1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết của nguyễn huy thiệp dưới góc nhìn thể loại luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

86 967 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 689,98 KB

Nội dung

Các vấn đề về thân phận con người; Cuộc giao tranh giữa Thiện - Ác, giữa Cao cả - Thấp hèn; Vấn đề về đổi mới nghệ thuật thể loại truyện ngắn nghệ thuật trần thuật, giọng phức điệu - đa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

-

NGUYỄN THỊ KIỀU HƯƠNG

TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP DƯỚI

GÓC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

-

NGUYỄN THỊ KIỀU HƯƠNG

TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 01

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 03

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 05

4 Phương pháp nghiên cứu 08

4 Cấu trúc luận văn 09

NỘI DUNG Chương 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 10

1.1 Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp 10

1.2 Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trường truyện ngắn 13

1.2.1 Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 14

1.2.2 Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 20

1.3 Tiểu thuyết - cuộc thử nghiệm mới trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp 24

1.3.1 Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về thể loại tiểu thuyết 25

1.3.2 Các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp 28

Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRƯỚC NHỮNG YÊU CẦU THỂ LOẠI 33

2.1 Tiểu thuyết và những yêu cầu của thể loại 33

2.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 33

2.1.2 Yêu về cầu thể loại nhìn từ một số đặc điểm của tiểu thuyết 35

2.2 Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 39

2.2.1 Phạm vi hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 40

2.2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp 43

2.2.3 Hình thức cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 46

2.3 Vết rạn gãy trong bước chuyển đổi thể loại của Nguyễn Huy Thiệp 50

2.3.1 Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn 50

2.3.2 Độc giả và sự tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 52

Trang 4

Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - CUỘC THỬ

NGHIỆM NGHỆ THUẬT BẤT THÀNH 56

3.1 Bối cảnh và diện mạo chung của nền văn học đương đại 56

3.2 Nhìn lại cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp 61

3.2.1 Nỗi trăn trở của người cầm bút 62

3.2.2 Chuyển đổi thể loại - bài toán khó của thử nghiệm nghệ thuật 65

3.3 Những quy luật thẩm mĩ nhìn từ cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp 67

3.3.1 Con đường từ khao khát đến hiện thực và thành công 68

3.3.2 Nhà văn và những thử thách mới trong đời sống văn nghệ 69

3.3.3 Độc giả và những cuộc thử nghiệm nghệ thuật 74

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Tôi tư duy, tôi tồn tại” - câu nói nổi tiếng ấy của nhà triết học, toán học

người Pháp thế kỷ XVII - Descartes đã gợi cho chúng ta thật nhiều ý nghĩa! Trong cuộc sống, nỗ lực tư duy để nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực là một hoạt động trí tuệ, hiệu quả giúp con người tồn tại, từng bước vượt lên làm chủ hoàn cảnh và xây dựng được một xã hội nhân văn, phát triển như ngày nay Trong đời sống văn nghệ cũng vậy, tư duy - sự tìm tòi và sáng tạo chính

là con đường tất yếu, đầy thử thách mà mỗi người nghệ sĩ muốn khẳng định năng lực sáng tác của mình đều phải kinh qua Bởi nghệ thuật là lĩnh vực của

sự độc đáo Mỗi sáng tác văn chương đích thực không phải sản phẩm sao chép, lắp ghép thủ công về ngôn ngữ, càng không phải thứ minh hoạ giản đơn cho hiện thực mà là một “chỉnh thể thẩm mĩ” của ngôn từ Ở đó, tác phẩm bao giờ cũng hàm chứa “một phát minh về hình thức” và “một khám phá về nội dung” [10; 115] Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ vô cùng khắt khe ấy, nhà văn luôn phải tư duy, khám phá để không ngừng kiếm tìm cái đẹp độc đáo, mới lạ trong mỗi trang viết Để rồi, ý thức, nỗ lực thử nghiệm, luôn làm mới tác phẩm và làm mới chính mình được xem là một trong những nhân tố quyết định cá tính đặc thù của người nghệ sĩ ở mọi thời đại Do đó, nghiên cứu quá trình tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tác để thấy được nỗ lực đổi mới và sáng tạo của nhà văn là một đề tài vô cùng bổ ích và

lý thú

Không chỉ thế, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tập phê bình, tiểu luận

Trang giấy trước đèn (NXB KH-XH, 1994) từng quan niệm: “Viết văn là

đem đến cho tâm hồn con người ta đồng thời sự yên ổn và không cùng một lúc vừa cởi giải, vừa gây băn khoăn, thắc mắc… Chuỗi quá trình ấy diễn ra liên tục thông qua… vẻ đẹp ngôn từ” Hay nói cách khác, “viết” chính là cách thức duy nhất để người cầm bút bày tỏ những tâm tư, tình cảm, sự chiêm

Trang 6

nghiệm, trăn trở và khám phá của mình trước cuộc đời Bởi vậy, họ không chỉ chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật qua ý thức, khát khao sáng tạo mang tính chủ quan mà còn phải hiện thực hoá và khẳng định nó bằng chính con đường sáng tác văn học Thực tế, mỗi người nghệ sĩ đều có cả một thế giới tinh thần phong phú, một cá tính sáng tạo cũng như một hành trình đi tìm cái đẹp riêng

Nó có thể hiện hữu trong cách thức họ đi khai thác và thể hiện các mảng đề tài, chủ đề, tư tưởng ý nghĩa; xây dựng những tình huống, cốt truyện hay nhân vật thật độc đáo, điển hình; hoặc qua lối tổ chức kết cấu, hành văn, cách tạo dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm sao cho đạt hiệu quả thẩm mĩ cao nhất Song, ẩn đằng sau mỗi con đường tìm tòi, thử nghiệm ấy không phải đơn thuần chỉ là sự mài giũa, chau chuốt những yếu tố thuộc địa hạt thi pháp

mà còn là câu chuyện về sự vận động của thể loại Trong khi đó, bản chất của thể loại là phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững và vĩnh hằng của văn học [12; 300] Vì vậy, sẽ thật thiếu sót khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn mà người tiến hành lại bỏ qua những nỗ lực thử nghiệm về mặt thể loại trong sáng tác của nhà văn đó

Bước vào văn đàn dân tộc trong không khí cở mở, hừng hực khí thế hiện đại hoá của văn học thời kỳ đổi mới (sau 1986), Nguyễn Huy Thiệp đã không ngừng nỗ lực sáng tác và nhanh chóng trở thành một trong những “hiện tượng văn học” độc đáo, tiêu biểu cho đội ngũ tác giả văn xuôi tự sự giai đoạn này Trên con đường sáng tác văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn ý thức rằng: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” [38; 148] nhưng không vì thế mà ông chấp nhận một thứ văn chương dễ dãi, minh họa Nhà văn quan niệm viết như một sự giải thoát, hóa thân đầy bất chấp, phưu lưu và cao quý: “Văn chương phải bất chấp hết Ngập trong bùn, sục

tung lên, thoát thành bướng và hoa” [38; 256] Người nghệ sĩ ấy đã chứng tỏ

bản lĩnh nghệ thuật của mình bằng việc liên tục tìm tòi và sẵn sàng đưa ra cách thử nghiệm, nhìn nhận, kiến giải các vấn đề đặt ra trong sáng tác của mình một cách táo bạo nhất, khác người nhất khi có thể Để rồi trong giai

Trang 7

đoạn đầu, chính lối sục sạo, bất chấp thử nghiệm này đã đẩy nhà văn và những tác phẩm của ông vào một cuộc tranh luận văn nghệ vô cùng sôi nổi kéo dài gần mười lăm năm với bao nhiều luồng quan điểm khen, chê Nhưng vượt qua tất cả những thử thách sóng gió của dư luận, Nguyễn Huy Thiệp trong suốt những năm qua vẫn cần mẫn tìm tòi và sáng tạo Dường như ông chưa bao giờ bằng lòng với những gì mình đã có: ngay cả khi sáng tác của ông đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất ở địa hạt truyện ngắn, ông vẫn tiếp tục dấn thân vào một mảnh đất hoàn toàn mới, dài hơi và phức tạp hơn là thể loại tiểu thuyết

Khát khao chiếm lĩnh cái đẹp và nghệ thuật của người nghệ sĩ là chân chính và bất tận Nhưng, mọi thử nghiệm trong văn chương đều có tính giới hạn của nó Bởi vậy, không phải con đường tìm tòi, sáng tạo nào cũng mang lại hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn! Trở lại câu chuyện về văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Thiệp, cá tính sáng tạo của nhà văn là điều mà phần lớn những độc giả yêu văn nghệ ghi nhận và mến mộ Tuy nhiên, bước thử nghiệm trong lĩnh vực tiểu thuyết của một cây bút chuyên viết truyện ngắn liệu có mang về cho ông một diện mạo và thành quả văn chương mới? Nguyên lý nào sẽ tác động lên sự chuyển đổi thể loại trong sáng tác và trong quá trình sáng tạo ấy của nhà văn? Đó là những câu hỏi đặt ra từ thực tiễn quá trình sáng tạo văn học mà Nguyễn Huy Thiệp là một minh chứng xác đáng Đồng thời đây cũng là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn con đường khảo sát tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại làm đề tài cho luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chuyển đổi lĩnh vực sáng tác từ thể loại này sang thể loại khác là một lối thử nghiệm, làm mới mình không quá xa lạ, đặc biệt là với các cây bút văn xuôi hiện đại: Khi đã đạt thành tựu đỉnh cao ở một thể loại, họ lại đi tìm những mảnh đất mới ở một thể loại khác để thử sức và từng bước khẳng định

Trang 8

năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Huy Thiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó Sau khi trở thành một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học đương đại, ông đã lần lượt cho ra đời 4 cuốn tiểu thuyết gồm:

Tuổi 20 yêu dấu (2005), Võ lâm ngoại sử (2005), Tiểu long nữ (2006) và Gạ tình lấy điểm (2007)

Tiểu thuyết hay truyện ngắn đều là những sản phẩm tinh thần đầy tâm huyết và nỗ lực của nhà văn Tuy nhiên, với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, con đường tiếp nhận và khảo sát hai loại hình tác phẩm này nơi công chúng

và những người nghiên cứu lại hoàn toàn khác nhau Ở thể loại truyện ngắn,

ngay từ những sáng tác đầu tay in trên báo Văn nghệ năm 1986, 1987 như: Cô

Mỵ, Vết trượt, Những truyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát (sau đổi tên thành: Những ngọn gió Hua Tát), Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu

v.v nhà văn đã nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh cho đông đảo bạn đọc

yêu văn nghệ Tuy nhiên, đến những truyện ngắn sau đó như: Kiếm sắc, Vàng lửa, Nguyễn Thị Lộ, Trương Chi trong công chúng, giới phê bình đã nảy

sinh hàng loạt ý kiến phê bình, tranh luận nhiều chiều thậm chí đối lập nhau được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí quan tâm tới đời sống văn nghệ cả trong

và ngoài nước Đồng thời, ở phương diện nghiên cứu văn học cũng có rất nhiều tiểu luận, luận án, luận văn đã chọn những truyện ngắn này làm đối tượng khảo sát và tìm hiểu Các vấn đề về thân phận con người; Cuộc giao tranh giữa Thiện - Ác, giữa Cao cả - Thấp hèn; Vấn đề về đổi mới nghệ thuật thể loại truyện ngắn (nghệ thuật trần thuật, giọng phức điệu - đa thanh, cái kì

