Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể "Anh bộ đội"

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể "Anh bộ đội"

"Anh bộ đội" là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi gọi tên "Anh bộ đội cụ Hồ", nhân dân ta đã khái quát hình tượng cao đẹp về một mẫu người, với cuộc đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh; một tình thương yêu gắn bó máu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Quân đội Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đó là những con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sĩ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất.

Nói đến anh bộ đội là nói đến một hình mẫu đẹp đẽ về lối sống giản dị, kỷ luật nghiêm minh, tác phong và thái độ ứng xử đúng đắn và tình cảm chân thành thân thương đối với tất cả mọi người.

Tố Hữu đã viết về "Anh bộ đội" bằng những vần thơ tươi thắm nhất, sôi nổi nhất của lòng mình. Ta đã tìm thấy "Anh" giữa những đoàn quân trùng trùng ra trận. Ta đã nhận ra "Anh" giữa chiến trường lửa đạn. "Anh" chính là con người đẹp nhất của thời đại, con người đẹp nhất của thơ ca. Trong cuộc đời, ai cũng có một cái đích để đi đến và để phấn đấu, cuộc đời người chiến sĩ cách mạng cũng có một cái đích quang vinh, đó là giải phóng dân tộc, là thống nhất đất nước. Họ mang trong mình lý tưởng cao cả ấy, hay nói đúng hơn, họ mang trong mình ước mơ của ngàn đời ông cha để lại "Vì độc lập, tự do, núi sông hùng vĩ. Vì thiêng liêng giá trị con người. Vì muôn đời hoa lá xanh tươi..."

Nếu như trong câu ca dao xưa, anh lính thú ra trận với một tâm thế tội nghiệp, đáng thương.

Thùng thùng trống đánh ngũ liên

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa

Hay người chinh phu trong Chinh phụ ngâm ra đi trong tiếng nức nở xé

lòng của người chinh phụ, trong một nỗi chán chường, kinh sợ cảnh binh đao. Cũng là chiến đấu, cũng là ra trận nhưng những con người đó làm sao có tư thế hiên ngang, đường hoàng và hăm hở như người chiến sĩ Việt Nam trong thơ Tố Hữu. “Anh” đẹp lắm bởi “Anh” đã trả lời được câu hỏi "Ta hiểu vì sao ta chiến đấu, ta hiểu vì sao ta hiến máu..."

Thơ Tố Hữu viết về những con người mang lý tưởng cao đẹp ấy. Thơ của ông đã cất lên những tiếng hát ca ngợi những “anh bộ đội cụ Hồ”, những con người "biết đi tới và làm nên thắng trận...". Lý tưởng đẹp đẽ đã trao cho “Anh” sức mạnh, sức mạnh của thời đại ta, sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử. Lý tưởng đẹp đẽ đã giúp “Anh” làm nên những chiến công hiển hách, đã nâng cao người “Anh” ngang tầm với lịch sử, non sông.

Tố Hữu nhìn người chiến sĩ với cái nhìn đồng chí, nhà thơ rất hiểu họ và tìm thấy được vẻ đẹp kỳ lạ của “anh bộ đội” trong những năm chiến đấu. Đó là tinh thần vượt khó, chịu đựng gian lao của người chiến sĩ.

Nhưng rồi khói từ xa gió thổi Núi kêu anh bộ đội lên đường

Lại những ngày đi vắt với sương Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc, tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xương.

(Lên Tây Bắc- Tây Bắc)

Còn gì cao đẹp hơn là nhiệm vụ của người chiến sĩ, còn gì thiêng liêng hơn là trách nhiệm của anh, “anh bộ đội” ra đi, đọng lại trong tim mình là lời nhắn gửi tha thiết của quê hương đất nước, là nỗi khát khao của bao kiếp nghèo. Lý tưởng ấy, con đường ấy Đảng đã vạch ra cho “Anh”. Đảng đã trao cho “Anh” niềm tin thiêng liêng, niềm hạnh phúc thiêng liêng được làm người chiến sĩ. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, và hơn thế nữa khi “Anh” đã đứng lên cầm súng...

Chào anh bộ đội hành quân!

Đêm nay có định dừng chân nơi nào? -Giặc đang bắn giết đồng bào

Phải mau đến đó, phải vào tận kia! Xóm làng đang dậy gà khuya

Đường xa gánh nặng, ai chia với mình? - Đã cùng hai chữ tử sinh

(Đường vào- Ra trận)

Tình yêu Tổ quốc trong “Anh” bắt đầu từ tình yêu lũy tre xanh, "yêu con cò trắng sang sông chiều chiều", yêu những người mẹ tần tảo một nắng hai sương trên cánh đồng rét buốt. Những người mẹ đã hy sinh trọn đời vì con, lo lắng cho các con từ bữa ăn giấc ngủ...

Ngoài hiên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về... Đêm nay bộ đội rừng khe

Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay Nó đi đánh giặc đêm nay

Bước run, bước ngã, bước lầy, bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm

Nó đi đánh giặc đêm hôm sưởi gì Năm xưa cơm củ ngon chi

Năm nay cơm gié nhà thì vắng con!

(Bà Bủ- Một tiếng đờn)

Tên gọi "Anh bộ đội cụ Hồ" đã trở nên thân quen với nhân dân ta từ hơn nửa thế kỷ nay. Đó là một nét độc đáo rất Việt Nam, bởi vì trên thế giới, hiếm có nước nào mà nhân dân lại lấy tên vị lãnh tụ kính yêu để đặt cho quân đội như ở nước ta. Nó thể hiện tình cảm quý mến lãnh tụ và lòng tin yêu của nhân dân đối với quân đội, đồng thời nói lên tình cảm tình cảm gắn bó thiêng liêng, ruột thịt giữa người lính với lãnh tụ của mình.

Ơi anh bộ đội trên mâm pháo Mắt lượn trời cao rõi bóng mây Có thấy, bốn mùa quên nắng bão

Bên ta, Bác vẫn thức đêm ngày?

(Theo chân Bác- Ra trận) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viết về “anh bộ đội”, Tố Hữu không chỉ viết về những chiến công, mà nhà thơ còn quan tâm đến những chi tiết rất đời thường của một người lính.

Có anh bộ đội sắm đồng hồ Thật giả không rành, bụng cứ lo Bèn hỏi cô hàng. Cô tủm tỉm: Giả là như thật. Khó chi mô!

(Thật giả- Một tiếng đờn)

Tố Hữu đã xây dựng rất thành công hình tượng “anh bộ đội cụ Hồ”, bởi có lẽ ông cũng là một nhà thơ- chiến sĩ. Ông cũng đã từng khoác ba lô đi theo kháng chiến, đã từng cùng đồng đội "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng". Hình tượng người cầm súng được ông xây đắp bằng thơ cũng chính là hình tượng của những người đồng chí, những đồng đội đã cùng ông vượt suối băng rừng.

Một phần của tài liệu Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu.PDF (Trang 93)