Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 65)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

3.2.1. Các thủ pháp mô tả ngoại hình

Đọc xong bất cứ một tác phẩm văn học nào dù là một bộ sử thi đồ sộ, có quy mô hoành tráng hay ngắn gọn nhƣ một mẩu truyện cƣời; một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột, một tác phẩm tự sự có nhiều tình tiết lôi cuốn, hấp dẫn hay một tác phẩm trữ tình ngọt ngào, đằm thắm, thiết tha,... ấn tƣợng để lại sâu đậm nhất trong tâm hồn ngƣời đọc vẫn là nhân vật, một phƣơng tiện nghệ thuật đặc thù nhằm thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức và thái độ của nhà văn về con ngƣời và cuộc sống. Để xây dựng một nhân vật thực sự chân thực, sinh động và ấn tƣợng, mỗi nhà văn sẽ có những thủ pháp riêng; trong đó, mô tả ngoại hình (chân dung) là một phƣơng diện quan trọng nhằm biểu đạt tính cách, số phận, cuộc đời của nhân vật.

Ngoại hình "là sự miêu tả các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài của nhân vật (như thuộc tính lứa tuổi, thân hình, nét mặt, màu tóc,...), các biểu hiện về mặt xã hội, hoàn cảnh, truyền thống, văn hóa như ăn mặc, trang điểm, kiểu tóc. Cả động tác, tư thế, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, biểu hiện đặc trưng của nhân vật... tạo thành hình dáng ổn định bề ngoài đều là ngoại hình nhân vật. Ngoại hình nhân vật có thể được miêu tả mang ý nghĩa tượng trưng, có thể tả thực, nhưng bao giờ nhà văn cũng muốn khám phá ý nghĩa toát ra từ chân dung nhân vật"

[26, tr.140].

Trong văn học cổ, các nhà văn thƣờng miêu tả ngoại hình nhân vật với những chi tiết ƣớc lệ, tƣợng trƣng, tạo nên một thế giới nghệ thuật xa cách với đời thƣờng, dấu ấn riêng của nhân vật không đƣợc khắc họa sâu sắc và nhân vật

sẽ thiếu tính chân thực, sinh động nếu nhà văn không thực sự có tài. Trong văn học hiện đại, việc xây dựng nhân vật lại thƣờng đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng nhƣ những con ngƣời sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cƣời, khóe mắt...của nhân vật.

Ngoại hình là một phƣơng diện quan trọng của nhân vật góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo.

Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhƣng qua đó ngƣời đọc có thể nắm bắt đƣợc những đặc điểm chung của những ngƣời cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...Những nhân vật thành công trong văn học từ xƣa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.

Khảo sát bốn cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc miêu tả khá đầy đủ, từ tuổi tác, nghề nghiệp, nguồn gốc xuất thân đến trang phục, diện mạo, đầu tóc, cử chỉ, tƣ thế, hành động,...

Vân Dung, nhân vật nữ trong Gạ tình lấy điểm đƣợc miêu tả trực tiếp bằng ngôn ngữ của ngƣời trần thuật. Về tuổi tác, diện mạo, Vân Dung là "một cô gái trạc ngoài 20 tuổi", "cô gái có đôi mắt thông minh và bạo dạn". Về nghề nghiệp, Vân Dung là một nữ sinh viên năm thứ hai trƣờng Cao đẳng X... một trƣờng đào tạo cán bộ ở tuyến hai, tức là tuyến ở các tỉnh lẻ và huyện lỵ địa phƣơng. Cử chỉ, hành động của nhân vật cũng đƣợc miêu tả kĩ lƣỡng, từ động tác "lúi húi buộc lại

túi xách đựng áo quần, quà cáp" đến hành động "luồn tay vào trong túi xách, kiểm tra món tiền ở trong chiếc áo có bọc ni lông bên ngoài để xem có còn nguyên vẹn ở đó hay không. Biết chắc nó còn nguyên vẹn, Vân Dung đưa mắt tảng lờ nhìn ra xung quanh. Chắc chắn không có một đôi mắt nào bí mật quan sát cử chỉ vừa rồi của cô, Vân Dung khẽ mỉm cười".

Nhân vật Vân Dung hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc là một một nữ sinh viên trẻ tuổi, xuất thân trong một gia đình lao động nghèo và có lẽ đang bị rơi vào hoàn cảnh tội nghiệp, khó giải quyết.