ảo, cổ mẫu trong sáng tác ); Quan niệm sáng tác và xây dựng hình tượng văn học của nhà văn v.v đều là những nội dung được giới nghiên cứu khai thác rất kĩ lưỡng sâu sắc với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Không dừng ở đó, Tạp chí Sông Hương còn xuất bản cuốn Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận; nhà lí luận - phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng dày công sưu tầm và biên soạn cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp

(NXB VHTT, 2001) Đây đều là các tuyển tập bao gồm bài viết tranh luận,

Trang 9

phê bình tiêu biểu nhất được tuyển chọn và giới thiệu nhằm tái hiện không khí tiếp nhận sôi nổi của công chúng đương thời về sáng tác truyện ngắn của ông Thực tế, trong cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã chủ động tìm tòi bằng việc chuyển đổi lĩnh vực sáng tác từ truyện ngắn sang tiểu thuyết Bởi ông quan niệm, cuộc sống hiện đại với bề bộn những vấn đề tốt xấu, thật, giả bon chen… thực sự là môi trường lí tưởng để cho tiểu thuyết và nhà văn viết tiểu thuyết lên ngôi Nhưng bạn đọc và người nghiên cứu dường như vô tình đã lãng quên con đường thử nghiệm trên mảnh đất mới này của nhà văn Các tiểu thuyết của ông lần lượt ra đời và phần lớn đã được xuất bản, phát hành ra công chúng Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, đến thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào đặt ra vấn đề khảo sát lĩnh vực tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại Cái có chăng chỉ là những bài điểm sách, bài phỏng vấn tác giả trước sự kiện phát hành ấn phẩm tiểu thuyết hoặc gắn vào một phần phân tích, minh hoạ cho vài luận điểm trong các bài viết bàn luận xoay quanh xu hướng vận động chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đăng rải rác trên một số báo in và trang báo mạng mà thôi Trong khi đó, tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp nói chung và sự chuyển đổi thể loại từ truyện ngắn sang tiểu thuyết của nhà văn nói riêng là một bình diện khá mới mẻ trong chặng đường sáng tác của bản thân tác giả Dù rằng hiệu quả và sự thành công trong “khúc ngoặt” đó chưa được như mong đợi nhưng nó cũng rất cần những người nghiên cứu quan tâm

và khảo sát để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về những nỗ lực thử nghiệm không mệt mỏi của nhà văn

3 Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

Con đường sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vốn đầy những bước thăng trầm, buồn vui Bạn đọc hơn mười lăm năm qua đã miệt mài đi tìm nhà văn qua mỗi sáng tác Người trân trọng, ngợi ca, kẻ bất bình, phê phán Nhưng

dù ở bình diện nào những độc giả chân chính ấy đều mong muốn hướng tới

Trang 10

khám phá và tiếp nhận đến tận cùng cái đẹp của văn chương nghệ thuật Chúng tôi khi triển khai đề tài luận văn này cũng là những độc giả đã và đang khao khát đi tìm nhà văn qua công trình nghiên cứu của mình Nguyễn Huy Thiệp được biết đến như một “hiện tượng” độc đáo và tiêu biểu cho đội ngũ nhà văn thời kì đổi mới Do đó, những sáng tác của ông ở từng lĩnh vực đều rất đáng được giới nghiên cứu quan tâm khảo sát Tuy nhiên, với đề tài

“Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại” đối tượng và

phạm vi nghiên cứu chúng tôi hướng tới không phải là toàn bộ những tác phẩm của ông mà chỉ dừng ở việc tìm hiểu “hiện tình” thử nghiệm và sáng tác

ở thể loại tiểu thuyết của nhà văn khi ông đã trở thành một cây bút sở trường truyện ngắn Nói cách khác bài viết tập trung vào nghiên cứu hai phạm vi đối tượng là các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp và cuộc thử nghiệm chuyển đổi thể loại trong hoạt động sáng tác của ông

Như chúng ta đã biết, thể loại là một trong những vấn đề lý luận lớn và quan trọng bậc nhất của hoạt động nghiên cứu văn học - nghệ thuật Trong mỗi thể loại văn học lại luôn hàm chứa những yếu tố vừa cũ vừa mới, vừa ổn định nhưng cũng biến đổi không ngừng Nó cho ta thấy bản chất thẩm mĩ của văn học đồng thời cũng phản ánh xu hướng vận động và phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt ấy [21; 346] Chính vì vậy, nguồn tư liệu nghiên cứu

về thể loại trên cả bình diện lý luận lẫn thực tiễn đều rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, với phạm vi khảo sát của luận văn, chúng tôi sẽ trực tiếp sử dụng hai nguồn tư liệu chính:

Thứ nhất là nguồn tư liệu mang tính thực tiễn về sáng tác (đặc biệt là những tiểu thuyết) của Nguyễn Huy Thiệp Nó bao gồm 4 tiểu thuyết của nhà

văn là: Tuổi 20 yêu dấu (NXB E’ditions de l’Aube, Paris, 2002), Tiểu long nữ (NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2006), Võ lâm ngoại sử (Website:

http://nguyenhuythiep.free, 2005), Gạ tình lấy điểm (NXB Hội Nhà văn, Hà

Nội, 2007) Bên cạnh đó còn phải kể đến những truyện ngắn, kịch, tiểu luận

phê bình của ông cùng hai ấn phẩm quan trọng là Nguyễn Huy Thiệp tác

Trang 11

phẩm và dư luận (Tạp chí Sông Hương, NXB Trẻ, Huế, 1989) và Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (NXB VH-TT, Hà Nội, 2001) Đây đều là những tư liệu

trực tiếp phản ánh quá trình sáng tác và trau dồi nghề nghiệp của nhà văn cũng như cung cấp cho ta những biểu hiện cụ thể về đối tượng nghiên cứu của

đề tài Tuy nhiên, cái khó lớn nhất của chúng tôi khi tiến hành đề tài này là nguồn tư liệu sáng tác về lĩnh vực tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp thực tế không nhiều (chỉ có 4 tác phẩm), trong đó có 1 tác phẩm sau khi phát hành đã

bị thu hồi (tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu) và một tác phẩm chưa được xuất bản (tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử) Rõ ràng tính chất “phi chính thống” và hạn hẹp

về tư liệu phản ánh đối tượng ấy dễ làm mất đi tính thuyết phục, khoa học của công trình Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, đứng ở vai trò của một người nghiên cứu hiện đại (khi mà dòng “văn học mạng” đã không còn quá xa lạ với người đọc và đời sống văn nghệ) lại khảo sát về cuộc thử nghiệm nghệ thuật của một tác giả đương thời (người được hưởng trọn bầu không khí cởi mở, đổi mới của văn nghệ) thì việc sử dụng những tư liệu được xem là phi chính thống ấy cũng cần có một sự chia sẻ đặc biệt

Thứ hai là nguồn tư liệu mang tính lý thuyết bao gồm những ấn phẩm phẩm chuyên biệt thuộc mảng phê bình, lý luận văn học nói chung (tiêu biểu

như: Lí luận văn học -Hà Minh Đức chủ biên, Xã hội học nghệ thuật - Đoàn Đức Phương, Nghệ thuật học - Đỗ Văn Khang, Từ điển thuật ngữ văn học -

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, Phương pháp nghiên cứu văn học - Nguyễn Văn Dân, Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ: Nghiên cứu - phê bình - Nguyễn Ngọc Thiện v.v ) và mảng lý thuyết về thể loại tiểu thuyết nói riêng (điển hình như: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và giới thiệu, Khảo về tiểu thuyết - Vũ Bằng, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Phan Cự Đệ, Bàn về tiểu thuyết - Bùi Việt Thắng

v.v ) Các nguồn tư liệu này là những công cụ lý thuyết được sử dụng làm cơ

sở, nền tảng cho phép chúng tôi nắm bắt được đặc trưng, yêu cầu về thi pháp của thể loại để từng bước đối chiếu với thực tiễn cuộc thử nghiệm sáng tác

Trang 12

của Nguyễn Huy Thiệp, từng bước triển khai và hoàn tất đề tài luận văn một cách mạch lạc, hiệu quả

Về mục đích nghiên cứu, với đối tượng và phạm vi vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát sự vận động, biến đổi ở các bình diện hình thức của loại tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác Từ đó, ta có thể nắm bắt được ít nhiều giá trị cốt lõi của các tiểu thuyết trong dòng chảy chung của thể loại và ghi nhận được tâm huyết, sự nỗ lực của nhà văn Hơn nữa, đây cũng là cơ sở thực tiễn để chúng tôi khái quát, chỉ ra, lý giải về những quy luật thẩm mĩ đã chi phối và quyết định sự thành - bại của người nghệ sĩ khi chọn con đường thử nghiệm nghệ thuật thông qua sự chuyển đổi thể loại

4 Phương pháp nghiên cứu

“Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại” là một đề tài

mang đầy những thách thức đối với người nghiên cứu Bởi lẽ, muốn tri nhận khách quan những đóng góp, thành công của một nhà văn ở một thể loại đã khó, việc khảo sát để chỉ ra những mặt hạn chế, chưa thành công của họ khi chuyển từ thể loại này sang thể loại khác lại càng khó khăn hơn Do đó, để đạt được đích đề ra, đề tài cũng luôn đòi hỏi người tiến hành phải có sự lựa chọn

và vận dụng những phương pháp nghiên cứu thật phù hợp, hiệu quả

Khi triển khai luận văn, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng bốn phương pháp

chính là phương pháp so sánh, phương pháp tâm lý, phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học và phương pháp nghiên cứu tác giả văn học để lần lượt giải

quyết vấn đã đặt ra

Văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Thiệp cơ bản tập trung trong hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó, tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn lựa chọn để chuyển hướng khi đã thành danh ở lĩnh vực truyện ngắn Do vậy, nếu muốn làm rõ các đặc điểm, hình thức trong các tiểu thuyết của ông ta không thể không phân tích, đối sánh nó với các sáng tác ở thể loại truyện ngắn và với chính những yêu cầu về thi pháp của thể loại

Trang 13

Mặt khác, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp không đơn thuần là câu chuyện

về tác phẩm văn học mà còn phản ánh ở đó quan niệm nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Chính vì vậy, vận dụng những phương pháp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm và những lĩnh vực tâm lý (tâm lý sáng tác và tâm lý tiếp nhận) là những phương pháp cần thiết giúp chúng tôi từng bước thực hiện triển khai đề tài, kiến giải những nội dung mà đề tài này đặt ra

4 Cấu trúc luận văn

Luận văn này của chúng tôi có cấu trúc được chia làm ba phần gồm: mở đầu, nội dung và kết luận

Riêng phần ở phần nội dung, chúng tôi triển khai đề tài thành ba chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Nguyễn Huy Thiệp và quá trình sáng tạo nghệ thuật

- Chương 2: Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp trước những yêu cầu thể loại

- Chương 3: Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp - cuộc thử nghiệm nghệ thuật

bất thành

Trang 14

sĩ tài hoa ấy

1.1 Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp

Nguyễn Huy Thiệp (29/4/1950) sinh ra trên mảnh đất ngoại đô (Thanh Trì, Hà Nội)

Thuở nhỏ, nhà văn từng theo gia đình sống ở nhiều nơi của vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ nên hình ảnh về những miền quê nghèo khó, lam lũ

cứ trở đi trở lại trong trang văn ông như một nỗi nhớ, niềm thương Khi thì tác

giả nâng niu Những bài học nông thôn bởi một điều thật giản dị: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn” [39; 120]; Lúc ông lại khắc khoải Thương nhớ đồng quê bằng một sự tự ý thức, một niềm yêu thầm kín: “Tôi sinh ra ở

làng quê, lớn lên ở làng quê” [39; 166]

Sau đó, ấp ủ bao ước mơ, hoài bão, Nguyễn Huy Thiệp đã thi đỗ và trở thành một sinh viên Khoa sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tốt nghiệp trong vai

Trang 15

trò một người thầy giáo, ông đã gắn bó bao năm tháng của tuổi trẻ để mang cái chữ về cho những ngôi trường nhỏ nơi miền dẻo cao Tây Bắc xa xôi

Đến năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp chuyển về công tác ở Bộ giáo dục, sau đó làm việc tại công ty trắc địa bản đồ Hà Nội

Nhìn vào đôi nét cuộc đời ấy, ta dễ thấy một con người thật đời thường, dung dị và có lẽ ít ai nghĩ rằng ẩn đằng sau đó là cả một tâm hồn của người nghệ sĩ vẫn đêm ngày trăn trở với cuộc đời qua từng trang giấy! Để rồi những mảng đề tài về nông thôn thuần hậu, lấm láp, về Tây Bắc đại ngàn, Hà thành

đô thị, hay lịch sử, danh nhân v.v tất cả cứ tràn thấm, cứ ngấm sâu vào sáng tác của nhà văn thật ám ảnh đến trạnh lòng!

