Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 98)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

4.2.1. Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn

Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp rất ngắn gọn, cô đọng, hầu hết là ngôn từ, câu văn mang tính thuật kể không gian, thời gian, sự xuất hiện của nhân vật, các sự việc, hiện tƣợng, biến cố,...

Miêu tả sự xuất hiện của Nguyễn Quốc Lƣơng trong tiểu thuyết Tiểu long nữ, Nguyễn Huy Thiệp mở đầu ngắn gọn: "Hà Nội, một ngày thu. Nắng vàng rực rỡ trên các đường phố. Một chiếc taxi sang trọng đi từ thành phố ra ngoài ngoại ô. Ngồi trên xe là Nguyễn Quốc Lương, một người đàn ông trạc 50 tuổi, vận com-ple. Lương có nét mặt kín đáo, lạnh lùng, ít biểu lộ tình cảm. Nhìn bên ngoài ta có thể nhận thấy rõ Lương là một quan chức khôn ngoan, đang thành công, đang ở trên thế thượng phong. Ngồi bên cạnh Lương là Thúy Nga, phóng viên báo.Thúy Nga mắt một mí, có đôi môi mọng đỏ. Cô vận một bộ đồ jeans, đeo máy ảnh ở ngực". Trong một đoạn văn ngắn, bằng ngôn ngữ thuật kể của tác giả, ngƣời đọc có thể hình dung khá đầy đủ về nhân vật Nguyễn Quốc Lƣơng, từ ngoại hình, tính cách đến vị trí, địa vị, mối quan hệ giữa Lƣơng và Thúy Nga. Trong quá trình phát triển của cốt truyện, ngƣời kể chuyện luôn đóng vai trò dẫn dắt các sự kiện, biến cố qua những lời kể ngắn gọn. Đọc đoạn văn miêu tả cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Quốc Lƣơng và Thúy Nga, chúng ta thấy luôn có sự đan xen giữa lời nhân vật và lời ngƣời kể chuyện:

" Thúy Nga nhìn khuôn mặt đăm chiêu của Nguyễn Quốc Lương gợi chuyện.

- Anh có nghĩ rằng mọi sự sẽ tốt đẹp dần lên không? Lương cười nhỏ, nụ cười rất khó bắt chước.

- Anh luôn ở trên đỉnh cao mười năm nay rồi!

Thúy Nga cựa quậy mình trên ghế. Rõ ràng cô không thích câu trả lời của Lương".

Nhƣ vậy, từng cử chỉ, động tác, thái độ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật,... qua lời ngƣời kể chuyện đều đƣợc thể hiện rất rõ. Khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy rằng, ngắn gọn là một đặc điểm văn

phong Nguyễn Huy Thiệp. Và chính sự ngắn gọn ấy đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và công chúng đối với các sáng tác của nhà văn. Bằng khả năng tỉnh lƣợc tối đa ngôn ngữ, vứt bỏ hết những thứ thừa, thứ phụ, tránh loanh quanh, rƣờm lời, nhà văn đã để nhân vật tự bộc lộ mình một cách thẳng thắn, chân thực, không giấu giếm; đồng thời, thể hiện một cách sắc sảo nhất và triệt để nhất cái khát vọng diễn tả "những sự chân thực lạnh buốt ở con người" và cuộc sống hôm nay. Về mặt hình thức, tính chất ngắn gọn trong ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết không khác nhau nhiều. Nhƣng nếu trong truyện ngắn, ngôn ngữ thuật kể có phần lạnh lùng, dửng dƣng thì trong tiểu thuyết, ngoài vai trò dẫn dắt, kể chuyện, nhà văn còn định hƣớng cho ngƣời đọc khá rõ ràng về tính cách, bản chất của từng nhân vật. Dƣờng nhƣ nhà văn không còn "đóng cũi sắt tình cảm" của mình nhƣ phần lớn các truyện ngắn, cũng không "hiến" cho bạn đọc những cách tự khám phá, tìm hiểu nhân vật để rồi ngƣời đọc không biết nhân vật là "địch" hay "ta", tốt hay xấu, phê phán hay ca ngợi. Bằng cách đƣa thêm các từ ngữ miêu tả, bình luận về nhân vật, sự việc nhƣ "chiếc taxi sang trọng.... Lƣơng có nét mặt kín đáo, lạnh lùng, ít biểu lộ tình cảm. Nhìn bên ngoài ta có thể nhận thấy rõ Lƣơng là một quan chức khôn ngoan, đang thành công, đang ở trên thế thượng phong"... Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày bản chất nhân vật ngay từ những dòng đầu. "Ý kị nông, mạch kị lộ" là nguyên tắc cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật văn chƣơng và đó là bí quyết không dễ đạt đƣợc để tạo nên thứ ma lực của ngôn từ. Ta hiểu vì sao, càng đọc truyện, nhân vật Nguyễn Quốc Lƣơng càng mất đi tính hấp dẫn. Trong Gạ tình lấy điểm, ngoài một số đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật chính, đan xen lời trò chuyện, đối đáp giữa các nhân vật là lời tƣờng thuật của tác giả cũng đƣợc tỉnh lƣợc đến mức tối đa:

"Hân nói với Vân Dung và Mơ:

- Hôm trước đi gội đầu ở ngoài phố Bờ Sông, chủ ở đấy tên là Quỳnh nói với tớ ai chứ thầy giáo Công thì chị ấy có thể mua đứt. Hay là bọn mình nhờ chị ấy xin điểm.

Mơ bảo:

- Eo ôi, con mẹ ấy là Tú Bà đấy! Không nhờ được đâu! Trả giá đắt đấy! Vân Dung bảo:

- Bọn mình cũng chưa biết thầy giáo Công là người thế nào nên không thể hồ đồ trong việc xin điểm được.

Hân bảo: ... Vân Dung bảo: ... Hân bảo:

... Vân Dung đọc:

Cách viết theo kiểu "Hân bảo, Vân Dung bảo, ..." khá quen thuộc trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhằm diễn tả sự nhốn nháo, xô bồ của đời sống hiện đại. Nhƣng sự lặp đi, lặp lại trong nhiều tác phẩm đem đến cho ngƣời đọc cảm nhận nhà văn viết đúng là để mua vui, không cần phải suy nghĩ, dụng công quá nhiều, kể cả việc lặp lại những điều mình đã từng viết. Ngƣời kể chuyện lúc này giống nhƣ một đạo diễn kịch đang hƣớng dẫn, phân vai các diễn viên. Và sự phân vai ấy đƣợc thể hiện trong nhiều chƣơng của tiểu thuyết.

Trong cuộc thử nghiệm ngắn ngày của Nguyễn Huy Thiệp, chắn chắn rất nhiều bạn đọc yêu mến nhà văn tài hoa, độc đáo mong chờ sự bùng nổ của nhà

văn ở thể loại tiểu thuyết. Nhƣng hi vọng để rồi thất vọng vì không gì buồn chán hơn khi ngƣời đọc đã quá quen với Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn lại gặp một Nguyễn Huy Thiệp với các viết tƣơng tự nhƣ trong tiểu thuyết: vẫn cách sử dụng từ ngữ nhƣ thế, vẫn cách dẫn dắt câu chuyện nhƣ thế!

4.2.2. Ngôn ngữ thô tục, đời thƣờng

Văn học là tấm gƣơng phản chiếu cuộc sống hiện thực đời thƣờng. Trong thời kì trung đại, do bị ràng buộc bởi những đặc trƣng thi pháp văn học nghiêm ngặt các nhà văn không có điều kiện thể hiện cái tôi sáng tạo, tài hoa. Quan niệm về tính ƣớc lệ, phi ngã, sùng cổ đã khiến các nhà văn sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu của ngƣời xƣa; trong đó, hầu hết ngôn ngữ các nhà văn sử dụng đều mang tính trang nhã, đài các với nhiều điển tích, điển cố. Sang thời kì hiện đại, lần đầu tiên các nhà văn nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính mình, diễn đạt thế giới bằng ngôn ngữ của chính mình. Đặc biệt, đến thời kì đổi mới, không khí dân chủ của thời đại đã mở cánh cửa cho các nhà văn đƣợc thỏa sức sáng tạo. Cuộc sống phức tạp, bộn bề đã ùa vào văn học từ đề tài, cảm hứng, nhân vật đến hình thức thể loại, cách diễn đạt và ngôn ngữ,...

