Một sự tìm tòi thể nghiệm

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 31)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2. Một sự tìm tòi thể nghiệm

1.2.1. Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết

Cùng nằm trong phƣơng thức tự sự, nhƣng bên cạnh những điểm chung, giữa truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn có những điểm khác biệt

"Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ....Nội dung thể loại của truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn" [26, tr.315]. Bởi truyện ngắn đƣợc viết ra để đọc liền một mạch. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chƣa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ dài tƣơng đƣơng với truyện ngắn). Hình hài của truyện ngắn hiện đại nhƣ ta thấy hiện nay là một kiểu tƣ duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. E.Po gọi truyện ngắn là "một giọt nước", Chekhov gọi truyện ngắn nhƣ tấm lƣới, phải cắt bỏ rất nhiều. Nhiều ngƣời gọi truyện ngắn là tảng băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, một bằng chứng hình sự, một viên sỏi và "bàn tay siết lại thành nắm đấm" (Hê-minh-uây), là "con đom đóm bay trong đêm tối" (Nating Gordim) [26, tr.316].

Truyện ngắn xuất hiện tƣơng đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thƣờng chỉ hƣớng tới việc khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngƣời. Vì thế, truyện ngắn thƣờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thƣờng không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tƣơng quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thƣờng là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con ngƣời. Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình ngƣời. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thƣờng đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tƣơng phản hoặc liên tƣởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thƣờng là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lƣợng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa nói hết.

Tiểu thuyết là "một thể loại tự sự có dung lượng lớn", nằm trong phƣơng thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con ngƣời thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội. [26, tr.307]

Giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt. Nếu tiểu thuyết vận hành bằng một quá trình thì truyện ngắn là sự dồn nén và cô đặc lại. Nếu tiểu

thuyết là sự vận động của một tâm hồn, một tính cách và những diễn biến tâm lí phức tạp nhằm đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hóa về một số phận con ngƣời thì truyện ngắn là sự nhất quán về tâm lí, là một khía cạnh tiêu biểu cho tính cách, là một đoạn đƣờng đời có ý nghĩa rất quan trọng trong hành trình số phận của nhân vật. Khi thể hiện tính cách, khác với truyện ngắn, các nhà tiểu thuyết không gò ép nhân vật vào những khuôn khổ chật hẹp với một tiết tấu nhanh mà luôn giữ nhịp độ bình thƣờng nhƣ chính bản thân nhịp điệu của cuộc sống hằng ngày. Nhờ đó mà hơn hẳn các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết sống một quãng đời tƣơng đối dài với sự mô tả hết sức cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong những đoạn đƣờng đời, những bƣớc đi của số phận nhân vật.

Nguyễn Huy Thiệp vốn đã rất thành công ở thể loại truyện ngắn với cách dựng truyện độc đáo, mỗi nhân vật có đặc điểm tính cách tiêu biểu, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật phong phú, nhiều sức gợi, chủ đề tƣ tƣởng của truyện đa tầng, đa nghĩa lại tiếp tục thử sức mình ở thể loại tiểu thuyết, một thể loại có khả năng phản ánh cuộc sống ở phạm vi rộng lớn, tính cách nhân vật đƣợc khắc họa trong những biến cố thăng trầm. Nói nhƣ Henri Bơnác: "Tiểu thuyết là một câu chuyện kể bằng văn xuôi..., là sự phiêu lưu của trí tưởng tượng" (Guide des ideés littéraires - NXB Hachette, 1998). Nguyễn Huy Thiệp quan niệm nhƣ thế nào về tiểu thuyết? Nhà văn có thành công khi thử sức mình ở một thể loại mới?

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về tiểu thuyết

Quan niệm của Nguyễn Huy thiệp về tiểu thuyết đƣợc thể hiện trực tiếp trong các bài viết của cuốn tạp văn, tiểu luận, phê bình Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp (NXB Hội nhà văn, H, 2006) và phần đề tựa ở hầu hết các tiểu thuyết của ông. Đi sâu vào tìm hiểu những trang viết ấy, ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã bàn luận về các nội dung cơ bản:

Thứ nhất, ngƣời viết thừa nhận tính chất “tạp”, khả năng chiếm lĩnh, phản ánh phạm vi hiện thực đời sống rộng lớn, ít giới hạn và sự câu nệ của thể loại. Mặt khác, ông lại xóa mờ đi ranh giới phân chia thể loại cho rằng: Tiểu thuyết vừa là một sự “tha hóa, xuống cấp”, vừa là một sự “phát triển, bứt phá lên” của truyện ngắn.

