Hình thức kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 41)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2. Hình thức kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Nhƣ trên đã nói, chƣơng hồi là một kiểu kết cấu khá quen thuộc trong văn học cổ điển. Từ những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của Việt Nam, Trung Hoa, cho đến một số tác phẩm tiểu thuyết hiện đại cũng đƣợc kết cấu theo hình thức này. Với quan niệm trả lại cho tiểu thuyết những đặc điểm vốn có của thể loại nhƣ khi nó sinh thành nhằm giải phóng tƣ tƣởng cho ngƣời viết tiểu thuyết, giúp ngƣời viết tiểu thuyết vƣợt qua rào chắn kiên cố của nhiều nhà phê bình thuộc môn phái "hành quyết" và mạnh dạn sáng tạo, tạo nên nhịp độ thực sự sôi động cho văn học dân tộc thời đổi mới; Nguyễn Huy Thiệp đã thiết kế một kiểu kết cấu thực sự cổ điển trong cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp hiện đại đầu tiên ở Việt Nam: tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử (2005).

Cuốn tiểu thuyết "Võ lâm ngoại sử" đƣợc chia thành 15 chƣơng, mở đầu mỗi chƣơng, nhà văn viết tóm tắt ngắn gọn sự kiện bằng hai câu thơ hoặc một câu đƣợc chia thành hai vế đối xứng. Ví dụ:

Chƣơng 1

ĐIỂM MẶT ANH HÙNG THẦN ĐỒNG LÓ RẠNG

Chƣơng 2

THÂU ĐỆ TỬ, ANH HÙNG THÊM VÂY CÁNH LÊN KINH KỲ, SO SÁNH ĐƢỢC TÀI CAO

Chƣơng 3

CHỐN VÕ ĐƢỜNG, ĐÁNH CHO PHẢI ĐẠO NGỌC KỲ KHÔI CŨNG THẬT KỲ KHÔI

Chƣơng 4

CHỐN GIANG HỒ VỪA KHÓC VỪA LUYỆN CHƢỞNG NƠI CHÙA CHIỀN NHẬN THỨC NHẬN CHÂN NHƢ

Chƣơng 5

ĐÁNH NHAU VỚI SÓI NỮ HIỆP NỔI DANH

Cách mở đầu bằng hình thức quen thuộc của tiểu thuyết cổ điển tạo nên một không khí trận mạc, tinh thần nghĩa hiệp của các bậc đại anh hùng trong giới giang hồ của phần lớn các tiểu thuyết kiếm hiệp.

Ngoài cách mở đầu bằng hai câu thơ tóm tắt sự kiện nổi bật, trong mỗi chƣơng, nhà văn kể lại một sự kiện gắn liền với kì tích, chiến công của một nhân vật "lừng lẫy" giới giang hồ.

Chƣơng 1 là cái nhìn toàn cảnh về võ lâm với hai môn phái chính là Bắc tông và Nam tông. "Bắc tông tổ chức quy củ, có trường lớp, bài bản", trong khi đó "Nam tông tổ chức lỏng lẻo, gần như không có tổ chức, tự phát, hòa lẫn trong dân gian". Mặc dù có hai phái chính, nhƣng "do phong tục tập quán khác nhau, địa lí khác nhau nên lại hình thành ra những băng nhóm khác nhau". Chỉ bằng một vài câu văn ngắn gọn, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ khái quát bối cảnh thời đại "xa thì cũng khoảng 50 đến 70 năm, gần thì sờ sờ trước mặt như chuyện hôm qua, như chuyện hôm nay" mà còn tạo nên một tình huống "có vấn đề": Sự khác biệt giữa hai võ giới Nam tông và Bắc tông, sự mâu thuẫn đối kháng giữa các băng nhóm "nhóm con ông cháu cha, nhóm nha lại đầu sai, nhóm buôn thúng bán mẹt" từ vùng biển đến vùng núi và sự khống chế võ trƣờng của một môn phái đƣợc coi là chính thống đối với các môn phái khác nhằm độc chiếm võ lâm khiến mâu thuẫn giữa các môn phái ngày càng căng thẳng. Cách giới thiệu ấy hứa hẹn nhiều chi tiết kịch tính, nhiều số phận biến động thăng trầm có tính tiểu thuyết, nhiều cuộc chiến đẫm máu và cao cả, nhiều bậc anh hùng cái thế mang vẻ

đẹp lí tƣởng, kết tinh hoài bão, khát vọng và mơ ƣớc của nhân dân về con ngƣời và cuộc sống.

