1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

142 947 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 543,5 KB

Nội dung

Tháng 08/1988, vẫn Hoàng Ngọc Hiến, ông viết: T duy tiểu thuyết và folklore hiện đại, nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có đoạn: “Lòng nhân ái truyền thống có th

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh

-***** -Nguyễn Mạnh hà

T duy tiểu thuyết trong truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Trang 2

T duy tiÓu thuyÕt trong truyÖn ng¾n

NguyÔn Huy ThiÖp

Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam

M sè: 60.22.34 ·

luËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n

Ngêi híng dÉn khoa häc: pgs.ts §inh TrÝ Dòng

Vinh – 2009

Trang 3

Hµ TÜnh, ngµy 16/12/2009.

T¸c gi¶

Trang 4

Mục lục

Trang

Mở đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Phơng pháp nghiên cứu 10

5 Đối tợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10

6 Cấu trúc luận văn 10

Chơng 1 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1986 11

1.1 Khái niệm t duy tiểu thuyết 7

1.2.Nguyễn Huy Thiệp - gơng mặt nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 8

Chơng 2 Những biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 33

2.1 Một thế giới hiện thực trần trụi, mang đậm chất văn xuôi 33

2.2 Rút ngắn khoảng cách trần thuật 74

2.3 Giọng điệu và ngôn ngữ 84

2.4 Tính chất đa thanh trong tổ chức văn bản 89

Chơng 3 Tổ chức văn bản - một phơng diện độc đáo thể hiện t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 91

3.1 Khái niệm văn bản 91

3.2 Đặc điểm tổ chức câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .92 3.3 Những dạng thức tổ chức văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .95

3.4 Văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ phong cách .103 kết luận 121

Tài liệu tham khảo 123

Phụ lục 137

Trang 5

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nguyễn Huy Thiệp là hiện tợng văn học xuất hiện sau 1975 ở Việt Nam Hiện tợng văn học này dầu đã đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên dới một cái nhìn có tính hệ thống, có khả năng bao quát để làm bật rõ thực chất Nguyễn Huy Thiệp (con đờng tiếp cận từ góc độ t duy có thể nói là khả quan nhất) vẫn cha thấy có, ngoại trừ luận văn của Lê Thanh Nga - nhìn Nguyễn Huy Thiệp dới góc độ trần thuật

1.2. T duy tiểu thuyết là khái niệm xuất hiện nhiều trong nghiên cứu - phê

bình văn học Nhng, theo những tài liệu mà chúng tôi đọc đợc, hiện vẫn cha có một sự minh định cần thiết nào Hầu hết mọi ngời đều tạm ngầm quy ớc với nhau Xác định đề tài, trớc hết chúng tôi muốn xác lập các bình diện của khái niệm và lựa chọn Ngụyễn Huy Thiệp - một tác giả theo chúng tôi thể hiện khá rõ

t duy tiểu thuyết làm đối tợng phân tích Khi tiến hành nghiên cứu tác giả Nguyễn Huy Thiệp dới góc nhìn này, cũng là để rõ thêm về khái niệm

1.3 Từ chỗ triển khai các nội dung quan trọng trong khuôn khổ của đề tài,

đề tài còn hớng tới một hớng đi thông thoáng trong việc nghiên cứu các tác giả sau 1975, đặc biệt là các tác giả văn xuôi

2 Lịch sử vấn đề

Trong không khí các nhà văn đang hoà mình vào ngày hội tng bừng của

đất nớc những năm đổi mới, đang nô nức kiếm tìm một hớng đi cho sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp lặng lẽ xuất hiện giữa làng văn nh một sự tuyên chiến với “nghệ thuật kinh viện” Mở đầu - tính sự ghi nhận “Nguyễn Huy Thiệp”, tháng 06 năm 1987, Tớng về hu ra mắt độc giả trên báo Văn nghệ đã đa

tên tuổi tác giả vào một “tầm ngắm” quan tâm đặc biệt Giữa lúc ngời đọc cha hết bàng hoàng, sửng sốt thì trên tờ báo quen thuộc, ông cho đăng liên tiếp các truyện: Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Chút thoáng Xuân Hơng, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Điều đặc biệt đối với sáng của Nguyễn

Huy Thiệp là: “càng viết d luận càng mạnh, truyện cha ra thì ngời đọc đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì tranh nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng nh chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện Văn…

đàn thời đổi mới đã khởi sắc bỗng khởi sắc hẳn.” [134, 06] Trong quá trình bình phẩm về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ít hoặc nhiều ngời ta đã đề cập đến vấn

Trang 6

đề t duy tiểu thuyết Bởi lẽ, t duy tiểu thuyết - một khái niệm của hệ hình (paradigme) t duy, chỉ xuất hiện dới thời hiện đại (Milan Kundera) Nguyễn Huy Thiệp có đợc may mắn sống dới thời điểm thời đại mới mở ra, cách viết của ông thể hiện rõ sự thay đổi trong t duy về nghệ thuật, về cách nhìn đối với cuộc đời; một khi t duy thay đổi thì sự mã hoá t duy đó, tức ngôn ngữ, cũng phải thay đổi theo (ngôn ngữ là sự trực tiếp của t tởng - V.I Lenin; ngôn ngữ là nơi ẩn chứa nhãn quan, nơi chuyển tải mạch ngầm t tởng, thái độ của ngời sáng tạo (ý của F

de Saussure)) Khi tìm hiểu tác phẩm, ngời tìm hiểu không có con đờng nào khác ngoài việc thông qua lớp vỏ ngôn ngữ, do đó, ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, ngời tìm hiểu đã đề cập đến vấn đề t duy của ngời sáng tạo Việc tìm hiểu t-

ơng tự đối với sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng không ngoại lệ

Đối với việc tìm hiểu t duy tiểu thuyết, ở đây áp dụng cho trờng hợp Nguyễn Huy Thiệp, theo chúng tôi có hai con đờng đi đến kết luận: thứ nhất, đó

là cách tìm hiểu trực tiếp t tởng nhà văn, đại khái muốn nói rằng “nó muốn nói gì vậy” (Đặng Anh đào) thông qua thế giới của nó, thái độ của nó là nh thế nào; thứ hai, tìm hiểu gián tiếp, thông qua các tín hiệu, các thủ pháp mà nó (nhà văn - một từ trung tính) sử dụng (những thủ pháp đó là có sự thay đổi so với trớc đây)

Dĩ nhiên cách phân chia nh thế chỉ mang tính chất tơng đối, thậm chí, nếu sát sao có thể cho là khập khiễng, vì khi đề cập vấn đề thứ nhất là đề cập liên quan

đến vấn đề thứ hai và ngợc lại Tuy nhiên, để dễ hình dung và thể hiện phần nào

đó sự rạch ròi chúng tôi vẫn mạnh dạn tiến hành Các ý kiến đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp, nh đã nói, ít nhiều đều đề cập đến t duy tiểu thuyết, về cơ bản đã đợc nhà báo Phạm Xuân Nguyên tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp Thế

nhng, chúng tôi không đủ điều kiện để xem xét hết tất cả các ý kiến (hơn nữa cũng rất nhiều ý kiến cục bộ chỉ tìm hiểu riêng từng tác phẩm) mà chỉ chọn lọc một số tiêu biểu

- Về con đờng thứ nhất:

Mở đầu là bài Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (09/1987) của

Hoàng Ngọc Hiến - ngời có công giới thiệu Nguyễn Huy Thiệp Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã mạnh dạn chỉ ra bản chất “ngời” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Theo ông đó là con ngời của cuộc sống hôm nay “sòng phẳng, tính toán phân minh”, nhng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp ẩn kín Nói nh thế có nghĩa là

Hoàng Ngọc Hiến đã cho thấy tác giả Nguyễn Huy Thiệp mô tả thế giới đang diễn ra, cái hiện tại cha hoàn thành Từ cách nhìn nhận đó, Hoàng Ngọc Hiến đi tới xây dựng khái niệm “Thiên tính nữ” đề cao “cái tâm” ngời viết Quan điểm

này về sau “đợc” Nguyễn Đăng Mạnh đối thoại (dới một hình thức đính chính mềm mỏng) bằng một bài viết đăng trên TC Cửa Việt năm 1992 Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định, cái con ngời mà Nguyễn Huy Thiệp cần tìm đến đó là con ng-

ời hồn nhiên, “vô sự với tạo hoá”

Trang 7

Tháng 08/1988, vẫn Hoàng Ngọc Hiến, ông viết: T duy tiểu thuyết và folklore hiện đại, nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó

có đoạn: “Lòng nhân ái truyền thống có thể gói gọn trong một câu: “Hãy thơng yêu đồng loại” nhng lòng nhân ái hiện đại cũng nh những tình cảm hiện đại khác

- chứa chất nghịch lí: “Không đợc thơng con ngời” nhng “Không thể không

th-ơng con ngời”” [134, 356] Trên cơ sở áp dụng lí thuyết của M Bakhtin, ông cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã dùng t duy tiểu thuyết để xây dựng các nhân vật lịch

sử khiến họ không có khoảng cách với ngời viết dù đó là Gia Long hay Nguyễn Huệ Bằng việc chỉ ra những bỗ bã, có khi quá trớn trong tác phẩm, Hoàng Ngọc Hiến còn đẩy quan điểm của mình lên và cho rằng đó là sự bỗ bã hậu hiện đại,

nói khác đi, đó là thái độ hậu hiện đại, một trạng thái nhân thế đang phổ biến trên thế giới cũng nh ở Việt Nam

Greg Lockhart trong bài Tại sao tôi dịch truyện Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh? (1989) đã cho rằng Nguyễn Huy Thiệp có đóng góp cho văn học thế

giới Tác giả chứng minh bằng việc nêu lên tính chất nhân bản: “Anh muốn trình bày một quan điểm sống mới trong cung cách đối nhân xử thế không chỉ của từng số phận riêng lẻ, mà còn là của cả dân tộc, rộng ra là của cả thế giới”; nêu lên “cách nhìn xã hội Việt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh ấy rất

là bình đẳng và dân chủ” [134, 112]

Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995) lại

tr-ớc sau khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn viết về thực tại, do đó ông nói:

“đọc các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nh một cuộc vật lộn với chính bản thân mình” Ông viết, ở một đoạn khác: “Ông lôi tuột chúng ta xuống

từ khoảng trống lửng lơ giữa trời và đất, buộc chúng ta phải đối mặt với mình, với một thế giới “không có vua”, dạy chúng ta “những bài học nông thôn”, bắt buộc chúng ta phải hiểu rằng, trớc khi muốn nhìn lên bầu trời thì phải nhìn mặt

đất đã” [134, 119] Với việc khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn viết cuộc sống “trên mặt đất”, ông dẫn lại lời Nguyễn Huy Thiệp “căm thù sâu sắc những kết thúc truyền thống”, biến nó thành lập luận của mình “hay chính xác hơn, ông căm thù tất cả những bức màn thói đạo đức giả đã căng ra trớc mắt con ngời, không cho họ nhìn vào sự thật ( ) đó là sự tức giận cần thiết của ng… ời cầm bút trớc sự thiếu vắng của một nền văn hoá chiều sâu, một nền văn hoá mang nặng cái Tâm của ngời làm văn hoá” [134, 121]

- Con đờng thứ hai:

Đặng Anh Đào trong Khi ông tớng về hu xuất hiện đã viết: “Cái nhìn dân

chủ hoá của ngời kể chuyện, ở đây chính là chỗ: tin rằng mình không mách nớc cho ai, lên lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [134, 23] Mặc dù nhận xét chỉ áp dụng cho truyện Tớng về hu, nhng thực ra đó

là quan điểm thống nhất của Đặng Anh Đào đối với việc nhìn nhận sáng tác

Trang 8

Nguyễn Huy Thiệp nói chung khi mà tác giả này liên tục có những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp vẫn trong trờng nhìn đã áp dụng

Tơng tự nhận xét của Đặng Anh Đào, nhận xét của Trần Đạo cũng chỉ nói

về Tớng về hu, ông tập trung ở lối hành văn: Tớng về hu - một tác phẩm có tính nghệ thuật thế nhng soi chiếu với toàn bộ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp thì ta thấy

đấy lại là cách đánh giá chung Trần Đạo viết: “Lối hành văn tạo nên một thế giới ngổn ngang sự kiện, sự việc, một thế giới tan rã thành muôn mảnh, một thế giới chỉ có những hiện tại vụn vặt lơ lửng bên nhau”[ 134, 44] Từ đó ông kết luận: “Tính chất nghệ thuật của Tớng về hu là ở chỗ khơi đợc thế giới Chẳng…giải thích dài dòng, chẳng dùng những tính từ đao búa, chỉ viết những lời ai ai cũng hiểu đợc, mà tạo đợc cả một bầu không khí điên đầu, cả một thế giới trong

đó không ai có thể hiểu ai” [134, 48]

Tác giả Vơng Anh Tuấn viết về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, bài

Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp (9/1988), chỉ ra bản chất lịch sử

(trong văn của tác giả này): “Nguyễn Huy Thiệp quan niệm lịch sử cũng chỉ ớc

lệ, có tính tơng đối, có tính hạn chế chủ quan và khách quan do thời đại lịch sử quy định”; “Nguyễn Huy Thiệp đã nghiêng về phía “dân gian” hóa, cá nhân hóa lịch sử Đây là quá trình, theo anh, làm cho lịch sử “gần đúng” hơn, nhng nó cũng dẫn đến tình trạng là cái lịch sử “khả tri” đợc trở thành những hiện tợng, sự kiện đợc cảm nhận bởi từng con ngời cá nhân” [134, 339] Thực chất vấn đề là

tác giả đã chỉ ra độ mở của truyện ngắn, có đợc do sự vận dụng t duy tiểu thuyết

“rút khoảng cách với các thần tợng”, tức đồng quan điểm với Hoàng Ngọc Hiến, tạo nên sự đối thoại giữa tác giả và độc giả Theo cách diễn giải của Thái Hòa:

“chính khi ngời đọc phản ứng mạnh mẽ với Nguyễn Huy Thiệp tức cũng tự trình bày một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống, về văn chơng nghệ thuật” [134, 95]

Đặng Anh Đào trong bài Biển không có thuỷ thần đã xây dựng thuật ngữ:

phản cổ tích” đối với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Tiếp đó trong bài: Kiếp luân hồi của Nguyễn Trãi qua Nguyễn Thị Lộ, Đặng Anh Đào lại xây dựng thêm

một thuật ngữ nữa “lịch sử giả” Thực chất hiện tợng “phản cổ tích” và “lịch sử giả” là những dạng khác nhau của hình thức “nhại” thể hiện tính đối thoại rất rõ

trong quan niệm của ngời sáng tạo với truyền thống, tức là muốn trình bày, bộc

lộ một cách nhìn mới

với nhan đề Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Tác giả Trần Duy Thanh trớc hết

nhận xét truyện Nguyễn Huy Thiệp về mặt dung lợng: “có dung lợng một cuốn tiểu thuyết”; thứ hai về bút pháp: đó là bút pháp cô sử: “Anh không phân tích sự kiện hay đào sâu tâm lí, cũng không triết luận dài dòng mà lùi lại phía sau, lẳng

Trang 9

lặng trình bày các sự việc, lẳng lặng ném ra các câu đối thoại khiến ngời đọc lạnh toát ngời trớc tính cách nhân vật” [134, 89].

