Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 63)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.Khái niệm nhân vật

Đại văn hào Đức W.Goethe có nói: "Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người". [26, tr.114] Con ngƣời là nội dung quan trọng nhất của văn học. Định nghĩa về nhân vật, trong cuốn "Lí luận văn học" do Trần Đình Sử chủ biên, các tác giả định nghĩa: "Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ" [26, tr.114]. Theo khái niệm này, nhân vật đƣợc hiểu theo nghĩa khá rộng, tất cả các hình tƣợng in đậm dấu ấn cá thể ngƣời, đặc điểm riêng, cá tính riêng, tâm hồn riêng thuộc về con ngƣời đều là nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật có thể có tên nhƣ Tấm, Cám, Sọ Dừa, anh Khoai, Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều, anh Pha, chị Dậu, Xuân tóc đỏ, AQ, Ácpagông,... Nhân vật có thể không tên nhƣ nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sƣ nông nghiệp, ông họa sĩ già, ông kĩ sƣ vƣờn rau su hào, anh cán bộ bản đồ địa sét trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long; mụ đàn bà hàng chài chạc ngoài bốn mƣơi tuổi vất vả, lam lũ trong cuộc sống mƣu sinh, lão đàn ông dữ đòn, bạo lực trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,... Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang đặc điểm tính cách con ngƣời. Đó là con vật, cây cối, đồ vật trong truyện ngụ ngôn mang tính ẩn dụ, là con sói trong Tiếng gọi nơi hoang dã của J.London hay con ngƣời - côn trùng trong Biến hình của F.Kafka,... Nói chung, qua trí tƣởng tƣợng, sự hƣ cấu, sáng tạo của nhà văn, nhân vật trong văn học vô cùng

phong phú, phong phú nhƣ cuộc sống vốn có của con ngƣời. Nhƣng nhân vật trong văn học là một khái niệm, một đơn vị văn học mang tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời thật trong đời sống, nhƣng dấu ấn con ngƣời trong đời sống lại hiện diện rất rõ trong nhân vật. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời, cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà nhân vật văn học luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm, đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và chi tiết quan trọng. Nhà văn thƣờng đặt nhân vật trong cuộc đấu tranh nội tâm, hoặc đấu tranh với các nhân vật khác. Vì thế, nhân vật thƣờng gắn với cốt truyện và là một chỉnh thể sinh động, có tính cách, đƣợc bộc lộ trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình.

Có thể khẳng định, dù nhân vật là con ngƣời, là sự vật, loài vật hay là một hiện tƣợng thì nhân vật cũng là một yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm văn học. Nhân vật là nơi để tác giả thổi hồn, gửi gắm vào đó những suy nghĩ, tâm tƣ, tình cảm, là nơi để tác giả xây dựng nên mối quan hệ giữa con ngƣời, giữa sự vật với cuộc sống.

Việc tìm hiểu một tác phẩm văn học không thể bỏ qua việc tìm hiểu về nhân vật. Mỗi nhà văn tùy theo quan niệm thẩm mĩ và mục đích mà sáng tạo nên các loại hình nhân vật khác nhau. Bởi vậy, khi khám phá nhân vật cũng có nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu về những suy nghĩ, quan điểm, tƣ duy và lí tƣởng của nhà văn. Thậm chí, nếu nhà văn hóa thân vào nhân vật thì khám phá nhân vật cũng chính là một hình thức khám phá về con ngƣời sống động của tác giả. Tuy nhiên, trong giới hạn tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ thể loại, chúng tôi không nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến nhân vật

mà chỉ tập trung đi sâu vào các thủ pháp mô tả ngoại hình, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 63)