1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ

108 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 707,5 KB

Nội dung

trờng đại học vinh khoa ngữ văn ------------------ vơng thị hồng tơi biểu tợng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học việt nam trung đại 1 Vinh - 2010 trờng đại học vinh khoa ngữ văn ------------------ biểu tợng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học việt nam trung đại Giảng viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Trâm Sinh viên thực hiện : Vơng Thị Hồng Tơi Lớp : 47B1 - Ngữ văn 2 Vinh - 2010 Lời cảm ơn Khóa luận là một phần kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả tại Khoa Ngữ văn, trường ĐH Vinh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam I, Trường ĐH Vinh, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo - Th.S. Nguyễn Thị Thanh Trâm đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Khóa luận chắc hẳn còn thiếu sót do điều kiện khách quan về thời gian, tài liệu nghiên cứu cũng như sự hạn chế về một số mặt của tác giả. Rất mong các thầy cô cũng như bạn đọc đóng góp ý kiến và bổ sung cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 5 năm 2010 SV: Vương Thị Hồng Tươi 3 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI. NGUỒN GỐC CỦA BIỂU TƯỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ 6 1.1. Khái niệm biểu tượngbiểu tượng sóng đôi trong ca dao 6 1.1.1. Khái niệm biểu tượng 6 1.1.2. Biểu tượng sóng đôi 8 1.2. Thống kê, phân loại biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ 10 1.2.1. Thống kê 10 1.2.2. Phân loại 11 1.3. Nguồn gốc của biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ 21 4 1.3.1. Biểu tượng sóng đôi có nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục 22 1.3.2. Biểu tượng sóng đôi có nguồn gốc từ văn học cổ Việt Nam và văn học cổ Trung Quốc 25 1.3.3. Biểu tượng sóng đôi có nguồn gốc từ các sự vật, con vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội 27 CHƯƠNG 2: KẾT CẤU. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG CỦA BIỂU TƯỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ 29 2.1. Kết cấu của biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ 29 2.1.1. Biểu tượng sóng đôi có kết cấu tương đồng 30 2.1.2. Biểu tượng sóng đôi có kết cấu đối lập 32 2.2. Phương thức xây dựng của biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ 34 2.2.1. So sánh 35 5 2.2.2. Ẩn dụ 40 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT CỦA BIỂU TƯỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ 46 3.1. Giá trị biểu đạt của biểu tượng sóng đôi với chủ đề tình yêu 46 3.2. Biểu tượng sóng đôi với kết cấu của ca dao giao duyên xứ Nghệ 49 3.3. Biểu tượng sóng đôi với ngôn ngữ ca dao giao duyên xứ Nghệ 53 3.4. Người Nghệ với biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ 58 KẾT LUẬN 62 PHỤ LỤC 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghệ Tĩnh là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam, là chiếc cầu nối trung gian giữa hai miền Nam- Bắc, đồng thời cũng là nơi có nền văn hoá dân gian phát triển phong phú vào bậc nhất so với nhiều địa phương khác trong toàn quốc. Trong vườn hoa muôn sắc ấy, những câu ca dao giao duyên đầy chất Nghệ luôn có sức hút kì lạ đối với người đọc, người nghe. 1.2. Cái hay, cái đẹp của ca dao được thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau, nhưng biểu tượng sóng đôi- một thành tố trong thi pháp ca dao chi phối sự hình thành cấu trúc chung của nhiều đơn vị tác phẩm là đại diện tiêu biểu. Vì vậy, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài" Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ" với mong muốn bước đầu phác hoạ được một cái nhìn tổng quan, những hiểu biết chung về biểu tượng sóng đôi và giá trị biểu hiện nội dung tư tưởng tình cảm của nó. 1.3. Việc nghiên cứu ca dao