Trong bài: Có nghệ thuật Ba - rốc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay không?(1989), tác giả Thái Hoà trớc sau thống nhất chứng minh trong

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nghệ thuật Ba - rốc Ông nêu lên bốn luận

điểm: có một bề rậm rạp và một bề sâu thẳm trong các truyện; sự vận động và chuyển hoá của các chi tiết trong một chỉnh thể và trong tổng thể; những nghịch

lí về thiện - ác, chân - giả và đẹp - xấu và thế giới là một kịch trờng, ai sắm vai nào sẽ đợc hởng công vai đó Những thao tác của Nguyễn Hoà cùng những phân tích tất yếu đã cho thấy sự nhất quán của ông trong việc khẳng định có nghệ thuật Ba - rốc trong truyện Nguyễn Huy Thiệp Một khi thừa nhận truyện Nguyễn Huy Thiệp có nghệ thuật Ba - rốc cũng có nghĩa là thừa nhận truyện Nguyễn Huy Thiệp mang cảm quan hậu hiện đại, bởi hậu hiện đại là sự phá vỡ

hệ thống, xé lẻ các tình tiết, sự rời rạc trong ngôn ngữ, trong giao tiếp, trong khi nghệ thuật Ba - rốc quan niệm thế giới nh một kịch trờng, cảm hứng năng động chuyển hoá gây cảm giác khác thờng và sự ẩn tàng một chiều sâu cần giải mã,

mà khi tác phẩm mang cảm quan hậu hiện đại có nghĩa là tác phẩm đó thể hiện

t duy không khoảng cách đối với thế giới đợc nhìn ngắm, nói rộng ra, là t duy tiểu thuyết

Đông La cũng bắt gặp nhiều nhà nghiên cứu khác ở chỗ khẳng định bút pháp, lối viết mà Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn, chỉ có điều tác giả này lại nhấn mạnh hơn bằng hai từ “ma lực”: Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy“ ”

Thiệp (1999) Tác giả trớc hết nêu lên đặc điểm truyện Nguyễn Huy Thiệp đó là

truyện “không có cốt truyện”, là “chuyện của nhiều vấn đề”, “cấu trúc ít cái bóng dáng chặt chẽ, khuôn mẫu truyện ngắn cổ điển”, “truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có kết cấu nh kết cấu của tiểu thuyết, nó lỏng lẻo nh chính cái lỏng lẻo của cuộc sống” [134, 138]; tiếp đó tác giả đi đến tìm hiểu cách viết, đó là cách viết: “không dài dòng, lê thê ( ) sự vật, sự việc, cảnh t… ợng qua đó xuất hiện rất nhanh nhng lại đầy ấn tợng và sống động”[134, 140]; tác giả ngợi ca giọng văn Nguyễn Huy Thiệp là giọng “triết lí thâm nho” Bằng quan điểm

“đánh giá tác phẩm toàn diện”, tác giả Đông La đi đến khâu kết bằng việc khẳng

định cái Tâm của ngời viết, theo Đông La cái Tâm của ngời viết là ở chỗ ông

đóng vai trò nh một ngời bác sĩ nhận ra cái banh nhọt của đứa trẻ, rồi nhổ đi và rắc thuốc vào đấy chứ không phải dỗ đứa trẻ bằng một cái kẹo

Bên cạnh những bài viết đợc tập hợp trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, còn

có nhiều bài viết khác, đợc đăng tải trên các báo, tạp chí, đợc thông qua trong các hội thảo, in trong sách:

- Các bài viết theo con đờng thứ nhất:

Trang 10

Năm 1989, nh một sản phẩm của quá trình làm công tác su tầm, nghiên cứu văn hoá, Đỗ Lai Thuý viết Con ngời và những cái nhìn con ngời trong văn hoá chủ yếu tập trung làm rõ những quan điểm (cũng nh những hạn chế) của

Trần Đức Thảo, trong đó ông lấy tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp làm cái nhìn Theo Đỗ Lai Thuý: “Sự đồng nhất t duy chính trị và t duy nghệ thuật khiến văn học ta, có thời, cũng phủ nhận con ngời muôn thuở, tính ngời nói chung.” [192, 125] Ông cho rằng Nguyễn Huy Thiệp, bằng cái nhìn con ngời, đã mở ra một

“xu hớng vận động mới của văn học Việt Nam”, “dám nhìn con ngời nh nó vốn

có với những khả năng và hạn chế của nó” Để chứng minh cho luận điểm đa ra,

Đỗ Lai Thuý tập trung vào ngời kể chuyện ở ngôi thứ nhất - ngời kể chuyện vốn thịnh hành ở thế kỷ XVIII, ông cho rằng đó là “cái nhìn con ngời từ bên trong”

Trần Văn Toàn trong bài Nhà văn Viêt Nam - những giới hạn và sứ mệnh

(Ngữ văn học, Tuyển tập của các nhà nghiên cứu trẻ Đại học s phạm Hà Nội, số 01/ 2006, bài viết này cũng đăng trong cuốn: Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy) đã cố gắng tìm câu trả lời từ truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp Theo tác giả “nhà văn, để đa ra câu trả lời của mình dù muốn hay không cũng cần phải có một sự đính chính khớc từ, đối thoại với những câu trả lời đối diện với anh ta từ nhiều hớng” và “bằng cách trả lời các câu hỏi này họ để lại trong tác phẩm chân dung tinh thần của mình” [195, 27] Đi sâu vào phân tích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả chỉ ra nhà văn tỏ ra nghi ngờ năng lực nhận thức hiện thực của văn chơng, nhà văn muốn ngời đọc tránh những ngộ nhận vơng giả, nhà văn chỉ cho ngời đọc biết thân phận cô đơn

là điều không thể tránh khỏi của giới họ

- Các bài viết theo con đờng thứ hai:

Phạm Phú Phong, trên TC Sông Hơng số 01/ 2002, viết: Giọng điệu văn chơng Nguyễn Huy Thiệp Tác giả Phạm Phú Phong cho rằng giọng điệu văn ch-

ơng Nguyễn Huy Thiệp là giọng đa thanh Ông chứng minh luận điểm của mình bằng hai nội dung chính: thông qua việc tác giả sử dụng hình ảnh, thái độ, quan niệm, ngữ cảnh và thông qua giọng điệu của nhân vật Ông kết luận: “Mỗi…truyện của anh không chỉ gây một ấn tợng duy nhất mà từ hệ thống hình tợng

đến giọng điệu văn chơng đã tạo đợc một mạch t tởng - nghệ thuật phát triển theo cấp số nhân” [145]

Cũng trên tạp chí đó, số 05/ 2003 Nguyễn Đăng Điệp - một ngời nghiên cứu đã quá quen với thao tác đi tìm giọng điệu, đã triển khai một bài viết khá dài, nhan đề: Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp Tác giả cho rằng giọng

điệu trong văn Nguyễn Huy Thiệp là giọng đa thanh Để đi đến kết luận đó, tác giả xây dựng những luận điểm tiền đề: trớc hết là kết cấu chung của tác phẩm - kết cấu mang sức nén của tiểu thuyết trờng thiên; tiếp đó, theo lôgic trò chơi mà

Trang 11

tác giả đa ra - Nguyễn Huy Thiệp tự thiết lập một mô hình nghệ thuật riêng, không giống truyền thống, “viết những gì cảm thấy”; rồi, bằng ngôn ngữ quan phơng “tiếp cận đối tợng theo lối suồng sã”.

Lê Huy Bắc, trong hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” tổ chức năm 2005 tại trờng ĐHSP Hà Nội, có tham

luận nhan đề: “bậc hiền triết - con chó xồm hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy

Thiệp Thao tác mà Lê Huy Bắc triển khai trong tham luận của mình là đi tìm

các biểu hiện của nghệ thuật nhại, từ nghệ thuật nhại đó, nh một sự tất yếu, tác giả đi đến kết luận - một thao tác tìm hiểu - nhãn quan của Nguyễn Huy Thiệp (cũng là cái cách nhìn của Lê Huy Bắc?) Tác giả viết: “Nhân gian nhìn lên tởng tợng ra mọi thứ để trời là trời mây là mây Hơn thế nữa mây có lúc mang hình thù ngời hay bất cứ vật thể nào mà con ngời thấy tơng đồng Nh thế vũ trụ và cả các nguyên tắc sống xung quanh ta đều xuất phát từ một hay nhiều ý niệm nhất

định nhằm để phục vụ cuộc sống con ngời với ớc vọng sao cho sống tốt đẹp hơn Nhân sinh là bất biến Chỉ có quan niệm về nhân sinh mới thay đổi.”[117, 326] Tác giả triển khai tiếp, một cách triển khai khá thú vị, dựa trên một đoạn văn của Nguyễn Huy Thiệp: “đám mây có thể là “bậc hiền triết” nhng thoáng chốc lại có thể là “con chó xồm””

Trên website www.tienve.org, Châu Minh Hùng viết bài: Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có đoạn: “trong lòng cuộc sống không có cuộc đối

thoại nào hoàn tất khi các quan niệm, t tởng cá nhân luôn có ý thức nổi loạn, chống lại quan niệm t tởng chung” [87] Từ đó tác giả chỉ ra tính không hoàn tất của đối thoại Trên cơ sở lí luận chung ấy, áp dụng cho trờng hợp Nguyễn Huy Thiệp, tác giả khái quát lên ba vấn đề cơ bản: thứ nhất, nhà văn đứng ngang hàng với nhân vật; thứ hai: thế giới cuộc sống trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là một thế giới không có tôn ti, trật tự; thứ ba: thế giới đợc nhìn nhận sự thật bên trong của con ngời

Nh vậy, trớc hết, có thể thấy rằng, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thu hút khá nhiều cây bút, có nhiều quan điểm bổ sung cho nhau, có những quan điểm trái ngợc nhau (nhất là những bài viết về bộ ba truyện lịch sử, ở đây chúng tôi không nêu hết vì yêu cầu tập trung của đề tài) Các bài viết cũng gặp nhau ở chỗ: khẳng định cái tài của Nguyễn Huy Thiệp, khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là ng-

ời thay đổi cách viết, thay đổi cách nhìn đối với cuộc đời, đối với văn học - những biểu hiện quan trọng của t duy, đối với Nguyễn Huy Thiệp, do tính thời

đại, là t duy tiểu thuyết Tuy nhiên, một sự nghiên cứu hệ thống, tập trung dới

Trang 12

một cái nhìn nhất quán vẫn cha thấy có Với việc hiểu khái niệm (t duy tiểu thuyết), cùng với việc lĩnh hội kết quả của những nhà nghiên cứu đi trớc, chúng tôi mạnh dạn đi vào khai thác vấn đề.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định khái niệm t duy tiểu thuyết

- Khảo sát, phân loại các biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên hai nội dung chính: những biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; tổ chức văn bản - một phơng diện

độc đáo thể hiện t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

5 Đối tợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

- Với đề tài T duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng

tôi chọn đối tợng nghiên cứu là t duy tiểu thuyết và t duy tiểu thuyết trong truyên ngắn Nguyễn Huy Thiệp

- Phạm vi khảo sát của chúng tôi là những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Anh Trúc tuyển chọn),

Nxb Văn hoá - Thông tin, 2002; bổ sung thêm 5 truyện ngắn trong tuyển tập cùng tên do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2005

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi chia làm ba chơng:

- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1986

- Những biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

- Tổ chức văn bản - một phơng diện độc đáo thể hiện t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Trang 13

Chơng 1

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1986

1.1 Khái niệm t duy tiểu thuyết

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết và khái niệm truyện ngắn

1.1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại khác nhau trong loại hình tự sự Tiểu thuyết là thể loại có nguồn gốc xa xa khi con ngời biết ý thức về cá nhân

Nó là thể loại xuất hiện khá sớm Tuy nhiên, đến ngày nay vẫn còn quá nhiều

định nghĩa về nó Một cách chung nhất có thể hiểu về tiểu thuyết là: “tác phẩm

tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian” [67, 328]

Vẫn một quan điểm tơng tự với nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, trong giáo trình Lí luận văn học tập 2, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phơng

Lựu, Nguyễn Xuân Nam định nghĩa tiểu thuyết: “là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” (tr 225)

Lại Nguyên Ân cũng đa ra định nghĩa không khác với hai quan điểm trên

dù rằng ông dùng lời lẽ khác: “là tác phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật

ở đây đợc khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách” [7, 313]

Nh vậy, có thể thấy rằng đặc điểm nổi cộm của tiểu thuyết đó chính là tính quy mô của nó Quy mô này do bản chất phản ánh của thể loại quy định: nó là thể loại tồn tại dựa trên sự khai thác “con ngời cá nhân” Đặc tính này đã quy

định các phạm trù quan trọng khác nh kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian Đây chính là nguyên nhân khiến Henri Bénac khái quát ngắn gọn:

“tiểu thuyết là câu chuyện kể trải dài trên một độ dài thời gian, cho phép tờng thuật lại sự diễn biến của một nhận thức, khác với truyện ngắn, truyện ngắn không trình bày tâm lí đầy đủ của các nhân vật” [17, 724]

1.1.1.2 Khái niệm truyện ngắn

Trang 14

Khái niệm truyện ngắn cũng nh khái niệm tiểu thuyết là có rất nhiều định nghĩa Thoạt kỳ thuỷ truyện ngắn “là chuyện kể ngắn về một cuộc phiêu lu đợc

kể lại lần đầu tiên cho những ngời cùng thời nghe (tin, tin thời sự trong báo chí)” [17, 611] Truyện ngắn đợc hiểu là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” [67, 370], [7, 345],

là “hình thức ngắn của tự sự” [160, 240] Nội dung của nó “bao trùm hầu hết các phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [67, 370]

Chính vì lí do nh vậy mà truyện ngắn “thờng hớng tới việc khắc hoạ một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngời” [160, 241] Câu chuyện đợc kể trong truyện ngắn thờng cũng chỉ

“diễn ra trong một thời gian không gian hạn chế” để nhằm “nhận ra một điều gì

đó sâu sắc về cuộc đời và tình ngời” [67, 371] Và, kết cấu của nó cũng “thờng không nhiều tầng nhiều tuyến” [7, 347] Yêu cầu của việc viết đối với truyện ngắn tối cần là phải súc tích, chi tiết cô đọng “Tôi tin rằng một truyện ngắn có thể là cốt lõi đến độ không thừa dù chỉ là một dấu phẩy” (Gi Borges) [15, 11]

