Evelipe Pielder - nhà báo Pháp đã viết trong lời giới thiệu hai tập truyện ngắn Trái tim hổ và Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp xuất bản tại Pháp: "Nguyễn Huy Thiệp - mà người ta chẳng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu trường THPT Trần Phú, các bạn đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các thầy giáo, cô giáo là giảng viên Viện Văn học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội II, nơi tôi đã học tập, nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người yêu quí đã giúp đỡ tôi có được kết quả như ngày hôm nay
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thành Hưng Với học vấn uyên thâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy đã hướng dẫn tôi tìm hiểu đề tài, nghiên cứu những thành tựu sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, định hướng xây dựng những luận điểm khoa học khách quan, chính xác và nhiệt tình, trách nhiệm trong quá trình hoàn thiện luận văn của tôi
Thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội II không nhiều, nhưng tôi đã học tập và trưởng thành rất nhiều trong nhận thức, nghiên cứu khoa học Kết quả của quá trình đào tạo Thạc sĩ sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp mà tôi đã gắn bó và cống hiến trọn đời mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Người viết
Trần Thị Minh Yến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tất cả các ý tưởng, đề tài và nội dung chính của luận văn đều do sự nghiên cứu trung thực, nghiêm túc của tôi
Khi thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các tư liệu tham khảo liên quan tới vấn
đề nghiên cứu; nhưng tất cả chỉ là những gợi ý khoa học cần thiết để tôi phát triển ý tưởng của mình Tất cả tư liệu được sử dụng, chúng tôi đều có trích dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng
Công trình nghiên cứu này của tôi cũng chưa được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào
Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Người viết
Trần Thị Minh Yến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 4
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 6
3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: TỪ TRUYỆN NGẮN ĐẾN TIỂU THUYẾT - MỘT CUỘC THỬ NGHIỆM NGHỆ THUẬT 12
1.1 Những thành tựu truyện ngắn 12
1.2 Một sự tìm tòi thể nghiệm 29
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY THIỆP 35
2.1 Khái niệm kết cấu 35
2.2 Hình thức kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 39
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY THIỆP 61
3.1 Khái niệm nhân vật 61
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 63
CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY THIỆP 94
4.1 Khái niệm ngôn ngữ 94
4.2 Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp 96
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 6tranh luận của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu Nhà sưu tầm Phạm Xuân Nguyên
đã viết trong bài giới thiệu cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp : "Xưa nay, tôi dám chắc là chưa có một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bán tán, chốn văn phòng cũng như chốn vỉa hè, đâu đâu cũng kháo chuyện Văn đàn thời đổi mới
đã khởi sắc, đã náo động, càng thêm náo động bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp" [21, tr.6] Cũng trong bài này, tác giả Phạm Xuân Nguyên tiếp tục khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong một thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài Không chỉ trong nước, cả ngoài nước; không chỉ người Việt, cả người ngoại quốc” [21, tr.7]
Xung quanh các sáng tác của nhà văn xuất hiện nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng sức hấp dẫn của những trang văn này đối với độc giả đã được
nhiều nhà phê bình thừa nhận Bùi Việt Thắng nhận xét: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như một “khối thuốc nổ” làm tan vỡ mọi nếp nghĩ bình thường của độc giả” G.S Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được Anh có nhiều ngón
Trang 7nghề lôi cuốn người đọc cũng “bợm” lắm”.[21, tr.458] Còn các tác giả của công trình truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử- Thi pháp - Chân dung phát biểu: “Lịch sử văn học còn ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi “hiện tượng Nguyễn Minh Châu” bùng lên và sau đó tạm lắng thì phát lộ “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”
Evelipe Pielder - nhà báo Pháp đã viết trong lời giới thiệu hai tập truyện
ngắn Trái tim hổ và Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp xuất bản tại Pháp:
"Nguyễn Huy Thiệp - mà người ta chẳng biết nhiều lắm ngoài việc ông 50 tuổi, rất nổi tiếng ở nước mình và sống như một viên chức nhỏ ở Hà Nội - có một tài năng đặc biệt kì lạ khi gợi lên màu xanh lơ chính xác của một bầu trời và các nghịch lí của con người, khi khiến một vài điều dữ dội trở nên không sao quên được, khi thì kín đáo xới ra những vực thẳm tuyệt vọng tinh tế và đột nhiên lại an
ủi ta trong một bài ca ngắn Không chút hương vị, ngược lại, chẳng có cái gì đoán trước được, chỉ là tuyệt diệu" ( La Quinzaine Litteraire, 31, 3, 2000) [21,
tr.153]
Tiến sĩ Greg Lockhart, trường Đại học Sydney của Autralia đã viết về
Nguyễn Huy Thiệp trực tiếp bằng tiếng Việt: "Theo tôi, đây là một tác giả có tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế Vì thế tôi nghĩ rằng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là một đóng góp cho văn học thế giới hiện đại Đây
là những lí do để dịch Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh" (Tạp chí Văn học, số 4, 7
- 8/1989) [21, tr.115]
Cho đến thời điểm hiện tại, đề tài về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của nhà văn có phần tạm lắng Những câu chuyện sôi nổi của ngày hôm qua chỉ còn lại những dư âm, dư ảnh đến ngày hôm nay Nhưng không thể phủ nhận, Nguyễn Huy Thiệp cùng với các tác phẩm của ông vẫn là nguồn cảm hứng cho
Trang 8nhiều nhà phê bình nghiên cứu khi tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ sau năm 1975 nói chung, cũng như khi khảo sát phong cách nghệ thuật của nhà văn nói riêng Có thể nói, khi nhắc đến những hiện tượng văn học tiêu biểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít nhiều đến Nguyễn Huy Thiệp như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của dòng văn học đương đại
1.2 Nguyễn Huy Thiệp viết cả kịch bản văn học, phê bình văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết Nếu những truyện ngắn có sự đổi mới táo bạo về đề tài, cách xây dựng nhân vật cùng ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn đã đem đến một đời sống thực sự sôi động cho văn học vào những năm chín mươi của thế kỉ trước thì tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp lại không được độc giả đánh giá cao, thậm chí
có nhiều độc giả còn thất vọng, không tin rằng những tiểu thuyết "ba xu" đó được viết bởi Nguyễn Huy Thiệp! Điều gì khiến Nguyễn Huy Thiệp không thành công ở thể loại tiểu thuyết? Điều gì khiến bút lực đầy hấp dẫn khó cưỡng lại cùng những ngón nghề rất "bợm" của nhà văn cũng không còn sức lôi cuốn như những truyện ngắn đầy tinh hoa, tâm lực của một cây bút có tài? Xuất phát từ
thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn cho mình đề tài nghiên cứu "Tiểu
thuyết Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ thể loại"
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong văn học hiện đại Việt Nam, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được bạn đọc trong và ngoài nước nhận xét, đánh giá rất sôi nổi một thời Vào những năm đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Huy
