Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của nguyễn huy thiệp dưới góc nhìn thể loại luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 47)

4. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp

Nhân vật trong tác phẩm tự sự được xem là linh hồn, là phương tiện nghệ thuật đắc lực của nhà văn trong việc truyền tài ý đồ, tư tưởng của mình qua từng trang viết. Do đó, dù muốn hay không cuộc thử nghiệm về thể loại của Nguyễn Huy Thiệp thực tế cũng phải trả lời câu hỏi đặt ra về việc xây dựng thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết của ông.

Nhìn nhận một cách khách quan, bức tranh tổng thể về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp hiện lên khá phong phú và sinh động với đủ tầng

lớp, loại người, độ tuổi… Có những con người thuộc những tầng lớp cao trong xã hội có đủ tiền, tài, danh vọng như Nguyễn Quốc Lương, Đỗ Thư Công; có những người ma cô, tú bà lọc lõi như Thúy Vinh (Vinh “chọi”), Quỳnh; lại có những người hồn nhiên vô tư như Vân Dung, cô bé Chi; có người luôn lo gìn giữ âm đức, kẻ đầy giục vọng thấp hèn, người bồng bột, kẻ lọc lõi sự đời… Từ quan chức, kĩ sư, nhà văn đến lớp học sinh, sinh viên, những cậu ấm cô chiêu đến những người sống ngoài vòng pháp luật… tất cả đều góp mặt trong bức tranh hiện thực trong những tiểu thuyết ba xu của Nguyễn Huy Thiệp.

Đặc biệt hơn, ở mỗi một sáng tác nhà văn đều cố gắng tìm tòi một cách xây dựng, thể hiện nhân vật rất riêng. Trong Tuổi hai mươi yêu dấu bức chân dung tinh thần của Khuê được tái hiện bằng chính dòng ý thức miên man, những suy tưởng và giác ngộ của chính mình trong quãng đời đi bụi của cậu. Tác giả chủ ý đưa ra các sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật (sự kiện hiểu lầm, bỏ nhà ra đi, bị nghiện ma túy, cứu huyện đảo…) nhưng thường miêu tả rất ít về hoàn cảnh, diễn biến hành động mà tập trung hướng vào dòng suy tưởng của nhân vật trước cuộc đời. Điều này rất phù hợp với tâm lý của lứa tuổi hai mươi, lớp người tuổi trẻ luôn khao khát khẳng định cái tôi của mình nhưng quá bồng bột nên đa phần đều rơi vào trạng thái bơ vơ, ngộ nhận và lầm lạc giữa vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc đời. Ở Võ lâm ngoại sử bức tranh nhân vật hiện lên rất rộng lớn nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại tỏ ra tỉnh bơ không ráo riết tạo dựng xem ai là nhân vật chính của câu chuyện mà thả nổi toàn bộ hệ thống hình tượng ai cũng nhắc đến nhưng kì thực chẳng muốn khắc họa điển hình một ai. Hay kì lạ hơn đến tiểu thuyết Gạ tình lấy điểm người thầy là điểm mấu chốt của mọi xung đột, sự kiện nhưng tác giả lại chưa từng để nhân vật ấy trực tiếp lộ diện trong câu chuyện của mình. Đỗ Thư Công trở thành một ẩn số và hoàn toàn vắng mặt… Chọn những lối đi “không giống ai” như vậy dường như đã trở thành một nét cá tính đặc thù của Nguyễn Huy Thiệp. Ông luôn hấp dẫn độc giả và những người như chúng tôi bởi chính vẻ tài tử, dám mày mò, thử nghiệm ở mọi góc độ!

Thiệp đều ít nhiều đều khơi nguồn cảm hứng từ những con người thật, việc thật hay có những nguyên mẫu ngoài đời. Khuê trong Tuổi hai mươi yêu dấu lấy ý tưởng từ cậu con trai của nhà văn (theo lời ông tâm sự), Nguyễn Quốc Lương trong Tiểu long nữ , thầy Đỗ Thư Công, cô học trò Vân Dung trong Gạ tình lấy điểm đều có nguyên mẫu ngoài đời. Hay những nhân vật giang hồ cổ quái trong Võ lâm ngoại sử