Nh vậy, đặc điểm quan trọng nhất của truyện ngắn là sự tập trung: “ít sự kiện, ít nhân vật, ít miêu tả, nhng tất cả các chi tiết đều góp phần làm cho câu chuyện đạt tới hiệu quả mong muốn, đều duy trì sự hồi hộp chờ đợi của ngời

đọc” [17, 612]

1.1.1.3 Những khác biệt và tơng đồng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết

Hẳn nghe “t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn ” ai cũng không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi: chuyện gì đang xảy ra? Tiểu thuyết là tiểu thuyết, truyện ngắn là truyện ngắn Đã là t duy tiểu thuyết thì bao giờ chả phải nói đến sự vận dụng nó trong nội bộ thể loại tiểu thuyết Nói nh vậy không sai, nhng xem ra không tránh khỏi thiển cận Khái niệm t duy tiểu thuyết, trong cách hiểu của chúng tôi, không bó hẹp trong khuôn khổ thể loại - nơi cơ sở hình thành khái niệm (t duy tiểu thuyết) Nói t duy tiểu thuyết đã vợt thoát khỏi phạm vi thể loại tiểu thuyết thì lí do nào đảm bảo cho nh vậy? Nghĩa là, với truyện ngắn ở đây, điều gì giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có những tơng đồng để nhìn thấy khái niệm t duy tiểu thuyết trong nó Một thao tác tất yếu phải tiến hành đó là đối sánh tiểu thuyết và truyện ngắn Trong tiến hành thao tác đối sánh, những u việt của thể loại tiểu thuyết cũng đợc nêu lên - điều phải bàn trớc khi có những luận chứng về t duy tiểu thuyết

Trang 15

Phân biệt truyện ngắn và tiểu thuyết thiết nghĩ cần dựa trên hai căn cứ: thứ nhất căn cứ vào định nghĩa thể loại; thứ hai căn cứ vào các đặc trng thuộc về thi pháp của hai kiểu (thể) loại

Theo Từ điển thuật ngữ văn học tái bản năm 2006 của nhóm tác giả Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, thể loại là: “dạng thức của tác phẩm văn học, đợc hình thành và tồn tại tơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện sự giống nhau về cách tổ chức tác phẩm, về

đặc điểm của loại hiện tợng đời sống đợc mô tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tợng đời sống ấy” [67, 299] Định nghĩa này có hai

đặc điểm: thứ nhất, chỉ dạng thức của tác phẩm văn học hình thành và tồn tại

t-ơng đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học; thứ hai, thể hiện ở

sự giống nhau về: cách thức tổ chức tác phẩm, đặc điểm loại hiện tợng đời sống

đợc mô tả, tính chất của mối quan hệ giữa tác giả và hiện tợng đời sống đợc mô tả Vậy thì nếu áp dụng định nghĩa này để phân biệt tiểu thuyết và truyện ngắn chúng ta chỉ thấy chúng khác nhau ở cách thức tổ chức tác phẩm (tức là các đặc

điểm khác đều giống nhau) Mà ngay từ “cách thức tổ chức tác phẩm” (giữa truyện ngắn và tiểu thuyết) cũng đang có nguy cơ xoá nhoà ranh giới bởi lẽ quy

định của phơng thức viết (yêu cầu thời hiện đại) yêu cầu tiểu thuyết phải dồn nén trong lúc truyện ngắn gia tăng tính đa thanh, tính mở

Cũng ở công trình vừa nêu, các tác giả định nghĩa về truyện ngắn (ở trang 370): “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm các

phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”, định nghĩa tiểu thuyết (trang 328): “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết

có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” Theo hai định nghĩa này thì truyện ngắn và tiểu thuyết về căn bản khác nhau ở một bên “tự sự cỡ nhỏ”, một bên “tự sự cỡ lớn” (tự sự cỡ nhỏ, cỡ lớn chỉ

là một cách nói) theo đó sẽ khác nhau về độ dài (dung lợng) Nếu nh theo những

điều nêu trên thì truyện ngắn và tiểu thuyết xem ra khó phân biệt (Nguyên Ngọc khi đọc (ông đã dịch ra tiếng Việt) tác phẩm của Milan Kundera, chịu ảnh hởng

t tởng của ông này, đã khẳng định truyện ngắn và tiểu thuyết không phân biệt nhau) Phải thừa nhận một thực tế, truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều điểm chung, nhng t duy trên nét lớn, chúng ta cũng có thể nhận thấy những điểm phân biệt (theo quan niệm này (sự khác biệt) mà Thuận - tác giả trẻ đang sống tại

Trang 16

Paris (đã viết các tiểu thuyết Phố Tầu, Pari 11- 8, T mất tích ) đã kịch liệt phản

đối Nguyên Ngọc bằng một loạt bài in trên website: http:// Vietnamnet.vn):

Thứ nhất, về việc phản ánh đời sống: tiểu thuyết và truyện ngắn đều phản

ánh đời sống dới góc độ đời t, nhng tiểu thuyết đi sâu phản ánh số phận cuộc đời còn truyện ngắn thiên về một đoản khúc, một nhát cắt. Chính vì đặc điểm này

mà dẫn đến sự khác biệt về ngoại diên của tiểu thuyết và truyện ngắn: tiểu thuyết

số lợng câu chữ thờng nhiều (dài), thậm chí bề bộn (Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hoà bình); truyện ngắn số lợng câu chữ ít (ngắn) Belinski nói: "tiểu

thuyết là sử thi của đời t” Nếu hiểu theo Belinski thì cũng phải nhận thấy rằng

ông đang chỉ ra một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Chúng ta từng biết tiểu thuyết hình thành khi vận mệnh con ngời, mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân đợc ý thức và đó là một hình thức để khớc từ khỏi sử thi, khỏi anh hùng ca Điều này giải thích vì sao tiểu thuyết thế giới đã để lại một gia tài đồ sộ với những tên tuổi Stendhal, H Balzac, V Hugo, L Tolstoi, M Solokhov -…một nền tiểu thuyết cổ điển rực rỡ Ngay cả khi nó thoát khỏi phạm trù cổ điển của nó, nó đi tìm hình thức mới thì cũng mang theo một điệu bộ cồng kềnh Có thể thấy trong tiểu thuyết M Proust, James Joyce ở Việt Nam, nói về sự phản

ánh số phận con ngời của tiểu thuyết có thể lấy dẫn dụ khá dễ, nh những sáng tác của các nhà văn hiện thực 1930 - 1945: Ngô Tất Tố (Tắt đèn - số phận chị Dậu),

Nguyễn Công Hoan (Bớc đờng cùng - số phận anh Pha), Vũ Trọng Phụng (Số đỏ

- sự vơn lên của thằng Xuân), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ - cuộc đời Tám Bính) Còn

truyện ngắn phản ánh một nhát cắt đời sống? điều này có thể thấy ngay trong cách định nghĩa của các nhà văn, chẳng hạn Tô Hoài: “truyện ngắn là cách ca lấy một khúc đời sống” [135, 08], có ngời đã ví von khá thú vị: “ trong trận võ…

đài xảy ra giữa cái văn bản hấp dẫn và độc giả của nó, truyện ngắn thắng nhờ cú

đo ván (còn tiểu thuyết thắng nhờ đánh kéo dài để lấy điểm)” (Julio Cortázar) và:

“một truyện ngắn hay thì phải gọn sắc, thấu cáy, và không khoan thứ ngay từ câu

đầu tiên” [27] Một loạt tác giả cùng tác phẩm của họ có thể kể tên ra đây: A.P Chekhov (Anh béo và anh gầy - gặp gỡ tình cờ giữa anh béo và anh gầy nơi nhà

ga), ở Việt Nam: Nam Cao (Một bữa no - bà lão một lần thăm cháu ăn quá no),

Nguyễn Tuân (Chữ ngời tử tù - Huấn Cao cho viên quản ngục chữ trong tù),

Nguyễn Quang Sáng (Chiếc lợc ngà - sau tám năm ông Sáu về thăm nhà (bé Thu

không chịu nhận ba, khi nhận ra ba thì đúng lúc ông Sáu phải trở lại chiến

Trang 17

tr-ờng), Nguyễn Minh Châu (Bến quê - Nhĩ ốm nặng không đi đến bến sông Hồng

đợc) vv…

Thứ hai: trên cơ sở tái hiện cuộc sống dới góc độ đời t, cả truyện ngắn và tiểu thuyết đều thể hiện chất văn xuôi Nhng, ở tiểu thuyết là sự bề bộn, sự phức tạp Nó có thể khai thác mọi ngõ ngách của cuộc đời, không giới hạn không gian thời gian, nó đi sâu vào đời sống nội tâm con ngời, phát hiện những mâu thuẫn phức tạp, thậm chí còn khai thác nó nh một quá trình, nó chấp nhận mọi kiểu ngôn ngữ có thể Ta có thể thấy rất nhiều kiểu ngôn ngữ trong … Số đỏ (Vũ

Trọng Phụng) mà Đỗ Đức Hiểu gọi là “những lớp sóng ngôn từ”, ngôn ngữ của

me Tây, ngôn ngữ của lang băm, ngôn ngữ của bọn đầu đờng xó chợ, kể cả ngôn ngữ đầy tính chất khẩu ngữ cũng đợc đa vào, ví dụ: đéo mẹ, tí tì ti vv Còn…truyện ngắn do chỗ nó tái hiện một nhát cắt nào đó của đời sống nên chất văn xuôi không phức tạp nh tiểu thuyết Chất văn xuôi thờng chỉ giới hạn trong một phạm vi không gian, thời gian nào đó, giới hạn trong một khoảnh khắc nào đó, chẳng hạn: giới hạn trong không gian một con đò nh Sang sông của Nguyễn Huy

Thiệp, không gian chật chội của ga tàu nh Anh béo và anh gầy của Sê khốp

Chính trong chất văn xuôi này mà ta nhận thấy truyện ngắn và tiểu thuyết còn khác nhau ở: một bên (tiểu thuyết) phản ánh tâm lí, thậm chí quá trình tâm lí còn một bên chỉ tái hiện hiện thực với t cách là một mảnh cắt nào đó bắt chộp đợc (Dĩ nhiên điều này trong xu thế hiện đại, nhất là khi trào lu tiểu thuyết Mới ở Pháp đợc khởi xớng cũng cha hoàn toàn)

Thứ ba: tiểu thuyết và truyện ngắn đều có khả năng tổng hợp thể loại Tiểu thuyết thể hiện điều này rất rõ Trong tiểu thuyết có thể bắt gặp thơ, hình thức trữ tình, ký, tự truyện, th từ, mẫu quảng cáo, mẫu tin Truyện ngắn cũng thể hiện tính chất tổng hợp nhng “nó năng động hơn” (Vơng Trí Nhàn) do chỗ nó là thể loại ngắn, nó chỉ tái hiện một khúc đoạn trong đời sống (thông qua nhân vật, nhân vật trong một tình huống nào đó sẽ biểu hiện ra bên ngoài thế giới bên trong của mình, chẳng hạn sự vui mừng (nhân vật đọc thơ, truyện ngắn có thơ, ví

mắt nhân vật, truyện ngắn xen hình thức trữ tình ví dụ Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn

Thành Long), nó thờng phụ thuộc lớn vào trạng huống tâm lí nhất định của tác giả (chẳng hạn khi tác giả đang say sa, chìm trong cái đẹp, cái nên thơ, truyện ngắn đẫm chất trữ tình, hay khi tác giả muốn biến tấu một khúc đoạn đau khổ

Trang 18

nào đó tác giả đã qua, truyện ngắn giàu chất ký vv ), nó có thể thoát ra khỏi…trạng huống đó và kết thúc.

Thứ t: truyện ngắn và tiểu thuyết trần thuật với khoảng cách gần Đặc

điểm này trên thực tế không giúp phân biệt đợc truyện ngắn và tiểu thuyết Bởi lẽ

đó là một tiêu chí về cơ bản phân biệt tiểu thuyết (và qua đó là truyện ngắn) với

sử thi Sử thi trong quá trình miêu tả, ngời miêu tả luôn phải giữ một khoảng cách với điều đợc miêu tả, đó là tâm thế của cháu con đối với đấng, bậc, nói theo

M Bakhtin đó là “độ lùi sử thi” Còn tiểu thuyết là cái nhìn xoi mói, có thể lật

đối tợng theo mọi bề để mô tả, có thể phỉ báng nó, có thể phân xuất trong nó những lớp sóng nội tâm (tiểu thuyết phức điệu của Ph Dostoievsky, chẳng hạn

Anh em nhà Cazamadop) Còn truyện ngắn dù thờng tác giả đứng bên ngoài

quan sát nhng cũng không tôn đối tợng thành những kẻ bề trên, thậm chí còn mô tả một cách trần trụi, đó là cha kể đến những truyện ngắn mà các tác giả đã đi vào nội tâm nhân vật để đan lồng các bè ngôn ngữ, chẳng hạn truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao Tuy nhiên tinh ý cũng có thể thấy: tiểu thuyết do chỗ u tiên

phản ánh số phận, cuộc đời nên với khoảng cách trần thuật gần nó tái hiện đợc nội tâm nhân vật, phản ánh đợc nội tâm nhân vật; còn truyện ngắn thì điều này không cơ bản và không nhất thiết

“Mọi sự so sánh đều khập khiễng” Những kết quả so sánh có đợc trên đây chỉ mang tính chất tơng đối chứ cha hẳn đã là sự phân biệt rạch ròi, quy những

điểm có đợc về hệ thống thi pháp hết sức chặt chẽ (của mỗi thể loại) Có thể do những nhập nhằng thể loại nh phân tích ở đây mà M Bakhtin dù từng khẳng

định: “tôi cho rằng có tồn tại ở mức độ cao vấn đề về thể loại” nhng cũng không quên trớc sau: “tôi từ chối đa ra định nghĩa thể loại” [103]

1.1.2 Khái niệm t duy tiểu thuyết

T duy tiểu thuyết là khái niệm đợc dùng nhiều trong phê bình - nghiên cứu

văn học Tuy nhiên, một sự minh định cần thiết về nó vẫn cha thấy đợc xuất hiện Với việc nhận ra điều đó, trong bài viết này, chúng tôi cố gắng xác định một số đặc điểm

Khái niệm t duy tiểu thuyết không chỉ dùng ở phạm vi tiểu thuyết với t cách là thể loại đã sản sinh ra khái niệm (nghĩa hẹp) Khái niệm t duy tiểu thuyết còn đợc hiểu là hệ hình (paradigme, cách hiểu và vận dụng của Trần Đình Sử) t duy (theo nghĩa rộng) Theo sự xác định của Milan Kundera khái niệm này ra

đời trong thời hiện đại “Thời hiện đại không chỉ bắt đầu với Descartes mà còn bắt đầu với Cervantès và Rabelais” [131, 331] Dĩ nhiên cách hiểu ở đây của

Trang 19

Kundera là rất biện chứng khi ông này quan niệm tiểu thuyết khác với chúng ta

và nhiều ngời từng hiểu Nói đến t duy tiểu thuyết là nói đến tâm thế trớc hiện thực hiện hữu, nó là cái nhìn xoá bỏ khoảng cách (không chỉ hiểu ở nghĩa vật chất là khoảng không gian) giữa chủ thể và đối tợng Nói một cách dễ hiểu, nếu

t duy sử thi biểu hiện một khoảng cách lí tởng giữa chủ thể và đối tợng - theo M Bakhtin là “khoảng cách sử thi” [10] biểu hiện tâm thế của kẻ cháu con trớc ông cha, đấng, bậc - thì t duy tiểu thuyết xoá bỏ điều đó Trớc khi đi vào những biểu hiện của nó, chúng ta hãy cùng đặt ra câu hỏi và lí giải: tại sao lại có điều nh vậy?