Bước vào thời kì đổi mới, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội đều không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, từng bước tạo nên những diện mạo mới cho con người và cho quê hương đất nước Văn học - Nghệ thuật theo đó cũng nỗ lực hết mình “nhập cuộc”, “cởi trói” nhằm tìm ra những giá trị thẩm mĩ đích thực cho đời sống văn nghệ, đưa nền văn học dân tộc đến với thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế Hưởng ứng bầu không khí đó, ở bình diện sáng tác, nước ta đã xuất hiện hàng loạt tài năng văn học trẻ, có phong cách văn chương độc đáo mà Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tên tuổi nổi bật, không thể không nhắc đến Bằng vốn sống, sự trải nghiệm và những nỗ lực không ngừng trên con đường sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã từng bước khẳng định được tài năng và trở thành một trong những “hiện tượng văn học” tiêu biểu nhất của đời sống văn nghệ thời kì này

Trong một chu trình văn học, xét ở mối tương quan giữa nhà văn với các thành tố khác như tác phẩm, độc giả và thời đại ta dễ dàng nhận thấy vai trò chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ Không ai khác họ chính là người đầu tiên, người thứ nhất nghiền ngẫm hiện thực, vun đắp về mặt cảm xúc, tinh thần và hiện thực hóa những khám phá đời sống bằng văn chương nghệ thuật trong mỗi tác phẩm Tuy nhiên, văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác không đơn thuần là những sáng tạo mang tính tự thân, tự phát mà bao giờ nó

Trang 16

cũng hướng tới một lớp đối tượng thưởng thức nhất định Như R.Escarpit đã nhận định: “Nếu xem nhà văn như một người sản xuất đơn lẻ, thì không có bất

cứ một ý nghĩa văn học nào có thể nói nữa Nhà văn có được một ý nghĩa văn học, trở thành một nhà văn đích thực, đó là sự việc tiếp sau, khi mà một người quan sát đứng trên lập trường của người đọc có thể cảm thấy anh ta giống một nhà văn [22; 45] Nghĩa là con đường sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ chỉ thực sự trọn vẹn khi những sáng tác, thử nghiệm của họ đến được tay người đọc và được quá trình tiếp nhận của xã hội đánh giá, thẩm định

Xuất hiện vào giữa những năm tám mươi của thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ có may mắn là đăng đàn đúng vào giai đoạn văn học nước nhà nô nức bước vào thời kì đổi mới mà ông còn là nhà văn “phùng thời” với đời sống tiếp nhận của công chúng, bạn đọc Các sáng tác của ông khi xuất hiện lập tức đón nhận ngay sự phản hồi, đối thoại sôi nổi, hào hứng từ phía độc giả mà không phải qua một độ lùi hay gián cách về mặt thời gian Do đó, con đường sáng tạo văn chương của người nghệ sĩ ấy một mặt được động viên, tiếp sức bởi không khí cởi mở của thời đại, mặt khác cũng phải đối diện với sức ép và phản ứng mãnh liệt, thẳng thắn, không khoan nhượng từ phía dư luận đương thời

Gần 30 năm cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã viết khoảng 40 truyện ngắn, gần 10 vở kịch, 4 cuốn tiểu thuyết và một số tiểu luận - phê bình văn học… Lượng sáng tác ấy chưa thật dồi dào, áp đảo so với những cây bút văn chương cùng thời nhưng nó vẫn phản ánh khá rõ nét tài năng, tâm huyết và nỗ lực sáng tạo không mệt mỏi của ông trên con đường kiếm tìm cái đẹp Để làm mới mình qua mỗi trang viết, cây bút ấy đã không ngần ngại khám phá và thử nghiệm từ lối nhìn nhận, khai thác vấn đề đến các hình thức biểu hiện nghệ thuật Thậm chí, tác giả còn bất chấp cả đòn roi dư luận sục sạo vào những

“vùng thiêng” của quá khứ, của lịch sử dân tộc để “giải thiêng” thần tượng chỉ với một khao khát sáng tạo và khẳng định cái mới như một chân giá trị của văn học đương thời Chính sự bất chấp và dấn thân ấy vô tình đã đẩy người

Trang 17

nghệ sĩ vào thân phận nổi chìm của kẻ đi “làm dâu thiên hạ” Nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khi đăng đàn được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt bởi sự mới mẻ, tài hoa trong cách khám phá và thể hiện đối tượng như:

Tướng về hưu, Không có vua, Con gái thủy thần, Muối của rừng, Những ngọn gió Hua Tát v.v Trong đó, nhiều sáng tác đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng

Pháp và giới thiệu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Bắc

Âu Với những khám nỗ lực và tài năng của mình, năm 2007, Nguyễn Huy Thiệp đã đón nhận huy chương Văn học nghệ thuật của Pháp và năm 2008 tên tuổi nhà văn lại được vinh danh khi ông nhận giải thưởng văn chương Nonino tại Ý Nhưng bên cạnh những hào quang và vòng nguyệt quế ấy đã không ít lần nhà văn phải đối diện với sự công kích, phẫn nộ không kém phần dữ dội

từ phía dư luận trước mỗi thử nghiệm nghệ thuật của mình Trong khoảng mười năm đầu của thời kì đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tên tuổi mà giới phê bình văn học quan tâm bàn luận sôi nổi và quyết liệt nhất Thậm chí có những thời điểm, phản tứng từ đời sống tiếp nhận đã dồn nhà văn vào thế bất đắc dĩ, quy kết ông và những sáng tác của ông với các tội danh nặng nề như

“bôi nhọ các anh hùng dân tộc” (Tạ Ngọc Liễn), “xô ngã thần tượng” (Vũ Phan Nguyên), kẻ “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thúy Ái)…[19; 244]

Có thể nói, trong đời sống văn nghệ, Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn là một hiện tượng đầy phức tạp và mâu thuẫn Ông là một người nghệ sĩ mà cuộc đời cũng như văn nghiệp của ông chưa bao giờ bằng lặng, xuôi chiều Mỗi trang viết chính là một trang lòng, một sự nếm trải kinh qua cả vinh quang lẫn thất bại, cả ngọt bùi lẫn đắng cay của đời người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo văn học nghệ thuật

1.2 Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trường truyện ngắn

Trong quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật của mình, Nguyễn Huy Thiệp luôn tỏ ra là một người nghệ sĩ tài hoa và cá tính Ông sáng tác ở nhiều lĩnh vực từ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch tới tạp văn, tiểu luận - phê bình văn học v.v nhưng trong đó, truyện ngắn là một thể loại nổi bật, đánh dấu “sở trường” sáng

Trang 18

tạo của nhà văn và mang về nhiều thành công cho tác giả hơn cả Với những tác phẩm thuộc địa hạt này, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra “chất lạ” đầy quyến rũ và mê hoặc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm [31; 168]

1.2.1 Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Tính “sở trường” về truyện ngắn được Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ ngay trong cách nhà văn chủ động tung hoành, khai thác, nhìn nhận và thể hiện các vấn đề, các phạm vi lớn nhỏ của hiện thực đời sống Từ đó, ông đã tạo ra một bức tranh đa diện, sống động về con người và cuộc đời qua từng trang viết

Nếu quan sát từ những đặc trưng thẩm mĩ về đề tài, cốt truyện, chúng ta

có thể tạm chia truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thành những tiểu loại như:

Truyện mang màu sắc cổ tích, huyền thoại: Chảy đi sông ơi, Con gái

Thuỷ Thần, Những ngọn gió Hua Tát v.v

Truyện thế sự, kể về con người và cuộc sống đương đại: Tướng về hưu,

Cún, Không có vua, Những người thợ xẻ, những bài học nông thôn, Huyền thoại phố phường, Tâm hồn mẹ, Thổ cẩm, Truyện tình kể trong đêm mưa, Tội

ác và trừng phạt, Chuyện ông Móng, Chú hoạt tôi v.v

Truyện về đề tài lịch sử, danh nhân: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,

Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, v.v

Rõ ràng ngay trong cách khai thác đề tài, cốt truyện nhà văn đã hấp dẫn người đọc bằng một phạm vi phản ánh hiện thực trong tác phẩm vô cùng phong phú, linh hoạt Ta thấy được một bức tranh đời sống đương đại vừa gần gũi, vừa bộn bề chen và không ít sự mông muội, u mê trong những câu chuyện về thế sự, lại thấy một không gian huyền thoại chứa đầy cái li kì, màu nhiệm trong những câu chuyện mang hơi hướng cổ tích, huyền thoại…Hai thế giới thực, ảo cứ đồng hiện, song hành, có khi xen kẽ, bện chặt vào nhau Rồi bức tranh cuộc sống từ thành thị về nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ quá khứ, lịch sử đến hiện tại, đương thời… tất cả đều được tác giả chủ động tiếp cận và tái hiện trong các truyện ngắn của mình

Trang 19

Không dừng ở việc mở rộng phạm vi đề tài, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc vô cùng phong phú và mới lạ Trong khoảng 40 truyện ngắn của mình, ông đã họa lên một thế giới nhân vật phong phú với đủ cảnh đời, cảnh người Có những danh nhân lịch sử bước ra từ quá khứ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, vua

Gia Long… trong các truyện Nguyễn Thị Lộ, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết…; Có những con người đức cao vọng trọng như ông Thuấn trong Tướng

về hưu, như viên quan chức dấu tên ở Bộ Y tế trong truyện Thổ cẩm…; lại có những kẻ thủ đoạn, lọc lõi, vụ lợi như Phong trong Giọt máu, cậu Phúc trong Huyền thoại phố phường; có những con người thuần hậu, chất phác như chàng Chương trong Con gái thủy thần, chị Thắm trong Chảy đi sông ơi, chàng Khó, nàng Pùa, nàng Sinh trong Những ngọn gió Hua Tát…, từng trải, phong trần như tay Bường trong Những người thợ xẻ, Bạc Kỳ Sinh trong Truyện tình kể trong đêm mưa…; lại có những con người bất hạnh đáng thương như Cún trong truyện ngắn cùng tên, bé Đăng trong Tâm hồn mẹ, như cô gái người dân tộc trong Tội ác và trừng phạt… Người sang, kẻ hèn, người thuần phác, nhân

hậu, kẻ lọc lõi, vô tình, người xinh đẹp, giỏi giang, kẻ dị hình, tăm tối… Nhìn vào thế giới nhân vật sống động, luôn đan cài giữa những thái cực tốt - xấu, thật - giả, đúng - sai, cao cả - thấp hèn, văn minh - mông muội ấy, người đọc như thấy cả một “triển lãm về con người được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn” [20;123] Nhưng điều đặc biệt là lăng kính ấy không hề tô hồng cuộc sống và nhân vật của mình mà luôn phơi bày, soi chiếu chúng dưới nhiều góc độ để mang về một sự thật trần trụi, phũ phàng đến nhói lòng!

