THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH 1 Quan điểm của Tỉnh về XKLĐ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 38 - 41)

1. Quan điểm của Tỉnh về XKLĐ

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của XKLĐ, tỉnh Trà Vinh đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác XKLĐ. Quan điểm của Tỉnh: Quán triệt thông suốt tư tưởng trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã-phường-thị trấn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo đồng thời xây dựng được lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong tương lai.

2. Các ban ngành của Tỉnh tham gia vào công tác XKLĐ

Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn do đại diện lãnh đạo UBND làm trưởng ban và thủ trưởng ngành lao động thương binh và xã hội làm phó ban thường trực, thủ trưởng ngành công an làm phó ban, thủ trưởng các ban ngành chức năng liên quan là uỷ viên.

Sở Lao động Thương binh & Xã hội chỉ đạo chặt chẽ các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức giáo dục dịnh hướng và đào tạo nghề cho người lao động bảo đảm chất lượng nguồn lao động theo yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động trong nước và các Cty xuất khẩu lao động. Tổng hợp tình hình thực hiện dự án báo cáo về Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ.

Ngành Văn hoá Thông tin, Báo, Đài: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về công tác dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động đến người dân.

Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính -Vật giá đề xuất các giải pháp về vốn và chính sách cho vay.

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn cơ chế cho vay, lãi suất cho vay và thực hiện cho vay, thu hồi nợ.

Ngành Công an thông báo các thủ tục, các khoản phí phải nộp, thời gian hoàn thành và cấp hộ chiếu theo yêu cầu của Cty xuất khẩu lao động.

Ngành Y tế: Tổ chức việc khám sức khoẻ cho người lao động theo yêu cầu của Công ty xuất khẩu lao động.

3. Những đơn vị tham gia vào XKLĐ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 đơn vị tham gia tư vấn, tuyển dụng, giáo dục định hướng, dạy nghề, cung ứng lao động cho các đơn vị xuất khẩu lao động

• Trung tâm Dịch vụ việc làm • Trường Dạy nghề

• Công ty TNHH giới thiệu việc làm An Phú • Cty TNHH giới thiệu việc làm Việt Chiến

7 đơn vị xuất khẩu lao động của Trung ương và tỉnh bạn trực tiếp tham gia đưa người lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

• Công ty xuất nhập khẩu lương thực Trà Vinh (IMEX Trà Vinh) • Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia MILACO

• Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia HITECO

• Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp các tỉnh phía Nam (COOPIMEX)

• Công ty XKLĐ thương mại và du lịch SOVILACO

• Công ty Kinh doanh Sản xuất Sài Gòn - Daklak (SADACO)

4. Mô hình liên kết XKLĐ

Hình 5: Sơ đồ mô hình liên kết XKLĐ trong tuyển dụng lao động

(1) Căn cứ vào các hợp đồng đã kí kết với nước ngoài, các công ty XKLĐ thông báo kế hoạch, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, chi phí, tiền lương, và các thông tin cần thiết khác cho Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ tỉnh.

(2) Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo điều phối địa bàn tuyển dụng xuống các huyện, thị xã và chỉ định các đơn vị tổ chức giáo dục định hướng và đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của các công ty XKLĐ.

(3) Căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ, UBND và Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ huyện, thị xã phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị cung ứng lao động, các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ) thông báo công khai các điều kiện, tiêu chuẩn, chi phí, tiền lương… đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyên truyền để người lao động đăng kí

Công ty XKLĐ (1) Người lao động (6) (5) (4) (3) (2) Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Đơn vị cung ứng LĐ Địa phương

tham gia XKLĐ, họp dân bình nghị, xét chọn đối tượng theo tiêu chuẩn tuyển dụng của các công ty XKLĐ

(4) Người lao động đăng kí đi XKLĐ tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc các trung tâm, công ty giới thiệu việc làm.

(5) Lập danh sách báo cáo về Ban chỉ đạo tổng hợp

(6) Thông báo cho công ty XKLĐ trực tiếp đến phỏng vấn và tuyển chọn Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị đào tạo: căn cứ vào nhu cầu tuyển lao động của các công ty XKLĐ phối hợp với UBND xã, phường thị trấn tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng và đào tạo nghề đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn lao động cung ứng và hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cần thiết cho người lao động.

5. Các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tỉnh có quỹ hỗ trợ tài chính đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia xuất khẩu lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên đối người lao động thuộc diện hộ nghèo, diện chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer.

- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % chi phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w