4. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn
Trước đây, khi bàn về Thời của tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp giãi bày nhu cầu tự thân của việc đến với tiểu thuyết là khao khát tìm một sự giải thoát khỏi những bế tắc, những quẩn quanh của thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, bản thân nhà văn cũng rất mâu thuẫn khi một mặt muốn thoát khỏi loại tác phẩm tự sự cỡ nhỏ kia, mặt khác lại xem nó như tiền đề sáng tác và tiểu thuyết như là hình thức kéo dài của truyện ngắn. Điều này ít nhiều đã cho thấy giữa khao khát sáng tạo với tâm lý sáng tác của nhà văn đã có những điểm khác biệt nhất định. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc thử nghiệm tiểu thuyết ba xu của ông chưa thể thoát khỏi cái bóng của thể loại trước đó.
Như chúng ta đã biết, truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, nó hướng tới sự chắt lọc, tinh xảo trong cách dồn nén và đưa thông tin về đối tượng phản ánh để người tiếp nhận phải đọc nó một cách liền hơi. Chính vì vậy, từ cách chọn đề tài, cốt truyện đến việc xây dựng tình hống, xung đột, hệ thống nhân vật… thể loại này luôn hướng tới sự lựa chọn cô đọng và sắc nét nhất! Trong khi đó, sự phóng túng trong cấu trúc của tiểu thuyết lại cho phép nó tạt ngang, thâu nạp vào mọi lĩnh vực, các thủ pháp và thế giới nhân vật trong tính
tổng hợp phong phú nhất của nó. Soi chiếu vào thực tiễn sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, về hình thức, nhà văn luôn cố gắng tạo cho những sáng tác của mình một “dáng vẻ” của tiểu thuyết. Mỗi tác phẩm được cắt xẻ thành nhiều phần, chương với sự hiện diện của một thế giới có sự góp mặt của nhiều nhân vật, nhiều loại người và những vấn đề nóng hổi của hiện thực. Tuy nhiên, nếu khảo sát kĩ thì cách tạo dựng cốt truyện, nhân vật hay khai thác vấn đề của chúng lại thiên nhiều về tính chất thời sự, ăn ngay của truyện ngắn.
Hai tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu và Võ lâm ngoại sử so với hai tiểu thuyết còn lại có chứa nhiều tình tiết và cốt truyện phức tạp hơn. Trong đó, người viết đã chủ trương tạo ra nhiều câu chuyện nhỏ trong một cốt truyện lớn. Trong hành trình bước qua tuổi hai mươi của Khuê là những mảnh ghép về kỉ niệm tình bạn, những trò giải trí bình dân, chat, Hà Nội đêm, Nhà hát lớn, người anh trai, ma túy, thế giới ngầm… và đặc biệt là những ngày “tuột xích” khỏi gia đình của nhân vật. Nhưng những câu chuyện đó đa phần chỉ như một sự chú thích chóng vánh về những chặng đường, những cảnh, những người mà Khuê đã gặp trong suốt một năm đi bụi ấy. Thậm chí, tác giả còn cố tình cắt vụn những chi tiết trong cùng một sự kiện ra thành các chương khác nhau như sự kiện (sự kiện Khuê theo đám bạn xấu Thanh nhạn, Quyền Lỳ dùng ma túy, đua xe được nhà văn giàn ra từ chương 14 tới chương 18). Chỉ có hiếm hoi một vài chương là Nguyễn Huy Thiệp xây dựng cho nó một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh, có xung đột kịch tính và hành động (như chương 29 Xianua: kể về ngày chủ nhật đáng nhớ trong cuộc đời Khuê khi cậu dũng cảm tước lựu đạn khỏi tay Thức Kinh Kông, cứu huyện đảo thoát khỏi thảm họa sinh thái vì nhiễm độc xianua). Trong Võ lâm ngoại sử cũng vậy, mỗi một nhân vật giang hồ kiếm khách xuất hiện, nhà văn đều giành một vài chương để kể, tả nhưng đều chỉ là những hình dung rất dở dang về nhân vật. Hay hai cuốn tiểu thuyết còn lại, cốt truyện thực tế đều chỉ hời hợt xoay quanh một sự kiện giật gân đình đám trên báo chí mà thôi.