Thiệp lại hào hứng thử sức ở một thể loại mới với hi vọng: Tuổi hai mươi yêu dấu - cuốn tiểu thuyết đầu tay - sẽ là một cuộc tranh luận lớn (trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới cuối tháng, 4/2003) Nhưng khi cuốn tiểu thuyết ra mắt
Trang 9công chúng đã không được đón nhận như mong đợi Võ lâm ngoại sử (2005), Tiểu long nữ (2006) và Gạ tình lấy điểm (2007), những cuốn tiểu thuyết ra đời
sau đó lại càng trở nên nhạt mờ hơn trong tâm thức người đọc Không được công chúng đón nhận nồng nhiệt, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp chỉ được nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ những bài viết bày tỏ quan điểm, nhận xét khái quát
và chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện ở góc độ thể loại
Trong bài "Nguyễn Huy Thiệp không thành công ở thể loại tiểu thuyết"
đăng trên trang Web http://tieulun.hopto.org, tác giả Nguyên Trường cho rằng:
"Trong một niềm kỳ vọng thì độc giả nhiều lúc đã ngóng chờ sự “bùng nổ” của Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại tiểu thuyết, khi mà cách đây vài năm ông hùng hồn tuyên bố với thiên hạ rằng, cuốn tiểu thuyết đầu tay "Tuổi hai mươi yêu dấu" sẽ
là một cuộc tranh luận văn học lớn”, “sẽ là một sự kiện của tiểu thuyết Việt Nam” Dù cuốn sách này chỉ đăng tải trên Internet, nhưng nhiều người tìm đọc
nó và cảm thấy vô cùng thất vọng Dường như Nguyễn Huy Thiệp sinh ra chỉ là
để viết truyện ngắn Bao nhiêu tinh lực, bao nhiêu “hương”, “nhuỵ”, ông đã dụng công, dành sức “mài rũa” ở truyện ngắn rồi Với tiểu thuyết, các “chiêu” của Nguyễn Huy Thiệp trở nên yếu ớt, rời rạc, không còn thâm hậu và “cao cường” như khi viết truyện ngắn Hình như đấy không phải là Nguyễn Huy Thiệp nữa rồi…" [35, Internet]
Trong loạt bài Bạn văn nói về "tiểu thuyết ba xu" của Nguyễn Huy Thiệp đăng tải trên trang web http://giaitri.vnexpress.net, Bảo Ninh viết: "Đừng có tin Nguyễn Huy Thiệp khi ông ấy nói: “Tôi viết vì tiền” Thiệp nói đùa đấy Đôi khi ông ấy nói quá lên như vậy để tự bỡn mình thôi Tôi nghĩ là không nên nghiêm trọng chuyện đó Văn học có cả mục đích giải trí Nếu Nguyễn Huy Thiệp khẳng
Trang 10định những tác phẩm vừa xuất bản chỉ phục vụ mục đích giải trí, thì nghĩa là ông đang muốn phân biệt chúng với những sáng tác nghiêm trang và có nhiều thành tựu trước đây" [34, Internet]
Thông cảm với nhà văn đã từng rất thành công với những truyện ngắn nóng hổi tính thời sự, hiện đại, nay đang chấm ngòi bút vào lọ mực dốc ngƣợc,
Đỗ Tiến Thụy cho rằng: "Không nên đòi hỏi quá nhiều ở một nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có những đóng góp to lớn cho văn học đương đại Việt Nam Như thế là quá đủ cho một tài năng Khi chuyển sang viết "tiểu thuyết ba xu", ông thẳng thắn tuyên bố: "Tôi viết vì tiền, những cuốn sách này chỉ có tác dụng giải tr"í Ở góc độ đó, Nguyễn Huy Thiệp đạt đến tầm thiền khi ý thức rất rõ việc làm của mình Thế còn hơn là có những nhà văn đi viết báo lá cải nhưng không dám
ký tên thật Còn độc giả, nếu cảm thấy không chấp nhận được sự chuyển hướng của ông thì đơn giản là đừng đọc nữa" [34, Internet]
Cũng trong loạt bài viết này, Dạ Ngân đã phân tích những nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi của Nguyễn Huy Thiệp "Thứ nhất, Nguyễn Huy Thiệp không thành công ở tiểu thuyết Anh thất bại ngay từ cuốn đầu tiên - Tuổi hai mươi yêu dấu Tạng của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn Thứ hai, do hoàn cảnh riêng, anh cũng có những bức xúc nhất định về tiền Nhưng nếu anh giải tỏa những bức xúc đó bằng cách viết báo thì hay hơn, chứ bằng văn chương thì không ổn Vì nếu viết báo, Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một cây bút láu cá, lão luyện,
có nghề Thứ ba, có lẽ sự nghiệp này đã đi qua thời đỉnh cao, giờ là lúc anh đang thong dong xuống dốc Quy luật vận động là vậy, đã đi lên nghĩa là có lúc phải đi xuống Làm sao duy trì phong độ mãi được? Nguyễn Huy Thiệp đã hoàn thành vai trò của một người viết, giờ là lúc anh chơi văn Nhưng giá như anh
Trang 11chuyển sang viết hồi ký văn học hay báo chí, người đọc sẽ có nhiều điều để mong đợi" [34, Internet]
Nhà văn Chu Lai cũng chia sẻ những suy nghĩ của mình về tiểu thuyết
Nguyễn Huy Thiệp: "Từ chính cuộc đời mình, tôi nghiệm ra rằng: Với nhà văn, giàu quá cũng không viết được mà nghèo quá viết cũng không ra Nô lệ cho vật chất thì văn chương quá nhọc nhằn, tủi nhục, còn vung vinh trong xa hoa thì văn chương sẽ nhạt Trước đây, trong thời buổi khó khăn, nhuận bút quá ít ỏi, nghệ
sĩ thường phải xoay ra "lấy ngắn nuôi dài", viết cái xoàng để nuôi cái không xoàng Nhưng khi cuộc sống đã tạm ổn thì phải dừng ngay cái “ngắn”, nếu không sự nghiệp văn chương sẽ ngày càng xuống dốc Trong thời kỳ hội nhập, tài đến đâu sẽ được hưởng đến đó Nhà văn không nhất thiết phải viết câu khách mới thu hút được số đông Hãy cứ bám lấy những đề tài chính thống nhưng phải viết cho hết mình, viết cho những con chữ mưng mẩy lên Nếu làm báo, thu nhập của nhà văn mỗi tháng có thể lên tới 20-25 triệu đồng Nếu viết kịch bản phim (mỗi tập 5 triệu, mỗi phim vài chục tập) thì thì thu nhập của nhà văn cũng đã là con số không nhỏ Nhưng muốn sống với văn chương phải yêu thương nó thắm thiết Nếu đã lỡ ngoại tình thì khi trở về, văn chương sẽ như một phụ nữ bị bội bạc, quay ra đỏng đảnh với anh ngay Vì vậy, nếu đã tay ngang sang báo chí hoặc phim ảnh thì nhà văn sẽ rất lạc lõng khi trở lại với trang viết.Tuy nhiên, nếu đã cạn nguồn lực thì nhà văn thà làm phim, viết báo còn hơn Vì những kiểu viết chụp giựt bây giờ đã cũ rồi Bản thân tôi đã đến thời thư giãn Sau 30 năm miệt mài viết, cả chụp giựt lẫn "lấy ngắn nuôi dài", giờ tôi đã tạm đủ để rong chơi" [34, Internet]
Nhƣ vậy, nói về tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp, hầu hết các bài viết đều khẳng định sự bất thành và giảm sút rõ rệt về phong độ của nhà văn khi viết tiểu
Trang 12thuyết Chân lí của khoa học (trong đó có văn chương) là nó chỉ chấp nhận những gì có giá trị trụ vững với thời gian và sự thử thách khốc liệt của những biến động thăng trầm trong cuộc đời Và đương nhiên, tất cả những gì không giá trị sẽ bị đào thải và lãng quên như chưa bao giờ tồn tại Những tiểu thuyết "ba
xu", rẻ tiền của Nguyễn Huy Thiệp phải chăng cũng là những tác phẩm "đọc rồi quên ngay sau lúc đọc".[7, tr.50] Cho nên, trong phạm vi hiểu biết và tìm kiếm
của bản thân, chúng tôi chưa thấy có một công trình khoa học nào viết về tiểu
thuyết Nguyễn Huy Thiệp Luận văn "Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ
thể loại" có thể xem là công trình đầu tiên và cũng là đóng góp khoa học có ý
nghĩa của chúng tôi khi nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn
3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Mục đích
Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ thể loại, chúng tôi mong muốn khảo sát một cách đầy đủ, toàn diện về sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp trên phương diện thể loại; nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học, khách quan về những đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp Trên cơ sở
đó, rút ra những nhận xét về sự thành công và thất bại của nhà văn ở thể loại này
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp trên phương diện lí luận về thể loại
Phạm vi nghiên cứu là một số tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp như :
Tuổi hai mươi yêu dấu (2005);
Võ lâm ngoại sử (2005);
Tiểu long nữ (2006);
Gạ tình lấy điểm (2007)