T duy tiểu thuyết cũng nh t duy sử thi có nguồn gốc từ triết học đời sống, nghĩa là khi có nhận thức về con ngời, về cuộc sống Suy đến cùng, triết học đó bắt nguồn từ lao động (dẫn dụ gốc: từ loài vợn, nhờ lao động mà con ngời sinh ra

đợc xem nh minh chứng dễ thấy) Chính lao động đã làm cho bộ óc của con ngời ngày càng hoàn thiện và những chân trời bồi đắp vẫn mở ra mãi mãi Đến lợt nó,

bộ óc lại phục vụ cho chân tay làm thành một mối quan hệ quấn quyện Và, kẻ chịu dao động đến tận cùng vẫn là kẻ u t kia Do đó có thể đa ra một phán đoán phản ánh trực tiếp rằng: t duy sử thi và t duy tiểu thuyết có cùng cơ sở là (nguyên lí) t duy của con ngời bắt nguồn từ hành động, trong đó, nhạy cảm và đặc thù nhất là hành động sáng tạo khoa học Dĩ nhiên khi chúng tôi nói t duy sử thi, ở trờng hợp này, là nói t duy sử thi hiểu theo nghĩa hệ hình t duy, dới một thời đại

đã khai sáng T duy sử thi có nguồn gốc từ những khám phá cơ học của khoa học Mầm mống của câu chuyện này bắt nguồn từ trong cội rễ của những phát hiện của Newton - các định luật cơ học về chuyển động và tơng tác giữa các vật thể trong không gian - để đến lúc Laplace nghiên cứu về thiên văn và kết luận:

“nếu biết trớc trật tự vũ trụ tại một thời điểm nhất định sẽ có thể tiên đoán chính xác trật tự vũ trụ tại bất cứ thời điểm nào khác” [115] nguyên lí này đợc ngời ta thừa nhận và gọi tên là nguyên lí tất định Chính điều này đã làm cho bộ óc tham khám phá của con ngời thêm đợc cổ suý Ngời ta kì vọng về việc hiểu trọn vẹn

về đối tợng, có thể tách đối tợng khỏi mình để ngắm nghía và kết luận về nó Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái nhìn duy lí về sự vật - hiện tợng, về con ngời - một bớc đột phá của diễn trình t duy nhân loại (trên cơ sở tạo nên bộ mặt của nửa cuối thế kỉ XIX và nửa đầu XX với những thành quả khoa học kĩ thuật) và những hậu hoạ khủng khiếp nó mang lại Tác giả cuốn Cuộc phiêu lu t tởng văn học Âu châu thế kỉ XX 1900 - 1959 đã diễn tả lại tâm lí của ngời Tây âu trớc khi họ bớc

vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, họ hồn nhiên cảm tởng nh đi picnic trong

sự kì thú và khám phá mãi đến khi chứng kiến sự không đùa giỡn của đạn bom

Trang 20

họ mới vỡ lẻ và hoảng loạn Đó cũng là nguyên nhân để văn học thế giới xuất hiện những hiện tợng nh J P Sartre, Albert Camus, Ph Kafka - những nhà văn hiện sinh đau đớn trớc thân phận con ngời Nhng những lí thuyết cơ học lập tức

bị phản bác bởi những khám phá của ngành lợng tử mà đại diện là W Heisenberg W Heisenberg nêu lên nguyên lí về tính bất định (của thế giới lợng tử) Nguyên lí này về sau đợc Niels Bohr ủng hộ và bảo vệ Nguyên lí bất định nói rằng: “bạn không thể tiên đoán chính xác vị trí của một hạt cơ bản tại một thời điểm cho trớc giống nh các nhà thiên văn tiên đoán chính xác vị trí của một ngôi sao tại một thời điểm cho trớc” [115] Nguyên lí bất định là sự khẳng định tính tơng đối của giá trị và theo đó là sự phá vỡ hệ thống Điều mà các nhà lợng

tử đem đến cho nhân loại là nhận thức về cái tơng đối của giá trị Chúng ta biết

đỉnh cao của t duy duy lí là cuộc khủng hoảng làm sầu não lòng ngời và để từ đó ngời ta nhận thức ra rằng chỉ còn nỗi đau, những trạng thái tâm lí của con ngời là hằng số Con ngời tự nghiền ngẫm lại mình - điều này cho thấy cá nhân rất quan trọng Một khi cá nhân đợc tôn lên ở ngôi vị thì hẳn nhiên ý thức về dân chủ (theo nghĩa đích thực của khái niệm) sẽ đợc khải thị Cùng với việc mọi giá trị có thể đặt câu hỏi, còn lại chỉ là nỗi buồn khắc khoải riêng của thân phận ngời, ý thức tự tôn, tự nhìn nhận lại mình của con ngời lên cao hơn bao giờ hết Cùng trong thời gian đó, “phát hiện con ngời” của bác sĩ Freud (khám phá ra tiềm thức, những ẩn ức) đã cộng thêm vào chấn động và hoang mang của lòng ngời làm cho ngời ta tin rằng không thể có một sự hiểu biết tận cùng về con ngời đợc (Tình hình trong ngành vật lí lợng tử cũng chứng tỏ điều hoài nghi này: Einstein bằng việc đa ra thuyết tơng đối: Thuyết tơng đối đặc biệt (1905) và thuyết tơng

đối tổng quát (1916) khẳng định sự xác định (chống lại nguyên lí bất định) do

vậy ông bắt buộc phải vào cuộc với một ngời khổng lồ sừng sững Niels Bohr khi

ông này cảm thấy đã bị tổn thơng lòng tự trọng khoa học Kết quả của sự “ăn miếng trả miếng” ở Niels Bohr là Einstein liên tiếp thất bại bởi những thí nghiệm tởng tợng của ông không thành công đợc Sự nghiệp đang dở dang thì Einstein qua đời Quan điểm mà Einstein giữ vững trong cuộc tranh luận bất hủ với Niels Bohr là việc ông cho rằng cái bất định (mà ngời khác gọi) kia chỉ là sự rối loạn l-ợng tử Dù vậy đi chăng nữa (trên thực tế đến nay cuộc tranh luận vẫn cha ngã ngũ) thì về bản chất sự tác động đến lòng ngời cũng không khác nhau là mấy - hoài nghi, đặt lại giá trị, chứng minh bằng những giá trị mới sâu sắc hơn)

Với sự tác động trên đây, t duy tiểu thuyết đợc hiểu trên các biểu hiện (đối sánh với t duy sử thi): 1, T duy sử thi khẳng định sự tất định, t duy tiểu thuyết thì ngợc lại khẳng định sự bất định Đối với t duy sử thi: Mỗi khi khẳng định sự tất

Trang 21

định lập tức chúng ta hiểu ngay rằng đã tách biệt chủ thể và khách thể, bên trong

và bên ngoài, xấu và tốt, nói rộng ra, đó là sự phân cực và lỡng giá, khẳng định

một chân lí đúng, chân lí độc tôn Hẳn ai trong chúng ta cũng biết tuyên ngôn

nổi tiếng của Descartes: “Tôi t duy vậy tôi tồn tại” Mà đã nói: “tôi t duy” tức là

“tôi” t duy về cái gì đó Cái gì đó ở đây, trong quan điểm Descartes, tách khỏi chủ thể một cách cơ giới T duy sử thi bằng việc tách biệt các giá trị, tạo dựng khoảng cách nh trên đã chứng tỏ rõ ràng rằng mọi sự vật có sự hoàn tất khép kín

Đối với t duy tiểu thuyết thì ngợc lại không khẳng định sự hoàn tất khép kín, từ

đó không khẳng định sự phân cực, biệt lập các giá trị mà xem các giá trị chỉ có tính chất tơng đối, do đó đa đến quan niệm tính đa chân lí, hay tính đa nguyên

Bùi Văn Nam Sơn, một trí thức thành danh dới nền Tây học, trực tiếp là nền triết học Đức, trong Tơng lai của khai sáng ở một mối quan tâm khác cũng khẳng

định: “xã hội đợc khai sáng không đồng nghĩa với “đại đồng”, “đại thuận”, “đại trị”, trái lại xem tranh chấp và bất đồng là hình thức bình thờng của giao tiếp xã hội; các yêu sách về tính chính đáng (legitimationen) tối hậu, chung tất cả là không thể có đợc” [76, 83] T duy tiểu thuyết quan niệm rằng khó có thể lờng tr-

ớc những biến động của cuộc đời, của ngoại giới (xin lu ý đây không phải là một quan niệm bi quan mà có từ thực chứng) nhất là những biến động trong lòng ng-

ời, điển hình cho điều đó là những biến thái đang diễn ra trong kiếp hiện sinh 2,

Đối với t duy sử thi vì khẳng định tính hoàn tất khép kín, tức là nhìn nhận khoảng cách giữa chủ thể và ngoại giới nên con ngời có tính đại diện Tính đại diện ở đây biểu hiện nh những công thức cơ giới: một ngời xem ngắm coi nh kết quả xem ngắm của nhiều ngời (bởi lẽ sự vật đợc hoàn tất, con ngời đợc cơ cấu hoàn tất); một ngời - đối tợng xem ngắm là sự đại diện cho nhiều ngời, cho tập thể (vì lẽ đó mới có cái gọi là con ngời đại diện cho phẩm tính cộng đồng) Về cách nhìn này trong văn học, ở thể loại sử thi đợc gọi là “khoảng cách sử thi”: khoảng cách thời gian giữa thời đại đợc nói trong tác phẩm và thời đại phản ánh

nó vào tác phẩm (theo M Bakhtin khoảng cách này là hàng triệu năm); khoảng cách tâm thế, nh đã nói, đó là tâm thế của cháu con đối với cha ông, đấng, bậc Chính vì đặc thù này (đặc thù của loại hình) mà phải chăng ngời ta mặc nhiên thừa nhận t duy sử thi thành một khái niệm của hệ hình (kiểu t duy)? Và tiểu thuyết cũng vậy? Đặc điểm của tiểu thuyết là phản ánh cái đang diễn ra, cái hiện thực cha hoàn thành, vì miêu tả cái đang diễn ra nên nó không có khoảng cách

nh sử thi Và có lẽ bởi vậy (sự liên đới khái niệm) mà nhà bác học M Bakhtin dù chỉ nghiên cứu tiểu thuyết nhng đã phải trả giá bằng những tháng ngày đen tối bị

lu đày trong một bối cảnh nhạy cảm của nớc Nga dới thời xô viết? Tất nhiên

Trang 22

cách nghiên cứu của M Bakhtin, xin nhấn mạnh, là nghiên cứu dới cái nhìn đồ chiếu triết học (nhiều ngời gọi ông là nhà triết học chứ không phải nhà nghiên cứu văn học thuần nghĩa) Nói những điều này có nghĩa là về khái niệm đang bàn, hiểu theo nghĩa rộng, có nguồn gốc từ trong thể loại, loại hình văn học - nghĩa hẹp Trở lại với việc đối sánh t duy tiểu thuyết và t duy sử thi Nh đã nói t duy tiểu thuyết nhìn nhận sự vật tơng đối, con ngời cũng tơng đối với vô vàn giá trị, khoảnh khắc, do đó t duy tiểu thuyết đa đến sự giác ngộ về cá nhân, thức tỉnh

ý thức bình đẳng và dân chủ; t duy tiểu thuyết không khẳng định khoảng cách tuyệt đối cơ giới giữa chủ thể và sự vật, từ đó thừa nhận giá trị đợc nhìn thấy là giá trị tơng đối, có góp phần của màu sắc cá nhân, của sự cảm thụ cá nhân Điều này đã dẫn đến hệ quả là sự phong phú của tính cách mà phản ánh rõ nét nhất là trong văn chơng: nhiều cách viết của nhiều ngời; có thể viết về một đối tợng nh-

ng ở mỗi cây bút là mỗi sự khám phá khác biệt, không trùng lặp Từ đó lại dẫn

đến hệ quả tất yếu là sự mở rộng đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học Điều này

đã giải toả mối lo âu không đâu “tiểu thuyết đã chết” “nhân vật đã chết” của sự phát triển lên đến đỉnh cao t duy duy lí trớc đó 3, T duy sử thi nhấn mạnh tính

hệ thống, tính mạch lạc tuân thủ nên giọng điệu ở đó là giọng điệu sùng kính, linh thiêng, việc thuật sự việc chỉ đơn giản là thuật sao cho đúng, cho thật, cho hay, tức là yếu tố cảm nhận, sáng tạo cá nhân không đợc chú trọng Còn t duy tiểu thuyết do phá vỡ tính hệ thống, nhìn nhận các yếu tố đơn lẻ có khi ngẫu nhiên, sự không lờng trớc nên giọng điệu ở đây là giọng điệu xoi mói, mỉa mai pha chút xót xa, cay đắng Cuộc đời không bao giờ có câu nói cuối cùng, câu nói của tôi về cuộc đời chỉ là một cách cảm, nghĩ của riêng cá nhân tôi mà thôi Nhvậy ở đây yếu tố cá nhân sáng tạo đợc đề cao (tôn sự chủ động, những trực cảm cá nhân lên) Điều này bắt gặp rất rõ ràng trong văn chơng

Trên cơ sở quan niệm là hệ hình t duy và đã tiến hành thao tác phân xuất,

ta hãy cùng phóng chiếu vào các tác phẩm văn chơng để cùng nhận diện các biểu hiện của nó Trớc hết cần khẳng định rằng khi đã là hệ hình t duy thì không cứ riêng gì tiểu thuyết mà với hầu hết thể loại đều vận dụng t duy tiểu thuyết, chẳng hạn thơ, kịch, truyện Đối với thơ đó là sự lộn ngửa đối tợng ra mà nói - xin đợc lấy riêng ở văn học Việt Nam - sự đa vào thơ những sắc thái thông tục nh tiếng nớc đái của phụ nữ trong bồn cầu (Ngọn cỏ - Nguyễn Thị Hoàng Bắc) hoặc thơ

của nhóm Mở Miệng (Bùi Chát, Lí Đợi); trong kịch có thể thấy ở kịch Nguyễn Huy Thiệp; ở truyện ngắn có thể thấy ở hàng loạt truyện ngắn của các tác giả viết sau 1975: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh…