Vào những năm cuối thập niên chín mƣơi của thế kỉ trƣớc, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với hàng loạt truyện ngắn đã góp phần làm nên sự hoàn chỉnh bức tƣợng đài đổi mới của văn học Việt Nam. Ngƣời ta tranh luận nhiều về đề tài, hình tƣợng nhân vật, cách dựng truyện cho đến lối viết độc đáo của nhà văn; trong đó có vấn đề về cách sử dụng ngôn ngữ. Không ít truyện ngắn vời vợi chất thơ của Nguyễn Huy Thiệp đã lay cảm tâm thức sâu xa trong tâm hồn ngƣời đọc, lại có không ít tác phẩm sử dụng ngôn ngữ thô tục khiến nhiều ngƣời khó chịu. Lí giải vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp này càng sa sút, Đỗ Văn Khang đã chỉ ra ba nguyên nhân chính:

1. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn, ngày càng không xác lập được thứ bậc giá trị của các hành vi, thậm chí, anh còn thóa mạ con người.

2. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng thô lỗ, tục tằn và bộc lộ một trình độ văn hóa rất yếu kém.

3. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử. Anh ta xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn, với một thái độ phủ định quyết liệt. [21, tr. 411]

Tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng ngôn ngữ thô tục, đời thƣờng không phải ở mật độ dày đặc nhƣ trong một số truyện ngắn, nhƣng rất nhiều nhân vật tiểu thuyết vẫn có cách sử dụng những ngôn ngữ này, từ một sinh viên trẻ tuổi, một thầy giáo giảng dạy ở một trƣờng cao đẳng, một quan chức, một cô gái làm nghề cắt tóc gội đầu cho đến những lời dẫn của ngƣời kể chuyện. Nhân vật Khuê trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu luôn mồm gọi anh trai là "thằng anh trai ngu xuẩn", Hiệu trƣởng trƣờng dân lập mà Khuê theo học thời phổ thông là "tay đại tá độc tài và ranh mãnh", giáo sƣ đại học là "bọn dốt đặc", kiến thức đại học trong con mắt Khuê "chẳng ra cứt chó gì", nền giáo dục Khuê đang hƣởng thụ là nền giáo dục đào tạo lƣu manh, nghị sĩ quốc hội là một "lũ thối tha dốt đặc", tạp chí Sinh viên là loại tạp chí "dâm đãng, đểu giả", thời đại Khuê đang sống là "thời chó má". Những kiến thức mà Khuê đã từng đọc cũng là loại kiến thức dâm tục. Ví dụ nhƣ kiến thức về "người Ai Cập cổ đại dùng bao cao su từ thế kỉ XIII trước Công nguyên. Những chiếc bao cao su được làm bằng bóng đái hoặc ruột của động vật có bôi dầu. Người ta còn dùng giấy làm từ những cây sậy bọc bên ngoài "cái ấy". Vào thời vua Anh Charles đệ nhị, bá tước Condom sáng chế ra

một cái bao có bôi dầu làm bằng ruột cừu,...". Đua đòi theo đám bạn bè hƣ hỏng, thích ăn chơi, hƣởng thụ và không đƣợc giáo dục nghiêm túc, Khuê bị bố đuổi đi và không tiếc lời chửi bạn bè là "thằng chó đẻ". Nhà hát lớn Hà Nội trong con mắt Khuê cũng chỉ là một thứ hàng nhái nhà hát lớn Paris. Ăn đêm xong, Khuê "bĩnh một bãi to tướng ngay chỗ chóp nhọn cao nhất của của nhà hát lớn hắt xuống lùm cây". Hồi tƣởng lại con bé chủ quán Internet, Khuê gọi đó là con bé "đĩ bợm, mặc quần bò jeans và áo hai dây, ngực mềm không tả được"...

Không chỉ có Khuê, các sinh viên bày tỏ "tình yêu" với Hà Nội cũng bằng ngôn ngữ vô cùng tục tĩu, vô văn hóa ngay trên chính mảnh đất linh thiêng và văn hóa: "Đ.mẹ! Tao yêu Hà Nội quá chừng! - Nói khẽ thôi, Hà Nội nó nghe thấy đấy...". Ngôn ngữ của bố Thanh nhạn, một cán bộ công an bị "tuột xích" cũng tục tĩu nhƣ một tên côn đồ vô lại. "Đ.mẹ" và "chó đẻ" là những quán từ thƣờng trực của nhân vật này. Đến cả bác sĩ khi giải thích về việc ăn uống của bệnh nhân sau mổ cũng là ngôn ngữ thô tục: "Chén thoải mái! Chẳng phải kiêng kị thứ gì. Có điều nếu mày cho nó ăn nhiều quá chỉ tổ khổ mày dọn cứt". Lời thơ dẫn chuyện trong tiểu thuyết cũng dâm ô, tục tĩu, toàn những triết lí về tiền, tình và dâm:"Khi mê bùn chỉ là bùn/Ngộ ra mới biết trong bùn có sen/Khi mê tiền chỉ là tiền/Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm/Khi mê dâm chỉ là dâm/Ngộ ra mới biết trong dâm có tình/Khi mê tình chỉ là tình/Ngộ ra mới biết trong tình có dâm".