Trang 13Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu, xem xét một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp để đối chiếu, so sánh, làm sáng tỏ những đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đi sâu tìm hiểu về tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ thể loại, luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê - phân loại, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp và các phương pháp liên ngành khác để tìm hiểu, lí giải đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp một cách khoa học nhất
5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo, nội dung chính gồm bốn chương:
Chương 1: Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết - một cuộc thử nghiệm nghệ thuật
Chương 2: Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp
Chương 4: Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỪ TRUYỆN NGẮN ĐẾN TIỂU THUYẾT - MỘT CUỘC
THỬ NGHIỆM NGHỆ THUẬT 1.1 Những thành tựu truyện ngắn
Nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và vị trí của nhà văn trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học, nhất là văn học Việt Nam thời kì đổi mới, có thể khẳng định: đóng góp nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp là thể loại truyện ngắn Với khoảng 40 truyện ngắn được sáng tác trong vòng 30 năm, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một bước đột phá trong văn học về mọi phương diện từ đề tài, cách xây dựng nhân vật cho đến kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu
1.1.1 Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy,
đề tài sáng tác của nhà văn khá phong phú, đa dạng, phản ánh rất sinh động, ấn
tượng những vấn đề cơ bản, cốt yếu của xã hội, con người Việt Nam trong những năm đổi mới; đồng thời, có tác động nhiều chiều, nhiều vẻ đến tâm linh,
tâm thức và nhãn quan của người đọc Người con gái thủy thần là câu chuyện
thao thiết, cảm động về những giấc mơ, những hoài bão, những khát vọng mãnh liệt giữa đôi bờ hư thực của con người giữa cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn, đầy
nước mắt đắng cay Trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi, ngòi bút của nhà văn lại
lách sâu vào vùng đất hiện thực vô cảm, vô tình đến lạnh lùng, tàn nhẫn của con người trước bất hạnh, đau thương của đồng loại Chị Thắm dịu dàng, nhân hậu, bao dung, vị tha đã từng cứu bao nhiêu người chết đuối trên bến Cốc, nhưng khi
chị Thắm chết đuối lại không ai cứu Cuộc đời nghịch lí và đau xót! Muối của rừng, một trong những truyện ngắn được xem là hay nhất của Nguyễn Huy
Trang 15Thiệp lại diễn tả vừa hài hước vừa cảm động về "sự phạm tội và cứu rỗi linh hồn con người" [21, tr.111], đem đến cho độc giả bao suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác, sự tàn bạo và thức tỉnh lương tâm trước cái đẹp Chút thoáng Xuân Hương lại khai thác đề tài chân dung văn học trong quá khứ Với những
thủ pháp nghệ thuật hiện đại của tác giả, chân dung Hồ Xuân Hương hiện ra trong không khí mờ ảo sắc màu dân gian của tâm thức và làng quê Việt Nam xa xưa: tiếng mõ rao náo động và đầy đe dọa, các chức việc sâu mọt trong làng, Tết mồng ba tháng ba với đĩa bánh trôi trong trẻo, những nụ vối thơm nồng đang trổ
bông đầu ngõ, Từ chút thoáng Xuân Hương đẹp đẽ, hư ảo gần với cõi mộng,
Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm những suy tư, khát vọng của người nghệ sĩ trong hành trình đi tìm hình bóng chập chờn của cái đẹp trong cô đơn, tĩnh lặng, gian khổ, nhọc nhằn
Vào những năm ba mươi của thế kỉ trước, khi Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn, người ta đã gọi Giông tố là quả bom nổ giữa làng văn, Số đỏ là cuốn sách ghê gớm có thể đem lại vinh dự cho mọi nền văn học Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như Tướng về hưu, Không
có vua, Huyền thoại phố phường, xuất hiện sau đó khoảng năm mươi năm
cũng có sức công phá mãnh liệt như một dòng nham thạch tích tụ sâu trong lòng đất rồi đột ngột phun trào Không vòng vo, không bình luận trữ tình ngoại đề, không cần thứ trang sức màu mè của ngôn ngữ, không lãng mạn, không ngợi ca; truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã dũng cảm nhìn vào sự thật của đời sống hiện tại Tác giả không ngần ngại nêu lên những bê tha, nhếch nhác trong cuộc sống, kể cả những sự thật rùng rợn, khủng khiếp như sự đốn mạt, sự hèn kém, sự nhố nhăng, xắng xít, tâm lí vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn một cách muối mặt, táng tận lương tâm ăn sâu vào não trạng, tâm thuật của con người hiện đại
Trang 16Nhân vật ông Bổng trong truyện ngắn Tướng về hưu khi lo đám tang cho chị vẫn lạnh lùng tính toán: "Mất mẹ bộ xa lông Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ! Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván" Quan hệ "tiền trao cháo múc" giữa con
người với con người trong cuộc sống hiện đại còn được Nguyễn Huy Thiệp lột tả
chân thực trong truyện Không có vua: " Khảm bảo: "Hai anh em mình mang tiếng có học mà tết nhất đến một bộ quần áo hẳn hoi không có" Đoài bảo: "Chỉ
có con đường lấy vợ giàu thôi Tối nay mày đưa tao đến con ông Ánh Sáng Ban Ngày đấy nhé" Khảm bảo: "Được thôi Nếu anh tán được, thưởng em cái gì?" Đoài bảo: "Thưởng cái đồng hồ" Khảm bảo: "Được rồi! Anh ghi cho em mấy chữ làm bằng" Đoài hỏi: "Không tin tao à?" Khảm bảo: "Không" Đoài ghi vào giấy "Ngủ được với Mỹ Trinh thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng Lấy Mỹ Trinh thưởng năm phần trăm của hồi môn Ngày tháng năm Nguyễn Sĩ Đoài" Khảm cất tờ giấy vào túi rồi nói: "Cám ơn"
Trong Huyền thoại phố phường, cảnh Hạnh mò cống tìm nhẫn thật là thảm
hại Để tranh thủ sự tin cậy của gia đình người đánh rơi nhẫn mà Hạnh toan lợi dụng, y xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước bẩn, thậm chí còn cả cục phân người" Ở nhân vật này, trục lợi đã trở thành một cương lĩnh sống
Có thể nói truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ngồn ngộn chất sống đời thường, buộc con người phải thức tỉnh, phải cảnh giác với những nguy cơ tha hóa lương tri, nhân phẩm, đạo đức vì tiền tài, danh vọng, những ham muốn tầm thường, những toan tính hẹp hòi, ích kỉ, những lối sống chưa thực xứng đáng với con người
1.1.2 Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng có những dấu
ấn riêng Mỗi nhân vật như được chạm, được khắc vào hồn người bởi những
Trang 17gương mặt, những số phận, những cuộc đời không trộn lẫn Đó có thể là một ông
tướng về hưu lạc loài, cô đơn giữa "sa mạc đầy người" (Tướng về hưu), một
chàng thi sĩ lãng mạn, đa tình, tuyệt vọng trong một mối tình ảo mộng, đau
thương (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt), một thầy giáo ở làng quê nghèo có
những suy nghĩ sâu sắc, nhân hậu nhưng vì cứu một cậu bé bị trâu điên húc mà
chết bất ngờ, thương tâm: "Con trâu lao thẳng vào người anh Triệu với một sức mạnh kinh người Tôi thấy anh Triệu như bị đôi sừng của nó nhấc bổng lên cao Anh Triệu chết ngay trước mặt tôi Đầu anh ngật sang một bên, máu ộc ra đầy miệng, gan ruột lòng thòng " (Những bài học nông thôn) Đó cũng có thể là một
lão ăn mày khốn khổ hoặc một thân phận người tủi nhục, sinh ra là người nhưng
dị dạng, méo mó chưa được thành người, trông giống một thằng hình nhân, một con cún có khuôn mặt đẹp phải sống trong sự khinh bỉ, ruồng rẫy của mọi người
và chết như một con chó tội nghiệp, đáng thương: "Cún vừa lết đi vừa rên, máu
từ trong tai ri rỉ chảy ra Cún đến được hiên nhà bên cái cửa sổ sáng đè thì ngất xỉu Khi tỉnh lại, Cún có cảm giác như bị một vật gì mông mênh đè nặng lên người Cún há miệng ra Khát, khát Cún thấy khát khô cổ họng Cả đời ăn mày nhọc nhằn của Cún cũng chưa bao giờ bị khát như thế này Cún cố nín thở để giữ sức lực Cún chờ tín hiệu của đứa con mình Cún cứ hết mê lại tỉnh Mãi đến nửa đêm Cún bỗng giật mình vì những tiếng kêu rối rít trong nhà Có tiếng oa oa của trẻ sơ sinh Tiếng khóc con trai Cún biết nó đấy Đứa con mà Cún chờ đợi nay đã ra đời Cún cười sung sướng rồi lịm người đi Có một làn gió rất chi mơ
