CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XKLĐ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 60 - 63)

Mục tiêu của Tỉnh là trong 5 năm (2006 – 2010) phấn đấu đưa 5.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn) sang thị trường lao động các nước Châu Á trong đó tập trung cho thị trường Malaysia. Bình quân mỗi năm xuất khẩu 1.000 lao động (có chính sách để tạo điều kiện người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer tham gia đi làm việc ở nước ngoài).

Căn cứ vào thực trạng XKLĐ của Tỉnh trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến hoạt động có thể thiết lập được ma trận SWOT như sau:

1. Ma trận SWOT đối với hoạt động XKLĐ của Trà Vinh

Cơ hội (O) Đe doạ (T)

1. Thị trường nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động lớn

2. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước 3. Chính sách hỗ trợ vốn XKLĐ 4. Chính sách đào tạo nghề miễn phí 5. Có văn phòng đại diện ở Malaysia 1. Uy tín người lao động bị giảm 2. Lao động nước ngoài có trình độ cao

3. Đưa người lao động ra nước ngoài qua nhiều môi giới

4. Môi trường sống và làm việc ở nước ngoài lộn xộn, không ổn định Điểm mạnh (S) S + O S + T 1. Một bộ phận người dân có sự quan tâm và có nhu cầu đi XKLĐ

2. Lao động cần cù, nhiệt tình, ham học hỏi 3. Được sự quan tâm của các ban ngành chức năng của Tỉnh S1, S2, S3 + O1, O2, O3, O4 → Mở rộng thị trường XKLĐ S1, S2, S3 + T1,T2 → Chú trọng công tác tuyển chọn lao động Điểm yếu (W) W + O W + T 1. Chất lượng lao động thấp còn thấp 2. Nhận thức của người dân về XKLĐ chưa cao. 3. Ngân sách tỉnh hỗ trợ XKLĐ còn hạn hẹp 4. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng 5. Giáo dục định hướng, dạy ngoại ngữ cho người lao động còn nhiều bất cập

W1, W3 + O1, O2, O3, O5

→ Giữ vững các thị trường truyền thống

W1, W2,W5 + O1, O2, O4

→ Đầu tư vào công tác đào tạo

W1, W3,W4 ,W5 + T3,T4

→ Liên kết với các công ty XKLĐ có năng lực W2,W4 + T1

→ Liên kết đẩy mạnh thông tin tuyên truyền

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, đòi hỏi Tỉnh phải thực hiện những biện pháp sau nhằm khắc phục các khó khăn hoàn thành mục tiêu đã đề ra:

2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ tỉnh Trà Vinh2.1. Giữ vững thị trường XKLĐ truyền thống 2.1. Giữ vững thị trường XKLĐ truyền thống

Chính sách của Tỉnh về XKLĐ là nhằm giải quyết việc làm cho những lao động chưa có hoặc thiếu việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn (ưu tiên cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và gia đình Khơme). Nhưng nhìn chung, những lao động này phần lớn có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, hoặc có chuyên môn nhưng trình độ không cao. Bên cạnh đó vì nguồn ngân sách cho vay đi XKLĐ của Tỉnh còn hạn hẹp. Do đó, Tỉnh nên ưu tiên lựa chọn những thị trường với mức chi phí bỏ ra thấp có nhu cầu về lao động phù hợp với những lao động này.

Hình 12: Lưới trình độ người lao động/thị trường XKLĐ

Hiện nay, thị trường XKLĐ chủ yếu là Malaysia. Thị trường này có nhu sử dụng lao động lớn trong nhiều lĩnh vực có yêu cầu trình độ phù hợp và chi phí thấp. Đây là cơ hội tốt cho một bộ phận lớn người lao động nghèo tại địa bàn nông thôn đến làm việc tại Malaysia, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Malaysia hiện tại và

Thị trường với chi phí

Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp T n h đ la o đ ộn g

trong tương lai còn rất lớn. Do đó cần phải giữ vững thị trường này. Bên cạnh đó là thị trường như Đài Loan cũng có nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vức phù hợp với trình độ của người lao động Tỉnh như cơ khí, may mặc, điều dưỡng... với chi phí bỏ ra ở mức trung bình.

Để giữ vững thị trường thì một vấn đề quan trọng phải thực hiện đó là giữ vững uy tín lao động. Lao động Trà vinh được nhiều chủ sử dụng có thiện cảm và đánh giá tốt. Tuy nhiên vừa qua đã xảy ra một số sự việc đáng tiếc tại Malaysia (lao động vi phạm hợp đồng, quấy rối trật tự…). Để tránh những trường hợp như vậy cũng như tạo uy tín cho lao động Trà Vinh cần phải chú trọng từ công tác thông tin tuyên truyền, tuyển chọn lao động, giáo dục định hướng cũng như việc quản lí người lao động ở nước ngoài. Để thực hiện cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo XKLĐ Tỉnh, địa phương và các đơn vị XKLĐ. Hiện nay, chúng ta đã có văn phòng đại diện tại Malaysia, đây là một điều kiện thuận lợi giúp khai thác, nắm thông tin thị trường, đồng thời chăm lo đời sống, tinh thần cho người lao động và kịp thời xử lí những vấn đề phát sinh trong tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

2.2. Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn cho người lao động

Cần quán triệt thông suốt tư tưởng trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã-phường-thị trấn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo đồng thời xây dựng được lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong tương lai.

Mục đích của công tác thông tin tuyên truyền: thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w