4. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Độc giả và những cuộc thử nghiệm nghệ thuật
Nguyễn Huy Thiệp đã từng chỉ ra công việc của nhà văn bắt đầu từ chính việc “nghiên cứu bạn đọc” và đúng hơn là “nghiên cứu tâm lý dân tộc trong cả một thời gian dài” để tìm ra món ăn tinh thần hợp thời nhất [36;29]. Nghĩa là bản thân tác giả chưa bao giờ thiếu ý thức về sự hiện hữu và vai trò to lớn của độc giả.
Trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật, người đọc không phải người trực tiếp viết nên những sáng tác nhưng họ lại là chủ thể của đời sống tiếp nhận, đóng vai trò to lớn trong quá trình tạo nghĩa, đánh giá và nhìn nhận tính nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Nếu như trước đây, xuất bản dường như là con đường duy nhất để quảng bá và truyền bá tác phẩm đến với tay người đọc và báo chí là nơi để những bạn đọc thể hiện tâm huyết tiếp nhận của mình thì ngày nay cả nhà văn và người đọc đều có rất nhiều cách để đối thoại, trao đổi với nhau. Như trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, 4 cuốn tiểu thuyết của ông chỉ có 2 tác phẩm chính thức được xuất bản ở trong nước nhưng công chúng vẫn đọc và tiếp cận được những sáng tác còn lại qua các diễn đàn, website cá nhân và các trang mạng xã hội. Chỉ cần một sự quan tâm cần thiết người đọc có thể đưa những quan điểm của mình trực tiếp đến với người viết. Công nghệ và nền văn học mạng ra đời giúp xóa nhòa khoảng
cách về không gian địa lý và tạo ra sự dân chủ hóa cho mọi người. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi nó vô tình đẩy nhà văn và độc giả đi xa nhau hơn bởi sự thiếu tôn trọng và lạm dụng công nghệ.
Thực tế, một sáng tác mới của nhà văn khi đăng tải lên internet trừ khi để chế độ bảo mật còn mọi người, mọi tầng lớp lứa tuổi đều có thể đăng nhập và tiếp cận, đưa lên những bình luận của mình. Đáng buồn ở chỗ chính dễ dàng quảng bá ấy lại dẫn đến một sự ô hợp thiếu kiểm soát. Vì về nguyên tắc mọi người đều có thể đăng tải những điều mình thích dù nó phi văn học. Nhà văn, tác phẩm và bản thân người đọc trên mạng chỉ là những khái niệm rất ảo và không có sự phân cắt, kiểm định ngặt nghèo như con đường xuất bản văn học. Do đó, sự tiếp nhận trên mạng chủ yếu chỉ dừng lại ở những bình luận cảm tính, thậm chí dung tục của một bộ phận công chúng và chủ yếu là lớp người trẻ tuổi. Nó không mang lại nhiều ý nghĩa đối thoại cho nhà văn và quá trình tạo nghĩa cho văn bản.
Nguyễn Huy Thiệp đã đi hết con đường thử nghiệm tiểu thuyết và trở về tay không trong sự thờ ơ của người đọc. Nhưng thiết nghĩ, nếu người đọc cứ giữ một thái độ a dua, hời hợt với văn hóa đọc và văn học như xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay thì mọi cuộc thử nghiệm sẽ đều rơi vào sự bế tắc và quên lãng. Trên con đường sáng tạo văn học, dù ở thời đại nào văn nghệ cũng rất cần một sự tâm huyết và khát khao hướng tới cái đẹp “đồng sáng tạo” từ phía người thưởng thức. Đó cũng là quy luật thẩm mĩ chung của mọi loại hình nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ.
KẾT LUẬN
Ứng dụng lý thuyết thể loại để nghiên cứu về các sáng tác của những nhà văn không phải một con đường độc đạo và chưa có người khai phá! Việc lựa chọn đối tượng khảo sát là những tác phẩm văn xuôi tự sự của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải thiếu vắng người tiến hành. Nhưng dùng chính lý thuyết thể loại quen thuộc để khảo sát, nhìn nhận và lý giải những thành - bại trong cuộc thử nghiệm nghệ thuật thông qua việc chuyển đổi thể loại của một hiện tượng văn học lại là hành trình đầy thách thức và mời gọi, thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này.