hồ lướt trên khuôn mặt bất động của Cún Cún đã chết Cuộc đời thật ngắn ngủi, cuộc đời của kẻ chưa được thành người" (Cún)
Có thể nói, trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, có cả một thế giới nhân vật những con người bất hạnh, đáng thương, những người lao động vất vả,
Trang 18cực khổ, lam lũ từ miền ngược đến miền xuôi, từ nước mình đến nước ngoài, từ đời thường đến huyền thoại và cổ tích, từ hiện tại đến quá khứ xa xăm Nhâm
trong Thương nhớ đồng quê, Chương trong Người con gái thủy thần, Năng trong Chăn trâu cắt cỏ , là những con người của làng quê, của ruộng đồng, của
những sân phơi nóng hừng hừng hực, hơi nóng bốc lên ngây ngất, mùi lúa ngột ngạt, đường làng đầy rơm rạ ngổn ngang Dường như họ là những con người sinh ra để cày bừa, cuốc hái, để chăn trâu cắt cỏ và để trải nghiệm bao cay đắng, lam lũ, nhọc nhằn
Nàng Pùa, chàng Khó trong Trái tim hổ; cặp vợ chồng luống tuổi trong truyện ngắn Con thú lớn nhất; nàng Bua xinh đẹp mà bất hạnh, bao dung trong truyện Nàng Bua, gia đình thợ săn họ Hoàng trong Sói trả thù, nàng Sinh hiền
lành, nhưng vất vả vì mồ côi cha mẹ đã may mắn tìm được hạnh phúc trong
truyện Nàng Sinh, là những con người ở bản Hua Tát vùng Tây Bắc xa xôi,
"một bản nhỏ của người Thái đen, nằm cách chân đèo Chiềng Dông chừng dặm đường Đây là thung lũng ít nắng, quanh năm cứ bung lung một thứ sương mù bàng bạc với những câu chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo"
Trong Huyền thoại phố phường, Không có vua, Tướng về hưu, lại xuất
hiện những nhân vật công chức, viên chức nhỏ, mỗi người có một quan niệm, một lẽ sống nhưng đều gặp nhau ở lối sống thực dụng đến trắng trợn và sự vô tâm, lạnh lùng đến tàn nhẫn trong đời sống tình cảm ngay cả với người thân trong gia đình Bên cạnh đó, còn có những người lao động ăn nói thô lỗ, cục cằn; những thân phận người bất hạnh đáng thương, những người khôn ngoan, sắc sảo
- sản phẩm tất yếu của một nền kinh tế thương mại đang len lỏi, ám ảnh từng nếp nghĩ, từng hành động và văn hóa ứng xử của con người Tất cả những nhân vật
Trang 19ấy dường như rất gần với chúng ta, ở ngay trong cuộc sống hiện tại của chúng ta
và đâu đó, có những nhân vật rất giống chúng ta ở phương diện này hay phương diện khác
Hư cấu vốn là bản chất của sáng tạo nghệ thuật Nhưng hư cấu mà không
xa vời, sáng tạo mà vẫn rất chân thật Đó là tài năng thực sự của Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút truyện ngắn không dễ học đòi, bắt chước
1.1.3 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiếp cũng khá độc đáo,
ấn tượng có sự đa thanh, đa giọng điệu
Cảm nhận rõ nhất của người đọc khi đến với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn sử dụng nhiều câu văn ngắn gọn, nhiều ngôn từ thô tục và đầy tính cảm giác, đem đến cảm tưởng cái ám khí của những ngôn từ ấy cứ lẩn khuất đâu đó trong truyện, trong không gian sống hiện tại của mỗi chúng ta
Đã từ lâu, trong tâm thức người Việt, chàng trai đánh cá nghèo khổ, xấu xí, nhưng có giọng hát hay - Trương Chi - là biểu tượng cho những nghịch lí, éo le của số phận Với tiếng hát trong trẻo, ngân nga giữa sông nước, mây trời; Trương Chi đã làm rung động tâm hồn Mị Nương, người đẹp lá ngọc cành vàng; khiến nàng ngày đêm tương tư, tưởng nhớ, mong ước, khắc khoải được gặp người có tiếng hát Nhưng đến khi gặp Trương Chi, ngoại hình xấu xí của chàng
đã khiến Mị Nương thất vọng và khối tương tư trĩu nặng trong tâm hồn cũng mau chóng biến tan Sự kết thúc một khối tình u uẩn trong tâm hồn Mị Nương lại
là sự khởi đầu cho bi kịch Trương Chi, chàng đã yêu Mị Nương khi gặp nàng, một tình yêu đơn phương, tuyệt vọng, đau khổ như trước kia Mị Nương đã từng yêu Không được Mị Nương chấp nhận, Trương Chi đã nhảy xuống sông để kết thúc cuộc tình đau khổ Câu chuyện tình thương tâm, đau xót trong dân gian
được Nguyễn Huy Thiệp mở đầu hết sức bình dân: "Trương Chi đứng ở đầu mũi
Trang 20thuyền Chàng trật quần đái vọt xuống sông" Không ít người đã rất bất ngờ với
cách viết ấy và những ngôn từ ấy Nhưng sự bất ngờ chưa dừng lại Hình ảnh Trương Chi trong không khí truyện cổ xa xăm, mơ hồ bỗng trở nên kì dị hơn,
quái đản hơn và thô tục hơn: "Trương Chi úp mặt vào hai lòng bàn tay chai sạn Chàng khóc Không có nước mắt Chàng cắn vào ngón tay Một đốt ngón tay đứt trong miệng chàng Chàng nhổ mẩu ngón tay xuống sông Trời tối, không thấy máu Chàng thò tay xuống dòng nước xiết Dòng nước mơn man khiến chàng dễ chịu Chàng duỗi thân, ngả người vào lòng thuyền Chàng nói:
- Cứt!"
Ngôn ngữ của Trương Chi thô tục, những suy tưởng của Trương Chi khi
chàng gặp Mị Nương cũng được diễn đạt bằng ngôn ngữ như thế: "Giờ đây, gặp
Mị Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được Không chỉ riêng chàng mà cả bầy Tất cả đều thối hoắc
- Cứt!"
Trong truyện ngắn Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng gần mười
lần cách nói ấy như một câu nói cửa miệng của Trương Chi Kết thúc truyện, nhà
văn còn khẳng định một lần nữa: "Tôi biết giấy phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục"
Không có vua là câu chuyện về một thế giới hỗn độn, một thế giới không
có vua, không có tôn ti trật tự, tất cả mọi giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội đều bị đảo lộn Câu chuyện sau bữa ăn nhà lão Kiền rất tiêu biểu cho thế giới ấy:
"Sinh bưng mâm cơm xuống bếp Khảm bảo: "Ngày xưa được phong thần dễ nhỉ?" Lão Kiền bảo: "Đừng nghe nó" Đoài bảo: "Lại có câu chuyện thế này Nhà kia có cô con dâu, bố chồng bóp vú cô ta Đứa con trai hỏi: "Sao ông bóp
Trang 21vú vợ tôi?" Ông bố bảo: "Để trừ nợ Thế hồi xưa sao mày bóp vú vợ tao?" Đến
cả giấc mơ của Khảm cũng hiện lên thật khủng khiếp, khủng khiếp bởi những sự việc quái đản trong giấc mơ, khủng khiếp bởi những câu chữ, những ngôn từ
diễn đạt giấc mơ quái đản ấy "Đoài hỏi: "Thế giấc mơ gì?" Khảm bảo: "Em mơ thấy đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhe răng cười, thế là bị đuổi đi dọn cả một bể cứt Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5 mét, dung tích 90 khối Mưa bão đến, bể cứt trôi phăng phăng, em ngập trong ấy, cứt cả vào mồm,
cả lỗ tai" Đoài bảo: "Giấc mơ tốt đấy còn công việc để ý làm gì Mày chơi xổ số
đi, thế nào cũng trúng Các cụ bảo giẫm vào cứt là có lộc về Mày chìm cả người trong bể cứt, có khi mày trúng số độc đắc cũng nên" Khảm bảo: "Ừ nhỉ Anh không nói thì em không biết" Nói rồi hớn hở chạy ra phố"
Cách sử dụng ngôn ngữ mang tính thô tục của Nguyễn Huy Thiệp trong rất nhiều truyện ngắn một mặt góp phần xây dựng đặc điểm tính cách nhân vật
Không ít nhân vật trong sáng tác của nhà văn mở miệng ra là "mày", "tao", là
văng tục Nên đây là một thủ pháp nghệ thuật đòi hỏi bản lĩnh thực sự của nhà văn Mặt khác, đây cũng là cách đưa nhân vật trong văn học về sát với đời sống thực tại Cuộc sống quanh ta cũng có không ít người ăn nói như thế Tính dân chủ của văn học thời kì đổi mới cũng được phát huy cao độ và khả năng phản ánh hiện thực nhốn nháo, xô bồ cũng vì thế mà nóng bỏng hơn, sôi động hơn, khốc liệt và tàn nhẫn hơn Tất nhiên, phải khẳng định rằng không phải ai cũng chịu được thứ ngôn ngữ nhầy nhụa, nhớp nhúa đầy cảm giác và hương vị khó ngửi như thế
Bên cạnh những ngôn từ ngồn ngộn chất sống hiện thực, Nguyễn Huy Thiệp còn chứng tỏ tài năng thực sự của một nhà văn tài hoa, sắc sảo khi ông sáng tạo nhiều trang viết rất giàu chất thơ Đọc những trang văn ấy, suy ngẫm về
Trang 22những ngôn từ êm đềm, tha thiết như chất tơ lụa vấn vương ấy không ít người ngỡ ngàng tưởng như đó không phải là Nguyễn Huy Thiệp và không thể tưởng tượng đó lại chính là Nguyễn Huy Thiệp!
Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trước hết được tỏa ra từ chính đời sống tâm hồn nhân vật Không ít nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn luôn bị ám ảnh bởi một không khí huyền thoại, bởi một nhân vật trong thế giới cổ tích đẹp đẽ, kì diệu và luôn khao khát, khắc khoải kiếm tìm trong cuộc
sống hiện tại Nhân vật xưng "tôi" trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi mang đời
sống rất thơ trong tâm hồn Chất thơ ngọt ngào, êm đềm, sâu lắng ấy được thể hiện trong cách cảm nhận của nhân vật về thiên nhiên, sông nước vùng quê:
"Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía tây Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như dỗi hờn Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo Bến
đò tĩnh lặng rất ít người qua lại Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía kia sông Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy tha thiết líu ra líu ríu Chiều xuống tiếng chuông nhà thờ ở giữa bến Cốc lan ra trên mặt sông mang mang vô tận Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần và chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì" Hình ảnh dòng sông quê, bến đò quê,
cây hoa gạo đơn độc, tiếng chuông nhà thờ ngân vang vốn đã rất quen thuộc nhưng dưới ngòi bút tài hoa Nguyễn Huy Thiệp, tất cả hiện ra như có linh hồn Con sông bến nước mơ màng vì cô đơn, một nửa dòng sông nghiêng về sự đợi
Trang 23chờ, một nửa nghiêng về hờn dỗi và bất chợt, dòng sông ấy chợt giật mình vì âm thanh tiếng chuông lan tỏa trong vô tận, mênh mang
Bức tranh thiên nhiên ấy còn trở nên linh diệu hơn khi gắn liền với "truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen" Một truyền thuyết nửa hư nửa thực, bởi
"những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm Nó ở dưới đáy sông, lòng sông lao lên mặt nước Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phò, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá"
Khao khát một lần được nhìn thấy con trâu đen, được hưởng những điều kì diệu như trong truyền thuyết, nhân vật "tôi" đã năn nỉ xin các chủ thuyền, những người lao động sức vóc và đầy thô bạo được theo cùng đến bến Cốc Trong một cuộc tranh giành luồng cá quyết liệt, nhân vật "tôi" bị ngã xuống sông Nhờ sự
cứu giúp của chị Thắm, nhân vật "tôi" đã thoát chết Những năm tháng tuổi thơ nhanh chóng đi qua, câu chuyện về con trâu đen phai nhạt dần, nhân vật "tôi"
hòa nhịp cùng cuộc sống thành phố hiện đại Đến một ngày trở về bến Cốc năm
xưa, biết tin chị Thắm đã chết mà không một ai cứu, nhân vật "tôi" đã khóc òa
trong một niềm xót đau vô hạn Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực
đỏ xao xuyến bồn chồn, nhưng con trâu đen, chị Thắm hiền dịu, bao dung, nhân
hậu nay đã phiêu lãng về phía bến bờ, sông bãi nào Tiếng gọi "Đò ơi ! Ơi đò !" cứ ngân nga mãi như một niềm xót đau, một niềm tuyệt vọng khôn cùng,
khôn thỏa
Người con gái thủy thần cũng là câu chuyện thấm đẫm chất thơ Chất thơ
được toát lên từ chính hình tượng người con gái thủy thần, một biểu tượng cho
Trang 24những đam mê, khát vọng, những giá trị tinh thần cao quý mà con người theo đuổi Hình tượng ấy cũng giống như chiếc lá diêu bông vừa như thực vừa như hư
ảo cứ vi vút giữa đồng quê mênh mông, quạnh vắng để lại một nỗi diệu vợi, xót
xa
Cái thanh và cái tục, cái thánh thiện thanh cao và cái trần trụi, thô thiển trong ngôn ngữ, cách dựng truyện của Nguyễn Huy Thiệp cứ đan cài vào nhau như đưa người đọc đến dòng sông mênh mông này rồi lại đẩy người đọc đến vực thẳm đầy sỏi đá nham nhở nào đó Nhưng giữa hai giới cực ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể nhận ra tính triết lí tự nhiên, hồn nhiên, giản dị mà không kém phần sâu sắc của nhà văn Điều đó làm cho truyện có chiều sâu tư tưởng và nhân vật có vẻ tầm thường nhưng tư tưởng toát lên từ nhân vật lại không tầm thường
Trong truyện ngắn Muối của rừng, nhân vật ông Diểu đi săn với một quyết
tâm lớn, phải bắn bằng được con khỉ đực tinh quái Nhưng trải qua cả một chặng đường dài trong sự thức tỉnh của lương tâm trước cái đẹp, ông đã gặp hoa tử
huyền, biểu tượng của hạnh phúc, của cái thiện "Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần Người nào gặp hoa tử huyền sẽ may mắn Người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc" Con người ra đi với ý định hủy hoại thiên nhiên,
hủy hoại cuộc sống, khi trở về lại hòa nhập vào thiên nhiên vào cuộc sống: "Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà
đi Chỉ một lát sau, bóng ông đã nhòa vào màn mưa"
Nguyễn Huy Thiệp đã thành công trong việc xây dựng những tác phẩm
giàu chất triết lí Truyện của nhà văn thường không kể về một câu chuyện gì đấy
Trang 25mà là những suy tư về những vấn đề gì đấy về cuộc sống, về hạnh phúc, tình yêu
và cả cái chết của con người
Chảy đi sông ơi là triết lí của nhà văn về cuộc sống "Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ - Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi Đừng trách họ thế - có ai yêu thương họ đâu Họ đói mà ngu muội lắm" Thì ra trên đời này, đói rét sinh ra
ngu muội, ngu muội sinh ra ích kỉ, bạo tàn Chỉ những ai được yêu thương, được sống hạnh phúc, được cảm nhận tình yêu thương mới biết yêu thương người khác trong cuộc đời
rất tỉnh táo của Nguyễn Huy Thiệp về tình yêu: "Hồi ấy tôi còn trẻ, tôi chưa từng nếm trải vị ngọt cũng như vị đắng tình yêu Ôi tình yêu! Sau này tôi mới biết đấy
là thế nào! Bạn trẻ, bạn hãy yêu đi! Nó sẽ làm bạn hóa rồ hóa dại, nó sẽ làm bạn tốt lên hoặc xấu đi thì tôi cũng chẳng biết nữa nhưng tôi biết chắc chắn đó là một điều tuyệt vời nhất trên đời, đó là thứ giá trị nhất trong mọi thứ giá trị mà Thượng đế ban tặng cho con người Bạn trẻ! Bạn đừng tin những lời kẻ nói với bạn rằng tình yêu là sai lầm! Không có tình yêu sai lầm Đấy là những kẻ ghen
tị với tình yêu, những kẻ không có cơ hội để có tình yêu, vu khống, xúc xiểm tình yêu" Tình yêu là giấc mơ, là hạnh phúc tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho
con người Nhưng tình yêu cũng là khổ đau, là tiếc nuối, là niềm nhức nhối đến
tận tâm can: "Tôi hỏi y thế nào là tình yêu Bạc Kỳ Sinh bảo: - Tin tôi đi! Đấy là một hung thần"
Nhân vật thầy giáo Triệu trong truyện ngắn Những bài học nông thôn lại
suy tư về mối quan hệ giữa dân chúng với các nhà chính trị bằng hình ảnh đàn
kiến đen và xác con chuồn chuồn màu đỏ một cách cụ thể: "Tôi bị kiến đốt nên phải ngồi dậy Dưới chân tôi những con kiến đen xúm xít rất đông xung quanh
Trang 26xác một con chuồn chuồn màu đỏ Tôi bảo: Kiến nhiều quá Anh Triệu bảo: Đấy, tất cả dân chúng cũng đông như thế Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở, loanh quanh, kiếm ăn chẳng được là bao Chú hãy để con chuồn chuồn ra khỏi chỗ khác xem Chú có thấy kiến bu ra chỗ đấy không? Dân chúng nhẹ dạ cũng nông nổi như thế đấy Các nhà chính trị, các thiên tài là kẻ có khả năng xô dạt dân chúng về cả một phía Dân chúng cầu lợi Chỉ cần tí lợi là họ sẽ a dua nhau
bu đến Họ không biết rằng điều ấy chất chứa toàn bộ sự vô nghĩa trong đời sống của họ Họ sinh ra, hoạt động, kiếm ăn, cứ dạt chỗ nọ, dạt chỗ kia mà chẳng tự định hướng cho mình gì cả Chỉ khi nào dân chúng hiểu rằng không được cầu lợi, mà có cầu lợi cũng chẳng ai cho, người ta chỉ hứa hẹn suông để bịp bợm thôi, thảng hoặc có cho thì cho rất ít, lợi bất cập hại Lợi phải do chính dân chúng tạo ra bằng sức lao động của mình Họ cần hiểu rằng phải cầu một thứ cao hơn thế nữa, đấy là giá trị chân chính cho toàn bộ cuộc sống của mình, quyền được tự mình định đoạt cuộc sống, tóm lại là tự do"
Không ít người đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, nhất là những đoạn văn như thế này đã cho rằng nhà văn ám chỉ chế độ Nhưng, tin vào sức mạnh cải tạo
xã hội của nhân dân, đề cao giá trị tự do mà nhân dân cần hướng tới, xét đến cùng, chính là mục tiêu cao đẹp mà chúng ta theo đuổi