Trên nền không gian mang tính trận mạc, chân dung ngƣời anh hùng Trần Đăng Tài, em trai của Trần Đăng Tai xuất hiện với tƣ cách là một thần đồng võ hiệp đất Hải Dƣơng. Với tƣ chất thông minh "tự nghĩ ra được những thế võ, những chiêu đòn rất kì lạ, đánh người ngã nhanh như chớp", võ công thâm hậu, tiếng tăm của Trần Đăng Tài "vang ầm cả nước", khiến cho các bậc tiền bối cao thủ của giới võ lâm tò mò, háo hức muốn về xem, trong đó có Phạm Dần, đệ tử phái Võ Đang. Trần Đăng Tài đánh nhau với Phạm Dần khiến Phạm Dần vô cùng thán phục và hứa sẽ giới thiệu Trần Đăng Tài với Ngô Xuân đại hiệp để Trần Đăng Tài phát huy hết khả năng, trong tƣơng lai sẽ là một "đại võ hiệp lừng danh ở trong sử sách".

Chƣơng 2 kể về việc Ngô Xuân gặp Văn Nhuận, một ngƣời rất hâm mộ võ công của mình. Về sau, Ngô Xuân thu xếp cho Văn Nhuận làm tổng quản ở một trong những võ đƣờng danh giá trên kinh thành. Trần Đăng Tài đối xử tốt với lão ăn mày, đƣợc lão ăn mày dạy cho sáu mƣơi tƣ chiêu pháp cơ bản trong võ thuật Cái Bang. Ngô Xuân xem Trần Đăng Tài biểu diễn võ nghệ, trong lòng sinh ghen ghét, đó kị, định tìm cách hãm hại. Nhờ sự linh cảm của ngƣời mẹ, Trần Đăng Tài thoát chết. Lên kinh kì, Ngô Xuân trở thành sƣ phụ bất đắc dĩ của Trần Đăng Tài.

Chƣơng 3 kể về việc Trần Đăng Tài theo học Đại học võ đƣờng. Tố Hồng Vƣơng Gia đại hiệp xem Đăng Tài múa bài quyền nhận ra hơi hƣớng của Nam tông liền bàn với Ngô Xuân, Huy Viễn tìm cách vô hiệu hóa những ảnh hƣởng của Nam tông. Hoàng Lão Quái đại hiệp đánh nhau với Chế Giáo Đầu không

phân thắng bại. Nhất Thốn Ngọc Kì Khôi là một đại cao thủ trong giang hồ có hình dáng kì lạ mong muốn cải tổ võ lâm.

Chƣơng 4. Nhất Thốn Ngọc Kì Khôi bàn với Minh Tâm, Mã Khởi đại hiệp khôi phục lại Võ Đang. Minh Tâm vừa khóc vừa luyện chƣởng. Về sau ốm chết.

Chƣơng 5. Dƣơng Thu Mạc Sầu nữ đại hiệp đánh nhau với chó sói đƣợc giang hồ đồn thổi thực hƣ, hƣ thực.

Chƣơng 6. Cặp vợ chồng Lƣu Tài Hoa đại hiệp và Quỳnh Nƣơng cô cô nữ hiệp luyện võ công trong căn nhà chật và chết cùng ngày cùng tháng.

Chƣơng 7. Lê Hựu học bắn cung một ông già mù không có cung tên, nhƣng chỉ cần lắp mũi tên vô hình vào chiếc cung tƣởng tƣợng có thể bắn rơi một ngôi sao băng.