từ biểu tượng là một xu hướng mới, góp phần giúp người nghiên cứu hiểu thêm về quan niệm thẩm mĩ, bản sắc văn hóa và sự sáng tạo nghệ thuật của người Nghệ trong ca dao nói chung và ca dao giao duyên nói riêng. Vì tình yêu chứa đựng đầy đủ nhất những cung bậc tình cảm của con người với muôn màu, muôn vẻ. Đây cũng là một vấn đề mới góp phần giải quyết những vấn đề còn đang bỏ ngỏ trong việc nghiên cứu ca dao xứ Nghệ. 1.4. Ngoài những lý do khoa học trên, đề tài còn có ý nghĩa góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong học tập và giảng dạy ca dao trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu biểu tượng trong ca dao đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các công trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Công Hùng, Hà Công Tài, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Phương Châm, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Đặng Diệu Trang, Phạm Thu Yến . 7 đều khẳng định sự tồn tại phổ biến của các biểu tượng, giá trị thẩm mĩ, chức năng quan trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tượng đã được đề cập khá chi tiết trong các bài viết. Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1978), khi nói về hình thức nghệ thuật của ca dao, tác giả viết: "Nhân dân mượn những vật vô tri để nói lên tâm sự mình, mượn những chim muông, cho nó tính người, và mượn cả một số cây để ví với người này người nọ" [27, 67]. Đây là cơ sở hình thành các biểu tượng trong ca dao. Tiếp đó, Vũ Ngọc Phan đã dành ít trang để tìm hiểu hình tượng con cò, con bống trong ca dao. Những hình ảnh này chính là biểu tượng tượng trưng cho đời sống nhân dân. Năm 1992, khi cho ra mắt độc giả cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã dành hẳn một chương viết về một số biểu tượng, hình ảnh. Tác giả đã cho thấy hệ thống biểu tượng phong phú, đa dạng trong ca dao. Sau đó, tác giả đi sâu tìm hiểu một số biểu tượng cụ thể như: Trúc, mai, hoa nhài, con cò, rồng, loan, phượng. Tuy nhiên, ở đây mới chỉ dừng ở mặt nội dung, tức là biểu tượng đó có nghĩa như thế nào chứ chưa tìm hiểu hình thức của từng biểu tượng, đặc biệt là những biểu tượng sóng đôi. Một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập tới một số biểu tượng đơn, như: Ý nghĩa biểu cảm của hai từ" trúc". " mai" trong văn chương bác học và trong ca dao dân ca của Nguyễn Xuân Kính, 1987 [ 21 ] ; Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian của Hà Công Tài, 1988 [ 28 ] ; Con chim quyên trong ca dao, Triều Nguyên, 2001 [ 25, 196 ]. 2.2. Một số công trình, bài viết đề cập tới biểu tượng sóng đôi trong ca dao Việt Nam: Trong bài Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam [ 8 ], Nguyễn Phương Châm đã nói nhiều đến cặp biểu tượng sen- hồ, tượng trưng cho đôi bạn tình gắn bó keo sơn. Ở bài viết Biểu tượng hoa đào [ 9 ], Nguyễn Phương Châm chỉ ra hoa đào gắn với tình yêu đôi lứa, gắn với chuyện nhân duyên. Nó được ca dao sử 8 dụng nhiều theo từng cặp, cặp biểu tượng thường gặp nhất là mận- đào, thể hiện sự nhớ nhung, trách móc, hờn dỗi trong tình yêu. Đó còn là cặp biểu tượng liễu- đào thể hiện tình son sắt, gắn bó mật thiết với nhau của đôi bạn tình. Hay cặp lựu- đào luôn biểu tượng cho sự cách trở trong tình duyên. Hai công trình trực tiếp đề cập tới biểu tượng sóng đôi trong ca dao Việt Nam là: Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thế giới biểu tượng sóng đôi trong ca dao người Việt, 2001 [ 1 ]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, 2002 [ 2 ]. Trong hai công trình này, Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đi sâu phân loại, tìm hiểu nguồn gốc, chức năng của từng cặp biểu tượng. Hoặc trong bài viết Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao dân ca [ 29 ], Đặng Diệu Trang cũng đề cập tới một số hình tượng sóng đôi: bướm - hoa, rồng - mây, trầu - cau, - nước, loan - phượng… Theo tác giả, những cặp sóng đôi này được tạo nên trong sự kết hợp của những sự vật, hiện tượng tự nhiên tương đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính. Thế giới tự nhiên vốn phong phú, bởi thế các biểu tượng sóng đôi cũng đa dạng như chính nguồn cội của nó vậy. Tất cả những công trình trên tuy đã mặt này hay mặt khác hướng sự chú ý tới biểu tượng sóng đôi, nhưng chúng mới dùng lại ở kho tàng ca dao người Việt chứ chưa đi sâu nghiên cứu ca dao của từng vùng miền, cụ thể ở đây là ca dao giao duyên xứ Nghệ. 2.3. Về ca dao xứ Nghệ đã có không ít nhà nghiên cứu đề cập đến ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng về biểu tượngbiểu tượng sóng đôi thì chỉ có vài công trình chú ý tới: Ninh Viết Giao trong phần nghiên cứu giới thiệu Kho tàng ca dao xứ Nghệ [14] đã dành một số trang nhất định giới thiệu về ca dao tình yêu nam nữ, qua đó làm nổi bật tính cách, tình cảm, tâm hồn con người Nghệ. Ngoài 9 ra, ông cũng đưa ra một số nhận xét hết sức tinh tế về nội dung và về hình thức ca dao xứ Nghệ, trong đó có việc sử dụng các biểu tượng. Hoặc trong cuốn Về văn học dân gian Nghệ Tĩnh [ 12], Ninh Viết Giao đã chỉ ra một số hình ảnh quen thuộc thường xuyên được người Nghệ sử dụng trong sáng tác của mình: sông - núi, thuyền - bến, mận - đào, trúc - mai, bướm - hoa, miếng trầu - bát nước . Nhưng nó cũng chỉ đơn thuần là nêu ra các biểu tượng mà thôi. Hay một số khóa luận tốt nghiệp đại học liên quan tới đề tài: Thi pháp ca dao tình yêu người Việt xứ Nghệ, Tăng Thu Hiền, 1999 [ 16 ]. Tuy nhiên, người nghiên cứu mới dừng lại ở ý nghĩa và thủ pháp hình thành nên biểu tượng trúc - mai, trầu - cau mà thôi. Như vậy, nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu biểu tượng và một vài bài viết đề cập đến biểu tượng sóng đôi trong ca dao Việt Nam, nhưng chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu hệ thống, toàn diện biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ. Dù vậy, những thành tựu của các công trình nêu trên có giá trị gợi mở cho người viết trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu một cách hệ thống các biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, biểu tượng được sử dụng khá phổ biến và đa dạng, bao gồm biểu tượng đơn và biểu tượng đôi. Đề tài chỉ chon khảo sát và nghiên cứu biểu tượng sóng đôi. Đó là những biểu tượng gồm hai hình ảnh gắn liền, song song với nhau trong từng bài ca dao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu các biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, bộ phận ca dao người Việt (không khảo sát ca dao các dân tộc ít người). Cụ thể là phần Tình yêu nam nữ với 1984 bài ca dao trong Kho tàng ca dao xứ Nghệ (tập 1), do Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Nghệ An, 1996. 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN LOẠI BIỂU TƯỢNG SểNG ĐễI TRONG CADAO GIAO DUYấN XỨ NGHỆ - Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ
BẢNG PHÂN LOẠI BIỂU TƯỢNG SểNG ĐễI TRONG CADAO GIAO DUYấN XỨ NGHỆ (Trang 19)
I. Biểu tượng súng đụi là cỏc sự vật, hiện tượng trong mụi trường tự nhiờn - Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ
i ểu tượng súng đụi là cỏc sự vật, hiện tượng trong mụi trường tự nhiờn (Trang 19)
BẢNG PHÂN LOẠI BIỂU TƯỢNG SểNG ĐễI TRONG CA DAO  GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ - Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ
BẢNG PHÂN LOẠI BIỂU TƯỢNG SểNG ĐễI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ (Trang 19)
Nhỡn vào bảng phõn loại trờn cú thể thấy, biểu tượng súng đụi trong ca dao giao duyờn xứ Nghệ muụn hỡnh, muụn vẻ - Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ
h ỡn vào bảng phõn loại trờn cú thể thấy, biểu tượng súng đụi trong ca dao giao duyờn xứ Nghệ muụn hỡnh, muụn vẻ (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w