Với phần nội dung chính, luận văn được chúng tôi khai triển cụ thể trong ba chương. Trong đó, ở chương đầu, người viết nỗ lực đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Và một điều thú vị có thể nhận thấy là nếu như cuộc đời của nhà văn dung dị, yên bình bao nhiêu thì con đường sáng tạo văn học nghệ thuật của ông lại sóng gió, nhiều cung bậc cảm xúc bấy nhiêu. Là một người nghệ sĩ tiêu biểu cho văn học nước nhà thời kì đổi mới, sự sáng tạo vừa là khao khát nghệ thuật, là niềm đam mê và cũng là thách thức buộc Nguyễn Huy Thiệp phải không ngừng tìm tòi, thử nghiệm để khẳng định năng lực thẩm mĩ của chính mình. Trên hành trình đầy gian nan và thử thách ấy, tâm huyết và tài năng của nhà văn đã kết tinh và nở rộ trên lĩnh vực truyện ngắn với lối biến tấu linh hoạt, hấp dẫn trong cách khai thác đề tài, tình huống, cốt truyện… trong giọng điệu trần thuật, cách kể, cách tả… khiến những sáng tác này đã trở thành đề tài tranh luận rất sôi nổi của công chúng yêu văn nghệ và các diễn đàn văn học trong một thời gian dài. Nhưng không dừng ở đó, khi đã thành danh ở một thể loại, Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp tục hành trình làm mới chính mình bằng cuộc thử nghiệm khác là tiểu thuyết. Bước chuyển đột ngột đó thực tế rất mạo hiểm và bất trắc nhưng lại cho ta thấy được bản lĩnh, cá tính kiêu bạc, lạnh lùng rất riêng của ông trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật. Tìm đến tiểu thuyết chính trong quan niệm nhà vưn chính là một nhu cầu tất yếu muốn
thoát khỏi những chật hẹp của thể loại truyện ngắn và khẳng định năng lực sáng tác của mình.
Chuyển đổi sáng tác sang một thể loại mới về bản chất chính là câu trả lời bằng thực tiễn của nhà văn trước những yêu cầu có phần khắt khe của lý thuyết thể loại. Vì vậy, đến chương 2, chúng tôi đã chủ trương đi từ việc khái quát một số luận điểm cơ bản về thi pháp tiểu thuyết để soi chiếu và mô tả lại hiện tình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại. Qua đó, điểm nổi bật dễ nhận thấy là nhà văn đã nỗ lực rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực của tác phẩm, tái hiện nhiều gương mặt trong thế giới nhân vật và không ngừng kiếm tìm các hình thức cấu trúc phù hợp nhất cho các sáng tác của mình. Tuy nhiên, những cố gắng đó đều rơi vào sự lúng túng bế tắc do những ngộ nhận trong quan niệm sáng tác và dấu ấn quá đậm nét của phong cách truyện ngắn trong trang viết của ông. Điều này vô hình chung đã tạo thành sự đứt gãy hẫng hụt cho thể loại mà nhà văn thử nghiệm. Tính thiếu hiệu quả của nó thể hiện ngay trong sự chiếu cố, lạnh nhạt, thờ ơ trong sự tiếp nhận và phản hồi của độc giả.
Bước vào chương 3, sau những qua sát về bối cảnh chung của đời sống văn nghệ đương thời, chúng tôi đã cố gắng cắt nghĩa và nhìn nhận lại cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi nhận thấy, đứng ở góc độ nghệ thuật, những sáng tác của nhà văn hoàn toàn thất bại khi ông lúng túng và không thể tạo ra một hình thái mới cho dòng tiểu thuyết mình theo đuổi. Nhưng nếu nhìn từ thực tế thì chuyển đổi thể loại thực sự là bài toán khó với nhà văn. Bởi khi thói quen thẩm mĩ, bút phát truyện ngắn đã ăn quá sâu và trở thành phong cách của tác giả, họ rất khó để bứt ra ngoài cái bóng của nó dẫn tới sự đứt gãy về thể loại. Những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp có thể rất trúc trắc trong một hình thức thiếu hụt, chắp vá nhưng nỗ lực mang tới một cái nhìn đa diện, phá vỡ lối mòn nhận thức về cuộc sống là một điều rất đáng trân trọng trong mỗi trang viết của nhà văn.
gắng, khám phá hết mình của chủ thể thẩm mĩ (tác giả) trước đối tượng thẩm mĩ (thế giới hiện thực). Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp thực sự là cả một bài học lớn về những khám phá và sự thử nghiệm, dấn thân của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo. Bản thân nhà văn cũng như tất cả những tác giả văn học khác là ngọn nguồn của mỗi trang viết nhưng không phải là toàn bộ diện mạo của đời sống văn nghệ. Do đó, họ có quyền sáng kiến, lựa chọn chất liệu, phong cách cũng như loại hình tác phẩm cho trang văn của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyển đổi thể loại, nhà văn ấy ngoài tài năng, vốn sáng tác và tâm huyết còn biết tôn trọng đặc trưng thẩm mĩ của các thể loại đó cũng như vượt qua chính bản thân mình.
