như sét nổ, trời rung Anh chuyển như lũ dồn, bão cuốn
Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên Quét Huế- Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng
Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, rũ rượi một màu tang cờ trắng.
(Toàn thắng về ta- Màu và hoa)
Nơi “anh bộ đội” đến là những nơi không gian rất khắc nghiệt: gió rét, sương mù, núi cao, rừng thẳm...
Lại những ngày đi, vắt với sương Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương
Đêm mưa rình giặc, tai thao thức
Mùa lại mùa qua, rét nhức xương
(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)
“Anh” ở khắp nơi, khắp sông sâu, rừng thẳm. Các địa danh trong thơ Tố Hữu cho thấy những nơi khó khăn nhất, mặt trận ác liệt nhất đều in dấu chân của người lính. Cuộc đời “Anh” gắn liền với những chiến trường.
Po Tào, Mường Khủa, Mường Tranh Mường La, Hát Lót, chân anh đã từng
(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)
Anh lại ra đi
Cuộc đời anh vẫn là nơi tiền tuyến Chín năm kháng chiến khắp miền Lặn lội bưng biền
Lều rơm cơm vắt
(Nhớ về Anh- Một tiếng đờn)
Vất vả, gian truân là thế nhưng Người lính vẫn hiên ngang, kỳ vỹ giữa trời mây non nước, hình ảnh họ hiện lên như một vị anh hùng.
Rất đẹp, hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo...
(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)
“Anh bộ đội” như một biểu tượng tinh thần của nhân dân, nơi đâu họ đến cũng ngập tràn niềm vui, ngập tràn sự sống.
Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...
(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)
3.3.3.3 TH chỉ người
Có thể nhận thấy cùng xuất hiện với các THTM chỉ "anh bộ đội" còn có các BTQH chỉ con người thuộc nhiều giai tầng, nhiều lứa tuổi khác nhau như những người mẹ, anh thương binh, các liệt sĩ, chị dân công, người dân trên cả nước...và với chính nhà thơ.
Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân
Con đi xa cũng như gần
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em.
(Bầm ơi- Việt Bắc)
Con mé có ba Trai hai gái một ...
Thằng hai ngày trước Trốn vào chiến khu Nó đi cứu nước Làm lính cụ Hồ
(Bà mẹ Việt Bắc - Việt Bắc)
Trong các mối quan hệ trên, người lính xuất hiện với những tư cách khác nhau, khi là một người anh, một người đồng đội, khi là một người con...với một tình yêu thương chan chứa và một sự đồng cảm.
Chào anh bộ đội hành quân!
Đêm nay có định dừng chân nơi nào? - Giặc đang bắn giết đồng bào
Phải mau đến đó, phải vào tận kia!
(Đường vào- Ra trận)
Có khi đó là nỗi đau xót của chính nhà thơ khi phải tiễn đưa một người bạn- một người đồng chí của mình đã ngã xuống vì tổ quốc.
Tôi chẳng buồn đâu chỉ nhớ anh
Mắt không muốn khóc lệ vòng quanh Nước non đau xót như lòng mẹ
(Một con người- Ra trận)
3.3.3.4 Tín hiệu chỉ trang phục và vật dụng của "anh bộ đội"
Trong chín năm chống Pháp, hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ” là những anh “vệ quốc quân” rất đỗi bình dị và thân thương. Họ là những con người từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Phần nhiều trong số các anh ra đi chiến đấu từ một luỹ tre làng. Có lẽ vì thế trang phục và các vật dụng của “anh bộ đội” thời kỳ này chính là trang phục và vật dụng của những người nông dân.