Chƣơng 8. Vƣơng Trí, môn đệ phái Toàn Chân nhƣng chƣởng lực yếu đƣợc gấu mách cho cách luyện công. Về già trở nên nổi tiếng vì "cởi truồng tập ".

Chƣơng 9. Lê Hựu và Trần Đăng Tài bàn luận về anh hùng trong thiên hạ. Chƣơng 10. Trong võ lâm xuất hiện một làn sóng hành phƣơng Nam. Sau khoảng mƣời, mƣời lăm năm sau, các anh hùng võ lâm đi vào ổn định. Nhƣng rồi thời gian sẽ chẳng ai nhớ đến các vị anh hùng đã đánh đấm cái gì, chỉ có Bùi Lão Đại Điên kì hiệp luyện chƣởng với đàn dê núi, suốt ngày đêm chỉ đánh nhau với cái bóng của mình may ra ngƣời đời còn nhớ, nhƣng do không có đệ tử nên kiếm pháp cũng bị thất truyền.

Chƣơng 11. Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi về cai quản Đại Võ Đài khiến võ lâm trên giang hồ sôi nổi hẳn lên. Nhiều bậc anh hùng kì tài xuất hiện nhƣ Tam Bảo Thiếu Gia đại hiệp với thanh đại đao nặng ngót trăm cân nhƣ của quan Vân

Trƣờng. Phạm Thƣ Thƣ kỳ nữ đại hiệp đƣợc bảy tên lùn hầu hạ phục dịch, về sau lại bị bảy tên lùn đó bắt bán cho bọn ngoại bang. Đó là một nghi án của võ lâm. Về sau, Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi bị bọn địch thủ bày kế đánh đuổi ra khỏi đại võ đài, mong muốn cải tổ môn phái Võ Đang không thực hiện đƣợc.

Chƣơng 12. Đồng Đức Tứ nhà nghèo, lƣời nhác nhƣng có hiếu với mẹ. Lớn lên, quyết tâm tầm sƣ học đạo, nhƣng đến quá nửa đời vẫn nghèo khó, vẫn chƣa giác ngộ đạo.

Chƣơng 13. Đồng Đức Tứ gặp đƣợc sƣ phụ, xin học thứ binh khí nhẹ nhàng, ảo diệu mà lại hiệu quả. Đồng Đức Tứ học ném phi tiêu về sau thành tài, trở thành nhân vật hoang đƣờng bậc nhất trong giới giang hồ.

Chƣơng 14. Mặc dù công thành danh toại nhƣng Đồng Đức Tứ rất buồn, thấy cuộc đời vô nghĩa lí. Một lần nằm mơ thấy các bậc anh hùng, tỉnh dậy, thấy mình vẫn nằm dƣới bóng cây bên pho tƣợng phật, Đồng Đức Tứ nằng nặc tìm về với mẹ.

Chƣơng 15. Tác giả bàn luận về cuộc đời, trời đất, danh lợi, thiện ác, họa phúc, hữu vô, hay dở,... cuối cùng vẫn quy về "vạn pháp quy tâm". Từ đó, bàn luận về tiểu thuyết: "Tiểu thuyết là những câu chuyện thị phi, không đáng tin cậy, vào lỗ tai ra lỗ miệng. Người này được gọi là anh hùng ư? Là quân tử ư? Người kia được gọi là tiểu nhân đê tiện ư? Quan trọng không phải ở chỗ đó. Quan trọng nhất, không phải những gì sách nói với mình, mà là những gì sách đã khêu gợi được ở lòng mình".