Trong nhiều truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn không ngừng suy tư về cái chết: Cái chết về lương tâm con người ở nhân vật Thủy, bác sĩ phụ sản thường lấy thai nhi nạo ở bệnh viện về xay nhỏ, nấu cho chó béc - giê ăn; cái
chết trong sự lạc loài của một vị tướng giữa cuộc sống hỗn tạp, xô bồ (Tướng về hưu); cái chết của đạo đức, lễ giáo khi mà trong một gia đình, bố chồng bắc ghế lên nhìn trộm con dâu tắm, em chồng thì chim chị dâu, ghen cả với bố, anh em
cắt tóc cho nhau cũng thanh toán sòng phẳng, mai mối cho nhau cũng làm biên
Trang 27nhận trả công, (Không có vua) Huyền thoại phố phường là cái chết của một ảo vọng Hai cái chết của hai cô gái nông thôn 13 tuổi trong Thương nhớ đồng quê
là cái chết của vẻ đẹp trinh trắng, thuần khiết, mộc mạc của thôn dã trước cái đẹp của thị thành, cái sang trọng của vật chất, cái đẹp mà anh chàng 17 tuổi nhà quê
chỉ sau một lần gặp đã phải bồn chồn, đã tự thấy mình như "quỷ sứ, móng chân tay mình sao đen dài như thế", cái đẹp đến cả sư sãi phải ngẩn ngơ
Tất cả những suy tư của nhà văn về cái chết giống như một hồi chuông cảnh tỉnh, báo động chúng ta về nhân cách, đạo đức, lối sống của con người trong cuộc sống thời bình nhưng không ít giông tố Phải chẳng, đây chính là cái
"ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp" như nhà phê bình văn học Đông
La đã cảm nhận? [21,tr.129]
1.1.4 Kết cấu truyện của Nguyễn Huy Thiệp cũng không còn bóng dáng
chặt chẽ của truyện ngắn quen thuộc Nhà văn không dụng công tô đậm cái mở
đầu và kết thúc như quan niệm của Sê-khốp, cũng không phải là "một thứ quả nhiều vỏ, luôn luôn làm cho những đứa trẻ háu ăn bị nhỡ tàu" (Hoan Bô-sơ)
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có kết cấu lỏng lẻo Chúng phản ánh được cái không khí của thời hiện đại: sôi động, nhiều thông tin đồng hiện, đan xen nhau
Nhà văn mở đầu truyện ngắn Truyện tình kể trong đêm mưa rất ngắn gọn, mạch
lạc giống như một "bản tường trình" khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại:
"Hồi ấy, ở Tây Bắc, tôi có quen một người Thái tên là Bạc Kỳ Sinh Tôi quen
Bạc Kỳ Sinh trong dịp tình cờ Sự việc như sau: " Kết thúc truyện là kết thúc
mở đầy sức ám ảnh: "Đêm hôm ấy ở New Youk trời mưa rất to, mưa như ở vùng Tây Bắc Việt Nam, một thứ mưa nhiệt đới dai dẳng, tưởng như không dứt, tưởng như không thôi, tưởng như không bao giờ hết được "
Trang 28Trong Vàng lửa, nhà văn còn "hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn"
ĐOẠN KẾT I Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người Phăng bảo toàn nguyên số vàng đào được mang về Vua Gia Long vui mừng vì đã tìm được mỏ vàng
ĐOẠN KẾT II Thoát khỏi biển lửa, đoàn tìm vàng sót lại một mình Phăng Y mang số vàng tìm đến được quan dinh sở tại Phăng đưa tấm thẻ tín bài có dấu triện của vua Gia Long xin được che chở Về Pháp, ông lập một ngân hàng và sống sung sướng đến già
ĐOẠN KẾT III Tất cả đoàn tìm vàng bị giết chết Lính triều đình bao vây
và tấn công họ chứ chẳng có thổ dân nào cả như trong hồi kí của người Bồ Đào Nha vô danh lầm tưởng,
Cách kết thúc truyện có độ mở rất thoáng như vậy đã xóa nhòa khoảng cách giữa độc giả và nhà văn Người đọc có thể dễ dàng tham gia câu chuyện mà nhà văn đang kể và bằng trải nghiệm thực tế cùng vốn văn hóa sẽ tự mình rút ra những kết luận, những suy tư đa chiều về những vấn đề khác nhau của đời sống đương đại
1.1.5 Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất linh hoạt Có giọng
tự sự lạnh lùng đến vô cảm dù đó là hồi ức về tuổi thơ của nhân vật: "Hồi tao bằng tuổi chú mày tao cũng đi đánh cá đêm Tao quăng lưới xuống dòng sông rồi ra sức kéo Hôm ấy mưa phùn mà rét rét là Lưới nặng như cùm Tao nghĩ phen này được một mẻ cá lớn Khi tao kéo lưới lên thuyền thì mày có biết gì trong lưới này hay không? Một cái đầu lâu người chết! Tóc xõa rũ rượi vướng những sợi rong dài như run đũa Cái đầu ngâm trong nước trương phình mõm như quả thị Máu bết ở hai lỗ mũi nhơm nhớp như nước dãi người Tao đụng
Trang 29vào, hai hàm răng nó tụt ngay khỏi lợi, những cái chân răng ba ngạnh dài bằng đốt ngón tay dính đầy những sợi dây chằng bé như sợi chỉ Hai con mắt của đầu lâu thô lố nhìn tao, hai cái con ngươi từ từ đùn khỏi hốc mắt cứ như thể phồng ra như có người bơm không khí" (Chảy đi sông ơi) Lại có giọng điệu trào phúng vừa tàn nhẫn vừa xót xa: "Thế là chị thương em nhất Cả làng cả họ gọi
em là đồ chó Vợ em gọi em là đồ đểu Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn, chỉ có chị gọi em là người" (Tướng về hưu) Lắng đọng nhất là giọng điệu thấm thía, xót xa, ẩn giấu một tấm lòng nhân ái sâu xa trìu mến với con người: "Khổ lắm Nhục lắm Vừa đau đớn, vừa chua xót Nhưng thương lắm" (Không có vua) Sự
đan xen những giọng điệu ấy không chỉ làm nên một phong cách truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà còn tạo sự hấp dẫn lớn đối với người đọc trong một nền văn hóa mở như hiện nay
Nói chung, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn Việt Nam vào những thập niên cuối của thế kỉ XX như một hiện tượng văn học hết sức độc đáo Người khen Nguyễn Huy Thiệp cũng nhiều, người chê Nguyễn Huy Thiệp cũng
không ít Evelipe Pieller, nhà báo người Pháp gọi Nguyễn Huy Thiệp là "tài năng kì lạ", GS Đặng Anh Đào, nhà nghiên cứu văn học lại mượn hình ảnh
đường ranh giới giữa hai dòng nước để nói về tính chất đa diện trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp: "Mặt biển, những hôm đẹp trời, đứng từ xa có thể thấy một đường ngấn giữa vệt xanh thẳm ngoài khơi và dòng nước đỏ gần bờ Nhưng thử ngâm mình vào đường ranh giới của hai dòng nước tại chỗ:chúng dường như hòa vào nhau"[21, tr.22] Vương Trí Nhàn viết từ Mat-xcơ-va về nước bày
tỏ sự hân hoan thán phục: "Nguyễn Huy Thiệp hai lần kì lạ vì anh mang tới cái chất mà lâu nay văn học Việt Nam hơi thiếu: chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng"
[21 tr.406] Viết trên báo Văn nghệ, 20/08/1988, Nguyễn Thúy Ái lại công phẫn
Trang 30"viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ" [21, tr.203 ] Mai Ngữ lại cho rằng Nguyễn Huy Thiệp là người ác tâm "là của hiếm của một bệnh lí" (Quân đội Nhân dân, số 9791, ngày 27/8/1988) [21, tr.427],
Kể từ khi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, đến nay đã có độ lùi nhất định về thời gian Chúng tôi thiết nghĩ, khen hay chê một hiện tượng văn học là tất yếu của qui luật thưởng thức, tiếp nhận, phê bình, sáng tác văn học Tự
Đức khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng tức giận muốn đánh nhà thơ ba trăm roi vì phạm thượng khi viết "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" Nguyễn
Công Trứ cũng rất lấy làm bằng lòng khi Thúy Kiều phải trải qua cuộc đời đau
khổ : "Đoạn trường cho dáng kiếp tà dâm" Những tác phẩm hiện thực xuất sắc
của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao cũng từng bị coi là có yếu tố tự nhiên chủ nghĩa Những tác phẩm văn học lãng mạn của các các trí thức Tây học giai đoạn 1930 -
1945 một thời bị cho là ủy mị, nên không đưa vào học trong nhà trường
Sự đánh giá khác nhau về một hiện tượng văn học xuất phát từ chính "đôi mắt" của mỗi chúng ta khi nhìn đời sống Nam Cao lúc còn sống đã từng rất tâm
đắc của Frăng-xoa Co-pe: "Người ta chỉ hư hỏng xấu xa trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, còn nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ" Hơn
nữa, nó còn liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh thời đại, tâm lí tiếp nhận, kinh
nghiệm sống của bản thân mỗi cá nhân: "Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua
kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài" (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch,
NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965)
Công tâm đánh giá truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta không thể phủ nhận tài năng thực sự của nhà văn trong việc khám phá, kiếm tìm, phát hiện những mạch nguồn văn chương đang len lỏi thấm sâu trong từng thớ đất của hiện