hầu như nhân vật nào cũng có thể gọi tên bằng một gương mặt nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong giới văn nghệ một thời. Tiểu thuyết không đặt ra yêu cầu phải xây dựng thế giới nhân vật bằng những con người thật, việc thật. Tuy nhiên, khi lấy nguyên mẫu ngoài đời nó lại đòi hỏi người viết phải kiến tạo cho những nhân vật ấy một đời sống phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn và đặc biệt phải có những đặc điểm tính cách điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường [10; 247]. Ở đây, ta có thể ghi nhận về Nguyễn Huy Thiệp ở phương diện nhà văn đã nỗ lực tạo ra một bức nhân vật phong phú với những hướng thử nghiệm, khắc họa riêng nhưng tính chất điểm hình, độc đáo của những hình tượng ấy lại rất mờ nhạt và chưa thuyết phục. Lương hiện thân cho những vị quan chức “cá mập” trong xã hội hiện đại như thế nào; Bản chất của Đỗ Thư Công bộc lộ ra sao; Hay cá tính của những kiếm khách giang hồ trong bức tranh Võ lâm ngoại sử có gì đáng nói… Tất cả những câu hỏi ấy đều là một ẩn số trong tiểu thuyết của tác giả. Thực tế, nhà văn chỉ chủ ý đưa ra thông tin gián tiếp về đối tượng còn dường như đều bỏ ngỏ sự va chạm, nếm trải, tiếp xúc bằng hành vi, thái độ trực tiếp của nhân vật với hoàn cảnh và các mối quan hệ xung quanh.

Tiểu thuyết là thể loại có khả năng bao trọn và đi sâu vào khám phá mọi góc cạnh, ngóc ngách của bức tranh hiện thực đời sống và con người. Trong đó, nhân vật trong loại tác phẩm này thường hiện lên có tính toàn vẹn, đầy đặn, sinh động hơn sử thi và truyện ngắn bởi nó không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay khoảng cách của người trần thuật. Chính vì vậy, ở một thể loại dài hơi, nếu người viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra tín hiệu về đối tượng mà không khai thác môi trường sống, các mối quan hệ, cuộc đời, số phận của nhân vật ấy thì khó có thể tạo ra được sức hấp dẫn và lôi cuốn cho sáng tác của mình.

2.2.2. Hình thức cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Bên cạnh việc đáp ứng về mặt nội dung, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp cũng phải đối diện với cả những yêu cầu về mặt hình thức thể loại. Tự trong bản chất của mình, tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt. Nó tham lam và “tạp”, sẵn sàng thu nạp những yếu tố dư thừa ngoài cốt truyện nhưng luôn đòi hỏi sự nhất quán và tính tổ chức cao trong đối tượng phản ánh và hình tượng nhân vật. Chính vì vậy mà nhà văn khi đến với dòng tiểu thuyết mua vui cũng cần một sự nỗ lực tìm tòi về mặt hình thức cho các sáng tác của mình.

Trong thực tế sáng tác, nếu nói tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn không có cố gắng thử nghiệm về mặt hình thức thì chưa thực sự thỏa đáng. Cả bốn tác phẩm đều được tác giả viết như một sự minh họa cho quan niệm của mình về dòng tiểu thuyết mua vui nhưng mỗi sáng tác ông đều chọn cho cốt truyện, nhân vật, chọn một cách nêu vấn đề của hiện thực bằng hướng đi riêng. Ở Tuổi hai mươi yêu dấu là một câu chuyện mang hơi hướng truyền thống, cốt truyện được phát triển theo trật tự tuyến tính của thời gian và dòng đời nhân vật. Cuộc sống được soi chiếu bằng điểm nhìn bên trong khi Khuê (nhân vật chính cũng đồng thời là người kể truyện) tự thuật lại chặng đường đời giữa tuổi hai mươi của mình. Tính chất bột phát, phiêu lưu vừa lo sợ, bất mãn, vừa tò mò, tự mãn trong cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống và những gì diễn ra xung quanh của nhân vật đã tạo cho tác phẩm một hiện thực giản dị, chất phác non nớt như chính tuổi đời và sự trải nghiệm của một thanh niên đang độ tuổi hai mươi vậy. Khao khát khẳng định mình của tuổi trẻ được giàn dựng bằng hình thức tiểu thuyết tự thuật chính là một lựa chọn có tính mục đích của bản thân tác giả.