1, Biểu hiện đầu tiên cần chú ý của t duy tiểu thuyết là sự trần thuật không

Trang 23

khoảng cách, nói khác đi là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái cha hoàn thành/ 2, Giọng điệu và ngôn ngữ: nh đã nói, giọng điệu đó là giọng điệu xoi mói, giễu cợt, có sắc điệu xót xa, là chất giọng của đời thờng của ngôn ngữ đời thờng vốn sinh động và giàu sắc thái, không thuần khiết/ 3, biểu hiện thứ ba của

t duy tiểu thuyết trong văn chơng là sự bất định, nói rõ hơn đó là những dự cảm của tác giả về cuộc đời (theo Milan Kundera là sự hiển minh của lỡng lự), của

cái tôi thử nghiệm (vì trên đời này có rất nhiều cái tôi) của tác giả trong hành trình tác phẩm; có thể bắt gặp trong tác phẩm những bất trắc, những sự không

đoán lờng, những chân thật của cõi lòng kiếp hiện sinh Với việc khẳng định tính

đa chân lí, xoá bỏ khoảng cách, khẳng định cá nhân nh đã nói trên, t duy tiểu thuyết đã làm cho văn học mở rộng đề tài, chủ đề, tránh đợc sự nhàm chán đơn

điệu, tác phẩm trở nên phong phú - đây là một trong những hệ quả khả thi của t duy tiểu thuyết/ 4, biểu hiện thứ t đó là sự tự do, kết cấu mở của tác phẩm: kết cấu mở đợc hiểu là việc nhà văn “tạo ra tác phẩm của mình giống nh cuộc sống anh ta miêu tả nó cứ tự nhiên tuôn chảy, độc lập với anh ta”(Koginov) [41]cái gốc rễ của kết cấu mở là: cuộc sống đang diễn tiến; nh vậy, kết cấu mở là sự mở rộng biên giới khỏi tác phẩm, tác phẩm kết thúc không phải là đã có sự hoàn tất cũng nh cuộc sống không bao giờ hoàn tất vậy (điều này có sự tơng đồng với thuyết liên văn bản - cho thấy nhân loại đã phát triển đến đỉnh cao của nhận

thức: mỗi văn bản là sự ghép nhập của những văn bản có trớc và sau nó, nó nh là một bản hoa ghép (lí thuyết của Kristeva năm 1966); lí thuyết liên văn bản phản bác lại thuyết văn bản đã tỏ ra độc tôn trớc đó rằng, văn bản, sự sáng tạo cũng chỉ có giá trị tơng đối (ở đây chúng tôi không có dịp bàn kĩ)) Kết cấu mở của tác phẩm có liên quan chặt chẽ đến tính bất định, đặc điểm đợc nêu ra trớc đó/ Và chính kết cấu ấy đã làm nên đặc điểm thứ năm: tính đa thanh Tính đa thanh của tác phẩm là dĩ nhiên vì: thứ nhất, nhà văn phản ánh cuộc sống tại thời điểm hiện tại trong một trạng huống tâm lí nhất định của anh ta mà cuộc sống thì không

đứng yên do đó một sự vật - hiện tợng ở thời điểm này thì thế này nhng ở thời

điểm khác thì thế khác; thứ hai, nh đã nói, không có chân lí phổ quát, do đó yếu

tố cá nhân, trạng thái tâm lí, những cảm nhận khó nắm bắt của cá nhân đợc chủ trọng do đó có sự đối thoại tất yếu với ngời khác dù muốn dù không (bởi ngời khác cha hẳn đã nghĩ nh anh, kể cả cố hiểu anh đến mấy cũng không thể trùng khít trong suy nghĩ và diễn giải); thứ ba, có thể biểu hiện trên hai bình diện: nhà văn khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm, nhng là con ngời không hoàn tất kiểu nh lão Khúng của Nguyễn Minh Châu, Thuỷ của Nguyễn Huy Thiệp (vì không có một sự hoàn tất nào một khi đã thay đổi tâm thế, một khi con ngời bình đẳng trớc

Trang 24

con ngời; nhà văn dù tạo nên nhân vật nhng câu hỏi về nó cha hẳn đã một bề trong kiểm soát - đây đợc xem nh hệ quả tất yếu của quá trình viết: các quan hệ

đời sống không tách biệt chằn chặn và, sự bất lực, những giới hạn của ngôn ngữ - tức, nhà văn vẫn không thôi đối thoại với nó)/ nhà văn sáng tạo nên nhân vật của mình bao giờ cũng có những toan tính phản ánh, trong khi không phải mọi vấn

đề đều cho phép ông ta nói ra một cách mồn một, ông ta buộc lòng phải sử dụng lối nói ám dụ, nhng đây không phải là ám dụ theo lối ớc lệ cổ điển (kiểu phúng dụ), mà ám dụ vợt thoát từ sự xoi mói về nhân vật, vỗ vai nhân vật (lão Khúng của Nguyễn Minh Châu - một biểu tợng về ngời nông dân, Nguyễn Huy Thiệp mợn đề tài dục tính kiến giải về văn hoá), sắc thái ám dụ có khi còn nhiều bình diện nên ngời đọc khó đa ra câu hỏi cuối cùng, thậm chí còn tự buộc mình vào cuộc đối thoại với nhà văn mà gã này đa ra một cách nửa vời, nh trêu ngơi Giống nh phản ứng dây chuyền, tính đa thanh của tác phẩm lại dẫn đến hệ quả tất yếu: sự đồng sáng tạo - một khái niệm của tiếp nhận văn học Ngời đọc, trớc hết, nhìn trên lí luận chung, là một mắt khâu trong việc tạo thành tác phẩm văn học: từ văn bản đến tác phẩm văn học Nh vậy, tác phẩm văn học nếu nhìn trong

quá trình, phụ thuộc khá lớn vào sự đánh giá của ngời đọc Khi tiếp cận tác phẩm, với những tác phẩm đa thanh trong sự quan tâm của chúng tôi, ngời đọc buộc lòng phải đặt mình vào cuộc đối thoại mà nhà văn tạo dựng dù muốn dù không Ngời đọc đa ra kiến giải về nhân vật, về cuộc đối thoại trong tác phẩm nhng đó là kiến giải của một trong những kiến giải Kiến giải đó, thậm chí, gây bất ngờ cho kẻ chủ trơng (nhà văn) Vậy là, sự giàu có của tác phẩm hẳn nhiên đ-

ợc tính đến Ngoài ra, một câu chuyện thú vị khác trong chiều diễn suy cũng xin

đợc kể: từ việc hiểu nhân vật, hiểu cuộc đối thoại, ngời đọc mang tham vọng

“tìm hiểu” nhà văn, tìm hiểu xem ông ta muốn nói gì Tất nhiên lại là một công

đoạn không mấy dễ dàng, những đối cực sẽ xuất hiện Và, vậy là anh ta lại tự đặt mình vào trong cuộc đối thoại bất tận với nhà văn, một con ngời tồn tại thực bằng sinh thể sinh học (điều này giúp ta hiểu vì sao nhà văn nhà thơ (dĩ nhiên họ muốn nói gì cũng là qua tác phẩm) bị quản thúc, chẳng hạn Đặng Hoàng Hng, Nguyễn Huy Thiệp một thời)

Trên đây là những thuyết minh của chúng tôi về t duy tiểu thuyết - một khái niệm hiểu trên hai nghĩa trong đó bao quát là nghĩa chỉ hệ hình t duy: nó là một kiểu t duy xuất hiện và phát triển ở thời hiện đại

1.2 Nguyễn Huy Thiệp - gơng mặt nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986

1.2.1 Bức tranh chung của tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1986

Trang 25

Sau năm 1975, hiện thực đất nớc có nhiều thay đổi Tình hình đó đã khiến văn học nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng chuyển sang một hớng đi mới Nhen nhóm từ một số tác phẩm của một số nghệ sĩ, nở rộ sau 1986 với mốc quan trọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học Việt Nam đã dần định hình một xu hớng tiếp cận và khám phá hiện thực mới Mở đầu, khi “bối cảnh sử thi”

đã không còn, một hiện thực mới thế chỗ, yêu cầu cấp bách cần phải thay đổi đã bắt buộc các nhà văn phải dùng “lối nói trực diện” để thông cáo và tuyên ngôn Mùa ký - phóng sự ra đời vì thế Xin đợc nói rằng, trớc khi đề cập một số thành

tựu nổi bật của truyện ngắn, tiểu thuyết thì cần phải đề cập đến mùa ký - phóng

sự này Vì: nó đợc xem nh “bớc đệm” để các nhà văn “giã từ vũ khí” với những

cách viết thiếu “chân thực đời thờng” Các tác phẩm ký - phóng sự nổi bật có thể

Tờng), Suy nghĩ trên đờng làng (Hồ Trung Tú), Cái đêm hôm ấy đêm gì?

(Phùng Gia Lộc), Ngời không cô đơn (Minh Chuyên), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Võ Văn Trực) Các tác phẩm ký - phóng sự đã tạo nên một sức

mạnh thuyết phục thúc đẩy hai thể loại anh em là tiểu thuyết và truyện ngắn phát triển

Bắt đầu từ những năm đầu 80, tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam bớc vào chuyển đổi Những tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng có lẽ là: tập truyện ngắn

Bến quê (1985, Nguyễn Minh Châu), Đứng trớc biển (1982), Cù lao Tràm

(1985) (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mùa lá rụng trong vờn (1985, Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (1986, Lê Lựu), sau đó là Tớng về hu, Con gái thuỷ thần, Không có vua, Những bài học nông thôn những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Thiên

sứ (1989, Phạm Thị Hoài), rồi Nỗi buồn chiến tranh (1990, Bảo Ninh), Bến không chồng (Dơng Hớng), Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng)

Các tác giả nổi bật kế tiếp có thể kể: Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phơng, Thuận, Nguyễn Ngọc T Nhìn một cách khái quát nh vậy để thấy đợc thành tựu của tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam và thấy đợc chỗ đứng của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn Nguyễn Huy Thiệp là tác giả truyện ngắn (ngời

ta vẫn gọi ông nh vậy) nhng đã để lại dấu mốc quan trọng đối với tiểu thuyết, truyện ngắn nói chung Dù đến sau nhng ông có công đẩy cách tiếp cận hiện thực lên một tầm mới - với nghĩa hiện thực vốn có, hiện thực nh tôi thấy, đồng thời đa vào đó một cách viết khá táo bạo và phù hợp Nghĩa là, ông kế thừa những ngời trớc đó chỉ có điều cách làm của ông có vẻ triệt để hơn, táo bạo hơn Sau Nguyễn Huy Thiệp, các tác giả văn xuôi dù ít dù nhiều cũng bị ám ảnh bởi

Trang 26

ông Trớc hết, với sự xuất hiện của ông, ngời ta không thể viết nh trớc nữa (cảm quan hậu hiện đại nh một bớc dự cảm mới của Nguyễn Huy Thiệp, ít hoặc nhiều lay động tâm trí ngời sáng tác) Thêm nữa, một cách viết ám ảnh cũng là điều cần thiết đối với việc tiếp cận và phản ánh hiện thực mới Có thể thấy bóng dáng của Nguyễn Huy Thiệp trong một số tác phẩm của một số cây bút nh Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Hoàng Diệu Lại nữa, việc tác giả sau 1986 thờng vận dụng lối cắt xén văn bản, theo chúng tôi, điều này đã đợc manh nha từ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp với việc ném vào truyện những thơ, tiểu sử, câu chuyện (đợc đa vào bằng hình thức “bắt” vào một yếu tố nào đó rồi triển khai).

Về truyện ngắn Việt Nam sau 1986, có thể nói rằng, truyện ngắn (đặt trong bối cảnh chung) đã phát triển mạnh mẽ, số lợng tác phẩm nhiều, xuất hiện nhiều tác giả mới Các tên tuổi có thể điểm qua: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Hoà Vang, Ngô Tự Lập, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc T, gần đây có Nguyễn Ngọc Thuần Nhìn chung truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã

có nhiều biến đổi so với trớc Trớc hết ngời viết truyện ngắn ý thức đợc việc cần phải thay đổi t duy Đó là t duy về “hiện thực đang sinh thành” Điều này ngoài trực cảm của nhà văn còn đợc sự cho phép (và yêu cầu) của Đảng: nói thẳng, nói

sự thật Hiện thực thay đổi buộc lòng t duy, cách nghĩ, cách làm phải thay đổi Không thể lấy con mắt cũ để nhìn cuộc đời mới, càng không thể lấy cái nhìn cũ

để đo hiện thực mới Có lẽ vì vậy mà các hành động “ngoài văn bản” của một số nhà văn đã chứng tỏ sự cần thiết Nguyễn Khải từ bỏ “cái thời lãng mạn”, Lê Lựu buồn chán với lối viết “công việc”, “sự vụ”, Nguyễn Khắc Trờng quyết đoán

đoạn tuyệt với bút danh “Thao Trờng” Mạnh mẽ hơn, Nguyễn Minh Châu còn

“hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” (1987)

Bên cạnh đổi mới t duy về hiện thực, các nhà văn còn thay đổi cách nhìn nhận về văn chơng và nhà văn Văn chơng không phải là thứ quá đỗi thiêng liêng, làm xong phải rng rng xúc động, cũng không phải là nơi chứa những lời phán truyền mà văn chơng chỉ là sản phẩm của một con ngời hiện thực nói những điều từ riêng suy nghĩ của mình mà thôi Nói nh Nguyễn Huy Thiệp: tôi thì dạy khôn đợc ai Các tác giả truyện ngắn sau 1986 đa số đều cho rằng văn chơng chỉ là một công việc của những ngời đa cảm, hay chuốc vào mình những

hệ luỵ, rồi sám hối, có khi vì thế mà trở thành “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh), “có khi nhếch nhác” (Nguyễn Huy Thiệp), có khi vô tích sự (Tâm hồn

chó, Hoà Vang) Mà, ngẫm cũng đúng, có ai cần một nhà văn đâu! Tất cả là tại

Trang 27

bởi cái “đã mang lấy nghiệp vào thân” (Rồi từ đó tìm cách - bằng lí luận - hợp thức hoá, tỏ cho mình là hoàn toàn có lí do để tồn tại một cách trịnh trọng).