Khảo sát 15 chƣơng trong tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử chúng tôi nhận thấy, về mặt kết cấu, cuốn tiểu thuyết này mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết chƣơng hồi trong văn học cổ điển. Cách kết cấu ấy giúp nhà văn kể lại sự việc, diễn biến cốt truyện một cách dễ dàng. Dƣờng nhƣ chỉ cần định hƣớng sự

phát triển của cốt truyện là có thể viết "tất tay" không một chút nhọc công. Qua những biến cố, sự kiện đƣợc thuật kể, tính cách nhân vật đƣợc khắc họa khá rõ nét. Thái độ, tƣ tƣởng của nhà văn về con ngƣời, cuộc sống cũng đƣợc bộc lộ, với Nguyễn Huy Thiệp, tất cả đều quy về "vạn pháp quy tâm". Tuy nhiên, trong hình thức rất cổ xƣa, nhiều tiểu thuyết đã trở thành kinh điển, có sức hấp dẫn với nhiều thế hệ độc giả nhƣng tiểu thuyết kiếm hiệp của Nguyễn Huy Thiệp đã không đạt đƣợc những giá trị nhƣ nhiều độc giả mong muốn. Hầu hết, bạn đọc đều có chung một cảm nhận tiểu thuyết của nhà văn nhạt nhẽo, vô vị. Sự liên kết chặt chẽ giữa các sự kiện, tình tiết - một trong những yêu cầu rất cơ bản tạo nên kết cấu - đã bị rạn gãy và có không ít chƣơng rời rạc. Ở ba chƣơng đầu, nhà văn tập trung vào việc xây dựng bối cảnh, tạo phông nền không gian cho sự xuất hiện của nhân vật chính (Trần Đăng Tài). Nhƣng từ chƣơng 4 đến chƣơng 8, nhân vật chính khởi đầu cho mọi biến cố tiểu thuyết biến mất trên giới giang hồ (chắc là đi du học!), đến chƣơng 9 lại xuất hiện trong cuộc bàn luận với Lê Hựu về anh hùng trong thiên hạ và rồi mất hút trong lẽ dâu bể chìm nổi lênh đênh của cuộc đời.

Phải chăng, Nguyễn Huy Thiệp đã không đủ bút lực và tài lực để tạo nên kết cấu bề mặt và cả kết cấu bề sâu tác phẩm? Hay quan niệm về tiểu thuyết "ba xu", rẻ tiền đã khiến nhà văn rút ngắn thời gian đầu tƣ nghiền ngẫm, thai nghén cho nghệ thuật để viết những mảnh ghép phân lập, tan rã của chủ nghĩa hậu hiện đại, đáp ứng nhu cầu thƣởng thức văn hóa chớp nhoáng và tốc độ của thế hệ độc giả đã quen thứ văn hóa nghe nhìn? Xây dựng kết cấu trên cái nền vững chắc của tiểu thuyết cổ điển, Nguyễn Huy Thiệp đã không tạo đƣợc dấu ấn riêng trong quá trình thử nghiệm của mình.

2.2.2. Kết cấu lắp ghép- phân mảnh

Kết cấu phân mảnh (fragment) đƣợc hiểu là kiểu kết cấu đƣợc tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hƣớng của tƣ duy hội họa lập thể. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực.

Việc sử dụng cốt truyện phân mảnh đã phá vỡ khung tự sự truyền thống. Tiểu thuyết truyền thống đề cao tính truyện rõ ràng, rành mạch. Do đó, cốt truyện luôn giữ một vị trí không thể thay thế, cốt truyện chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm. Đó là một trong những yếu tố khu biệt tác phẩm tự sự với tác phẩm trữ tình. Nhờ có cốt truyện, truyện mới có thể tóm tắt đƣợc trong khi điều này đối với một bài thơ, một bản nhạc là hoàn toàn vô nghĩa. Đề cao tuyệt đối vai trò của cốt truyện, quan niệm cũ cho rằng tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại và đƣợc xây dựng trên một cốt truyện. Không có cốt truyện, không thể có tiểu thuyết. Thông thƣờng, cốt truyện trong tiểu thuyết thƣờng có 5 phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Mặc dù không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có một cốt truyện với đầy đủ các thành phần nhƣ vậy.Nhƣng hầu nhƣ trong các tiểu thuyết truyền thống, tính tuyến tính, nhân quả vẫn thƣờng nổi lên rất rõ. Việc phá vỡ khuynh hƣớng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn phân mảnh trong việc xây dựng kết cấu cốt truyện là một trong những biểu hiện của tính chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.