Nhân vật Khuê trong tiểu thuyết "Tuổi hai mƣơi yêu dấu" cũng đƣợc miêu tả tƣơng tự nhƣ cách miêu tả nhân vật Vân Dung. Về tên tuổi: "Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi". Về trang phục: "Tôi không có một đôi giày nào tử tế, còn áo với quần thì toàn thứ tầm tầm!". Về nguồn gốc xuất thân và nghề nghiệp: Khuê xuất thân trong một gia đình trí thức, cha là nhà văn danh tiếng, mẹ cũng là một ngƣời thành đạt, nhƣng cha mẹ luôn bất đồng quan điểm về cách giáo dục con cái. Thời phổ thông, Khuê học ở một trƣờng dân lập. Hiện tại, Khuê là sinh viên năm thứ hai của một trƣờng đại học.

Từ những nét phác họa ban đầu, chân dung nhân vật dần dần đƣợc miêu tả đầy đủ, toàn diện hơn. Nhân vật có cách nói năng rất "ngầu" của thời hiện đại, nơi thế hệ 8X, 9X lên ngôi: "Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói. Bố mẹ tôi không ngu, họ chỉ là những ông bố bà mẹ bình thường", "thời của tôi đang sống là thời chó má", "thằng anh trai ngu xuẩn của tôi vốn là họa sĩ điêu khắc, hắn rất sành gái, hắn từng chỉ cho tôi biết đâu là tướng mạo của các cô gái thuộc dạng "mệnh phụ phu nhân" hoặc "thị tì" , "về chuyện chít chát thì thằng anh trai ngu xuẩn của tôi rất bợm. hắn thường kí tên là Eros (thần ái tình) để làm quen với các darling của hắn"... Những hành động mƣợn đồ rồi đem đi

"cắm" quen thuộc nhƣ cơm bữa của học sinh, sinh viên; những cái ngáp ngắn ngáp dài vì "thèm thuốc", những cuộc đua xe đùa với tử thần, những vụ tai nạn thảm khốc, những bộ trang phục Se-con-hand tởm lợm dính máu đã tạo nên cái nhìn đầy đủ về nhân vật trong tuổi 20.

Chân dung Huyền "mờ", bạn học thời phổ thông của Khuê, hiện là sinh viên trƣờng Đại học Y, một cô bé xinh đẹp, ngoan đạo nhƣng vì đi nạo vét bùn ở sông Tô Lịch, vô tình dẫm vào vỏ chai vỡ, bị tiêm nhầm thuốc ngừa vi trùng uốn ván với thuốc khác, nên đã bị liệt trở thành "bộ thánh cốt sống", "gày gò, nằm liệt giường, chỉ có đôi mắt buồn bã là long lanh" đƣợc nhà văn phác họa qua cảm nhận của Khuê sau vài năm xa cách trông thật đáng thƣơng.

Chân dung nhân vật Sơn, một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện X do ngƣời Pháp lập ra từ năm 1932, nhà cửa đã cũ rích và xuống cấp, lại hiện lên thật đáng sợ: "Bác sĩ Sơn là một thanh niên chừng 30 tuổi đầu trọc lốc, râu ria lởm chởm, gày gò, trông giống một tay thợ hàn xì trên phố hàng Đồng hơn là một thầy thuốc. Anh ta hút thuốc lá liên tục nên phòng trực ban nồng nặc mùi thuốc lá!".

Có thể nhận thấy, trong Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn không miêu tả nhân vật quá kĩ lƣỡng, nhƣng chỉ qua một vài nét phác họa từ tuổi tác, ngoại hình đến ngôn ngữ, cử chỉ, đầu tóc, thân hình... chân dung một số nhân vật đã để lại ấn tƣợng trong tâm trí ngƣời đọc. Những chân dung ấy không phải đƣợc miêu tả bằng cái nhìn lạc quan, yêu đời của tuổi hai mƣơi nên không mang vẻ đẹp mà ta hằng mong đợi mà lại ẩn chứa đầy nghịch lí của cuộc sống. Một sinh viên đại học nhƣng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động lại rất lệch với chuẩn văn hóa. Một sinh viên trƣờng Đại học Y lại bị chính các bác sĩ, y tá cùng ngành tiêm thuốc nhầm. Một bác sĩ trẻ tuổi, tài năng, mới ra trƣờng hai năm đã cầm dao mổ 400 ca, gấp 8