Thay đổi về t duy, văn học buộc lòng phải thay đổi cảm hứng Giờ đây văn học không còn lấy cảm hứng sử thi - lãng mạn nữa mà là “những cảm hứng mới

về sự thật” (Phong Lê) Những đề tài lớn thuộc về dân tộc, về con ngời công dân nhờng chỗ cho những đề tài về con ngời đời t - thế sự ở đó có con ngời trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, với quá khứ, với chính mình Không phải ngẫu nhiên, bên cạnh những đề tài nói về con ngời cá nhân - những dục vọng nhân tính, những dằng xé phức tạp nh tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, văn học sau 1986 có một luồng u tiên cho mảng hạnh phúc gia đình, viết về ngời phụ nữ của các cây bút nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thuỳ Mai

Các biểu hiện về mặt hình thức thể hiện cũng là một điểm đáng chú ý của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Nhiều hớng tìm tòi mới cũng đã đợc công khai thể hiện Dới ảnh hởng của triết học và t duy phơng Tây, truyện ngắn đã mang vào mình nhiều hình thức nh cắt dán, lồng ghép, đồng hiện, sử dụng dòng ý thức,

sử dụng cái kỳ ảo, hình thức nhại, thậm chí còn tạo ra một hình thức mới đó là giả lịch sử, giả cổ tích Các khuôn mẫu của truyện ngắn truyền thống gần nh bị phá vỡ: hình thức truyện ngắn có độ dài nh tiểu thuyết Tiếng thở dài qua rừng kim tớc (Hồ Anh Thái), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc T), Bóng đè (Đỗ

Hoàng Diệu); hình thức truyện có kết cấu theo lối chơng hồi: Tớng về hu, Giọt máu (Nguyễn Huy Thiệp); hình thức truyện ngắn Mini.

Nh vậy, sau 1986, truyện ngắn Việt Nam có nhiều biến chuyển mới, “tập trung đợc nhiều nhất yếu tố có tính cách tân trong văn xuôi thời đổi mới, và nhiều kết tinh hơn hẳn so với các thể loại khác” [18, 217] Chính sự vận động ban đầu ấy đã tạo động lực cho một nền truyện ngắn (nếu có thể nói nh vậy) vận hành suôn sẻ, nhiều thành tựu, đặc biệt đã tiếp sức cho những ngời cầm bút tiếp theo, làm cho họ có đủ sự quyết đoán, tự tin để thực hiện cuộc cách tân trong ý

đồ trên phơng diện thể loại - truyện ngắn của thế hệ trẻ, truyện ngắn các tác giả 8X

1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - luồng sinh khí mới trên văn đàn sau 1986

Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu có tên tuổi trên văn đàn là nhờ dấu mốc Tớng

về hu, tháng 6 năm 1987 Đây là lí do vì sao chúng tôi chọn Tớng về hu làm khởi

điểm hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp khi tiến hành phần mở đầu Trên thực tế,

Trang 28

sáng tác Nguyễn Huy Thiệp có từ trớc đó Số tết Đinh Mão báo Văn nghệ, tháng

01 năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp đăng chùm truyện Những truyện kể bất tận trong thung lũng Hua Tát Chùm truyện sẽ nhanh chóng bị lãng quên nếu không

có những cú “bồi” sau đó Nó cũng giống nh sự nghiệp của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng Phải đến sáu tháng sau, 20 - 06, cũng trên tờ Văn nghệ, Nguyễn Huy Thiệp mới đợc ngời ta chú ý Truyện Tớng về hu nhanh chóng trở thành

truyện ngắn đợc quan tâm nhất lúc bấy giờ D luận bắt đầu những công việc quen thuộc của họ: chăm chú và tìm hiểu cái tên “Nguyễn Huy Thiệp” Không

để ngời ta đợi lâu, Nguyễn Huy Thiệp liên tục xuất hiện trên Văn nghệ với các

tác phẩm: Muối của rừng (18 - 08 - 1987), Con gái thuỷ thần (06 - 02 - 1988)

Báo Ngời Hà Nội cho đăng Chút thoáng Xuân Hơng Nhà xuất bản Trẻ vội…vàng in tác phẩm của ông; nhà xuất bản Đà Nẵng cũng làm nh vậy; một số tờ báo ở nớc ngoài giới thiệu tên tuổi Bộ ba truyện lịch sử: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết cũng xuất hiện ngay trong tháng 04 năm 1988 Tiếp sức cho những

thành công, Nguyễn Huy Thiệp liên tục đem đến cho ngời đọc các sự khám phá của mình Và thế là một loạt tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đợc ngời ta biết

đến

Ngay khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên Văn nghệ, tờ báo này đã trở

thành trung tâm bàn luận về Nguyễn Huy Thiệp Các tên tuổi phê bình nh Chu Huy, Nguyễn Hoà, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Vơng Trí Nhàn lập tức thử bút Theo thống kê cha đầy đủ, tính từ giữa năm 1987 đến giữa năm 1989 đã

có trên bảy mơi bài viết về Nguyễn Huy Thiệp Quả là một hiện tợng hiếm thấy của văn chơng Việt Nam từ trớc đến nay

D luận chung đều nh vô tình thống nhất gọi Nguyễn Huy Thiệp bằng cái

định danh: “hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp” Nếu làm phép thống kê để “bắt quả tang” rằng ngời ta đã gọi: “hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp” thì con số ắt hẳn lên

đơn vị chục Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình trong một bài viết có tính thống kê, ngay từ đầu nh để ngời đọc hiểu cho công việc mình làm, đã khẳng

định (khá rối rắm) : “Ngay trong năm 1987 đã xuất hiện “hiện tợng văn học” mới gây chấn động d luận Đó là tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là mới thật là mới là độc đáo, chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay” [134, 517]

Quả thật, Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến những cái mới cho văn chơng

n-ớc nhà giai đoạn Đổi Mới, nói nh sự hân hoan của Vơng Trí Nhàn: “Nguyễn Huy Thiệp hai lần mới” Cái mới đó, cái làm nên sinh khí đó theo chúng tôi là do ở

Trang 29

việc ông đa đến một sự thức nhận mới về thực tại, cùng với lối viết đầy ám ảnh

Xa nay ghi nhận thành công của nhà văn có rất nhiều tiêu chí, có khi ngời ta tự

đa ra những tiêu chí nguỵ biện Thế nhng, tựu trung, theo chúng tôi, đó là hai tiêu chí: lối viết và hiệu ứng của lối viết Thông thờng chúng ta chú ý đến hiệu

ứng trớc Cũng một cách nhìn mới về con ngời, về thực tại sau 1975 nhng nếu Nguyễn Minh Châu sâu sắc một cách thâm trầm thì Nguyễn Huy Thiệp lại sắc sảo một cách gai góc Nếu văn Nguyễn Minh Châu tạo điều kiện cho ngời đọc l-

ời nghĩ thì văn Nguyễn Huy Thiệp bắt tất cả mọi ngời tiếp cận đều phải dồn mình lên, đọc, nghĩ gấp gáp Nó cứ làm ngời đọc bứt rứt, khó chịu, có khi muốn

đập bàn, quát tháo Nếu văn chơng nằm ở ý nghĩa tác động đến ngời đọc thì quả thật Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công Dĩ nhiên để làm đợc điều đó cần có một hiệu ứng lối viết tơng xứng, tức cái nội dung để cho phép cái lối viết đó đợc thực hiện ở Nguyễn Huy Thiệp, hiệu ứng song hành với lối viết là cái tàn nhẫn, ghê ghê, là trạng thái nhân sinh của con ngời sau đổi mới Do đó, không nhầm lẫn và cực đoan khi cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng văn học bởi

ông đã đem đến sự xáo trộn trong lòng ngời, đã làm cho ngời ta phải ray rứt vì một lối viết xng xng, không bắt ai phải suy nghĩ nhng không thể không có ai không suy nghĩ

1.2.3 Sơ lợc quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

1.2.3.1 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Từ trớc đến nay mỗi khi tìm hiểu sáng tác của một nhà văn, nhà thơ những ngời còn tiếp tục công việc viết lách, ngời ta thờng e ngại khi đi vào vấn đề con ngời tiểu sử Thế nhng, một thực tế hiển nhiên rằng, quá trình sống và suy ngẫm

đã để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của họ Tìm hiểu con ngời tiểu sử họ, không phải là việc làm tơng đơng với “tuyên án nhà văn” mà là để biện minh và làm sáng rõ họ Không thể có một tác phẩm viết trên không, càng không thể có một tác phẩm của một ngời chây lời trớc cuộc sống Những nơi đã qua, những

địa danh đã đến, những biến động trong cuộc đời, kể cả những cuộc tình ngắn ngủi cũng rõ hình rõ nét trong tâm trí của những kẻ đa mang Không cực đoan tr-

ớc bất cứ một phơng pháp nào, nhng chừng đó lí lẽ (xin không đa ra dẫn chứng vì quá dễ thấy) có lẽ cũng đủ để chứng minh rằng lý thuyết phê bình tiểu sử (Sainte - Beuve) xem ra không phải là không có căn cứ và hạt nhân để tồn tại

Nguyễn Huy Thiệp - bông hoa nở muộn trên văn đàn, sinh ngày 29 - 04 -

1950 tại Thanh Trì - Hà Nội Ông là ngời đã trải qua nhiều địa diểm sống Thuở nhỏ ông cùng gia đình lu lạc khắp chốn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái

Trang 30

Nguyên qua Phú Thọ đến Vĩnh Phúc Năm 1960, ông cùng gia đình về lại quê quán và định c tại xóm Cò, làng Khơng Hạ, Hà Nội Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử trờng ĐH s phạm Hà Nội và tình nguyện lên Tây Bắc (tỉnh Sơn La) dạy học mời năm Từ năm 1980, ông chuyển về công tác tại Bộ Giáo dục, sau đó làm tại công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ - cục Bản đồ cho đến khi về hu Hiện nay, Nguyễn Huy Thiệp đang sống tại Hà Nội Quá trình sinh sống tại các vùng đất khác nhau đã làm cho Nguyễn Huy Thiệp có đợc một cái nhìn khá thực tế Nguyễn Huy Thiệp vốn là ngời u t, ông hay suy nghĩ và đặt ra câu hỏi đối với những vấn đề thực tại đập vào trớc mắt Điều dễ nhận thấy ở Nguyễn Huy Thiệp

là sự gần gũi và quen biết với ngời dân lao động Không phải ngẫu nhiên mà trong truyện ông cứ nhận mình: “mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” bằng một nỗi niềm đau đáu (Thuỵ Khuê gọi ông là “con ngời nông dân”) Những ngời dân hiền lành đáng thơng ? Thực tại đổi thay trong vẫy vùng dục vọng và giả dối ? Mời năm trên Tây Bắc, sau đó rời xa là quảng thời gian để giúp

ông có đợc sự thấm hiểu về cuộc đời Thiên truyện đầu tiên Nguyễn Huy Thiệp viết gửi báo là bản tình ca về núi rừng Tây Bắc - một cuộc hành hơng trong tâm tởng - nơi những linh hồn vẫn ngày đêm thấp thoáng trên khau cút nhà sàn Và nữa, một số truyện ngắn khác ông đã khéo lồng vào hình ảnh con ngời trẻ tuổi nông dại, tâm hồn trong trắng, có khi thoáng qua nh nỗi niềm đau khổ do cay cú với đời sống trên mảnh đất có nhiều sơng giăng và mờ mờ huyền thoại

Không phải là một ngời đã trải qua những năm tháng nhọc nhằn và đặc biệt là với bệnh tạng hay ngẫm suy, xét hỏi trớc nhiều hiện thực hiển nhiên hẳn Nguyễn Huy Thiệp không thể viết đợc những Tớng về hu, Những bài học nông thôn, Con gái thuỷ thần, Những ngời thợ xẻ, Những ngời muôn năm cũ Trong

những tác phẩm đó bao giờ cũng ẩn chứa một con ngời đau đớn và dằn vặt trớc hiện tình con ngời nh rơi vào thực trạng khốn cùng, không biết vùng quẫy đi đâu, không biết lựa chọn con đờng nào, gần nh không có con đờng để lựa chọn Một tất yếu do sự tiếp cận tịnh tiến những diễn biến nội tâm, những đối cực, những trăn trở trớc các lựa chọn có thể, nhân vật (con ngời) ở đây đã trở thành nhân vật

tự đối thoại, một kiểu nhân vật - chủ thể rất lí thú và ám ảnh Dĩ nhiên trong quá

trình đó, Nguyễn Huy Thiệp đã chứng tỏ cho chúng ta thấy sức hấp dẫn của ngòi bút của ông - một lối viết xng xng, cứ thản nhiên trần thuật, mà trần thuật những diễn biến nội tâm (theo lối khách quan nh ông) đâu phải dễ dàng Thật là văn

đàn nớc ta từ sau Đổi mới lại nay khó kiếm ra một kiểu “giọng”, một kiểu trần thuật nh thế

Trang 31

Cũng nh nhiều nhà văn khác ở nớc ta dới nền văn hoá phơng Đông, Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hởng khá sâu đậm của giáo dục gia đình Ông ngoại của ông là một ngời am hiểu Nho học, mẹ của ông là ngời kính sùng Phật giáo

Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp đôi chỗ ta bắt gặp một vị giáo thâm nho, có ngời cho ông là “giỏi võ Tàu” (mà nói đâu xa với một số tác phẩm nh Tớng về h-

u, Không có vua chẳng phải cách kết cấu mang dáng dấp của tiểu thuyết chơng

hồi đó sao?); đôi chỗ ta thấy thấp thoáng những bóng hình của Phật Phật trong tác phẩm của ông nh sự cứu rỗi những con ngời ngập trong bùn lầy nớc đọng Có khi là một bức tợng tinh xảo, có khi là đầm sen thanh tịnh, có khi là triết lí “dục tính là nhân tính” hay “hạnh phúc là gì nếu chẳng phải là sự tịnh tâm”

Đặt niềm tin và tình yêu với cây bút trẻ từng trải, trong một bài viết ý nhị

có sắc màu sách vở, năm 1988, Văn Tâm kết thúc: “Kìa, nhà văn trẻ Nguyễn Huy Thiệp cha đến tuổi bốn mơi mà đã “mặt phong trần nắm nám mùi dâu”

đang gò lng đạp chiếc xe trên đoạn đờng ngoại ô lầm bụi, cái xe đạp “cai lục bộ” lọc xọc, bộ quần áo xoàng xĩnh, cái mũ nan rẻ tiền đội cũng đợc mà vứt cũng đ-

ợc Anh đang đi đến một cơ quan sản xuất vật chất của Bộ Giáo dục để làm…những công việc không liên quan mấy đến văn chơng, cũng không liên quan đến chuyên môn sử học của anh: cộng cộng, trừ trừ, sắp sắp xếp xếp để rồi khi…chiều xuống đêm buông vắng lặng ( ) anh lại miệt mài viết, tiếp tục mơ màng…trò chuyện cùng ta.” [134, 303]

Chúng tôi cho rằng quá trình sống này đã để lại dấu ấn rõ nét trong tác phẩm của ông Đó là cái lí chừng mực biện chứng của trờng phái phê bình tiểu

sử nh chúng tôi đã nói từ đầu

đó xuất phát từ sự mến mộ tự phát của bạn đọc đối với một nhà văn gai góc Nhìn trên sự thật thì Nguyễn Huy Thiệp không phải là ngời viết ào ạt Tác phẩm của ông công bằng mà nói cũng chỉ đếm đợc trên đầu ngón tay Theo tổng hợp mới nhất của Đỗ Hồng Hạnh (Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2006) thì Nguyễn Huy

Trang 32

Thiệp có 42 truyện ngắn, bổ sung 5 truyện so với tuyển tập trớc đó của Anh Trúc (Nxb Văn hoá - Thông tin, 2002) Xin đợc dẫn ra các tác phẩm mà Nguyễn Huy Thiệp đã xuất bản:

- Về truyện ngắn: Những ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn, 1989); Tớng

về hu (tập truyện ngắn, 1989); Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm và d luận (1990); Con gái thuỷ thần (tập truyện ngắn, 1992); Nh những ngọn gió (tuyển tập, 1995); Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp (1996, 2002, 2005).