Ta nhận ra đằng sau mỗi con người mà Nguyễn Huy Thiệp nhắc tới rất thản nhiên và lạnh lùng kia là câu chuyện về cả một bi kịch, một sự mất mát, xót xa, nghịch lý giữa chốn nhân gian Cuộc sống vốn không giống như cuộc đời! Con người ta từ lúc sinh ra, lớn lên, mất đi dù dài ngắn và muốn hay không thì sự tồn tại ấy đều là hữu hạn Nhưng những cảnh huống, sự kiện, biến cố, bất thường có thể xảy ra trong đời người lại vô hạn và khôn lường

Trang 20

Cũng như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp luôn đề cao tinh thần phê phán hiện thực để phản ánh và truy tìm cái bản chất, cái khách quan của cuộc sống Nhưng không phải lúc nào nhà văn cũng chăm chú xây dựng nên một hoàn cảnh điển hình để cho ra một tính cách điển hình cho nhân vật mà luôn lạnh lùng đẩy họ vào giữa những tình huống nghịch lý đến phi lý, vô thường và nhân vật phải tự chọn

lựa, tự bộc lộ trạng thái hiện thời của chính mình Ông Thuấn trong Tướng về hưu rõ ràng là một vị tướng già oai phong, là người anh hùng với nhiều chiến

công trên mặt trận, người chiến thắng trong quá khứ…xứng đáng với một quãng cuối đời đầy yên bình và viên mãn Nhưng khi trở về đời thường, trong thực tế ông lại dễ dàng bị thất bại, cô đơn, lạc điệu vì chẳng thể nhập hòa với cuộc sống hiện tại thực dụng của những người thân trong chính gia đình mình

Lão Kền trong truyện Không có vua vốn là một người cha tần tảo, chịu cảnh

nhọc nhằn “gà trống nuôi con” bao năm vậy mà nếp nhà ông dày công cắt đặt,

gây dựng thực chất lộn xộn, bông phèng không có vua, cha - con, anh - em

đều vô luân “cá mè một lứa”: Cha nấp sau cửa để nhìn trộm con dâu tắm, em chồng luôn tìm cách chòng ghẹo đòi ngủ với chị dâu, anh em trong nhà sẵn sàng nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, dao búa và sự sỉ nhục, mạt sát… Danh vọng, tiền bạc, đàn bà là những thứ tưởng chừng như quả ngọt, trong

tầm tay mà Phong (trong truyện Giọt máu) chỉ bằng vài thủ đoạn mạnh bạo

hơn người có thể dễ dàng đoạt được thì tới phút cuối đời đó lại là thứ “quả báo” khốc liệt giáng xuống đầu kẻ đã giết người, lừa bạn, cướp vợ Chị Thắm, người con gái đẹp và nhân hậu cả đời đưa đò, cứu người bị nạn nhưng cuối

cùng chị lại bị chết đuối mà không ai ra tay cứu vớt (Chảy đi sông ơi) Chàng

Chương bất chấp mọi gian khổ, cát bụi ở đời để đi tìm tung tích của Mẹ Cả - người con gái diệu kì đã choáng hết tâm hồn chàng trai trẻ - để rồi bẽ bàng nhận ra sự thật rằng biển kia không có thủy thần…

Có thể nói, cảm hứng ngợi ca quen thuộc một thời tới truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã được thay thế bằng một con mắt nếm trải lạnh lùng,

Trang 21

tỉnh táo và một lối tư duy phê phán cao độ Nhân vật của ông luôn bị đẩy vào những cảnh huống đầy oái oăm, chua xót và nghịch lý để thấy được cái khắc nghiệt, vô thường của cuộc đời Bằng cái nhìn phơi bày không khoan nhượng, nhà văn đã chỉ ra rằng mọi bi kịch thực chất đều khởi nguồn từ sự băng hoại

về đạo đức và lối sống, từ những nhầm lẫn, vô minh, ích kỉ của con người Vị tướng về hưu hẳn đã sum vầy êm ấm bên gia đình nếu như đồng tiền và sự thực dụng, tính toán không chen ngang vào trong lối sống và hành vi của mỗi thành viên trong gia đình ông Phong sẽ không thân bại danh liệt, Phúc chẳng thể phát điên nếu những con người ấy tay không nhúng chàm và biết cầm lòng trước những danh vọng bất chính Hạnh phúc và sự lương thiện chính đáng cũng sẽ ở lại trong những con người phong trần, trọng nghĩa như Bường, như Bạc Kỳ Sinh nếu cuộc đời họ không bị chìm đắm trong cuộc mưu sinh, cơ hàn hay sự mông muội, bất lực… Trước một hiện thực bộn bề và đầy cám dỗ, con người rất dễ bị vướng vào vòng luẩn quẩn, sai lầm, chìm trong lớp nhung của thói đạo đức giả Và khi đời sống tâm hồn hoen ố, nhữnng dục vọng, bản năng thấp hèn trỗi dậy, phần “con” tất yếu sẽ lấn át phần “người” và trở thành căn nguyên của mọi tội lỗi, bi kịch như triết lý chua xót mà nhà văn rút ra trong

câu chuyện mang tính luận đề Tội ác và trừng phạt: “Đời sống tinh thần tăm

tối cùng với hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác (…) Chúng ta đang sống trong một đất nước mà bi kịch ở con người chủ yếu do khát vọng về miếng ăn và nhà ở gây ra Đây là thứ bi kịch thảm hại nhất trong các bi kịch” [39; 339]

Nếu nhìn trong tổng số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác, nhà văn dường như viết nhiều hơn về cái xấu, cái ác, cái tăm tối, khuất lấp trong cuộc sống và tâm hồn con người Bất chấp những bất đồng, phản ứng, quy kết quyết liệt từ phía dư luận, ông vẫn lạnh lùng “lột trần” đối tượng miêu tả Ta

không khỏi rùng mình khi đọc tới chi tiết ông Thuấn (trong Tướng về hưu) dắt

con trai vào bếp, chỉ cho anh ta một nồi cám trong đó có đầy những mẩu thai nhi bé xíu và có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng; Sẽ không ít người kinh

Trang 22

lợm khi hình dung cảnh ông Móng (trong Chuyện ông Móng) thản nhiên đập

nhặng và kiểm định chất lượng hàng hóa “đặc biệt” trong khu chợ “độc nhất

vô nhị” chuyên bán mua thứ xú uế, chất thải của con người và động vật; Hay

lạnh người hình dung ra cảnh cô gái 16 tuổi (trong Tội ác và trừng phạt) giết

cha: cô đứng dạng hai chân, bình thản ngắm nghía rồi lấy hết sức bổ mạnh chiếc rìu vào giữa trán người cha đang ngủ làm cho óc bắn lên tung tóe như bã đậu [39; 337]… Tất cả những cảnh huống ấy dường như mang về một màu bi thiết, u á đến tàn nhẫn cho hiện thực và cuộc đời Người đọc bị bóp nghẹt trong những ám ảnh khi những góc khuất, cái xấu và tội ác trong cuộc sống được phơi bày không kiêng nể trên từng trang viết của Nguyễn Huy Thiệp Dồn độc giả vào tận cùng của sự ám ảnh, bế tắc để rồi cởi giải, “thanh lọc” tâm hồn người bằng chính sự ban sơ, tự nhiên, hướng thiện của nhân thế

Đó là cách truyền cảm xúc rất mãnh liệt, rất riêng mà nhà văn đã thể hiện khá

thành công trong thể loại truyện ngắn này Aristote trong cuốn Thi pháp học (Nghệ thuật thi ca) đã từng quan niệm, ở thể loại bi kịch, thông qua những

cảm xúc mãnh liệt, sự xót thương và sợ hãi được thể hiện trong tác phẩm mà những sáng tác có thể giúp tâm hồn con người được tẩy rửa, thanh lọc (katharsis) [44; 34] Nguyễn Huy Thiệp ở đây cũng vậy, với các truyện ngắn của mình, ông viết nhiều đến cái bi và rất bạo tay khi phơi bày hiện thực Đó chính là một liều “thuốc đắng” mà tác giả muốn dùng để cảnh tỉnh, để “giã tật” cho những đổi thay, lầm lạc, vô minh của con người

Luôn trăn trở về nỗi đau xói mòn nhân cách trong con người đương đại song không vì thế mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ mang độc một màu

u ám Trong bức tranh hiện thực buồn thương muôn thuở về cuộc đời, nhà văn vẫn điểm vào đó những ánh nến lung linh của tinh thần nhân bản, của sự vị

tha và sám hối Ông Bổng (Tướng về hưu) vốn sống ngang tàn, cùn bửa,

chẳng coi ai ra gì vậy mà khi nghe hai chữ “là người” trong lời của người chị lúc gần đất xa trời, ông đã khóc, đã rơi những giọt nước mắt thật thuần khiết, bản thiện: “Thế là chị thương em nhất Cả làng gọi em là đồ chó Vợ em gọi

Trang 23

em là đồ đểu Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn Chỉ có chị gọi em là người” [39; 22] Giữa khung cảnh nông thôn tưởng như ngập một màu quẩn quanh, nghèo nàn, mông muội, ta bắt gặp những tâm hồn trong trẻo như: thầy giáo

Triệu (Những bài học nông thôn), cái Minh, cái Mị, sư Thiều (Thương nhớ đồng quê), nhân vật tôi (Chảy đi sông ơi) Người đọc lại thấy man mác cảm

thông khi nghe câu chuyện tình yêu dang dở nhưng thật đẹp và mãnh liệt của

Bạc Kỳ Sinh (Truyện tình kể trong đêm mưa), ấm lòng khi thấy ông Diểu (Muối của rừng) chiến thắng dục vọng của bản thân để trở về trong khung

cảnh khắp rừng bung nở loài hoa tử huyền hiếm quý với niềm tin: “khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc” [39; 67]! Bao lần tác giả đã tắm nhân vật của mình trong màu sắc kì ảo cổ tích, thực thực, hư hư chẳng có gì là không thể xảy ra trong thế giới thần tiên ấy Người con gái Thuỷ Thần cứ mãi ám ảnh trong khát khao cháy bỏng của chàng Chương Đó là giấc mơ, là hy vọng đi tìm một Mẹ Cả, một vẻ đẹp thánh thiện, siêu thoát và toàn năng trong tình yêu và cuộc đời