lần số ca mổ mà các bác sĩ thế hệ trƣớc đó đƣợc tham dự trong cuộc đời gian truân khốn khổ lại có ngoại hình nhƣ "một tay thợ hàn xì"! Chân dung các nhân vật trong Tuổi hai mươi yêu dấu có thể để lại ấn tƣợng sâu sắc trong tâm trí ngƣời đọc qua cách miêu tả, chọn lựa chi tiết đặc sắc và độc đáo, mới lạ của nhà văn. Nhƣng những chân dung ấy, chƣa đạt tới tính khái quát hóa, điển hình hóa cho một tầng lớp, một giai cấp trong xã hội. Đồng thời, những chân dung ấy chƣa có khả năng khái quát hóa bản chất, tính cách nhân vật. Một sinh viên mà hễ mở mồm ra là nói thằng anh trai ngu xuẩn, một bác sĩ mà hút thuốc nhƣ đốt cháy nhà thì tính cách và bản chất xã hội của nhân vật sẽ ra sao? Vì vậy, có thể thấy, ngoại hình của các nhân vật trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu có phần độc đáo nhƣng tên ngƣời, hình dáng nhân vật chƣa thành một sự hình dung sâu sắc về cuộc sống. Mỗi nhân vật vẫn là một con ngƣời trong tiểu thuyết, chƣa phải là con ngƣời mang tính điển hình sắc nét. Sê-khốp, nhà văn nổi tiếng của Nga khi miêu tả ngoại hình Bê-li-cốp trong truyện ngắn "Người trong bao" thì ngoại hình nhân vật này đã trở thành điển hình cho một loại ngƣời sống hèn đớn, nhát sợ, luôn thu mình trong vỏ ốc. Nguyễn Tuân, nhà văn nổi tiếng tài hoa và uyên bác của Việt Nam đã nhận xét về tính điển hình của nhân vật: "Truyện Bê- li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn". Các nhân vật Khuê, Huyền mờ, Sơn, ... chƣa thể "thành một cái sự", "một hình dung" nhƣ mong muốn của độc giả.

Là cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp, trong Võ lâm ngoại sử, những nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc miêu tả chủ yếu ở cử chỉ, hành động và khẩu khí của những ngƣời anh hùng trên giới giang hồ. Đó là tiếng "cƣời khanh khách" của Trần Đăng Tài và khẩu khí ngang tàng, kiêu hãnh:"Trần Đăng Tài chính thực là

ta!/Sinh ra bởi mẹ bởi cha/Hưởng phúc ông bà/Ăn toàn lộc cỏ nhụy hoa/Khí trời thỏa sức hít hà/Xuống sông tắm mát/Đùa với ba ba/Ra đồng mót thóc/Phụ giúp việc nhà/Võ công tập luyện/Tự mình nghĩ ra/Nắng mưa sấm chớp/Tôi luyện thịt da/Thần đồng võ hiệp/Chính thực là ta". Đó là tiếng cƣời sằng sặc đầy ngạo mạn của Phạm Dần, sáu mƣơi tƣ chiêu pháp cơ bản trong võ thuật của chƣởng môn Cái Bang, thái độ tối tăm cả mặt mũi của Ngô Xuân trƣớc tài năng của Trần Đăng Tài, hình dáng thấp lùn kì quái của Nhất Thốn Ngọc Kì Khôi, tiếng khóc ai oán lẫn máu chảy của Minh Tâm, mùi vị tôm cá trên cơ thể của Dƣơng Thu Mạc Sầu, hành động "cởi truồng tập võ" của Vƣơng Trí,... Nói chung, trong Võ lâm ngoại sử, mỗi nhân vật đƣợc chạm khắc làm nổi hình, nổi sắc cũng chỉ bằng một vài chi tiết truyện vừa quái dị vừa hài hƣớc, lố bịch để hƣớng tới "vạn pháp quy tâm".

Khảo sát các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy các nhân vật trong Tiểu long nữ đƣợc miêu tả có phần chi tiết hơn cả. Là một quan chức cỡ bự lại bị tha hóa bởi danh vọng, tiền tài; Nguyễn Huy Thiệp đã dụng công miêu tả chân dung Nguyễn Quốc Lƣơng rất chi tiết, tỉ mỉ. Nguyễn Quốc Lƣơng là "một người đàn ông trạc 50 tuổi", trang phục "vận com- le", "nét mặt kín đáo, lạnh lùng ít biểu lộ tình cảm". Lƣơng có "khuôn mặt đăm chiêu", tiếng "cười nhỏ" nhƣng "rất khó bắt chước", cổ đeo thẻ VIP của Ban tổ chức, khi biểu lộ thái độ thì "chồm mình lên như một con thú hung dữ". Nói chuyện với Thúy Nga, "bồ" của Quốc Lƣơng thì ngôn ngữ của Lƣơng tự tin, bản lĩnh và có phần tự hào thái quá vào bản thân: "Anh luôn ở trên đỉnh cao mười năm nay rồi, - Anh biết! Rồi họ sẽ còn phải ghen tị với anh nhiều hơn nữa". Nhƣng khi nói chuyện với con thì nóng nảy, ngôn ngữ lại có phần thô bạo: "Lương nóng mặt: - Thế mày biết gì? Mày quan tâm gì?". Cách đối xử của