Thứ hai, Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định sự lên ngôi, hợp thời của tiểu thuyết trong bối cảnh xã hội phát triển theo xu hƣớng hội nhập quốc tế. Viết tiểu thuyết là một công việc hợp thời và “đứng đắn” nhất, đƣợc xem nhƣ một nhu cầu tự thân của ngƣời viết muốn thoát khỏi những hạn hẹp, bức bí của thể loại truyện ngắn mà tác giả đã quá quen.

Thứ ba, nhà văn chủ trƣơng đi tìm một hình thái tiểu thuyết đƣơng đại riêng, mới, hấp dẫn với công chúng và bạn đọc. Trong đó, ông cho rằng tiểu thuyết mua vui, tiểu thuyết "ba xu" sẽ là một xu hƣớng phát.

Nguyễn Huy Thiệp còn phát biểu quan niệm về tiểu thuyết qua các Lời giới thiệu, Lời tựa các cuốn tiểu thuyết.

Trong Lời tựa cuốn Tiểu long nữ, sau khi điểm qua sự xuất hiện của tiểu thuyết Việt Nam vào khoảng đầu thế kỉ XX với tên tuổi Hoàng Ngọc Phách; dẫn lời của nhà văn Lỗ Tấn nói về tiểu thuyết: "Nhà tiểu thuyết gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn, lấy thí dụ gần đó để làm ra những cuốn sách ngắn, gọn, tuy vậy, cũng có thể lấy đó để răn mình, sắp xếp việc nhà" và điểm lại trong lịch sử Trung Quốc, người viết tiểu thuyết đều là các chức quan nhỏ "địa vị trung dung không cao không thấp "chân không đến đất, cật không đến trời", cộng với sự rỗi hơi trong công việc khiến họ có thể có nhiều cơ hội "nắm thông tin" trong thiên hạ nhiều hơn các tầng lớp khác. Chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng làm gì, thời gian nhàn rỗi chẳng làm gì.... họ ngồi viết tiểu

thuyết"; Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ quan niệm của mình về tiểu thuyết: "Trong quan niệm của tôi, truyện ngắn là một thể loại khó viết hơn tiểu thuyết nhiều. Nó là một thứ "luyện công" cho nghệ thuật viết văn, là một thứ mĩ nghệ kim hoàn đòi hỏi sự tinh vi, khéo léo và "bác học". Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết tất tay và không phải tốn sức nhiều như truyện ngắn". Nhà văn cũng cho rằng viết tiểu thuyết khá dễ dàng nhƣ "thò tay vào túi lấy đồ vật". Mục đích viết tiểu thuyết cũng không phải đao to búa lớn gì, "ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền" mà thôi.

Trong Lời tựa cuốn Gạ tình lấy điểm, Nguyễn Huy Thiệp đã cụ thể hóa quan niệm của mình về loại tiểu thuyết "ba xu": "Tiểu thuyết - đấy là thể loại nghệ thuật có tính thị phi, ngồi lê đôi mách (nếu chỉ là hiện thực thuần túy không có tư tưởng). Nó sinh động bởi sự nguyên thủy của hình ảnh và của sự kiện trực tiếp. Nó đòi hỏi người viết vừa tầm với nó".

Võ lâm ngoại sử, cuốn tiểu thuyết chƣởng hiện đại đầu tiên ở Việt Nam cũng đƣợc viết ra nhằm thử nghiệm quan niệm của nhà văn về thể loại: "Tôi viết tiểu thuyết này chí ít liên quan tới ba cảnh giới, một là viết để viết, để tập suy nghĩ, hai là để giáo hóa chúng nhân, hoằng dương võ pháp, sĩ khí, ba là viết để ngộ thiền văn pháp, minh tâm kiến tính. Toàn là những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng cũng chỉ là "vạn pháp quy tâm" mà thôi".

Nhƣ vậy, ta có thể nhận thấy quan niệm về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp có phần "lại giống" nhƣ quan niệm của các nhà viết tiểu thuyết cổ xƣa. Nhà văn đã trả lại cho tiểu thuyết những đặc điểm vốn có của thể loại nhƣ khi nó sinh thành:

- Bản chất của tiểu thuyết là gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn với đầy đủ cung bậc ái, ố, hỉ, nộ trên đời.

