Việc cấp giấy phép kinh doanh

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 29)

II. KINH NGHIỆM XKLĐ CỦA PHILIPPIN VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1 Kinh nghiệm trong việc XKLĐ và quản lí lao động ở ngoài nước của

1.4. Việc cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp mới thành lập phải chứng minh khả năng kinh doanh của mình thông qua việc phải đưa được từ 50 – 100 lao động hoặc nhiều hơn trong năm đầu, nếu không sẽ không được cấp giấy phép.

Doanh nghiệp khi thành lập phải kí quỹ vào ngân hàng thương mại. Chính phủ quản lí khoản tiền này nhằm mục đích: nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi nhưng không đảm bảo các điều kiện cần thiết cho họ, thu phí của nguời lao động quá cao, hoặc khi Chính phủ phát hiện doanh nghiệp đã thu lợi quá mức so với mức trung bình làm cho người lao động không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động khi chưa hết hạn thì Chính phủ sẽ lập tức điều tiết khoản tiền này để trả lại cho người lao động.

Một điểm nữa trong việc sử dụng tiền đặt cọc là nếu người lao động làm việc ở nước ngoài không được chủ sử dụng lao động thanh toán đúng hợp đồng thì doanh nghiệp phải đàm phán, yêu cầu chủ sử dụng lao động thanh toán cho họ. Nếu việc đàm phán không thành thì khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp sẽ được chuyển cho nguời lao động sẽ được chuyển cho người lao động để bù vào khoản tiền mà chủ sử dụng lao động không trả cho họ. Để tránh trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp rất thận trọng trong việc chọn đối tác. Họ luôn tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua việc giới thiệu những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và những chủ sử dụng lao động có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w