Kiểu kết cấu lắp ghép, phân mảnh đƣợc thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết lâm ngoại sử. Nhƣ trên đã khảo sát, trong ba chƣơng đầu, các sự kiện liên kết với nhau theo diễn biến cốt truyện về nhân vật Trần Đăng Tài, một thần đồng võ

hiệp đƣợc các bậc đàn anh trong giới giang hồ thán phục, đố kị tài năng. Nhƣng đến chƣơng thứ 4, trung tâm câu chuyện lại chuyển sang Minh Tâm, ngƣời vừa luyện chƣởng vừa khóc, nƣớc mắt của y có lẫn máu chảy. Minh Tâm sinh ốm nặng vì "chỉ đuổi theo hư danh, vọng niệm, toàn đuổi theo thứ ngoài mình đến nỗi phát sinh lao lực". Đƣợc nhà sƣ giác ngộ về lẽ vô thƣờng, Minh Tâm xin ra khỏi chùa về ở với vợ con nhƣ một ngƣời thƣờng rồi chết, để lại tiếc thƣơng cho giới giang hồ. Chƣơng 5 là sự lắp ghép câu chuyện về nữ hiệp Dƣơng Thu Mạc Sầu. Và các chƣơng tiếp theo, hầu nhƣ mỗi chƣơng lại xuất hiện một bậc anh hùng mới. Sự lắp ghép các mảnh phân lập tạo khả năng phát triển cốt truyện đến vô hồi. Bản thân Nguyễn Huy Thiệp khi trả lời phỏng vấn của phóng viên cũng cho rằng: "Rất đáng tiếc, nhiều người không thích, chứ chính nó cũng là một cái hay. Nếu mọi người thích, tôi sẽ viết tiếp phần hai". Hơn nữa, với các mảnh ghép, ngƣời đọc hoàn toàn có thể xáo trộn, thay đổi vị trí, thứ tự các mảnh truyện tạo nên một bức tranh lập thể có sự phối hòa các màu sắc khác nhau theo gu thẩm mĩ của mình. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp cảm giác về sự rời rạc mà ngƣời đọc nhận thấy rất rõ chính là sự lắp ghép - phân mảnh của kết cấu truyện rất hiện đại nhƣ thế.

Trong Gạ tình lấy điểm, cốt truyện cũng bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, giống nhƣ những mẩu chuyện đứng gần nhau. Toàn bộ cốt truyện xoay quanh câu chuyện về ba nữ sinh viên ở trƣờng Cao đẳng X... một trƣờng đào tạo cán bộ ở tuyến hai, tuyến ở các tỉnh lẻ và huyện lị địa phƣơng : Vân Dung, Hân và Mơ. Để có thể qua đƣợc môn học của thầy Đỗ Thƣ Công, cả ba đều lần lƣợt đến nhà theo gợi ý của thầy. Sự kiện Vân Dung gặp thầy giáo Đỗ Thƣ Công xin điểm ở trƣờng Cao đẳng phát thanh truyền hình X lan ra cả nƣớc.

Trên chuyến tàu Vân Dung về quê với mảnh bằng trong tay đi xin việc, thầy Công cũng thu xếp đồ đạc về quê sau khi nhận quyết định thôi việc.

Lấy cảm hứng từ một đề tài mang tính chất phóng sự, báo chí, Nguyễn Huy Thiệp đã kết cấu tác phẩm thành 42 chƣơng - một con số khá phù hợp với một cuốn tiểu thuyết. Nhƣng mỗi chƣơng chỉ lƣớt qua một sự việc, thậm chí một suy nghĩ của nhân vật. Dung lƣợng ngôn ngữ của mỗi chƣơng cũng đƣợc giản lƣợc tối đa còn khoảng vài chục dòng, thậm chí vài dòng:

Chƣơng 17: 20 dòng Chƣơng 19: 19 dòng Chƣơng 29: 17 dòng Chƣơng 34: 09 dòng Chƣơng 40: 08 dòng

Dƣờng nhƣ càng về cuối, dung lƣợng số dòng, số chữ trong mỗi chƣơng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 41)