không gian, thời gian hay tính vấn đề như các thể loại khác. Trong khi đó, truyện ngắn lại cần sự cô đọng, hàm súc nên thường chọn những tình huống, sự kiện đặc biệt nhất trong cuộc đời nhân vật làm điểm tựa khai thác về số phận nhân vật ấy. Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, bức tranh hiện thực mà nhà văn tập trung khai thác đa phần lại dồn tụ vào một khoảng thời gian ngắn và đặc biệt. Tuổi 20 yêu dấu dừng lại ở một năm Khuê phiêu bạt giang hồ, Tiểu long nữ chủ yếu dừng ở giai đoạn Lương mắc hạn “tiểu long nữ”, Gạ tình lấy điểm là mấy ngày trước kì thì vớt tốt nghiệp của cô học trò Vân Dung. Trong tiểu thuyết, nhà văn có thể không nhất thiết phải tái hiện tỉ mỉ đủ mọi góc cạnh của cả cuộc đời nhân vật. Nhưng nó đòi hỏi người viết phải tạo dựng được tính điển hình cho hoàn cảnh và tính cách nhân vật để từ một số phận cá nhân có thể thấy được sự phong phú nhiều chiều của hiện thực cuộc sống. Còn nếu chỉ dừng ở việc “chọn” thời điểm để bước ngoặt để miêu tả và phát triển cốt truyện nhưng lại để ngỏ tính cách nhân vật như trên thì dù nhà văn có cố tình chia nhỏ tác phẩm thành nhiều chương, phần nó không thể xóa đi dấu vết của tư duy truyện ngắn trong đó.
Nguyễn Huy Thiệp nhận xét: “Dấu hiệu để người viết văn có thể đi xa được trong nghề chính là trí tưởng tượng phong phú. Trí tưởng tượng giúp người ta bay lên trên thực tế để mà viết”. Khuynh hướng mở rộng trường liên tưởng, tưởng tượng là một trong những thế mạnh của tiểu thuyết. Trong khi đó, truyện ngắn lại có xu hướng chắt lọc, giảm tải những phần lan man, dư thừa để chọn những tình tiết, sự kiện, con người sao cho điển hình, độc đáo và có hồn, có sức tải vấn đề nhất. Vì vậy, chọn và tỉnh lược là những thao tác cơ bản để nhà văn có thể tạo ra một truyện ngắn hoàn chỉnh, chặt chẽ. Đến với các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, ta có một cảm giác nhà văn tung ra vấn đề với phạm vi không nhỏ nhưng lại thể hiện nó bằng một sự chắp nối, cắt gọt làm cho vấn đề trở nên hạn hẹp dần. Với những dấu ấn truyện ngắn như vậy, những sáng tác trên của ông nghiêng về hình thức một truyện ngắn liên hoàn hơn là một thể loại tự sự dài hơi.
2.2.3. Độc giả và sự tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp
Trong khi nghiên cứu, bàn luận về hình thức mới của tiểu thuyết đương đại, Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại đưa ra quan niệm: “ý nghĩa đương đại sẽ có điều gì đó na ná như sự dở dang, na ná như sự bất lực, chán chường” làm cho một người xem bình thường không thể nhận ra. Do đó, ông cho rằng trong tiểu thuyết nói riêng và nghệ thuật đương đại nói chung, người nghệ sĩ làm ra tác phẩm không phải để cho “đám đông quần chúng” mà chỉ cần hướng tới một lớp người đọc cao cấp “có học” mà thôi [36;178]. Tuy nhiên, khi đứng trước thực tiễn sáng tác, những tác phẩm của ông lại chưa thực sự làm được điều đó.
Trước khi bước vào cuộc thử nghiệm tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp đã thành danh và rất nổi tiếng trong đời sống văn nghệ bởi những truyện ngắn xuất sắc của ông. Những tìm tòi, sáng tạo trên cả phương diện nội dung và hình thức của thể loại này đã mang lại cho ông một lượng độc giả đông đảo và những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi trên văn đàn trong một thời gian dài. Người đọc say sưa đi tìm Nguyễn Huy Thiệp qua từng trang viết. Có thể nói, chính không khí tiếp nhận đầy hào hứng ấy vừa là thử thách nhưng cũng là động lực để tác giả vững bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Đến với cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, sự nổi tiếng và những tuyên bố hùng hồn về tiểu thuyết của ông đã ít nhiều tạo cho công chúng một sự hồi hộp, ngóng đợi món ăn tinh thần mới người nghệ sĩ đầy cá tính và quyết liệt ấy. Nhưng thực tiễn sáng tác lại cho độc giả một câu trả lời lạc điệu và hẫng hụt. Ở Võ lâm ngoại sử ta không tìm thấy sự kịch tính cho trần thuật và cốt truyện. Hình thức mỗi chương đều có đề từ và lời dẫn chuyển rất đặc thù của tiểu thuyết chương hồi “muốn biết câu chuyện diễn biến thế nào hồi sau sẽ rõ” nhưng thực tế trong mỗi câu chuyện nhỏ của từng chương đều rất tẻ nhạt, không có tính xung đột hay cao trào để thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Cái nổi bật xuyên suốt tác phẩm chỉ là một giọng điệu mỉa mai, bỡn cợt của tác giả về những nhân vật được nhắc tới trong đó.