Có thể nói, qua các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả luôn được đặt vào một thế giới trần trụi, xót xa, đang bị tha hoá trước sự thực dụng, bon chen của thời đại kinh tế thị trường Trong bối cảnh hội nhập của xã hội hiện đại, thực tế đời sống buộc mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị bản thân Nhưng trong khi nỗ lực hết mình chúng ta cũng cần tỉnh táo để không sa vào sức cám dỗ ma lực của danh lợi bất chính và đồng tiền mà đánh mất đi sự trân trọng những giá trị bản nguyên của tự nhiên, phần nhân cách cao đẹp, hướng thiện của con người Bởi vậy, đến với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc vừa bị ám ảnh bởi sự “tàn nhẫn”, “cay đắng” chính xác đến lạnh lùng của cách khai thác bức tranh đời sống, vừa cuốn hút bởi “Chất kiêu bạc”, lãng mạn trong những niềm yêu mếm thẳm sâu mà tác giả giành cho chính con người và cuộc đời [31;186] Đó là những tín hiệu thẩm mĩ, là giá trị hiện thực và chiều sâu tư tưởng, cảm xúc làm nên chất men riêng cho các sáng tác truyện ngắn của ông

Trang 24

1.2.2 Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Truyện ngắn là thể loại ghi dấu được nhiều thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Thiệp Chất tài hoa, sự mới mẻ trong cách khám phá, sáng tạo của nhà văn không chỉ được bộc lộ ở bình diện nội dung mà còn được khẳng định rõ nét trên những phương diện thuộc về mặt hình thức

Trước hết, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng và có sức hút mạnh với công chúng bởi nhà văn rất chủ động và “bạo liệt” trong cách khai thác các chi tiết nghệ thuật

Trong tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, chi tiết là một trong những phương tiện nghệ thuật góp phần đắc lực cho việc miêu tả, khái quát bản chất đối tượng phản ánh của nhà văn Do đó, những chi tiết hay, độc đáo thường có sức tải vấn đề rất lớn, giàu giá trị biểu đạt và ám ảnh lòng người Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta có thể không chú tâm nhiều đến nội dung, diễn biến cốt truyện nhưng rất khó để làm ngơ trước những chi tiết táo bạo mà tác giả sử dụng Người đọc sẽ không thể quên chi tiết về nồi cám chó đầy những mảnh thai nhi và có cả những ngón tay hồng hồng nhỏ xíu

trong nhà vị Tướng về hưu Nó vừa rùng rợn vừa xót xa, ám ảnh lòng người

Với chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phơi bày một hiện thực tàn nhẫn đó là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và lối sống của con người trong xã hội hiện đại Đồng tiền vạn năng lên ngôi, tiền “là vua” [39; 54] Bởi vậy, để chạy theo những lợi ích vật chất cá nhân, con người trở nên lạnh lùng, bất chấp tất cả luân lý để trục lợi, làm giàu trên xương máu đồng loại, “người ăn thịt người”

Và ở một khía cạnh nào đó, nếu giới trẻ sống có trách nhiệm và tự trọng hơn thì những mẩu hài nhi kia đã không bị tước đi quyền làm người và cũng không trở thành món hời hốt bạc cho những đầu óc kinh tế sắc sảo như Thủy

lợi dụng Ở truyện Giọt máu chi tiết thằng Phúc bị sét đánh chết cũng là một

chi tiết đắt giá và giàu sức gợi Phong là kẻ có tài nhưng quá lọc lõi và nhẫn tâm Để có được địa vị, sự giàu có vương giả, y không từ bất cứ một thủ đoạn

Trang 25

độc ác nào Cái chết bất ngờ bi thảm mà cậu con trai lên mười của y chính là chi tiết về sự quả báo, trừng phạt “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” Tội ác Phong gây ra cho người khác đã phải trả giá bằng chính mạng sống và những tai họa khôn lường đang và sẽ giáng xuống trước hết là với người thân của y

Hay trong câu chuyện Muối của rừng độc giả cũng bị hấp dẫn bởi chi tiết ông

Diểu mình trần đi giữa cánh rừng bung nở loài hoa tử huyền hiếm quý ở cuối tác phẩm Rõ ràng, ông là người thất bại trong chuyến đi săn khi để “mất cả chì lẫn chài”: đánh mất khẩu súng quý, quần áo vật dụng đều đã bị mối xông, con khỉ đực là thành quả đi săn lớn nhất cuối cùng cũng đành trả lại rừng già Nhưng chi tiết ông gặp được loài hoa quý (ba chục năm mới nở một lần) lại gợi ra thật nhiều ý nghĩa Đó là biểu trưng cho kết cục có hậu: cái thiện đã chiến thắng cái ác Hủy hoại sự sống của tự nhiên là cái ác, phóng sinh trả lại bình yên cho muôn loài là sự sám hối, hướng thiện Trở về tay không sau chuyến đi săn vật vã nhưng ông Diểu lại giữ được vẹn nguyên “tính bản thiện”, phần người khi vượt qua được những ngộ nhận, cám dỗ, bản năng của chính mình Con người bản thể, nhân văn và hòa hợp với lẽ tự nhiên chính là cội nguồn của sự thanh bình, phong túc, là sự linh diệu để rừng kết muối, bung nở loài hoa hiện thân cho sự may mắn, phồn thịnh, vững bền… Tất cả những điều đó cho ta thấy, Nguyễn Huy Thiệp rất có tài khai thác, miêu tả các chi tiết và dùng các chi tiết xác thực, gợi cảm, ám ảnh để khái quát những giá trị hiện thực, tính nhân văn trong từng tác phẩm

Không dừng ở đó, sở trường về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn bộc lộ ngay trong cách ông tạo ra sự đa dạng, bất ngờ ở phương diện tình huống và cốt truyện Với sự giới hạn nhất định về mặt dung lượng đặc thù của thể loại, truyện ngắn thường xây dựng dựa trên một tình huống, tình thế - chính là cái “cớ” vững chắc, cái hoàn cảnh vừa cụ thể, vừa bất ngờ, riêng biệt

mà qua đó cho phép người cầm bút bộc lộ rõ nét tính chất xung đột cũng như chủ đề tư tưởng tác phẩm

Trở lại với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, hầu như ở sáng

Trang 26

tác nào nhà văn cũng nỗ lực tạo ra một tình huống biến hóa riêng buộc đối tượng miêu tả dần dần phải tự bóc trần bản chất của mình Trong tác phẩm

Tướng về hưu tình huống đặt ra là sự trở về của vị tướng già sau bao năm

sống gắn bó với chiến trường và quân ngũ Sự bất đồng trong quan điểm sống của hai thế hệ cũ - mới, già - trẻ và những mối quan hệ lỏng lẻo, xa lạ giữa những người thân trong gia đình vô tình biến sự trở về ấy thành một bi kịch

“lạc loài”: ông Thuấn sống giữa người thân và tổ ấm của mình nhưng luôn chìm trong sự dằn vặt, bất lực và cô đơn trước những đổi thay của thời cuộc, lối sống, lòng người Chẳng thể chấp nhận, thỏa hiệp với những điều thực dụng, nhố nhăng của hiện tại, cuối cùng, vị tướng già ấy đã quyết định trở lại với nơi thuộc về mình là chiến trường, đồng đội và thanh thản ra đi trong khi làm nhiệm vụ

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy nhà văn sử dụng rất linh hoạt, đa dạng các kiểu tình huống: Tình huống kịch (Tình huống bao hàm các xung đột giàu kịch tính của đời sống, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt và bị dồn nén trong một không gian, thời gian và hành động

theo quy tắc “tam nhất” của kịch) như: Sang sông, Tướng về hưu, Không có vua…; Tình huống tượng trưng (tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng được bộc lộ một cách kín đáo, đa nghĩa) như: Thương nhớ đồng quê, Muối của rừng, Con gái thủy thần…; Tình huống lựa chọn như: Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Chăn trâu cắt cỏ…; Tình huống giả tưởng như Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt v.v…

Không dừng ở sự linh hoạt trong cách xây dựng tình huống, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn hấp dẫn người đọc bởi một hình thức truyện mới

mẻ, luôn có sự vận động theo xu hướng phá vỡ tính quy phạm cũ mòn của kiểu truyện truyền thống Nếu đi vào khảo sát ta dễ dàng ghi nhận được nhiều biến thể về cấu trúc, hình thức truyện ngắn trong sáng tác của nhà văn như: Truyện ngắn khung hay truyện ngắn trong truyện ngắn, truyện ngắn liên hoàn

Trang 27

(Chút thoáng Xuân Hương, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát…); Truyện ngắn - kịch (Sang sông, Không có vua, Huyền thoại phố phường…); Truyện ngắn - luận đề (Tội ác và trừng phạt, Giọt máu, Thương cho cả đời bạc, Sống dễ lắm…); Truyện ngắn giả cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Chảy đi sông ơi, Trương Chi…) v.v…

Đặc biệt, trong cách kể truyện Nguyễn Huy Thiệp luôn tạo được một giọng điệu trần thuật rất riêng Dù người kể chuyện có thuộc ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, xuất phát từ điểm nhìn bên trong hay bên ngoài tác giả vẫn bộc lộ một lối kể không che đậy, lạnh lùng, dửng dưng và “lột trần” bản chất đối tượng “Ảo giác khách quan” mà nhà văn tạo ra ở đây mạnh và thuyết phục tới độ ta thấy dường như người viết đã hoàn toàn vắng mặt, mất thực quyền lên tiếng hay phán xét trong tác phẩm, ngôn ngữ người trần thuật chỉ đơn thuần là lời kể, dồn nén sự kiện, đưa ra thông tin về đối tượng mà thôi Đặc biệt, trong những trường đoạn đối thoại của các nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp hầu như triệt tiêu, lược bỏ hoàn toàn sự miêu tả trạng thái quan hệ, hoàn cảnh giao tiếp hay những lời bình chú về đối tượng giao tiếp Để từ đó, nhân vật tự bộc lộ bản chất thông qua ngôn ngữ đối thoại và va chạm trực tiếp với hoàn cảnh trong mối quan hệ với các nhân vật khác Nhờ vậy, tác giả đã tạo ra được tính chất phức điệu, đa thanh cho những sáng tác của mình Mỗi vấn đề nhà văn nêu ra đều được bình đẳng soi chiếu dưới nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau thông qua những tranh luận, đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân vật

Ngoài ra, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường tạo sự bất ngờ, hứng thú ngay trong cách kết thúc tác phẩm Khi câu chuyện khép lại, nhà văn vẫn rất chủ động mở rộng trường liên tưởng cho người đọc bởi những cái kết mở,

những câu chuyện chưa hoàn kết Như trong Vàng lửa, ông đưa ra ba cách kết cho bạn đọc lựa chọn Hay với Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp lại tự chọn

một cách kết cho riêng mình vì “căm ghét cái kết thúc truyền thống” đã hoàn

mĩ bởi sự “tuyệt diệu”, “cảm động” và “trí tuệ” [39; 318] Ông khép lại tác

Trang 28

phẩm bằng việc chỉ ra một nghịch lí: Trương Chi có tài và nuôi dưỡng một tình yêu thiêng liêng lí tưởng thì trầm mình chết tức tưởi, còn Mỵ Nương “vẫn sống bàng quan suốt đời hưởng sung sướng, hạnh phúc Hoặc trong truyện

ngắn Tội ác và trừng phạt, sau khi chỉ ra rất nhiều cái man rợ, tội ác từ sự què quặt, tăm tối về tinh thần của các nhân vật, tác giả đột ngột dẫn ra bài tụng Vô tướng của Lục Tổ Huệ Năng và trao quyền suy tưởng cho người đọc “Ý nghĩa

của bài tụng cầu cho người viết sách (nhà văn) và người đọc sách Giác ngộ đến mức nào là ngoài sự kiểm soát của tôi” [39; 345]