Lƣơng với cán bộ dƣới quyền thì cộc cằn, thô lỗ: "Lương ném bê tông xuống chân, hai tay tóm ngực viên chỉ huy. Lương rít lên không còn tự chủ được nữa: - Nếu sụp công trình thì anh với tôi tù mọt gông trong tù. Hiểu chửa?". Với vợ, Lƣơng lạnh lùng, cau có, không một chút quan tâm chia sẻ: "Suốt ngày tụng kinh gõ mõ! Suốt ngày tụng kinh gõ mõ!". Nguyễn Huy Thiệp xây dựng Nguyễn Quốc Lƣơng với dụng ý làm nổi bật chân dung của một quan tham, nguy hiểm, thủ đoạn, gian ngoan, xảo quyệt. Đó là chân dung của một con báo cỡ bự luôn rình rập để vơ vét, sống xa hoa, trụy lạc, ăn chơi trác táng và đồi bại, một hình ảnh không hiếm gặp trong cơ chế thị trƣờng khi đồng tiền đã len lỏi và phá vỡ mọi nếp nhà, mọi quan hệ tốt đẹp. Nguyễn Quốc Lƣơng là "con cáo già" nhƣ cách nói của Đức, chiến sĩ bên cơ quan an ninh.

Ngoài Nguyễn Quốc Lƣơng, các nhân vật phụ khác cũng đƣợc nhà văn chú ý miêu tả. Thúy Nga, phóng viên báo và là "bồ" của Nguyễn Quốc Lƣơng có "mắt một mí, đôi môi mọng đỏ", "vận một bộ đồ Jeans, đeo máy ảnh ở ngực", một cô gái có phong cách khá hiện đại. Mẹ dì của Nguyễn Quốc Lƣơng là một thiếu phụ "chừng 30 tuổi khá xinh đẹp, vẻ đẹp của một người đàn bà thị dân tỉnh lẻ. Thiếu phụ mặc chiếc váy dài vải hoa khá điệu nhẹ nhàng bước xuống, mỉm cười". Thành, con trai của Nguyễn Quốc Lƣơng là một thanh niên 22 tuổi, sinh viên đại học. Thành có đôi "mắt đen, khá tuấn tú, mặc chiếc quần Jeans bó sát lấy người và một cái T - Shirt khá mốt". Còn Hằng, ngƣời yêu Thành, cô gái 20 tuổi, "diện short, áo hai dây".

Có thể nhận thấy, ngoài nhân vật Nguyễn Quốc Lƣơng hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu đƣợc nhà văn miêu tả tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hình dáng, khuôn mặt,... nhƣng không có nhân vật nào đƣợc miêu tả một cách chi tiết, kĩ lƣỡng, tỉ mỉ và độc đáo, ấn tƣợng mà chủ yếu là

đƣợc miêu tả qua một vài nét phác họa. Hơn nữa, các nhân vật lại đƣợc miêu tả giống nhƣ một mô-típ nghệ thuật, không tạo đƣợc dấu ấn riêng của "con ngƣời này" nhƣ cách nói của Hê-ghen. Nhân vật nào cũng đƣợc giới thiệu những nét cơ bản nhƣ độ tuổi, giới tính, trang phục, nghề nghiệp. Vì thế, các nhân vật tuy khác nhau về địa vị xã hội, tuổi tác, tính cách nhƣng ngƣời đọc vẫn nhận thấy rất rõ một điều gì đó "quen thuộc" giữa các nhân vật và quen thuộc trong cả đời sống. Hình ảnh một vị quan chức mặc com-ple, đeo thẻ VIP, đi xe taxi không phải là một điều gì mới lạ; hình ảnh một sinh viên mặc quần jeans, áo T-Shirt cũng không xa lạ gì với cuộc sống đời thƣờng. Tất nhiên, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, không phải nhà văn nào cũng phải đi tìm những gì độc đáo, mới lạ, bởi chƣa chắc những điều độc đáo, mới lạ là cái đích cuối cùng của văn chƣơng. Nhƣng chắc chắn, văn chƣơng đòi hỏi sự sâu sắc, sự sáng tạo, sự suy tƣ đa chiều, sự trải nghiệm và suy ngẫm. Ngoại hình, chân dung nhân vật cũng là một trong những

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 65)