- Viết tiểu thuyết là một cách để giết thời gian nhàn rỗi nhƣ các quan chức nhỏ ngày xƣa.

- Tiểu thuyết là thể loại viết khá dễ, không cần phải nhọc công gì.

- Mục đích viết tiểu thuyết cũng chẳng có gì đao to búa lớn. Đó là những tiểu thuyết "ba xu", viết để mua vui, để kiếm tiền và để "người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc"; giống nhƣ các cô dâu đang lên xe hoa về nhà chồng mà chẳng có cô dâu nào đọc sách khi lên xe hoa!

Với quan niệm nhƣ thế, Nguyễn Huy Thiệp đã có một cuộc thử nghiệm ngắn ngày cho thể loại này.

1.2.3. Một cuộc thử nghiệm ngắn ngày

Sau hơn 10 năm thử sức với truyện ngắn, một thứ "luyện công" cho nghệ thuật viết văn, một thứ mĩ nghệ kim hoàn đòi hỏi sự tinh vi, khéo léo và bác học, Nguyễn Huy Thiệp có một cuộc thử sức ngắn ngày với tiểu thuyết. Từ ngắn ngày có thể hiểu theo hai nghĩa: Quá trình thử nghiệm ngắn và mỗi cuốn tiểu thuyết cũng đƣợc viết trong một thời gian rất ngắn. Tổng quan quá trình thử nghiệm của Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực tiểu thuyết chỉ có 3 năm, từ 2005 đến 2007. Ba năm Nguyễn Huy Thiệp viết 4 cuốn tiểu thuyết. Trong ba năm ấy, thời gian nhà văn dành để viết từng cuốn tiểu thuyết cũng rất ngắn. Gạ tình lấy điểm

đƣợc viết trong 7 tháng, Võ lâm ngoại sử viết trong 1 tháng.

Với một nhà văn rất nổi tiếng nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, một cuộc thử nghiệm ngắn ngày của nhà văn trong lĩnh vực tiểu thuyết không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả hâm mộ nhà văn mà còn là một ngữ liệu khoa học để nghiên cứu về sự vận động, phát triển của thể loại trong bối cảnh văn học có nhiều thay đổi, nhất là trong thời kì hậu hiện đại.

CHƢƠNG 2: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Khái niệm kết cấu

2.1.1. Khái niệm

Kết cấu là một phƣơng tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một mức độ lớn, có thể nói sáng tác là kết cấu. Khi ngƣời ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng cấu tứ trong thơ, thì đã xem tác phẩm nhƣ một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mƣợn từ kiến trúc, hội họa. Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian nhất định, ngƣời ta có thể xây dựng nên những công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa. Kết cấu trong tác phẩm văn học cũng vậy. Nó nhằm tạo ra một công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa.

Platon đã khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong sáng tác văn học: "Kết cấu của mỗi bài văn phải là một yếu tố có sức sống, có cái thân thể vốn có của nó, có đầu, có đuôi, có phần thân, có tứ chi, có bộ phận này và bộ phận khác, có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều phải có vị trí của nó" [26, tr.153].

Quan tâm đến kết cấu tác phẩm văn học, Nhữ Bá Sĩ (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) viết: "Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương"[26, tr.154].

Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H, 1995) định nghĩa về kết cấu: "...các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách...) mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các

chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm; khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ...; với văn xuôi và kịch, đó là cách dựng các lớp, cảnh, chương, phần, tập). (...) Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định"[12, tr.142].

Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học đƣa ra: Kết cấu là “Sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả”.

Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì coi kết cấu, tiếng Pháp (composition) là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn bố cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật ”.

Nhƣ vậy, có thể nói kết cấu là cách tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm, tổ chức những liên kết cụ thể

của các thành phần cốt truyện, cách trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện sao cho tác phẩm trở thành một công trình nghệ thuật có tính thẩm mĩ. Nhờ kết cấu, tác phẩm văn học trở nên mạch lạc có “vẻ duyên dáng của sự trật tự” (Horatius). Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu kết cấu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào là một điều cần thiết. Nghiên cứu quá trình thử nghiệm của Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại tiểu thuyết cũng không thể bỏ qua hình thức kết cấu tiểu thuyết của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 31)