- Về tiểu thuyết: Tiểu Long nữ (2005); Tuổi hai mơi yêu dấn; Gạ tình lấy

Tuy nhiên, sau khi chứng kiến một thời gian dài “vang bóng”, ngời đọc đã

đặt câu hỏi: Nguyễn Huy Thiệp nay ở đâu? Công chúng yêu văn ông vẫn kiên nhẫn dõi theo ông ngời ta tìm ông trên các sạp báo, các quầy sách mới Thế rồi

họ gần nh thất vọng vì những tác phẩm của ông (Tiểu Long Nữ, Tuổi hai mơi yêu dấu, Gạ tình lấy điểm) không nh ngời ta đón đợi Hồi đáp với độc giả,

Nguyễn Huy Thiệp nói, đó là vì quá trình chậm chạp của in ấn làm cho tính thời

sự của tác phẩm qua đi, lúc tính thời sự qua đi ngời ta mới đem tác phẩm ra bàn thì thật không công bằng Khi nghe những than phiền “Nguyễn Huy Thiệp đã khác”, Nguyễn Huy Thiệp lên tiếng rằng ngời đọc không hiểu ông, tất cả những

gì ông làm là để khẳng định ông đang sống, đang thay đổi (bởi cuộc sống - nh

ông nói cần phải không ngừng làm mới mình), ngay cả việc ông, Nguyễn Việt

Hà và hoạ sĩ Lê Thiết Cơng chung nhau mở bản thảo tranh cũng là việc ông đang làm mới mình, nghĩa là, ông đang sống ông nói, rồi tôi sẽ viết nhng khác trớc rất nhiều, còn khác thế nào tôi cha thể nói Đứng về phía tâm lí ngời đọc thì lời hứa ấy gần nh chỉ là sự chống chế (tất nhiên sẽ khích lệ tinh thần bao dung trong lơng tri mỗi ngời) nhằm cứu chuộc cho ông khỏi “khoảng lặng” hiện tại

Nhng, dù nói gì đi nữa cũng phải công bằng thừa nhận những đóng góp của ông cho văn chơng hiện đại nớc nhà Nếu nói sự mở đầu phong trào Thơ mới gắn với Thế Lữ, Lu Trọng L, văn học hiện thực phê phán gắn với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, rồi Vũ Trọng Phụng, Nam Cao thì cũng có thể nói văn chơng thời Đổi mới gắn với những tên tuổi nh Nguyễn Huy Thiệp Không phải ngẫu

Trang 33

nhiên mà đến mãi hôm nay (khoảng hơn 20 năm) ngời ta vẫn nghiên cứu về sáng tác của ông Ngời ta tìm hiểu tác phẩm của ông trên nhiều góc độ

Nguyễn Huy Thiệp còn là một trong số ít những nhà văn Việt Nam đợc giới nghiên cứu nớc ngoài chú ý Tác phẩm của ông đợc dịch ra nhiều thứ tiếng nh: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Italia Một số nhà xuất bản ở Đan Mạch, Thuỵ

Điển, Mĩ đang xúc tiến việc dịch và in tác phẩm của ông Ông còn đợc mời sang Pháp và Italia nói chuyện Cách đây một năm, ngày 26/01/2008, tại Italia, Nguyễn Huy Thiệp đã đợc nhận giải thởng Nonino Risit d Âur Prize Nhà văn´

đạt giải Nobel trởng ban giám khảo V.S Naipaul chính tay trao tặng cho ông Khi nhận giải thởng này, Nguyễn Huy Thiệp không muốn chia sẻ cùng ai vì theo ông

“Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là ” …

Nguyễn Huy Thiệp trong lễ nhận giải thởng Nonino ở ý ng y à 26.1.2008 ( ảnh lấy từ website: nguoibanduong.net)

Trang 34

Những thành công mà Nguyễn Huy Thiệp có đợc hiện tại cũng có nhiều quan điểm, tuy nhiên chúng tôi đứng từ sự ghi nhận khách quan chứ không đứng

từ quan điểm đánh giá Và do vậy, chúng tôi khẳng định, đó thực sự là những thành công Đây cũng là một phần khá quan trọng để hình dung diện mạo Nguyễn Huy Thiệp Ngời ta khi quan sát diễn trình văn học nớc nhà, không thấy Nguyễn Huy Thiệp đã không chỉ e ngại mà (có ngời) còn quyết đoán khẳng định

“Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng đã chết” Nhng, chính cái “đã chết” ấy đã trở thành một lí do để chúng tôi khai thác luận văn (bởi nh thế nghĩa là bộ mặt của Nguyễn Huy Thiệp có thể hình dung đợc rồi; đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận Nguyễn Huy Thiệp một cách điềm tĩnh, khái quát, thấy đợc thực chất, đánh giá những nét đợc và cha đợc của ông, loại trừ những thiên kiến)

1.2.4 T duy tiểu thuyết - một phơng diện nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nh chúng tôi đã nêu ở phần mở đầu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xét trên góc độ t duy tiểu thuyết - hình thức này hay hình thức khác - đợc nhiều cây bút phê bình đề cập Nói nh thế cũng có nghĩa là ghi nhận t duy tiểu thuyết là một biểu hiện khả dĩ trong truyện ngắn của nhà văn này Trớc khi tiến hành đề tài, với việc muốn hiểu, tiến tới minh định khái niệm t duy tiểu thuyết, sau đó muốn áp dụng vào đối tợng cụ thể là Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã vô tình bắt gặp những xác định của những nhà nghiên cứu uy tín gọi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang t duy tiểu thuyết: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đăng Điệp ý kiến của những nhà nghiên cứu này một mặt đã góp thêm động lực thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài, mặt khác cũng

là một hình thức ghi nhận điểm độc đáo có thể thâu góm các đặc điểm khác của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là t duy tiểu thuyết Nói khác đi t duy tiểu thuyết

là nét lớn, bao trùm, nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở đó ta bắt gặp cái vỗ vai suồng sã đối với nhân vật; ở đó chỉ có con ngời bằng xơng bằng thịt với những dục vọng nhân tính, những đam mê, có khi do tê tái giữa đời thờng mà chìm vào những miền cảm thức; không có thánh nhân, không có những con ngời

đạo mạo, mũ cao áo rộng; khốn cùng giữa đời thờng nhiều lúc không biết trốn chạy vào đâu để tìm lẽ sống Để cho tất cả đợc hiện lên, lối văn lạnh lùng, tỉnh táo và trung tính với điều đợc kể cũng là bình diện cần nhắc tới và chú ý

Tuy nhiên, nhìn lại những đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp trong suốt thời gian từ khi ông xuất hiện đến nay, chúng tôi thấy dù hầu nh các bình diện mà

Trang 35

Nguyễn Huy Thiệp muốn chuyển tải đều đã đợc ngời đọc khai thác, nhng dới một cái nhìn thống nhất mọi bình diện dờng nh cha thấy có, ngoại trừ luận văn của Lê Thanh Nga (nhìn nhận Nguyễn Huy Thiệp dới góc độ kỹ thuật trần thuật) Dựa trên nhận thức đó, chúng tôi xác định đề tài luận văn là đi sâu phân tích biểu hiện cũng nh u thế của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và sẽ tiến hành các thao tác:

Trớc hết, quan điểm của chúng tôi cho rằng, chính tính nội dung - nếu có thể nói nh vậy - quy định cách thức văn bản: độ dài ngắn, sự tổng hợp thể loại,

bố cục, sự diễn đạt thành câu Tất nhiên, đã là một hình thức bao giờ cũng là

hình thức - nội dung do đó các bình diện liên quan đến văn bản cũng là thể hiện

các phơng diện nội dung Cụ thể xét trong trờng hợp đề tài, các bình diện liên quan đến văn bản trớc hết là hệ quả tất yếu của chính tính phản ánh và thể hiện của nội dung t duy tiểu thuyết, thứ hai, bản thân nó đã cho thấy sự phản ánh và thể hiện nội dung t duy tiểu thuyết Do vậy, chúng tôi đi tuần tự theo các bớc

Trong quá trình tiến hành thao tác luận văn, chúng tôi có liên hệ tới những sáng tác trớc và sau Nguyễn Huy Thiệp (Nam Cao, Vũ trọng Phụng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phơng) nhằm mục đích luận chứng cho luận

điểm đa ra đồng thời qua đó “phác” một cái nhìn về vị trí Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn thời đổi mới

Thực hiện đề tài, chúng tôi không nhằm mục đích đánh giá khác (đánh giá lại) về Nguyễn Huy Thiệp, mà (quan trọng hơn) chỉ muốn cung cấp thử nghiệm một cách nhìn (một thao tác) về một đối tợng văn học khá quen thuộc, từ đó có cái nhìn quy chiếu rộng hơn sang các đối tợng khác khi tiến hành nghiên cứu lâu dài

Trang 36

Chơng 2 Những biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.1 Một thế giới hiện thực trần trụi, mang đậm chất văn xuôi

2.1.1 Thế giới hiện thực trần trụi, mang đậm chất văn xuôi

Chất văn xuôi là cách gọi có tính ớc định, đối lập với chất trữ tình Chất

văn xuôi là “một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lí tởng hoá” [160, 231] Nếu chất trữ tình là đặc hữu của thể loại thơ thì ngợc lại, chất văn xuôi là sở quyền của các thể loại văn xuôi, tiêu biểu là tiểu thuyết Chất văn xuôi biểu hiện ở các phơng diện: phản ánh các yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời; cho thấy sự tiếp xúc tối đa với thời hiện tại cha hoàn thành Và, với đặc tính của thế giới này là vậy nên nó (chất văn xuôi) thể hiện rõ nét nhất ở việc tập trung vào con ngời cá nhân – đời t - thế sự Vì sao vậy? Vì tại đây con ngời đợc

nhìn nhận với tất cả các mối quan hệ thực chất nhất của nó, đó là vùng đợc gọi là

“hậu trờng của nhân vật” Tại hậu trờng này, con ngời đợc đặt trong các mối quan hệ hằng ngày với những ngời trong gia đình (trong cuộc sống thờng nhật,

đối diện với cái ăn, cái mặc, ngôn ngữ giao tiếp, các nhu cầu ), với những ng… ời xung quanh cùng chung địa lí và những hoạt động của cuộc sống; từ đó cho thấy mối quan hệ giữa con ngời với chính bản thân (cái thực chất con ngời: đạo đức, phẩm chất, nguyện vọng, lối sống, cách ứng xử, cách nhìn về cuộc đời ) …

Chất văn xuôi trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là một phơng diện khá nổi bật Điều này có đợc là do chỗ, tác giả Nguyễn Huy Thiệp quan niệm một cách viết khác, quan niệm cách viết biểu hiện một thế giới nh chính thế giới ngoài cuộc đời (nhìn ở phơng diện phản ánh) Ông đã từng nói: “Tôi có may mắn

là thời thơ ấu tôi gắn bó với nông thôn ( ) Tôi đ… ợc họ dạy bằng thứ ngôn từ thiết thực kiểu nh sau: - Cu ai nấy đái – Trâu thì lấy dây mà dắt, ngời thì lấy …

mà lôi - Mặt nào ngao ấy – Sớng con cu mù con mắt” Sau này khi đọc thứ văn chơng bác học tôi không tìm thấy thứ ngôn từ thiết thực ấy nữa Tôi rất phân vân: giữa cách diễn đạt nông dân kia với cách diễn đạt bác học thì nên lựa chọn cách diễn đạt nào?” [184, 10] Thực tình đó chỉ là một cách nói Bởi vì, đọc tác phẩm của ông ngời ta thừa hiểu ông đã chọn con đờng nào Chỉ có con đờng đó ông mới khác các nhà văn đi trớc, nghĩa là ông mới đợc ngời ta thừa nhận Cùng với

Trang 37

quan niệm viết, bút pháp Nguyễn Huy Thiệp áp dụng còn khá nghiêm khắc nên thế giới trong tác phẩm càng trở nên trần trụi Trên cái nhìn tổng thể, thế giới hiện thực trần trụi trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp thể hiện ở những bình diện sau: Thâu góm tất cả các bình diện tơi nguyên, ngổn ngang, phồn tạp của đời sống, không giới hạn các phạm vi không gian; đem vào tác phẩm thứ ngôn ngữ của đời sống - ngôn ngữ chỉ có thể có trong văn học sau 1975 Và, với việc phản

ánh một thế giới phức tạp nh vậy, tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy t ởng giải thiêng

t-Các độc giả của Nguyễn Huy Thiệp, sau khi đọc các tác phẩm của ông, hầu hết đều tự nhận là có cảm giác ghê ghê, có khi tê tái Một sự thực nh chính cuộc đời này, không màu mè, không tô vẽ, có khi trần trụi, có khi tàn nhẫn tồn tại ở bất cứ nơi đâu trong không gian: thị thành cũng nh nông thôn, gia đình cũng nh dòng họ, ngoài bến sông cũng nh giữa cánh rừng xa, nơi mênh mông ruộng đồng cũng nh ngoài bãi cát trắng mịn, giữa phố chợ ồn ào cũng nh trong căn phòng hoa lệ, nghiêm trang Đó là cảnh một gia đình sống trong giàu có nhờ

sự sắp xếp, tính toán, đặc biệt là nhờ công việc nuôi chó béc giê bằng mẫu thai nhi của ngời vợ - bác sĩ (Tớng về hu); là cảnh chàng thanh niên (Hạnh) thò tay

vào cống lõng bõng phân ngời để tìm chiếc nhẫn vàng cho con gái bà goá bụa quyền quý (Huyền thoại phố phờng); là cảnh sống quẩn quanh, chật hẹp với

những con ngời vất vả, nghèo khổ nhng đáng thơng (Những bài học nông thôn);

là cảnh mọi ngời trong gia đình sống tuỳ tiện, ô trọc (em chồng sàm sỡ chị dâu,

bố chồng xem trộm con dâu tắm, anh em mạt sát, xúc phạm nhau, cha con có khi bằng vai phải lứa) (Không có vua); là cảnh một gia đình cả mấy đời sống mang

nhiều tội lỗi: tham lam, lừa lọc, nhẫn tâm, ham mê sắc dục (Giọt máu); là cảnh

bọn ngời đánh cá trên sông hễ buột miệng là văng tục, ứng xử thô lỗ (Chảy đi sông ơi); là cảnh “một tay anh chị” (Bờng) sẵn sàng thể hiện sự bặm trợn, đểu

cáng của mình ngay giữa đại ngàn chỉ mấy con ngời với nhau; là cảnh bà cụ hơn tám mơi (cụ Xoan) vạch đôi vú teo tóp nhìn về bức tợng trên đỉnh đồi gần di tích Phồn Xơng (Ma Nhã Nam); là cảnh ngời đàn ông (ông Móng) chuyên “thẩm