Trang 31thực Ngòi bút như có "mắt" của nhà văn đã phơi bày hiện thực ấy trên trang giấy bằng lối viết tự nhiên, dung dị, cô đọng nhưng ẩn chứa bao nghịch lí, bất ngờ, bao trải nghiệm, suy tư Nhiều truyện ngắn của nhà văn đến hôm nay vẫn khiến
chúng ta phải thao thức, phải tự mình đặt ra câu hỏi cho chính mình: Chúng ta đang sống như thế nào? Làm thế nào để sống nhân bản hơn, cao đẹp và xứng đáng với con người hơn? Thiết nghĩ, không phải nhà văn nào cũng làm được như
thế Những thành tựu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt Nam là không thể phủ nhận
1.2 Một sự tìm tòi thể nghiệm
1.2.1 Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết
Cùng nằm trong phương thức tự sự, nhưng bên cạnh những điểm chung, giữa truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn có những điểm khác biệt
"Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn" [26, tr.315] Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch Tuy
nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ dài tương đương với truyện ngắn) Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta thấy hiện nay
là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất
riêng, mang tính chất thể loại E.Po gọi truyện ngắn là "một giọt nước", Chekhov
gọi truyện ngắn như tấm lưới, phải cắt bỏ rất nhiều Nhiều người gọi truyện ngắn
là tảng băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, một bằng chứng hình sự, một viên sỏi
và "bàn tay siết lại thành nắm đấm" (Hê-minh-uây), là "con đom đóm bay trong đêm tối" (Nating Gordim) [26, tr.316]
Trang 32Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết
Tiểu thuyết là "một thể loại tự sự có dung lượng lớn", nằm trong phương
thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội [26, tr.307]
Giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt Nếu tiểu thuyết vận hành bằng một quá trình thì truyện ngắn là sự dồn nén và cô đặc lại Nếu tiểu
Trang 33thuyết là sự vận động của một tâm hồn, một tính cách và những diễn biến tâm lí phức tạp nhằm đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hóa về một số phận con người thì truyện ngắn là sự nhất quán về tâm lí, là một khía cạnh tiêu biểu cho tính cách, là một đoạn đường đời có ý nghĩa rất quan trọng trong hành trình số phận của nhân vật Khi thể hiện tính cách, khác với truyện ngắn, các nhà tiểu thuyết không gò ép nhân vật vào những khuôn khổ chật hẹp với một tiết tấu nhanh mà luôn giữ nhịp độ bình thường như chính bản thân nhịp điệu của cuộc sống hằng ngày Nhờ đó mà hơn hẳn các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết sống một quãng đời tương đối dài với sự mô tả hết sức cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong những đoạn đường đời, những bước đi của số phận nhân vật
Nguyễn Huy Thiệp vốn đã rất thành công ở thể loại truyện ngắn với cách dựng truyện độc đáo, mỗi nhân vật có đặc điểm tính cách tiêu biểu, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật phong phú, nhiều sức gợi, chủ đề tư tưởng của truyện đa tầng, đa nghĩa lại tiếp tục thử sức mình ở thể loại tiểu thuyết, một thể loại có khả năng phản ánh cuộc sống ở phạm vi rộng lớn, tính cách nhân vật được khắc họa
trong những biến cố thăng trầm Nói như Henri Bơnác: "Tiểu thuyết là một câu chuyện kể bằng văn xuôi , là sự phiêu lưu của trí tưởng tượng" (Guide des ideés littéraires - NXB Hachette, 1998) Nguyễn Huy Thiệp quan niệm như thế nào về
tiểu thuyết? Nhà văn có thành công khi thử sức mình ở một thể loại mới?
1.2.2 Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về tiểu thuyết
Quan niệm của Nguyễn Huy thiệp về tiểu thuyết được thể hiện trực tiếp
trong các bài viết của cuốn tạp văn, tiểu luận, phê bình Giăng lưới bắt chim của
Nguyễn Huy Thiệp (NXB Hội nhà văn, H, 2006) và phần đề tựa ở hầu hết các tiểu thuyết của ông Đi sâu vào tìm hiểu những trang viết ấy, ta thấy Nguyễn
Huy Thiệp đã bàn luận về các nội dung cơ bản:
Trang 34Thứ nhất, người viết thừa nhận tính chất “tạp”, khả năng chiếm lĩnh, phản
ánh phạm vi hiện thực đời sống rộng lớn, ít giới hạn và sự câu nệ của thể loại Mặt khác, ông lại xóa mờ đi ranh giới phân chia thể loại cho rằng: Tiểu thuyết vừa là một sự “tha hóa, xuống cấp”, vừa là một sự “phát triển, bứt phá lên” của truyện ngắn
Thứ hai, Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định sự lên ngôi, hợp thời của tiểu thuyết trong bối cảnh xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế Viết tiểu thuyết là một công việc hợp thời và “đứng đắn” nhất, được xem như một nhu cầu
tự thân của người viết muốn thoát khỏi những hạn hẹp, bức bí của thể loại truyện ngắn mà tác giả đã quá quen
Thứ ba, nhà văn chủ trương đi tìm một hình thái tiểu thuyết đương đại riêng, mới, hấp dẫn với công chúng và bạn đọc Trong đó, ông cho rằng tiểu thuyết mua vui, tiểu thuyết "ba xu" sẽ là một xu hướng phát
Nguyễn Huy Thiệp còn phát biểu quan niệm về tiểu thuyết qua các Lời giới thiệu, Lời tựa các cuốn tiểu thuyết
Trong Lời tựa cuốn Tiểu long nữ, sau khi điểm qua sự xuất hiện của tiểu
thuyết Việt Nam vào khoảng đầu thế kỉ XX với tên tuổi Hoàng Ngọc Phách; dẫn
lời của nhà văn Lỗ Tấn nói về tiểu thuyết: "Nhà tiểu thuyết gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn, lấy thí dụ gần đó để làm ra những cuốn sách ngắn, gọn, tuy vậy, cũng có thể lấy đó để răn mình, sắp xếp việc nhà" và điểm lại trong lịch sử Trung Quốc, người viết tiểu thuyết đều là các chức quan nhỏ "địa vị trung dung không cao không thấp "chân không đến đất, cật không đến trời", cộng với sự rỗi hơi trong công việc khiến họ có thể có nhiều cơ hội
"nắm thông tin" trong thiên hạ nhiều hơn các tầng lớp khác Chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng làm gì, thời gian nhàn rỗi chẳng làm gì họ ngồi viết tiểu
Trang 35thuyết"; Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ quan niệm của mình về tiểu thuyết: "Trong quan niệm của tôi, truyện ngắn là một thể loại khó viết hơn tiểu thuyết nhiều Nó
là một thứ "luyện công" cho nghệ thuật viết văn, là một thứ mĩ nghệ kim hoàn đòi hỏi sự tinh vi, khéo léo và "bác học" Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết tất tay
và không phải tốn sức nhiều như truyện ngắn" Nhà văn cũng cho rằng viết tiểu
thuyết khá dễ dàng như "thò tay vào túi lấy đồ vật" Mục đích viết tiểu thuyết
cũng không phải đao to búa lớn gì, "ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền" mà thôi
Trong Lời tựa cuốn Gạ tình lấy điểm, Nguyễn Huy Thiệp đã cụ thể hóa quan niệm của mình về loại tiểu thuyết "ba xu": "Tiểu thuyết - đấy là thể loại nghệ thuật có tính thị phi, ngồi lê đôi mách (nếu chỉ là hiện thực thuần túy không
có tư tưởng) Nó sinh động bởi sự nguyên thủy của hình ảnh và của sự kiện trực tiếp Nó đòi hỏi người viết vừa tầm với nó"
Võ lâm ngoại sử, cuốn tiểu thuyết chưởng hiện đại đầu tiên ở Việt Nam cũng được viết ra nhằm thử nghiệm quan niệm của nhà văn về thể loại: "Tôi viết tiểu thuyết này chí ít liên quan tới ba cảnh giới, một là viết để viết, để tập suy nghĩ, hai là để giáo hóa chúng nhân, hoằng dương võ pháp, sĩ khí, ba là viết để ngộ thiền văn pháp, minh tâm kiến tính Toàn là những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng cũng chỉ là "vạn pháp quy tâm" mà thôi"
Như vậy, ta có thể nhận thấy quan niệm về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp có phần "lại giống" như quan niệm của các nhà viết tiểu thuyết cổ xưa Nhà văn đã trả lại cho tiểu thuyết những đặc điểm vốn có của thể loại như khi nó sinh thành:
- Bản chất của tiểu thuyết là gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn với đầy đủ cung bậc ái, ố, hỉ, nộ trên đời
Trang 36- Viết tiểu thuyết là một cách để giết thời gian nhàn rỗi nhƣ các quan chức nhỏ ngày xƣa
- Tiểu thuyết là thể loại viết khá dễ, không cần phải nhọc công gì
- Mục đích viết tiểu thuyết cũng chẳng có gì đao to búa lớn Đó là những
tiểu thuyết "ba xu", viết để mua vui, để kiếm tiền và để "người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc"; giống nhƣ các cô dâu đang lên xe hoa về nhà chồng mà chẳng
có cô dâu nào đọc sách khi lên xe hoa!