Có bài báo nói rằng gia tài của Nguyễn Huy Thiệp là những truyện ngắn. Còn qua bài viết này và trong con mắt của chúng tôi, vốn quý lớn nhất của nhà văn chính là lòng đam mê và sự dũng cảm dấn thân cho những cuộc thử nghiệm nghệ thuật! Sau mỗi thất bại tâm hồn ta đều rất dễ bị tổn thương và muốn buông xuôi an phận. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn hướng về phía trước và bước lên những hành trình thử nghiệm mới ở lĩnh vực kịch. Những cố gắng không mệt mỏi của nhà văn rất đáng để người đọc trân trọng, sẻ chia!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Tuấn Anh sưu tầm và biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân chủ biên (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
3. Vũ Bằng (2006), Khảo về tiểu thuyết (trích tập 4 Vũ Bằng toàn tập), NXB Văn học, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Châu (ngày 5/12/1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Báo Văn nghệ, số 49-50.
5. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn: Phê bình, tiểu luận, NXB KHXH, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, NXB ĐHQGHN, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
KHXH, Hà Nội.
8. Trương Đăng Dung (2003), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB KHXH, Hà Nội.
9. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB GD, Hà Nội. 10.Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lí luận văn học, NXB GD, Hà Nội.
11.Hà Minh Đức chủ biên (2002), Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điểnthuật ngữ văn học, NXB GD, Hà Nội.
13.Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp truyện ngắn, NXB GD, Hà Nội.
14.Hoàng Ngọc Hiến (ngày 9/6/1979), Về một đặc điểm của văn học ở ta giai đoạn vừa qua, Báo Văn nghệ, số 23.
15.Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB GD, Hà Nội.
16.Đào Duy Hiệp (2001), Thơ, truyện và cuộc đời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 17.Phạm Thành Hưng, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử... đồng chủ biên (2011),
Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội. 18.Đỗ Văn Khang (2001), Nghệ thuật học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
19.Phạm Xuân Nguyên (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB VHTT, Hà Nội.
20.Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB GD, Hà Nội.
21.Phương Lựu chủ biên (2006), Lí luận văn học, NXB GD, H, 2006.
22.Đoàn Đức Phương (2005), Giáo trình Xã hội học nghệ thuật, khoa Văn học, trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23.Nguyễn Quân (2008), Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, Hà Nội.
24.Phạm Quỳnh (1996), Khảo về tiểu thuyết: những ý kiến, những quan niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1954, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
25.Trần Đình Sử (2012), Lý luận và phê bình văn học, NXB GD, Hà Nội. 26.Tạp chí Sông Hương(1989), Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận,
NXB Trẻ, Huế.
27. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Phê bình văn học của tôi, NXB Trẻ, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học trên báo chí, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
29.Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB VHTT, Hà Nội. 30.Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, NXB VH, Hà Nội.
31.Bùi Việt Thắng (2007), Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thểloại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
32.Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại: tiểu luận, phê bình văn học, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
phê bình, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
34.Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Tranh luận Văn nghệ thế kỷ XX, NXB Lao động, Hà Nội.
35.Nguyễn Huy Thệp (2007), Gạ tình lấy điểm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
36.Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
37.Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tiểu long nữ, NXB Bộ Công an Nhân dân, Hà Nội.
38.Nguyễn Huy Thiệp (1999), Như những ngọn gió, NXB VH, Hà Nội.
39.Nguyễn Huy Thiệp (1995), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
40.Nguyễn Huy Thiệp (2002), Tuổi hai mươi yêu dấu, NXB E’ditions de l’Aube, Paris.
41.Nguyễn Huy Thiệp (2005), Võ lâm ngoại sử, http://nguyenhuythiep.free.
42.Nguyễn Thị Thuỷ (2003), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện), LA.TS Ngữ văn, Hà Nội.
43.Lê Quang Trang (1996) , Dọc đường văn học: tiểu luận, phê bình, NXB VH, Hà Nội.
44.Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca (tái bản lần 4), NXB VH, Hà Nội.
45.G.N.Pôxpêlôp, Trần Đình Sử - Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch (1996),
Dẫn luận nghiên cứu văn học.
46.M. Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và giới thiệu (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
47.M.B.Khrapchenko, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lí luận và nghiên cứu văn học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
48.Milan Kundera, Nguyên Ngọc dịch (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
49.Liviu Petrescu, Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu (2013), Thi pháp Chủ nghĩa Hậu hiện đại, NXB ĐHSP, Hà Nội.
50. Lưu Hiệp, Phan Ngọc dịch (1999), Văn tâm điêu long, NXB VH, Hà Nội. 51.Một số website: - http://nguyenhuythiep.free - http://phebinhvanhoc.com.vn - http://vienvanhoc.org.vn - http://vanhocvatuoitre.com.vn …