Cuộc sống là những dòng chảy bất định, vô thường, Nguyễn Huy Thiệp luôn ý thức sâu sắc về điều đó trong chính trang viết của mình Bởi vậy, đến với những sáng tác truyện ngắn của ông, độc giả luôn bị thôi thúc thậm chí bị khiêu khích, thách thức buộc phải tư duy, suy nghĩ về những ý tưởng nghệ thuật, sự tìm tòi, thử nghiệm không ngừng cả về nội dung lẫn hình thức được thể hiện tác phẩm Chính những điều này đã tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ, chất men lạ và sức hút rất riêng

mà người đọc không thể không quan tâm, trân trọng khi nhắc tới những sáng tác truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

1.3 Tiểu thuyết - cuộc thử nghiệm mới trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

Nhìn trong chiều dài quá trình cầm bút của tác giả, ta dễ dàng có thể nhận ra những thành công nổi bật và sự tài hoa, mới mẻ của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực truyện ngắn Tuy nhiên, những vinh quang và sự nổi tiếng mà thể loại này mang lại chưa bao giờ thỏa mãn khao khát khám phá, khẳng định mình trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật của nhà văn Không chỉ trong các tác phẩm mà

ở nhiều bài báo, bài tiểu luận, phê bình văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn trăn trở rất nhiều về ý nghĩa của danh từ “Nhà văn”, về công việc “viết văn” và bản thân đời sống thẩm mĩ của văn học Hơn ai hết, ông ý thức được những cái được - mất, thành

- bại, cao quý - khổ hạnh đầy bất trắc và mang tính thời cuộc của nghề văn Nó đã buộc những người cầm bút có tâm khi dấn thân vào sẽ không thể bằng lòng với những gì mình hiện có Điều này giúp ta lý giải tại sao ở thời điểm đã thành danh và

Trang 29

đạt phong độ đỉnh cao với thể loại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại tạt ngang trang viết của mình sang một thể loại khác dài hơi và không kém phần dụng công tốn sức là tiểu thuyết

1.3.1 Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về thể loại tiểu thuyết

Điều đầu tiên chúng tôi có thể khẳng định khi nghiên cứu và triển khai đề tài của mình là sự chuyển đổi thể loại từ truyện ngắn sang tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp không phải một hành động bột phát, mang tính ngẫu hứng chủ quan mà là một cuộc thử nghiệm nghệ thuật nghiêm túc và khắc nghiệt Bởi trong quá trình hiện thực hóa những thử nghiệm ấy bằng các sáng tác cụ thể, nhà văn đã giành không ít tâm sức để nghiền ngẫm, luận bàn và đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết và chính thời đại của nó

Trong cuốn tạp văn, tiểu luận, phê bình Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy

Thiệp (NXB Hội nhà văn, H, 2006) đã có 5 bài viết tác giả trực tiếp bàn luận về tiểu thuyết gồm:

- “Khải huyền muộn” - Cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết (tr.173 - tr.179)

- Lại nói về những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết (tr 180 - tr.184)

- Thời của tiểu thuyết (1) (tr.214 - tr.224)

- Thời của tiểu thuyết (2) (tr.225 - 233)

- Thời của tiểu thuyết (3) (tr 234 - 241)

Không dừng ở đó, theo quan sát và thống kê của chúng tôi, ngay ở phần đầu

của các tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác ngoại trừ Tuổi hai mươi yêu dấu ra thì tất cả những tác phẩm còn lại nhà văn đều giành ra một số trang viết lời

đề tựa như một màn “giao đãi” để nói về thể loại này Đi sâu vào tìm hiểu những trang viết ấy, ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra quan niệm rất rõ của ông về thể loại tiểu thuyết, về thời đại của nó và xu hướng thịnh hành của dòng “tiểu thuyết mua vui’ hay “tiểu thuyết hiện thực ba xu”

Trang 30

Trước hết, về thể loại tiểu thuyết, nhà văn đa phần công nhận và kế thừa quan niệm truyền thống của giới phê bình, lý luận cả phương Đông và phương Tây về đặc trưng thi pháp của thể loại này: Ông thừa nhận tiểu thuyết là loại tác phẩm có sức hấp dẫn lớn bởi tính chất “tạp”, “những câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng”, tính hiện thực “không đáng tin cậy, chắp vá”… [36; 219 - 225] Sự ưu việt và sức mạnh của nó nằm ở trong chính khả năng chiếm lĩnh, phản ánh phạm vi hiện thực đời sống rộng lớn, ít giới hạn và sự câu nệ Nó cởi mở, gần gũi với cả người đọc lẫn người viết hơn các thể loại khác Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra ưu ái và đề cao tiểu thuyết bởi theo ông, chính bản chất phóng túng, ít câu nệ kia mới thực sự tạo ra một “bầu không khí dân chủ” cởi mở, hiện đại cho sinh hoạt văn học, mới tạo điều kiện thúc đẩy cho văn học nước nhà phát triển [36; 224]

Điểm khác biệt trong quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết nằm ở chỗ ông thừa nhận đặc trưng thẩm mĩ nổi bật của nó nhưng lại xóa mờ đi ranh giới phân chia thể loại Ông cho rằng: Tiểu thuyết vừa là một sự “tha hóa, xuống cấp”, vừa là một

sự “phát triển, bứt phá lên” của truyện ngắn [36; 219] Ở những nhà sáng tác tinh thông thì “thể loại” không phải vấn đề quan trọng và nhiều khi chính sự ý thức chăm chút về thể loại lại làm rào cản cho sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Theo nhà văn, sự lựa chọn thể loại suy cho cùng là để đảm bảo việc thực hiện nội dung có hiệu quả mà thôi Chính vì vậy, với tiểu thuyết đương đại, ông không đề cao tính quy phạm, đúng khuôn khổ thể loại mà xem trọng cái cách “đưa ra được một quan niệm mới” của người viết hơn [36; 183]

Về tiến trình của tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp lập luận rằng văn học cũng là một quá trình, có thời cuộc và các bước phát triển thăng trầm của nó Ở mỗi một giai đoạn, đời sống thầm mĩ của văn chương nghệ thuật đều đặt ra những nhu cầu thể loại riêng và nhà văn có tài phải là người nắm bắt được thể loại văn học nào là

“hợp thời” nhất Tác giả tỏ ra tếu táo và cũng rất tỉnh táo khi ví von rằng: “Không phải lúc nào, thời nào văn học cũng “cởi trần, mặc quần đùi” nhưng cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đóng bộ quốc phục hoặc quân phục Việc ăn mặc phù hợp, tìm ra một cách thức văn chương hợp thời là cần thiết Khăng khăng một cách

Trang 31

viết, một thể loại cũng chẳng khác gì “bức sốt nhưng mình vẫn áo bông” có phần nực cười và vớ vẩn” [36; 215]

Trên cơ sở quan sát, phân tích bức tranh của thời đại, đặc biệt là đời sống văn nghệ đương đại, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận định: thời của truyện ngắn đã qua đi với sự thành công của những tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh v.v… Đồng thời, tác giả cũng khẳng định tính ưu việt, tất yếu, “hợp thời” của tiểu thuyết: trong bối cảnh xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế thì “Tiểu thuyết (…) Phải là tiểu thuyết Đó là nhu cầu của thời hiện tại” [36; 219] Ông quan niệm rằng viết truyện ngắn chỉ là một cách học nghề, một kiểu làm “bài tập văn chương”; và chuyển sang tiểu thuyết mới là trưởng thành và hợp thời, là một cách sáng tác “đứng đắn” nhất để khẳng định kích cỡ, đẳng cấp của nhà văn… Tiểu thuyết được xem như một nhu cầu tự thân của người viết muốn thoát khỏi những hạn hẹp, bức bí của thể loại truyện ngắn mà tác giả đã quá quen

Cuộc sống đô thị hóa bề bộn, nền kinh tế thị trường đầy bon chen… là mảnh đất nhiệm màu, là hiện thực “phùng thời” của tiểu thuyết Bởi thế, “thời của tiểu thuyết” là một cách nói hình tượng về một bước tiến, một giai đoạn phát triển, một hình thức mới của thể loại Nó không phải sự hình dung về kiểu tác phẩm tự sự cỡ lớn mang tính truyền thống: với cốt truyện chặt chẽ, nhân vật luôn suy tư, đấu tranh,

tự vấn về những “lý tưởng”, “chân lý” cao siêu… mà có khuynh hướng phá vỡ những vỏ bọc của sự nghiêm cẩn, toàn vẹn và chính thống Nó chấp nhận, dung nạp những thứ “tầm thường tập thể” để thử nghiệm, tìm tòi: “Trong điều kiện hòa nhập (…) tiểu thuyết rõ ràng hợp thời hơn cả Nhưng dĩ nhiên, nói tiểu thuyết không có nghĩa là tiểu thuyết… Phải là thứ tiểu thuyết thế nào đấy” [36; 218] Hay nói cách khác, Nguyễn Huy Thiệp không chủ trương đi phục hiện một mô hình tiểu thuyết truyền thống tĩnh tại, hoàn bị mà kì vọng đón đầu một hình thái tiểu thuyết đương đại riêng, mới, hấp dẫn với công chúng và bạn đọc

Cuối cùng, để khẳng định cho những luận điểm nêu trên, nhà văn đã mạnh dạn

Trang 32

đưa ra quan niệm của mình về xu hướng chiếm lĩnh, khuynh loát thị trường của dòng tiểu thuyết mua vui hay tiểu thuyết hiện thực ba xu: “Tôi nghĩ rằng rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải là ở dạng tiểu thuyết “chính thống” kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng “mua vui cũng được một vài trống canh” Ông phân tích rất thuyết phục về tính chất và thị hiếu thẩm mĩ của thời đại kinh tế thị trường: khi xã hội đã ổn định, đời sống vật chất, tinh thần tăng dần lên thì người ta sẽ không có băn khoăn quá nhiều về “lý tưởng” hoặc “chân lý”… những tiểu tiểu thuyết best seller hấp dẫn người ta hơn với những chủ đề vô thưởng vô phạt rồi đây cũng sẽ chiếm thế thượng phong [36; 222] Thừa nhận sự xuất hiện tất yếu của dòng tiểu thuyết thị trường nhưng Nguyễn Huy Thiệp cũng không quên nhấn mạnh vai trò công phá, tiên phong của những tài năng lớn Với ông, họ chính là người nhạy bén, đi trước thời đại, vượt lên trên cái thị hiếu đám đông để bằng tác phẩm của mình tha đổi “sức ì”, “thói quen đọc văn học” vốn “vô tư”, “nhẹ dạ” và “bạc bẽo” của độc giả đương thời [36;223]

