- Các chính sách của Nhà nước về XKLĐ…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trà Vinh là một tỉnh nghèo, với dân số trên 1 triệu người, trong đó dân tộc Kh.mer chiếm đến 30 %, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm cao (hơn 11% ở vùng nông thôn). Từ lâu Tỉnh đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân, đồng thời cũng góp phần đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trở về xây dựng Tỉnh nhà. Từ đó đã có sự quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian qua, công tác XKLĐ của Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thực trạng XKLĐ của Trà Vinh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trước hết, lao động của Trà Vinh tuy dồi dào nhưng chủ yếu lại là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Tỉnh lại có giới hạn không đủ hỗ trợ cho nguời lao động tham gia đi XKLĐ. Chính vì thế mà có thể nhận thấy là công tác XKLĐ của Tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh. Thị trường XKLĐ chủ yếu là Malaysia, một thị trường không đòi hỏi cao về trình độ, chi phí ban đầu thấp.
Hoạt động XKLĐ là một lĩnh vực nhạy cảm và vô cùng khó khăn vì nó liên quan đến yếu tố con người. Đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng phải đảm bảo đời sống và điều kiện làm việc của họ ở nước ngoài. Thực tế cho thấy đã có nhiều vấn đề nảy sinh trong hoạt động XKLĐ. Nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết thì về lâu dài hoạt động XKLĐ của Tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
II. KIẾN NGHỊ