Một thoáng lặng nhìn nhau Mắt đã tìm hỏi chuyện
Đôi bộ quần áo nâu
Đã âm thầm thương mến
(Cá nước- Việt Bắc)
Trưa nay trên đồi cao Ta say sưa vài phút
Chia nhau điếu thuốc lào Nào anh hút tôi hút
(Cá nước- Việt Bắc)
Từ anh nông dân hiền lành như hạt lúa củ khoai trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì nay đến cuộc kháng chiến chống Mỹ là anh giải phóng quân có tầm cao và thế đứng ngang tầm thời đại. Thế nhưng trang phục của các anh vẫn giản dị như vậy, có chăng thêm hình ảnh của "chiếc mũ tai bèo", một biểu tượng quen thuộc của anh giải phóng quân trong thời kỳ chống Mỹ.
Hỡi người Anh, Giải phóng quân
Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy, (Tiếng hát sang xuân- Ra trận)
Cả năm châu, Chân lý đang nhìn theo Bóng Anh đi...và vành mũ tai bèo Của Anh đó!
Ôi, chiếc mũ vải mềm, dễ thương như một bàn tay nhỏ
(Bài ca xuân 68- Ra trận)
4. Tiểu kết
Các THTM về “Anh bộ đội” xuất hiện với tần số không giống nhau, cụ thể từ cao xuống thấp như sau: Anh: 129 lần (86%), anh giải phóng quân: 9 lần
(6%), Anh bộ đội: 6 lần (4%), Anh vệ quốc quân: 4 lần (2,6%), lính cụ Hồ: 1 lần (0,66%), người lính trường chinh : 1 lần (0,66%).
Các danh từ dùng để chỉ “Anh bộ đội” trong thơ Tố Hữu khá đa dạng và phong phú. Những đơn vị từ vựng có sự tương đồng về nghĩa xuất hiện trong những thời gian và ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn như các tên gọi “Anh vệ
quốc quân”, “ lính cụ Hồ” ra đời trong bối cảnh thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, trong khi đó tên gọi “Anh giải phóng quân” lại ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Còn lại các tên gọi “Anh”, “Anh bộ đội” lại dùng chung cho cả hai thời kỳ này.
Trong số các đơn vị từ vựng đó, TH “Anh bộ đội” là THTM- HT. Mặc dù đây là từ có tỉ lệ xuất hiện không cao nhưng nó có khả năng khái quát và khả năng hoạt động, bộc lộ nghĩa vượt trội hơn so với các từ còn lại. Với TH này, nhà thơ dùng để nói, kể, hoặc bình luận về những con người xả thân vì lý tưởng cách mạng. Họ là những anh lính “vệ quốc quân”, “lính cụ Hồ”, “anh giải phóng
quân”...Tất cả họ đều là những người anh hùng, xả thân vì đất nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Ngoài THHT "Anh bộ đội", trong thơ Tố Hữu còn sử dụng các BTTV như "anh vệ quốc quân", "người lính trường chinh", "lính cụ Hồ", "anh", "anh giải phóng quân". Không hào hoa như những người lính trong thơ Quang Dũng "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", "anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu là những anh nông dân thuần phác đến với kháng chiến bằng tình yêu mộc mạc của người nhà quê hôm nào. Đó là những con người giản dị, hiền lành, giản dị nhưng khi xung trận họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình. Viết về "anh bộ đội", Tố Hữu không chỉ muốn nhấn mạnh ý chí, khí phách và sự cao cả về tinh thần của người anh hùng thời đại mới trong ý thức sẵn sàng hy sinh vì những mục đích lớn lao nhất, vĩ đại nhất của thời đại và gắn liền với ý nghĩa sâu xa nhất của mỗi cuộc đời. Đó còn là sự phát triển tư tưởng, quan niệm anh hùng của dân tộc, vốn đề cao những tấm gương sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa, coi trọng đại nghĩa vì dân vì nước: "Chết
trong còn hơn sống đục", "Thà chết không chịu sống quỳ"...với bao tấm gương
hy sinh anh dũng, coi cái chết như cõi đi về, nhẹ tựa lông hồng.