Tóm lại, quan niệm về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ một cái nhìn khá khách quan và sắc sảo của nhà văn về thời cuộc Một mặt, ông có sự kế thừa và đào sâu về những đặc trưng thẩm mĩ và tính ưu việt trong tính dân chủ hóa, khả năng khai thác, phản ánh hiện thực sâu rộng và xâm lấn mạnh mẽ về mặt thể loại của tiểu thuyết Mặt khác, tác giả đã bóc tách và chỉ ra sự vận động tất trong hình thức của nó trước những đổi thay của thị hiếu thẩm mĩ của công chúng Tiểu thuyết (dòng tiểu thuyết mua vui) xuất hiện như một khuynh hướng thử nghiệm mới để nhà văn tìm tòi cái phi thường giữa cái tầm thường, nhảm nhí Xét ở góc độ lý thuyết, những lập luận và dự đoán đó của Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn thỏa đáng

và phù hợp với tinh thần thời đại Nó chính là cơ sở để nhà văn tự tin bước vào cuộc thử nghiệm thực tiễn tiểu thuyết bằng con đường sáng tác

1.3.2 Các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp

Như ở trên chúng ta đã thấy, Nguyễn Huy Thiệp luôn tỏ ra rất tâm đắc và say sưa khi bàn luận về tiểu thuyết, về thời đại của nó và xu hướng xuất hiện

Trang 33

của “dòng tiểu thuyết hiện thực ba xu” Và để chứng minh cho những nhận định đó, nhà văn đã hăm hở lần lượt cho ra đời 4 cuốn tiểu thuyết “mua vui”

gồm: Tuổi hai mươi yêu dấu, Võ lâm ngoại sử , Tiểu long nữ và Gạ tình lấy điểm

Tuổi hai mươi yêu dấu được xuất bản tại Pháp năm 2005 và chưa từng

phát hành thành ấn phẩm ở Việt Nam Tuy nhiên, đây vẫn được xem là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp với cuộc thử nghiệm sáng tác trên lĩnh vực mới này Nhà văn đã có lần tâm sự, việc chọn đề tài lứa tuổi thanh niên, chính xác là hai mươi để viết có một phần cảm hứng từ câu chuyện buồn về người con trai từng nghiện ma túy của ông Nhưng tư tưởng chủ đạo thôi thúc Nguyễn Huy Thiệp cầm bút lại là những vấn đề đang tồn tại trong xã hội hiện đại là con đường giáo dục thanh niên, là vấn đề về đạo đức, nhân cách và lý

tưởng sống cho thế hệ trẻ

Nếu tính năm xuất bản thì Tuổi hai mươi yêu dấu được in đúng tròn hai

mươi sau Đổi mới Như vậy, thế hệ của nhân vật tôi (Khuê) được sinh ra trong một xã hội mới, với những điều kiện mới, sung sướng và cơ bản hơn rất nhiều

so với thế hệ trước đó: cha Khuê là một nhà văn danh tiếng, mẹ cậu là người rất mực tận tụy, chu đáo với chồng con, hai anh em Khuê đều là sinh viên đại học Với một hoàn cảnh xuất thân như thế lẽ ra nhân vật chính phải sớm trưởng thành và xứng đáng là tương lai và trí tuệ của đất nước Nhưng thực tế, Khuê luôn bơ vơ, bất mãn và mất phương hướng trước cuộc đời vì “Chẳng ai hiểu cóc khô gì cả”

Với bảy chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lại một chân dung khá hoàn chỉnh về một nhân vật đại diện cho thế hệ trẻ của xã hội đương thời Từ một cái "Tôi" ích kỷ, què quặt và những va chạm, hiểu lầm trong cuộc sống, Khuê đã rơi vào thế bế tắc, bất mãn rời bỏ gia đình đi bụi Cậu nhanh chóng bắt nhịp và hòa vào những bon chen, hỗn loạn và mánh lới của cuộc sống ngoài luồng đang diễn ra xung quanh mình Khi ta đã quá quen thuộc với cái xấu, người ta dễ dãi chấp nhận những cái

Trang 34

xấu, những cái không có giá trị, những thứ tầm thường thì nhu cầu hướng tới một điều đẹp hơn, tính cách hơn bỗng nhiên trở nên tầm thường, xa xỉ Xã hội mất định hướng và giá trị của chính nó Thế hệ trẻ trong đó có Khuê cũng ngơ ngác, nổi loạn và nhanh chóng trở thành tệ nạn của xã hội Khuê nghiện ma túy, sống vất vưởng đầu đường xó chợ Cuối cùng, trải qua bao lỗi lầm, đau khổ của cuộc sống giang hồ, cậu đã nhận ra chân lý: “Tôi phải cứu tôi và chẳng ai làm được hộ tôi chuyện ấy cả”

Nếu như Tuổi hai mươi yêu dấu mang bóng dáng của một cuốn tiểu

thuyết tự thuật và phiêu lưu (khi tác giả trao vai kể về cuộc đời ở ngôi thứ

nhất cho nhân vật chính của tác phẩm) thì đến Võ lâm ngoại sử Nguyễn Huy

Thiệp lại tung ra một cuộc thử nghiệm tiểu thuyết kiểu truyện kiếm hiệp và viết theo lối chương hồi Qua 15 chương truyện, nhà văn đã tái hiện một không khí giao tranh, các trường văn trận bút để phân định ngôi thứ giữa các môn phái trong võ lâm, đặc biệt là hai phái Bắc tông và Nam tông Nhưng ẩn sau sự phô diễn “mua vui” bề ngoài của một loại hình “á văn học” ấy, Nguyễn Huy Thiệp lại gợi ra những tầng bậc ý nghĩa phi kiếm hiệp Nó mang sự giễu nhại, ẩn dụ, bóng gió gần xa về các quan niệm văn chương, về cả những vụ

án, sự kiện, những cuộc tranh luận đình đám của đời sống văn nghệ nước nhà

từ đầu thế kỉ XX tới nay Dù nhà văn đã tỉnh táo giao ước về tính khách quan,

“hiển ngôn”, không có ẩn ý khi chắp bút Tiểu Ngọc để viết nên câu chuyện này nhưng càng đọc, ta càng liên tưởng nhiều đến bức tranh văn học (đặc biệt

là lĩnh vực thơ ca) mấy chục năm qua và những tên tuổi nghệ sĩ lớn trên văn đàn như: Tố Hữu (bang chủ Bắc tông - Tố Hồng), Xuân Diệu (Cao thủ phái

Võ Đang Toàn Chân - Ngô Xuân), Huy Cận (Cao thủ phái Võ Đang Toàn Chân - Huy Viễn), Trần Đăng Khoa (Thần đồng võ hiệp - Trần Đăng Tài), Đồng Đức Bốn (Đồng Đức Tứ)… Người đọc như bị dẫn vào giữa mê cung của một câu chuyện vừa như bông đùa vừa như nghiêm cẩn như chính dụng ý của tác giả: “Câu chuyện trong tiểu thuyết này lấy bối cảnh xa thì cũng khoảng 50 đến 70 năm, gần thì sờ sờ trước mặt, như chuyện hôm qua, như

Trang 35

chuyện hôm nay (…) tác giả cũng chỉ hình dung mơ hồ để vẽ lên bức vân cẩu như vừa trông thấy đấy, hiện thực rờ rợ, ngụ ý tài tình, thực thực đùa đùa…”

Không phải tiếp lối tự thuật đời tư hay “giả” kiếm hiệp, Tiểu long nữ (2006) và Gạ tình lấy điểm (2007) lại là một phép thử của Nguyễn Huy Thiệp

về kiểu tiểu thuyết thời sự, thị trường Hai tác phẩm đều lấy cảm hứng từ hai scandal đình đám trên báo chí: một là vụ án hình sự “hiếp dâm trẻ em” của Lương Quốc Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm UB Thể dục Thể thao rộ lên trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2004 và một là vụ tiêu cực trong giáo dục thầy giáo Đỗ Tư Đông - khoa Báo chí trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I gạ nữ sinh đổi tình lấy điểm bị đưa lên báo khoảng giữa năm

2006 Tuy nhiên, trong cách khai thác sự kiện nhà văn lại không tập trung mô

tả nội tình vụ án như một tác phẩm điều tra báo chí mà hướng ra cái nhìn về một bức tranh đời sống đương đại bon chen và đầy những toan tính, dục vọng

và suy đồi, đổ vỡ Nguyễn Quốc Lương trong Tiểu long nữ là một quan chức

ngành xây dựng, có năng lực, giàu có và thành đạt Nhưng đối với người thân trong gia đình ông luôn trở nên lạnh lùng, xa lạ Vợ y suốt ngày chỉ biết ăn chay, niệm phật để cầu giải hạn “tiểu long nữ” cho chồng mặc cho y đấu đá chốn danh lợi và say sưa chuyện phong hoa tuyết nguyệt Con trai Lương luôn

ác cảm vì sự phản bội trắn trợn của cha, cậu chỉ tìm đến ông khi cần tiền Ý định dùng gái trinh giải hạn không thành, trái lại mọi việc làm bất chính của y đều bị phanh phui Lương phải hầu tòa vì tội tham nhũng và hiếp dâm trẻ em Mọi công danh, tiền bạc hắn có đều phút chốc tan biến

Còn trong Gạ tình lấy điểm lẽ thường Nguyễn Huy Thiệp sẽ phải họa lên

một bức chân dung tỉ mỉ và bản chất nhất về sự đểu cáng, vô đạo đức của Đỗ Thư Công (vị thầy giáo gạ tình sinh viên) Nhưng trong hơn 100 trang truyện

kể, nhân vật trung tâm của sự kiện trấn động dư luận ấy lại chưa một lần trực tiếp xuất hiện Mọi hình dung về ông, độc giả chỉ có thể cảm nhận qua các trường đoạn hồi tưởng của cô học trò Vân Dung về những lời thầy giảng khó hiểu xoay quang khái niệm “nội lực” và “đồng thuận” hay gom góp qua những

Trang 36

tin đồn, lời kể của mấy cô bạn Mơ, Hân mà thôi Ai đúng ai sai, ai ngây thơ trong sáng, ai đạo đức giả, đê hèn… tất cả những phương diện đạo đức ấy Nguyễn Huy Thiệp đều bàng quan đứng ngoài Ông chỉ lạnh lùng đưa ra thông tin và những nghịch lý rồi cũng lạnh lùng rút lui để cho bạn đọc tự “lọc” và tìm dữ liệu cần thiết và đúng đắn theo cách suy nghĩ của riêng mình về các nhân vật, về cuộc đời và về lẽ sống: “Thế giới con người càng ngày càng khắc nghiệt, khắc nghiệt đến nỗi những tình cảm tự nhiên nhất hóa ra bị khinh rẻ, xỉ vả, ruồng bỏ, giết tươi, giết phăng đi không thương tiếc Chỉ có số ít nào đó thủ đắc được bản tính tự nhiên thì bị coi là lập

dị, điên rồ thật! Chúng ta đang sống trong một thế giới lý tính với hàng trăm thứ giấy

tờ trói buộc, quy định những nghĩa vụ và quyền hạn Một nghìn năm trước người ta chẳng có thứ giấy tờ nào mọ họ vẫn sống …” [35;69]