Hay trong ba tác phẩm còn lại, công chúng cũng rất háo hức đón đợi một thử nghiệm nghệ thuật của riêng Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện “tuột xích” đi bụi của một cậu ấm cô chiêu không có gì xa lạ với thời đại của chúng ta, sự kiện quan chức đồi bại hiếp dâm trẻ em, thầy giáo tha hóa ép sinh đổi tình lấy điểm đều là tin tức đã từng đăng tải trên các thông tin đại chúng. Cái mà độc giả hi vọng là một cách nhìn, một cách cảm riêng của nhà văn về những câu chuyện đời thường ấy. Nhưng họ đều ngỡ ngàng trước sự dễ dãi, đơn giản trong nội dung và hình thức tác phẩm.
Quan sát phản ứng tiếp nhận từ phía công chúng về tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp ta thấy một bức tranh khá ảm đạm và tẻ nhạt. Trên văn đàn không có bất cứ cuộc tranh luận văn nghệ nào nổ ra về tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp như giai đoạn ông viết truyện ngắn. Ngoài những bài điểm sách giới thiệu đôi nét về các tiểu thuyết của nhà văn ra hầu như đời sống tiếp nhận đã lãng quên cây bút từng lừng lẫy một thời. Ngay cả giới nghiên cứu lý luận, phê bình là những “độc giả cao cấp”, có gu thẩm mĩ đặc biệt cũng tỏ ra khá thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc thử nghiệm này.
Nhà phê bình Trần Thiện Khanh (Viện Văn học Việt Nam) trong bài viết
Tiểu thuyết ba xu khuynh loát thị trường? (đăng trên báo điện tử:
http://thethaovanhoa.vn/ ngày 23/2/2007) đã không ngần ngại bộc lộ quan niệm thất vọng của mình về tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp. Ông không đánh giá cao những sáng tác này. Người viết cho rằng sự “sa ngã”, “thái độ thỏa hiệp, thực dụng, viết theo đơn đặt hàng” là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà văn, biến những sáng tác của ông thành thứ mua vui rẻ tiền, làm “phiền lòng” người đọc.
Trong bài viết Về dòng tiểu thuyết "thân xác" trong văn học Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI của Bùi Việt Thắng (nguồn: Văn hóa Nghệ An, đăng trên trang điện tử: http://phongdiep.net/ ) người viết cũng có đề cập tới 2 trong số 4 tiểu thuyết nêu trên của Nguyễn Huy Thiệp là cuốn Tiểu long nữ và Gạ tình lấy điểm. Trong đó, tác giả ít nhiều có sự bênh vực, cảm thông cho cuộc
những khó nhọc của nhà văn nhưng vẫn không thể khỏa lấp sự thất bại trong cuộc thử nghiệm này: “Tuy tác giả thừa nhận đây là loại “tiểu thuyết ba xu”, viết nhanh để kiếm tiền (và nếu kiếm tiền thì cũng chính đáng vì bằng sức lao động của bản thân), nhưng đọc kĩ vẫn thấy những nỗi niềm trăn trở trước nhân tình thế thái, thấy có những cơn xúc động ngấm ngầm, và đôi khi biết đâu, tác giả đã gạt thầm nước mắt trước cảnh đời đen bạc đã khiến cho nhiều người tốt sa cơ lỡ vận!”
