Công tác tuyển dụng, giáo dục định hướng, dạy nghề

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 44 - 46)

- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại với mức cho vay 80% tổng chi phí

6. Các kết quả đã đạt được

6.2. Công tác tuyển dụng, giáo dục định hướng, dạy nghề

Nhờ làm tốt công tác vận động và tư vấn cho người lao động, thời gian qua đã có một số lượng đáng kể người đăng kí tham gia XKLĐ. Năm 2003 là 919 người, năm 2004 là 959 người, năm 2005 là 947 người. Đặc biệt tại các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, mỗi năm đều có trên 100 lao động đăng kí.

Bảng 9: SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐĂNG KÍ ĐI XKLĐ, GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG VÀ DẠY NGHỀ NĂM 2003 - 2005

Đơn vị tính: người

STT Năm 2003 2004 2005

Đăng kí Giáo dục Đăng kí Giáo dục Đăng kí Giáo dục

1 Cầu Ngang 273 78 157 111 263 263 2 Tiểu Cần 117 23 92 90 187 165 3 Châu Thành 181 56 145 118 165 160 4 Trà Cú 110 47 103 131 106 99 5 Càng Long 116 11 117 84 95 85 6 Cầu Kè 121 46 295 226 55 49 7 Duyên Hải 22 1 43 34 24 24 8 TX Trà Vinh 15 3 7 10 52 51 Tổng 919 265 959 804 947 896

Nguồn: Báo cáo XKLĐ năm 2003 – 2005 của Sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội Trà Vinh

Thời gian đầu tuy số lượng người đăng kí đi làm việc ở nước ngoài nhiều nhưng trình độ học vấn của đa số người lao động ở hầu hết các địa phương chưa

đáp ứng yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài nên họ muốn đi mà không trúng tuyển. Cụ thể năm 2003, số lượng người trúng tuyển được giáo dục định hướng chỉ chiếm khoảng 28,8 % số đăng kí. Bên cạnh đó, trong số những người được tuyển này lại chỉ có 70,6 % là hoàn thành đến cuối khóa học. Nguyên nhân chủ yếu là do trong số lao động đăng kí phần lớn rơi vào những hộ nghèo khó không đủ khả năng về tài chính để tham gia hết khóa học giáo dục định hướng và dạy nghề. Thời gian gần đây, tỉ lệ người được tuyển dụng so với số lao động đăng kí đã tăng dần lên, năm 2004 là 83,6%, năm 2005 là 94,65%. Được như vậy cũng là nhờ vào công tác tư vấn, thông tin về XKLĐ ngày càng cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là những thông tin về điều kiện, yêu cầu của các nhà tuyển dụng giúp cho người lao động hiểu về XKLĐ và tham gia đăng kí đi XKLĐ.

Kết quả điều tra phỏng vấn 278 người đăng kí đi XKLĐ, thì có 276 người trả lời; trong đó có 45,3 % trả lời rằng biết khá rõ về XKLĐ. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ những người này trả lời rằng không biết rõ lắm hoặc chỉ biết đôi chút về XKLĐ (44,2%). Điều này cho thấy công tác tư vấn, thông tin về XKLĐ tuy đã được quan tâm, đẩy mạnh nhưng vẫn chưa thực sự giúp người dân có một nhận thức rõ ràng về XKLĐ. Đây là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh. Nếu người lao động không nhận thức đúng về XKLĐ thì có thể gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí có thể có những hành vi không đúng, làm thiệt hại cho chính bản thân mình, cho gia đình và làm ảnh hưởng đến uy tín của người lao động cả nước. Thời gian vừa qua tại Malaysia, đã xảy ra trường hợp vài người lao động Trà Vinh vi phạm nội quy hợp đồng, thậm chí vi phạm pháp luật nươc bạn, gây rối trật tự dẫn đến việc bị trả về nước. Để tránh tình trạng này công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển dụng, và đặc biệt là công tác giáo dục định hướng cần phải đi sâu, đi sát hơn nữa, giáo dục tư tưởng và hành vi đúng đắn cho người lao động .

Hình 7: Biểu đồ mức độ nhận thức về XKLĐ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w