Tố Hữu luôn có ý thức xây dựng một phong cách thơ độc đáo và sáng tạo. Ông đã cố gắng phát huy mặt mạnh của ngòi bút mình. Hình ảnh "anh bộ đội" trong thơ ông luôn mang những nét dung dị, rất đỗi thân quen và gần gũi...Bên cạnh đó, người lính cụ Hồ luôn mang những vẻ đẹp của những phẩm chất gan dạ, bất khuất luôn sẵn sàng xả thân hy sinh vì tổ quốc...Trên cơ sở đặc trưng này, hàng loạt các THTM có ý nghĩa chỉ phẩm chất gan dạ, kiên trung của người lính đã được Tố Hữu tạo ra theo thủ pháp tư duy ẩn dụ ý niệm và trở thành BTKH của THHT "Anh bộ đội". Đó là các TH: trái tim, lòng, hồn, máu, gan, chí...
Mặc dù ít nói tới đau thương, mất mát nhưng Tố Hữu vẫn không ngần ngại nói về cái chết của những người lính, những cái chết "gieo mầm" cho sự sống, những cái chết bộc lộ rõ ý chí, khí phách anh hùng và mãi mãi bất tử, trở thành "hồn thiêng " sông núi. Tố Hữu không viết về cái chết với ý nghĩa đối lập với sự sống mà chỉ chú ý tới những cái chết cao cả, anh hùng, lẫm liệt, bất tử...những cái chết gắn liền với quan niệm anh hùng, phúc thần, nghĩa liệt trong truyền thống dân tộc.
Với việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, Tố Hữu đã khắc họa được thật sâu sắc và cụ thể hình tượng "anh bộ đội" với tất cả mọi vẻ đẹp, từ hình dáng đến tâm hồn, khí phách...đồng thời thể hiện được hết chiều sâu suy nghĩ về những người đồng chí của mình.
Tóm lại, những biến thể kết hợp của các THTM chỉ "anh bộ đội" mỗi lần xuất hiện lại thể hiện rõ ràng hình tượng của họ với những phẩm chất khác nhau. Điều này tạo nên được tính đa dạng trong sự thống nhất trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật "anh bộ đội cụ Hồ" trong thơ Tố Hữu.
KẾT LUẬN
1. Luận văn được triển khai nghiên cứu các THTM trong văn chương, tức các THVC “Bác Hồ” và “Anh bộ đội”. Đây là hai trong số những TH điển hình trong thơ Tố Hữu. THTM “Bác Hồ” luôn đặt trong mối quan hệ gắn bó với THTM “Anh bộ đội”. Bởi Bác chính là vị tổng chỉ huy tài ba của toàn dân tộc, soi đường và lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến và chiến thắng.
Luận văn lấy xuất phát điểm là lý thuyết THTM, ngoài ra còn vận dụng các lý thuyết liên ngành: Ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, văn hóa ngôn ngữ...vào thực tiễn sáng tác thơ Tố Hữu, đặc biệt tập trung vào các tập thơ Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn... Đồng thời, trong quá trình trình bày
các biến thể, chúng tôi đã so sánh với một số các nhà thơ Việt Nam hiện đại cùng viết về “Bác Hồ” và “Anh bộ đội” như Chế Lan Viên, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng...nhằm làm rõ nét chung và riêng làm nên phong cách thơ Tố Hữu.
2. THTM “Bác” xuất hiện 118 lần, thuộc loại có tần số xuất hiện cao nhất trong nhóm các THTM chỉ Bác Hồ. Đồng thời trong thơ Tố Hữu đây cũng là TH có giá trị biểu trưng cao nhất. Do đó THTM “Bác” đủ điều kiện để được chọn làm THHT.
Toàn dân ta đã thu hẹp ý nghĩa của từ "bác" để chỉ và gọi Bác Hồ. Trong thơ Tố Hữu, TH “Bác” cũng thường chỉ được sử dụng theo nghĩa này với tư cách là THTM HT mang ý nghĩa thẩm mỹ đặc biệt.
Ý nghĩa thẩm mỹ (YNTM) của THTM “Bác” được biểu hiện trên nền tảng của nghĩa trong hệ thống và trong tương quan giữa một bên là THTM “Bác” với