Với quan niệm nhƣ thế, Nguyễn Huy Thiệp đã có một cuộc thử nghiệm ngắn ngày cho thể loại này
1.2.3 Một cuộc thử nghiệm ngắn ngày
Sau hơn 10 năm thử sức với truyện ngắn, một thứ "luyện công" cho nghệ thuật viết văn, một thứ mĩ nghệ kim hoàn đòi hỏi sự tinh vi, khéo léo và bác học, Nguyễn Huy Thiệp có một cuộc thử sức ngắn ngày với tiểu thuyết Từ ngắn ngày có thể hiểu theo hai nghĩa: Quá trình thử nghiệm ngắn và mỗi cuốn tiểu
thuyết cũng đƣợc viết trong một thời gian rất ngắn Tổng quan quá trình thử nghiệm của Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực tiểu thuyết chỉ có 3 năm, từ 2005 đến
2007 Ba năm Nguyễn Huy Thiệp viết 4 cuốn tiểu thuyết Trong ba năm ấy, thời
gian nhà văn dành để viết từng cuốn tiểu thuyết cũng rất ngắn Gạ tình lấy điểm đƣợc viết trong 7 tháng, Võ lâm ngoại sử viết trong 1 tháng
Với một nhà văn rất nổi tiếng nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, một cuộc thử nghiệm ngắn ngày của nhà văn trong lĩnh vực tiểu thuyết không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả hâm mộ nhà văn mà còn là một ngữ liệu khoa học để nghiên cứu về sự vận động, phát triển của thể loại trong bối cảnh văn học có nhiều thay đổi, nhất là trong thời kì hậu hiện đại
Trang 37CHƯƠNG 2: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY THIỆP 2.1 Khái niệm kết cấu
2.1.1 Khái niệm
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật Trên một mức
độ lớn, có thể nói sáng tác là kết cấu Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng cấu tứ trong thơ, thì đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc, hội họa Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian nhất định, người ta có thể xây dựng nên những công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa Kết cấu trong tác phẩm văn học cũng vậy Nó nhằm tạo ra một công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa
Platon đã khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong sáng tác văn
học: "Kết cấu của mỗi bài văn phải là một yếu tố có sức sống, có cái thân thể vốn có của nó, có đầu, có đuôi, có phần thân, có tứ chi, có bộ phận này và bộ phận khác, có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều phải có vị trí của nó" [26,
tr.153]
Quan tâm đến kết cấu tác phẩm văn học, Nhữ Bá Sĩ (cuối thế kỉ XVIII đầu
thế kỉ XIX) viết: "Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương"[26, tr.154]
Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H, 1995) định nghĩa về kết cấu: " các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách ) mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các
Trang 38chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm; khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ ; với văn xuôi và kịch, đó
là cách dựng các lớp, cảnh, chương, phần, tập) ( ) Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định"[12, tr.142]
Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học đƣa ra: Kết cấu
là “Sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức
và phối thuộc chúng với tư tưởng Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả”
Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì coi kết cấu, tiếng Pháp (composition) là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn bố cục Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật ”
Nhƣ vậy, có thể nói kết cấu là cách tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm, tổ chức những liên kết cụ thể
Trang 39của các thành phần cốt truyện, cách trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện sao cho tác phẩm trở thành một công trình nghệ thuật có tính thẩm mĩ Nhờ kết
cấu, tác phẩm văn học trở nên mạch lạc có “vẻ duyên dáng của sự trật tự”
(Horatius) Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu kết cấu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào là một điều cần thiết Nghiên cứu quá trình thử nghiệm của Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại tiểu thuyết cũng không thể bỏ qua hình thức kết cấu tiểu thuyết của nhà văn
2.1.2 Tiểu thuyết và một số hình thức kết cấu của tiểu thuyết
Cùng với sự vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội, văn học cũng có sự vận động, phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ Có thể nói, ở một phương diện nào đó, sự vận động, phát triển của lịch sử văn học đồng nghĩa với
sự vận động, phát triển về thể loại Với khả năng bao chứa trong mình rất nhiều
sự kiện, đề tài, nhiều số phận và những biến động thăng trầm, tiểu thuyết như một thể loại đắc địa vừa có thể tái hiện lại những sự kiện vô cùng nhỏ bé của cuộc sống lại vừa có thể phản ánh những sự kiện to lớn, vĩ đại nhất của lịch sử
Có thể nói, tiểu thuyết như một bức tranh khổng lồ, ở đó, nhà văn như một họa sĩ
vẽ nên vô số hình ảnh cùng những gam màu khác nhau Đó chính là khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống Kết cấu là một trong những phương tiện quan trọng tạo nên khả năng to lớn ấy của tiểu thuyết
Kết cấu chương hồi là kiểu kết cấu khá quen thuộc trong nhiều bộ tiểu
thuyết cổ điển Đó là sự phân bố diễn biến cốt truyện theo từng lớp, từng chương, từng hồi Mỗi chương, mỗi hồi nối tiếp nhau đánh dấu sự phát triển của cốt truyện một cách lớp lang, không bị đứt quãng Vì thế, các câu chuyện trong chương, hồi đều tuần tự diễn ra theo trật tự thời gian, không bị cắt xén hay đảo ngược lẫn lộn Những bộ tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc như Hồng lâu
Trang 40mộng của Tào Tuyết Cần, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí
của Ngô Thừa Ân, được kết cấu theo hình thức chương hồi như vậy
Một đặc điểm rất dễ nhận ra của kiểu kết cấu chương hồi là mỗi khi bắt đầu một chương (hồi) mới, thường có vài dòng đề từ, trích dẫn, tóm tắt nội dung
của chương đó Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ở
hồi 28, nhà văn đã tóm tắt sự kiện của hồi bằng hai câu thơ:
Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên Hồi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) kể
về sự kiện Quang trung đại phá quân Thanh và sự thất bại nhục nhã của quân xâm lược cũng mở đầu bằng hai câu thơ tóm tắt sự kiện:
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
Tiểu thuyết có kết cấu chương hồi xây dựng tính cách và nhân vật thông qua các hành động, cử chỉ Nghĩa là từ những hành động và cử chỉ của nhân vật
ta có thể nhận ra đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật
Kết cấu tâm lí lại xây dựng tính cách, hình tượng nhân vật chủ yếu qua những diễn biến tâm lí phong phú, phức tạp trong thế giới nội tâm sâu kín Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu kết cấu này Toàn
bộ câu chuyện là quá trình diễn biến tâm lí của lão Hạc khi bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát: lão âm thầm ăn củ khoai, củ ráy, bữa trai bữa ốc; đau khổ vì trót lừa một con chó để rồi lặng lẽ tìm đến cái chết để giữ gìn sự trong sạch của nhân phẩm
Kết cấu đơn tuyến cũng là kiểu kết cấu quen thuộc của tiểu thuyết Kết cấu
đơn tuyến chỉ có một nhân vật - thường đó cũng là nhân vật chính, nhân vật