Hay như Võ lâm ngoại sử là một câu chuyện bên lề về chốn võ lâm nhưng lại mang những tầng nghĩa chuyển về đời sống văn học nước nhà một thời. Cách nói ẩn dụ, bóng gió về các nhân vật được chuyển hóa vào trong hình thức của một tiểu thuyết chương hồi với một tập hợp các từ ngữ chuyên

biệt của võ thuật. Tất cả những điều đó vừa tạo cho tác phẩm một hình thức như một lối thử nghiệm dùng chiếc “bình cũ” để chứa đựng một chất “rượu” mới mang hơi thở của thời đại, vừa như một cách giễu nhại, phản đề với những tiểu thuyết chính thống mà tác giả cho là “đại thuyết” sáo rỗng. Ở thế kỉ XVII, nhà văn Tây Ban Nha Cervantes đã từng rất thành công với cuốn tiểu thuyết nhại truyện kiếm hiệp Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha. Phải chăng Nguyễn Huy Thiệp ở đây hi vọng tạo ra một giá trị mới từ thể loại cận văn học này?

Còn với hai tiểu thuyết Tiểu long nữ Gạ tình lấy điểm nhà văn lại phát triển tác phẩm theo một cách thức riêng. Xuất phát điểm của hai sáng tác này là đều những sự kiện giật gân có thật trên báo chí nhưng cách thức triển khai cốt truyện lại đi theo hai hướng khác nhau. Ở Tiểu long nữ tác giả viết với logic truyền thống theo luật nhân - quả nhưng ở đúng những tình tiết sự kiện gay cấn nhất (chuyện Lương mua dâm bé Chi, Lương đối diện với pháp luật như thế nào…) thì ông lại tảng lờ và lược đi hoàn toàn. Với Gạ tình lấy điểm

lại là một tiểu thuyết dường như không có cốt truyện. Thông tin về đối tượng (người thầy gạ tình) chỉ được nhắc đến một cách mờ nhạt, thấp thoáng qua lời bàn luận và dòng hồi tưởng của những học trò về bài giảng của thầy.

Cũng giống như cách thức xây dựng nhân vật, ở bình diện cấu trúc, Nguyễn Huy Thiệp cũng không ngần ngại thử nghiệm bằng con đường riêng. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, về hình thức, dung lượng các tiểu thuyết của ông đều rất nhỏ gọn (đều chưa đầy 500 trang văn bản) nhưng tác giả luôn cố ý chia tách, cắt vụn chúng ra thành các chương, phần: Tuổi hai mươi yêu dấu

được chia thành 30 chương, Võ lâm ngoại sử gồm 15 chương, Tiểu long nữ là sự ghép lại của 45 phần và Gạ tình lấy điểm cũng chia thành những 42 phần nhỏ. Không dừng ở đó, trong cách tổ chức cốt truyện, đa phần nhà văn đều chỉ đưa ra sự kiện rồi cố tình bỏ ngỏ kết cục hoặc đột ngột dừng khi câu chuyện chưa tới hồi kết. Kết thúc tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu bằng phát ngôn của nhân vật như một sự mở đầu cho hành trình mới: “Tôi là Khuê. Năm nay tôi

21 tuổi. Phía trước tôi là cả cuộc đời mà tôi phải tìm hiểu và khám phá nó”.

Võ lâm ngoại sử khép lại bằng một bài thơ tự thán chứ không phải một bức tranh hoàn kết về ngôi thứ của các anh hùng trong giới võ lâm như dụng ý của người viết trong lời tựa đầu truyện. Tiểu long nữ không phải là sự sám hối, đau khổ, dằn vặt của Lương mà dừng ở hành động Thành (con trai Lương) đứng bóp nát của cam trên cầu Thăng Long rồi đôi trẻ nắm tay rảo bước giữa trời thu Hà Nội. Gạ tình lấy điểm cũng khép lại đột ngột và thản nhiên ở việc Vân Dung vui vẻ bắt tàu về quê, mọi câu chuyện động trời đổi trác trước đó dường như mảy may không lắng đọng gì nơi tâm trí và cuộc sống của các nhân vật.