Đa phần công chúng đều tỏ ra thất vọng và thờ ơ với tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp, chỉ có những người bạn trong nghề là ít nhiều có sự quan tâm, chia sẻ với những thất bại trong những sáng tác này của nhà văn: Bảo Ninh cho rằng Nguyễn Huy Thiệp viết tiểu thuyết chỉ nhằm khẳng định mục đích giải trí, muốn phân biệt chúng với những sáng tác nghiêm trang và có nhiều thành tựu trước đây. Đỗ Tiến Thụy bênh vực nhà văn ở góc độ dám nghĩ, dám làm: “Khi chuyển sang viết tiểu thuyết ba xu, ông thẳng thắn tuyên bố: tôi viết vì tiền, những cuốn sách này chỉ có tác dụng giải trí. Ở góc độ đó, Nguyễn Huy Thiệp đạt đến tầm thiền khi ý thức rất rõ việc làm của mình. Thế còn hơn là có những nhà văn đi viết báo lá cải nhưng không dám ký tên thật. Còn độc giả, nếu cảm thấy không chấp nhận được sự chuyển hướng của ông thì đơn giản là đừng đọc nữa”. Võ Thị Hảo lại tri nhận một thực tế phũ phàng về “thời” và quy luật thăng - giáng của người nghệ sĩ: “Trong cuộc đời, có những khoảnh khắc người ta làm nên kỳ tích, nhưng sau đó lại phải trở về với đời thường. Anh hoa của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp đã hết thời phát tiết. Và trong một giai đoạn nhất định, ông đã có những đóng góp không thể phủ nhận đối với nền văn học Việt Nam. Hãy ghi nhận cống hiến của ông ở thời điểm đó và làm quen với những gì đang xảy ra. Đó là chuyện bình thường, không có gì phải lên án” (Bạn văn nói về “tiểu thuyết ba xu” của Nguyễn Huy Thiệp
- đăng trên mục tin tức giải trí, trang báo điện tử: http://vnexpress.net ngày 21/6/2007)…
Thiệp, thực tế vẫn có những quan điểm, ý kiến khác nhau về cuộc thử nghiệm này. Trong đó, giới độc giả cao cấp (nhà văn, nhà nghiên cứu) có thể chia sẻ, cảm thông với những cố gắng của ông nhưng từ phía công chúng đó vẫn là một sự thất bại không thể chối cãi. Bởi cái mà người đọc thông thường hướng tới không phải những vấn đề lý thuyết vĩ mô mà là giá trị tư tưởng và nghệ thuật của chính những sáng tác ấy. Tiểu thuyết là thể loại có nguồn gốc từ những câu chuyện “nôm na”, “mách qué” và có thế mạnh vì hướng tới thị hiếu thẩm mĩ của công chúng đám đông. Song với 4 tác phẩm nêu trên của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn lại đánh mất dần chính thế mạnh riêng ấy của thể loại.
Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - CUỘC THỬ NGHIỆM NGHỆ THUẬT BẤT THÀNH
Thông thường, có vô vàn con đường để chúng ta đi nghiên cứu đời sống văn nghệ, trong đó, đa phần nó đều xuất phát từ những thành công, đóng góp trên bình diện sáng tác của tác giả. Với luận văn này, chúng tôi cũng khảo sát về hành trình sáng tạo, thử nghiệm của một hiện tượng văn học ở mặt chuyển đổi thể loại trong sáng tác. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu đó lại hết sức nhạy cảm và đầy thách thức bởi tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp là một cuộc thử nghiệm không thành công! Thiết nghĩ, an toàn là một lối đi thuận theo những cái quen thuộc, những “nếp” đã được ghi nhận và khẳng định qua thành quả của những người đi trước. Nhưng văn học là thế giới của cảm hứng, cái đẹp và những thách thức về sự tìm tòi, sáng tạo. Chính vì vậy, dẫu biết mình đang bước ngược lại dòng chảy êm đềm chắc chắn sẽ phải những cuộn sóng sô cản... Song, với bài viết này, chúng tôi vẫn vững tin rằng mình đang cố gắng hết sức để phân tích, lý giải và góp nhặt về những bài học vô giá ẩn sau một cuộc thử nghiệm nghệ thuật mà nhà văn đã mạnh dạn dấn thân dù nó không đạt thành công như mong đợi.
3.1. Bối cảnh và diện mạo chung của nền văn học đƣơng đại
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tượng tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Sẽ thật thiếu sót khi ta nghiên cứu cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của ông mà không trả cho những tác phẩm ấy môi trường nghệ thuật mà chúng sinh ra.
Sau một khoảng thời gian dài trường kì khánh chiến chống thực dân Pháp đô hộ và đế quốc Mĩ xâm lược, năm 1975, nước ta đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, giang sơn thu về một mối. Trong không khí ấy, Đảng, Nhà nước