Công tác thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 41 - 44)

- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại với mức cho vay 80% tổng chi phí

6. Các kết quả đã đạt được

6.1. Công tác thông tin, tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng tác động đến người lao động, mục đích làm cho họ hiểu rõ đi XKLĐ là đi làm việc để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật quốc gia tiếp nhận lao động, bảo vệ uy tín cho lao động Trà Vinh nói riêng và cho lao động Việt Nam nói chung.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với hoạt động XKLĐ, Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng lao động đã có những hoạt động thiết thực nhằm cung cấp thông tin về XKLĐ đến người lao động.

- Năm 2005, Sở đã kí hợp đồng với Đài phát thanh và truyền hình phát sóng 45 lần thông tin quảng cáo về XKLĐ, phát gần 40.000 tờ rơi quảng cáo về tận khóm ấp, phát hành 3.600 tập san về thông tin lao động việc làm gửi đến các tổ chức hội đoàn thể 8 huyện thị và 102 xã, phường, thị trấn.

- Tại các địa phương, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể thường xuyên tổ chức các cuộc họp mặt người lao động và gia đình họ để vận động, tư vấn về XKLĐ. Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng và XKLĐ phối hợp với phòng tổ chức lao động và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều cuộc họp mặt tư vấn trực tiếp cho người lao động.

Nhờ các biện pháp tích cực trên, công tác thông tin về XKLĐ đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua điều tra thực tế thì trong 628 người lao động (350 lao động phổ thông và 278 lao động đăng kí đi XKLĐ) trả lời về mức độ tiếp cận thông tin về XKLĐ thì có đến 52,5 % trả lời là nghe thường và 24,7 % trả lời là nghe rất thường. Đối với lao động đăng kí đi XKLĐ thì tỉ lệ nghe nói về XKLĐ ở mức độ thường và rất thường rất cao 96,4 %. Đối với lao động phổ thông thì chỉ có một số ít (8,2 %) là chưa nghe nói về XKLĐ. Như vậy có thể nhận thấy thông tin về XKLĐ đã đến với đại đa số người lao động. Từ đó có thể giúp họ hiểu nhiều và có cái nhìn đúng đắn về XKLĐ.

Bảng 7 : MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ XKLĐ

Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%)

1 Chưa nghe nói đến 32 8,2 - - 32 5,1

2 Thỉnh thoảng có nghe 101 28,1 10 3,7 111 17,7

3 Có nghe thường 125 11,5 205 73,6 330 52,5

4 Nghe rất thường 92 52,2 63 22,7 155 24,7

Tổng 350 100,0 278 100,0 628 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế

Hình 6: Biểu đồ các nguồn cung cấp thông tin về XKLĐ đến người lao động

Bảng 8: CÁC NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ XKLĐ Nguồn thông tin LĐ phổ thông LĐ đăng ký Tổng

Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%)

Các phương tiện truyền thông 251 71,7 185 66,5 436 37,6

Trung tâm giới thiệu việc làm 97 27,7 278 100,0 372 32,1

Bạn bè 74 21,1 109 39,2 183 15,8

Người thân trong gia đình 36 10,3 65 23,4 101 8,7

Các hiệp hội địa phương 24 6,9 23 8,3 47 4,1

Nguồn khác 8 2,3 12 4,3 20 1,7

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế

Người lao động biết về XKLĐ thông qua các phương tiện truyền thông (tivi, báo chí, internet, báo chí, tờ rơi…), các công ty, trung tâm dịch vụ việc làm, bạn bè, người thân, các tổ chức đoàn thể ở địa phương… Kết quả điều tra thực tế cho thấy phần lớn người lao động biết đến XKLĐ nhờ các phương tiện truyền

thông. Để đẩy mạnh công tác thông tin về XKLĐ thì Tỉnh nên chú trọng dựa vào các phương tiện truyền thông là chủ yếu vì đây là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, trung tâm, các công ty dịch vụ việc làm của Tỉnh cũng giữ một vai trò quan trọng trong tuyên truyền tư vấn về XKLĐ, đặc biệt đối với các lao động có nhu cầu việc làm, vì vậy cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì nguồn thông tin từ các hiệp hội, tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…) chiếm tỉ lệ rất thấp, 4,1 % trong số các ý kiến trả lời. Từ đó có thể nhận thấy là các hiệp hội, tổ chức đoàn thể ở địa phương vẫn chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền về XKLĐ đến người lao động.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w