định” một loại hàng hoá đặc biệt: “phân ngời” vv Tất cả làm nên một thế giới

“nh món nộm suồng sã”, thế giới phá vỡ mọi trật tự

Nhng cần phải khẳng định, rằng chất văn xuôi không đồng nghĩa với sự trần tục, dĩ nhiên sự trần tục là một điểm quan trọng, là để khu biệt với chất trữ tình Nếu chất văn xuôi là tất cả những gì bề bộn, phức tạp, là cuộc sống không tô vẽ thì cũng phải thừa nhận trong chất văn xuôi có những yếu tố có “tính trữ tình”, chẳng hạn những phút con ngời chìm đắm trong thế giới tâm linh hay

Trang 38

trong những miền cảm thức Tất nhiên những trạng thái này phải nằm trong bối cảnh chung, đó là: con ngời đang trong môi trờng hiện thực với những sự chèn

ép từ cuộc sống Chẳng hạn giây phút Hiếu, trong truyện Những bài học nông thôn, sau khi đi xem thả diều về, một mình đi vào thôn: “Tôi đi một mình trên

con đờng lạ vào thôn Bóng tối chập choạng Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn Cây loà xoà bên đờng Tôi không xác định đợc thời gian sống hiện tại của mình Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi quên mất cả khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi”, rồi sau

đó anh đi về căn nhà: “Tôi buồn ngủ rã rời Tôi chẳng nhớ tôi đã ngủ khi nào Khi tỉnh dậy tôi thấy bàng hoàng vì sự tĩnh lặng tuyệt vời của căn nhà vắng Chẳng ai có nhà Tôi đi rửa mặt rồi đi ngó nghiêng khắp mọi nơi Dới nhà ngang, mấy thúng gạo trắng xếp chồng lên nhau bên cối giã gạo ( ) Ngoài sân có mấy con gà đang mổ thóc Tĩnh lặng Không một tiếng động.”; hay những trạng thái tinh thần khác thờng của Chơng trong Con gái thuỷ thần; hoặc trạng thái của Đề

Thám: “Đề Thám đón Xoan lên con ngựa ô rồi thúc ngựa vào rừng Đêm trong rừng mênh mông và h ảo lắm Tiếng côn trùng rỉ rắc Mùi hơng rừng nồng nàn Bóng tối sẫm đen trên các tán lá cây, sẫm đen nơi hốc đá, sẫm đen cả trên mặt

đất Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn Tất cả đều đẩy con ngời về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó Con ngời tự co lại nh con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh và bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp

đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? đi đâu? thế nào? làm gì? tiến đến đâu? bao giờ thành tựu? bao giờ kết thúc?” (Ma Nhã Nam) Nghĩa là, nếu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nh có ngời nói, vừa biểu

hiện chất văn xuôi đậm đặc vừa có chất trữ tình dịu dàng êm ái thì hai đặc điểm này không xung khắc nhau, ngợc lại chúng thống nhất Điều này chúng tôi sẽ còn đề cập ở các phần trình bày sau

Chất văn xuôi trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp không chỉ thể hiện ở những đề tài trực diện nói về đời sống hiện tại mà còn thể hiện ở những đề tài có tính ám chỉ Cụ thể đó là đề tài lịch sử Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đó là lịch sử giả tạo, lịch sử chỉ là cái cớ để từ đó ông triển khai một quan niệm về nhân sinh (quan niệm về con ngời của ông), về cuộc đời Do đó, có thể nói lịch sử trong truyện Nguyễn Huy Thiệp chính là một dạng biểu tợng Biểu t-ợng này thể hiện trên các mặt: thứ nhất - cái cơ sở (giá trị gốc của bất kì biểu t-ợng nào) đó là nền cảnh, con ngời thuộc về thời quá khứ, thuộc về lịch sử; thứ hai, khi khảo sát kĩ nền cảnh, đặc điểm con ngời thuộc về lịch sử đó thì chúng ta thấy đó chỉ là một cái cớ khéo léo mà thôi

Trang 39

Nói đến lịch sử là nói đến khoảng cách - khoảng cách giữa hôm qua (sự kiện lịch sử) và hôm nay (thời đại của ngời viết) Nắm đợc tính chất quan trọng

đó, Nguyễn Huy Thiệp đã đẩy câu chuyện về thời quá khứ gắn với những tên tuổi, những thời đại đã qua (Nguyễn ánh, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ) Nhng không thể đi tìm sử trong văn Nguyễn Huy Thiệp đợc Lịch sử là dĩ thành bất biến, là sự thật, việc thật Thế nhng, trong các truyện ngắn lịch sử của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đặt nhân vật của mình vào một bầu không khí mang màu sắc huyền thoại Điều này trớc hết thể hiện ở ngời trần thuật, một kiểu trần thuật thiếu tin cậy (do vậy mà giọng văn thờng tỉnh táo, đôi khi nh bông đùa): “Ông Quách Minh, Ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết th cho tôi” (Vàng lửa). Đặc biệt

nhà văn đã h cấu nên những tình tiết li kì trong tác phẩm - những tình tiết đọc không phải để mà tin: Đặng Phú Lân “nhặt hòn đá ở mạn thuyền ném con vịt giời bay qua”; Nguyễn ánh lấy kiếm của Đặng Phú Lân chém một nhát đứt cây

đại “vòng gốc nh cột nhà”; Nguyễn ánh chém đầu Lân máu phun ra “trắng nh nhựa cây, một lúc sau thì bệt lại” (Kiếm sắc) Đặc biệt là chuỗi tình tiết li kì

xung quanh Ngô Thị Vinh Hoa từ lúc đẻ ra “trên nóc nhà đám mây ngũ sắc ( )…hơng thơm ngào ngạt” đến khi lớn lên “nói câu nào thiêng câu ấy” cho đến khi chết “bồng trên tay một đứa bé còn sống” (Vàng lửa).

Ngoài ra Nguyễn Huy Thiệp còn lựa chọn kiểu kết thúc mang tính đối thoại cao, điều này trái về bản chất với lịch sử - lịch sử là hằng số, kết thúc của lịch sử chỉ có một giá trị Tiêu biểu đó là trờng hợp truyện ngắn Vàng lửa với ba

đoạn, mỗi đoạn nhà văn gửi gắm một dụng ý Bên cạnh đó, truyện về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp còn có cách kết thúc rất khó hiểu, kiểu kết thúc phi logic, tạo

sự hoài nghi cho bạn đọc, đó là trờng hợp Kiếm sắc (chúng tôi sẽ phân tích ở

ch-ơng 3)

Mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng đợc nhìn nhận dới con mắt của số đông Cách nhìn của số đông tất nhiên là khác nhau nhng ở mức độ nào đó, về cơ bản tơng đồng, nhất quán Nguyễn Huy Thiệp đã nắm bắt đợc điều này và ông đã gián tiếp thông qua cách nhìn nhận ấy để khắc hoạ các hình tợng nhân vật lịch

sử Mới xem qua ta cứ ngỡ đó là cách nhìn của chính nhà văn Trong cách nhìn nhận của lịch sử, của quần chúng, Nguyễn ánh là nhân vật tàn nhẫn, độc ác, Nguyễn Huệ là vị vua anh minh, hiền đức… Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta cũng bắt gặp điều này Nguyễn ánh làm cho dân Đàng Trong “khiếp sợ”, ánh hèn mạt: “mở tiệc ăn mừng khi Nguyễn Huệ chết”, ánh hám sắc:

Trang 40

muốn chiếm đoạt Vinh Hoa, ánh tàn ác: “muốn chôn các danh sĩ Bắc Hà”, ánh

giết kẻ trung thành dù chỉ làm không tròn một việc ( Kiếm sắc) Nguyễn Huệ diệt

quân Mãn Thanh, tìm cách an dân, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của Vinh Hoa

(Phẩm tiết) Thông qua cách nhìn nhận này, nhà văn đã tạo độ tin cậy cho ngời

đọc Thế nhng, bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng cách nhìn của riêng mình Từ

đây, những điểm đặc sắc của các nhân vật lịch sử, theo chúng tôi, đợc hiện lên rõ nét

Khi miêu tả các nhân vật lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp không miêu tả họ nh những bức tợng đã hoàn thành chỉ việc chiêm ngỡng và tái hiện mà ông miêu tả

họ ở dạng cha hoàn thành

Trớc hết, ta thấy nhân vật lịch sử ở đây tuyệt nhiên không còn khoảng cách với chúng ta - ngời tiếp nhận Đọc nhân vật lịch sử mà cảm tởng nh đang xem ngắm một con ngời giữa cuộc đời này: họ đi đứng, nói cời nh chính chúng ta vậy Quang Trung một vị vua “áo vải cờ đào” đánh Bắc dẹp Đông nhng khi tức giật quát mắng nh một kẻ thấp hèn “Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! ” Đứng tr… ớc vẻ đẹp của Vinh Hoa, nhà vua “thốt nhiên rung mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rợu quý cầm tay” Có lúc Quang Trung hiện lên ở t thế tầm thờng “Nhà vua đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo với Vinh Hoa việc Khải mất” (Phẩm tiết) Nguyễn ánh hiện lên trong t thế một

con ngời trần tục Căm tức Vũ Văn Hoàn, ánh quát mắng: “Thắng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng chừng nào Mày mợn danh ta để ăn cớp với chơi gái à? Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê … ? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt” Gia Long Nguyễn ánh cũng biết rung cảm trớc cái đẹp - “nớc thơm

từ cung xuân Vinh Hoa tiết ra thơm ngát nh mùi hoa sữa” - “Nhà vua thở dài, ngã quay ra đất, ngất lịm đi”, và cũng ham muốn chiếm đoạt nó “ta muốn sở hữu nàng ” Khi nghe tiếng đàn Vinh Hoa, lòng rung cảm của nhà vua lại một lần…nữa đợc nhà văn miêu tả: “Nhà vua mơ màng, gục đầu xuống bàn ngủ thiếp đi” (Phẩm tiết ) Nguyễn Trãi xa nay thờng đợc miêu tả là vĩ nhân, là nhà chính trị,

nhà văn lỗi lạc, nhng trong văn Nguyễn Huy Thiệp, ông hiện ra là một con ngời cô đơn khủng khiếp, một con ngời lịch lãm “Nguyễn ngõ lời cầu hôn với nàng giản dị và mạch lạc”, một tình yêu si cuồng “Nguyễn vùi đầu vào bộ ngực mảnh khảnh của nàng” (Nguyễn Thị Lộ )

Viết về nhân vật lịch sử nhng nhà văn cung cấp một giá trị mới, phản ánh tinh thần dân chủ trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp đã rút ngắn khoảng cách sử thi, bằng “t duy tiểu thuyết”, ông “đem lịch sử đến với đời sống tơi nguyên cảm

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.M. Albérès (2003), Cuộc phiêu lu t tởng văn học Âu châu thế kỉ XX 1900 - 1959 (Vũ Đình Lu dịch), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lu t tởng văn học Âu châu thế kỉ XX 1900 - 1959" (Vũ Đình Lu "dịch
Tác giả: R.M. Albérès
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
2. Tạ Duy Anh (2007), Ngời khác, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngời khác
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
3. Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (2006), “Từ góc độ triết học bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học nghệ thuật phơng Tây hiện đại”, TC Triết học, theo website: www.chungta.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ góc độ triết học bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học nghệ thuật phơng Tây hiện đại
Tác giả: Nguyễn Hoàng Tuệ Anh
Năm: 2006
4. Đào Tuấn ảnh - Lại Nguyên Ân - Nguyễn Thị Hoài Thanh ( su tầm và biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết , Nxb Hội nhà văn - Trung tâm Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: su tầm và biên soạn") (2003), "Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Đào Tuấn ảnh - Lại Nguyên Ân - Nguyễn Thị Hoài Thanh ( su tầm và biên soạn)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn - Trung tâm Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2003
5. Đào Tuấn ảnh, “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga”, website: www.việnvănhọc.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga
6. Richrdchat Appignanesi - Chris Gattat (2006), Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại (Trần Tiễn Cao Đăng dịch), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại "(Trần Tiễn Cao Đăng "dịch
Tác giả: Richrdchat Appignanesi - Chris Gattat
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
8. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn dịch), Nxb Giáodục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki "(Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn "dịch
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1998
9. M. Bakhtin (1999), “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực” (Ngân Xuyên dịch), TC Văn học, số 04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực” (Ngân Xuyên "dịch
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1999
10. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh C tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết "(Phạm Vĩnh C "tuyển chọn, dịch và giới thiệu
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2003
11. M. Bakhtin (2006), “Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ” (Phạm Vĩnh C dịch), TC Văn học nớc ngoài, số 01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ” (Phạm Vĩnh C "dịch
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 2006
12. Lu Căn Báo (2003), Phridrich Nitsơ (Quang Lâm dịch), Nxb Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phridrich Nitsơ" (Quang Lâm "dịch
Tác giả: Lu Căn Báo
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2003
13. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết" (Nguyên Ngọc "dịch
Tác giả: Roland Barthes
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
14. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, TC Văn học, số 09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
15. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
16. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
17. Henri Bénac (2005), Dẫn giải ý tởng văn chơng (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tởng văn chơng "(Nguyễn Thế Công "dịch
Tác giả: Henri Bénac
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
18. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
19. William Boyd, “Lợc sử truyện ngắn” (Hà Linh dịch), website: www.evan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợc sử truyện ngắn” (Hà Linh "dịch
20. Dorothy Brewster - John Angus Burrell (2006), Tiểu thuyết hiện đại (D-ơng Thanh Bình dịch), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại" (D-ơng Thanh Bình "dịch
Tác giả: Dorothy Brewster - John Angus Burrell
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w