Về lý mà nói, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc vô cùng linh hoạt. Sự chắp vá, phóng túng trong cấu trúc chính là một đặc trưng và cũng là lợi thế riêng cho thể loại. Cốt truyện lỏng lẻo và có tính chất mở là một cách tạo trường liên tưởng để người đọc tham gia vào con đường sáng tạo nghĩa cho tác phẩm trên con đường tiếp nhận. Tuy nhiên, sau sự phóng túng, chắp vá ấy thể loại này vẫn đòi hỏi một sự thống nhất cao độ về mạch vấn đề và sự nhất quán trong nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Từ những phân tích trên ta thấy, bản thân Nguyễn Huy Thiệp thực tế đã nỗ lực đi tìm những hướng đi riêng về mặt cấu trúc cho các tiểu thuyết của mình. Nhưng dường như càng cố gắng nhà văn càng rơi vào sự lúng túng, bế tắc và có phần bất lực vì không thể tìm ra được cú bứt phá về hình thức thể loại như mong muốn. Nếu như ở ba bài viết Thời của tiểu thuyết, ông rất tự tin và cả quyết về xu hướng thắng thế của loại tiểu thuyết mới “tiểu thuyết hiện thực ba xu” thì khi bắt tay vào thực tế đến Gạ tình lấy điểm tác giả đã phải trần tình về sự thất bại của mình: “Tiểu thuyết này tôi viết trong tình trạng tệ hại và khốn khó chưa từng có… Văn học là một nghệ thuật không chịu hạ mình. Khi nhà văn chủ đích xuống nước thì chữ nghĩa nhất định sẽ rời bỏ ngay không thương tiếc. Tôi nhận ra chân lý ấy và hiểu vì sao loại tiểu thuyết ba xu “bẩn thỉu” lại bị khinh bỉ đến vậy” [35; 8-9].

2.3. Vết rạn gãy trong bƣớc chuyển đổi thể loại của Nguyễn Huy Thiệp

Từ hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp cho ta thấy rõ ràng khi soi chiếu vào những yêu cầu cụ thể, các sáng tác ấy đã bộc lộ những điểm dang dở và chưa thỏa đáng của mình. Về bản chất, chuyển đổi sáng tác từ thể loại này sang thể loại khác không phải cách thức xa lạ chưa từng có người thực hiện. Nhưng thực tế, để có được thành công trong cuộc thử nghiệm ấy người nghệ sĩ phải nỗ lực vượt qua những khoảng cách, thói quen thẩm mĩ về mặt thể loại khi đột ngột chuyển hướng từ lĩnh vực sở trường sang một mảnh đất hoàn toàn mới lạ. Đồng thời họ cũng cần một sự chào đón, chia sẻ nhất định từ phía công chúng trong quá trình tiếp nhận.

2.3.1. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn

Trước đây, khi bàn về Thời của tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp giãi bày nhu cầu tự thân của việc đến với tiểu thuyết là khao khát tìm một sự giải thoát khỏi những bế tắc, những quẩn quanh của thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, bản thân nhà văn cũng rất mâu thuẫn khi một mặt muốn thoát khỏi loại tác phẩm tự sự cỡ nhỏ kia, mặt khác lại xem nó như tiền đề sáng tác và tiểu thuyết như là hình thức kéo dài của truyện ngắn. Điều này ít nhiều đã cho thấy giữa khao khát sáng tạo với tâm lý sáng tác của nhà văn đã có những điểm khác biệt nhất định. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc thử nghiệm tiểu thuyết ba xu của ông chưa thể thoát khỏi cái bóng của thể loại trước đó.

Như chúng ta đã biết, truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, nó hướng tới sự chắt lọc, tinh xảo trong cách dồn nén và đưa thông tin về đối tượng phản ánh để người tiếp nhận phải đọc nó một cách liền hơi. Chính vì vậy, từ cách chọn đề tài, cốt truyện đến việc xây dựng tình hống, xung đột, hệ thống nhân vật… thể loại này luôn hướng tới sự lựa chọn cô đọng và sắc nét nhất! Trong khi đó, sự phóng túng trong cấu trúc của tiểu thuyết lại cho phép nó tạt ngang, thâu nạp vào mọi lĩnh vực, các thủ pháp và thế giới nhân vật trong tính

tổng hợp phong phú nhất của nó. Soi chiếu vào thực tiễn sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, về hình thức, nhà văn luôn cố gắng tạo cho những sáng tác của mình một “dáng vẻ” của tiểu thuyết. Mỗi tác phẩm được cắt xẻ thành nhiều phần, chương với sự hiện diện của một thế giới có sự góp mặt của nhiều nhân vật, nhiều loại người và những vấn đề nóng hổi của hiện thực. Tuy nhiên, nếu khảo sát kĩ thì cách tạo dựng cốt truyện, nhân vật hay khai thác vấn đề của chúng lại thiên nhiều về tính chất thời sự, ăn ngay của truyện ngắn.

Hai tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu Võ lâm ngoại sử so với hai tiểu thuyết còn lại có chứa nhiều tình tiết và cốt truyện phức tạp hơn. Trong đó, người viết đã chủ trương tạo ra nhiều câu chuyện nhỏ trong một cốt truyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của nguyễn huy thiệp dưới góc nhìn thể loại luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)