Có thể nói, nếu chỉ căn cứ vào cách quan niệm và chủ động hiện thực hóa những quan niệm thể loại thông qua các sáng tác nêu trên sẽ thật vội vàng và khiên cưỡng để ta kết luận về hành trình thử nghiệm và kiếm tìm cái đẹp của Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực tiểu thuyết Chính vì vậy, tạm khép lại chương này, người viết chỉ dừng lại ở việc mô tả và nhìn nhận một cách khách quan và bao quát nhất về cuộc đời

và sự nghiệp thăng - trầm, buồn - vui đan xen của một người nghệ sĩ tài hoa và cá tính Trong suốt chặng đường mà nhà văn đã đi qua, truyện ngắn được xem là lĩnh vực sở trường, nổi trội và mang về sự nổi tiếng cho ông trong giới văn nghệ Khao khát tiếp tục sáng tạo, làm mới mình đã thôi thúc Nguyễn Huy Thiệp tạt ngang sang một thể loại khác dài hơi hơn là tiểu thuyết Ông quan niệm tiểu thuyết như một nhu cầu tự thân muốn thoát khỏi những khuôn phép giới hạn của truyện ngắn mà nhà văn

đã đi qua Nhưng rõ ràng giữa ý tưởng nghệ thuật với thực tiễn sáng tác là một hành trình dài, chứa đầy những khoảng trống lớn mà người nghệ sĩ nhiều khi đã dồn trút hết sức mình vẫn chẳng thể khỏa lấp vượt qua… Đó chính là bài toán giữa tâm huyết của nhà văn trước giới hạn của năng lực sáng tạo và yêu cầu có phần khe khắt của những quy luật thẩm mĩ về thi pháp thể loại mà trong những nội dung sau chúng tôi

sẽ dần đưa ra kiến giải

Trang 37

Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRƯỚC

NHỮNG YÊU CẦU THỂ LOẠI

Cũng như mọi nhà văn chân chính khác, Nguyễn Huy Thiệp có quyền thử nghiệm, sáng tạo nghệ thuật theo quan điểm và năng lực thẩm mĩ chủ quan của mình Tuy nhiên, trong hành trình tự giác và chủ động ấy, suy cho cùng mọi thử nghiệm của nhà văn đều phải được hiện thực hóa qua các sáng tác cụ thể Đồng thời, dù người nghệ sĩ có muốn hay không thì những tác phẩm của

họ khi đến với người đọc vẫn phải trải qua một quá trình tiếp nhận cũng như phải đối diện, soi chiếu vào những yêu cầu nhất định của thể loại Bước chuyển đổi sáng tác từ truyện ngắn sang tiểu thuyết, nỗ lực và kì vọng đi tìm “thời” cho tiểu thuyết đương đại của Nguyễn Huy Thiệp cũng không nằm ngoài những quy luật đó Nhìn nhận mỗi sáng tác mang tính thử nghiệm ấy của ông về bản chất chính là câu chuyện giữa vấn đề lý thuyết và thực tiễn của thể loại Bởi ở đây, ta cần một sự đối sánh nhất định giữa những yêu cầu thể loại (mang tính tương đối ổn định) với những tìm tòi, vận dụng cụ thể của nhà văn để có cái nhìn, đánh giá khách quan hơn

về con đường sáng tạo mà tác giả đã chọn lựa

2.1 Tiểu thuyết và những yêu cầu của thể loại

Tiểu thuyết là gì? Những đặc trưng thẩm mĩ nào đã quy định và tạo ra những yêu cầu của thể loại? Đó là những câu mà thực tế đời sống văn nghệ đã đặt ra và được rất nhiều nhà văn, người nghiên cứu và cả các lớp bạn đọc quan tâm khảo sát Với đề tài này, để nhìn nhận được các bước thử nghiệm trong lĩnh vực sáng tác mới của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi cũng sẽ dừng lại một phần để khái quát về lý thuyết thể loại làm cơ sở cho quá trình khảo sát thực hiện luận văn của mình

2.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn Cá nhân con người lúc ấy không còn thấy lợi ích và nguyện vọng

Trang 38

của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại nữa, nhiều vấn đề của cuộc sống riêng tư đặt ra gay gắt Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục hưng (Thế kỷ XIV - XVI) và đến thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các cây bút bậc thầy như Stendhal, Banzal, Thackerey, Gogol, L.Tolstoi, thể loại này đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn

Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm, vào thời Nguỵ Tấn (Thế kỷ III - IV) dưới dạng truyện ghi chép những việc, những người ngoài giới hạn kinh sử Đến thời Minh Thanh thì tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đã đạt đến một trình độ lão luyện và phát triển rực rỡ

Tiểu thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá muộn, mãi tới đầu thế kỷ XVIII,

với tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí nước

ta mới xuất hiện tác phẩm có quy mô tiểu thuyết Tuy nhiên, phải sang đầu phải sang thế kỷ XX, nhất là với dòng văn học lãng mạn (tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn) và hiện thực phê phán (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao ) ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại

Trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh Các thế hệ nhà văn với những diện mạo, bản lĩnh nghệ thuật mới đã và đang tạo ra sức sống lâu bền và khẳng định vị trí riêng của tiểu thuyết trong sự phát triển của nền văn học dân tộc suốt mấy chục năm qua

Có thể nói, tiểu thuyết là một thể loại tương đối “trẻ” mà theo quan niệm của M.Bakhtin nó là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa hoàn kết [46; 21] Xoay quanh khái niệm của thể loại này, giới nghiên cứu trong nước cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau:

Phạm Quỳnh khi Khảo về tiểu thuyết cho rằng: “Nay cứ lý hội các tính

cách chung chung của tiểu thuyết đời nay thì có thể giải nghĩa như thế này: tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta,

Trang 39

phong tục xã hội hay những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [29; 10] Nghĩa là trong quan niệm của ông, tiểu thuyết thiên về những câu chuyện kể có tính chất phiêu lưu và tình ái

Thạch Lam với Vài ý kiến về tiểu thuyết lại chú ý nhiều đến ý nghĩa của

thể loại: “Tiểu thuyết giúp cho đời sống bên trong dồi dào, sâu sắc thêm Một quyển tiểu thuyết là để xem chứ không phải để đọc ( ) người đọc tiểu thuyết

là một người đọc yên lặng, hay nghĩ ngợi, suy xét và tìm trong tâm lý các nhân vật của truyện những tư tưởng và ý nghĩ của chính mình” [29; 38]

Ma Văn Kháng trong bài viết Tiểu thuyết nghệ thuật khám phá cuộc sống - Báo Văn nghệ số 17 (25/4/1998) lại đề cao khả năng phản ánh và khai

thác vấn đề của thể loại: “Tiểu thuyết là mảnh đất lưu giữ hình bóng cuộc đời (…) là nghệ thuật khám phá cuộc sống Mỗi cuốn tiểu thuyết là một ngày hội lớn cảm xúc và ý nghĩa” [29; 435]…

Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, tiểu thuyết (Tiếng Pháp: Roman, Tiếng Anh: Novel) là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc

về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội [10;

328]

2.1.2 Yêu về cầu thể loại nhìn từ một số đặc điểm của tiểu thuyết

Xuất phát từ khái niệm nêu trên, điểm đầu tiên làm cho tiểu thuyết khác các thể loại khác (anh hùng ca, ngụ ngôn) là nó nhìn nhận, phản ánh cuộc sống từ góc độ đời tư Tiểu thuyết nổi bật lên khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực khách quan theo hướng hết sức gần gũi là thông qua chính cuộc đời và số phận của con người cá thể, cá nhân

Trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, bức tranh

hiện thực về đời sống người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Trang 40

được tái hiện qua cuộc đời tù tùng, đầy áp bức, bất công và sự nhẫn nhục,

cam chịu của nhân vật anh Pha; Ở tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, bi kịch

tinh thần của cả một lớp trí thức tiểu tư sản được bộc lộ qua nỗi dằn vặt đau đớn của Thứ, một anh giáo khổ trường tư vốn là người có tâm với nghề nghiệp nhưng bị cuộc sống áo cơm o ép trở nên ti tiện, nhỏ nhen và cố chấp

Hay với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thông qua câu chuyện tình yêu trong

bối cảnh chiến tranh rất đẹp nhưng thê lương và đầy bi kịch của đôi bạn thanh mai trúc mã là Kiên và Phương, Bảo Ninh đã thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc quan niệm: chiến tranh ở mọi thời đại đều là một nỗi buồn lớn và là một sự huỷ diệt, vô nhân đạo Nó tước đi quyền được sống, được trưởng thành và yêu thương chính đáng của mỗi con người trong xã hội

Là một thể loại lớn tiêu biểu cho tác phẩm tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn hiện thực, phát triển theo hướng đa chiều kích cả về không gian lẫn thời gian giúp nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc hiện thực trong sáng tác

của mình Đọc Tấn trò đời của Banzal ta thấy cả một bức tranh sinh động về

xã hội Pháp thế kỷ XIX; đến với Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstoi ta

chứng kiến cả một thời đại đất nước, con người Nga vốn phức tạp đa chủng tộc nhưng đã biết tạo ra sức mạnh đoàn kết để đi qua cuộc chiến tranh vệ quốc

vĩ đại chống lại quân xâm lược của Napoleon Bonaparte; hay gần gũi hơn là

những cuốn tiểu thuyết như Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Lê Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Đội gạo lên chùa

của Nguyễn Xuân Khánh tất cả đều mở ra một hiện thực với bộn bề những vấn đề và quan hệ phức tạp của đời sống, nhiều cung bậc, đa dạng như chính đời sống con người vậy

Thứ hai là đặc điểm về chất văn xuôi trong tiểu thuyết Tiểu thuyết là thể loại mang đậm chất văn xuôi Nếu tác phẩm trữ tình có xu hướng gợi dẫn độc giả vào một thế giới của những rung cảm, thi vị và bay bổng thì với tự sự nói chung và đặc biệt tiểu thuyết nói riêng luôn cố gắng tái hiện cuộc sống bằng con mắt khách quan, không thi vị hoá, lãng mạn hay lý tưởng hoá hiện thực

Ngày đăng: 19/12/2015, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Tuấn Anh sưu tầm và biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới
Tác giả: Đào Tuấn Anh sưu tầm và biên soạn
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2003
2. Lại Nguyên Ân chủ biên (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân chủ biên
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2004
3. Vũ Bằng (2006), Khảo về tiểu thuyết (trích tập 4 Vũ Bằng toàn tập), NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo về tiểu thuyết" (trích tập 4 "Vũ Bằng toàn tập
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2006
4. Nguyễn Minh Châu (ngày 5/12/1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Báo Văn nghệ, số 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ
5. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn: Phê bình, tiểu luận, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn: Phê bình, tiểu luận
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1994
6. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, NXB ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2003
7. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2006
8. Trương Đăng Dung (2003), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2003
9. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2001
10. Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lí luận văn học, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
11. Hà Minh Đức chủ biên (2002), Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
13. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp truyện ngắn, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2000
14. Hoàng Ngọc Hiến (ngày 9/6/1979), Về một đặc điểm của văn học ở ta giai đoạn vừa qua, Báo Văn nghệ, số 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một đặc điểm của văn học ở ta giai đoạn vừa qua
15. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
16. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ, truyện và cuộc đời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ, truyện và cuộc đời
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2001
17. Phạm Thành Hưng, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử... đồng chủ biên (2011), Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại
Tác giả: Phạm Thành Hưng, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử... đồng chủ biên
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2011
18. Đỗ Văn Khang (2001), Nghệ thuật học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật học
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2001
19. Phạm Xuân Nguyên (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả: Phạm Xuân Nguyên
Nhà XB: NXB VHTT
Năm: 2001
20. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w