Tính chất thô tục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện rất rõ trong những bài giảng "cao siêu" của thầy giáo Đỗ Thƣ Công trong

Gạ tình lấy điểm. Từ những khái niệm "đồng thuận" và "nội lực" cho đến những đoạn diễn giảng về chuyện quan trọng nhất trong cõi đời: "Ngẫm đi ngẫm lại trên cõi đời này mỗi chuyện âm dương trai gái là quan trọng nhất. Sự hòa hợp ấy làm nên ý nghĩa cuộc sống người ta. Có nó, mọi sự hanh thông, người ta như

sống trên trời, tâm tư nhẹ bỗng, thời gian trôi nhanh vùn vụt, cuộc sống không còn là ngục tù, không còn là thành kiến, niềm vui tựa như bất tận. Không có nó - không có sự hòa hợp kì diệu ấy - mỗi ngày sống là một ngày luyện ngục của kiếp người lưu đày...Sex và những hệ lụy của nó làm nên sự sống. Đấy là nguyên nhân của tăm tối và cũng là của ánh sáng". Với những bài giảng nhƣ vậy của giảng viên, sinh viên sẽ học đƣợc những gì và khi ra trƣờng việc gì trong đời sẽ là "quan trọng nhất"?

Đứng về phía Nguyễn Huy Thiệp, không ít ngƣời đã cho rằng nhà văn mạnh dạn viết về những vấn đề tế nhị nhƣng rất thực tế, rất con ngƣời và "cần phân biệt văn chương kích dục hạ cấp là văn chương chỉ nhắm tới sự kích dục, nó hoàn toàn khác với văn chương phản ánh toàn diện đời sống có những yếu tố tình dục" [21, tr.143]. Trong Gạ tình lấy điểm, ngôn ngữ của nhân vật Đỗ Thƣ Công thực sự là thứ ngôn ngữ kích dục sinh viên đến nhà thầy để gạ tình xin điểm.

Không phân biệt giới tính, không phân biệt tuổi tác địa vị, dù là một sinh viên, hình ảnh rất đẹp của giới trí thức, cho đến một bác sĩ hay một cán bộ bị đuổi ra khỏi ngành, một ca-ve,... đều đƣợc Nguyễn Huy Thiệp gắn với một thứ ngôn ngữ dung tục. Ở góc độ sáng tạo nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ độc đáo ấn tƣợng là một cách làm "nổi hình, nổi sắc" nhân vật và vấn đề cần bàn luận. Nó cũng tạo nên dấu ấn độc đáo trong văn phong của nhà văn. Cho đến thời điểm này, có lẽ ngôn ngữ thô tục trong văn Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tƣợng, một đặc điểm riêng không thể trộn lẫn. Những ngôn ngữ ấy, trên một phƣơng diện nào đó đã phản ánh đúng lời ăn tiếng nói của một bộ phận ngƣời xã hội. Nhân vật trong sáng tạo của nhà văn trở nên gần gũi, chân thực, đời thƣờng. Nhƣng văn học là hình ảnh của thế giới khách quan đƣợc phản ánh thông qua

lăng kính chủ quan của nhà văn. Sự tái tạo, chọn lọc, gọt rũa để cuộc sống đƣợc phản ánh một cách nghệ thuật, có chiều sâu nhận thức, tƣ tƣởng là không thể thiếu. Cuộc thử nghiệm ngắn ngày và thời gian dành cho nghiền ngẫm nghệ thuật không đủ để Nguyễn Huy Thiệp chƣng cất thứ ngôn ngữ thực sự chuẩn mực, trong sáng và giàu tính thẩm mĩ. Tất nhiên, tính thẩm mĩ ở đây không nên hiểu là làm đẹp lên một cách giả dối mà là có tính nghệ thuật ở những điều tƣởng nhƣ tầm thƣờng, không có giá trị nghệ thuật. Vì thế, cách nói thô tục của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp phản ảnh sự nhận thức lệch lạc của nhân vật về cuộc sống, cho thấy sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, nhân phẩm của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Nó khiến ngƣời đọc mất niềm tin vào con ngƣời và chắc chắn, cách sử dụng ngôn từ thô tục ấy sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến văn hóa tiếp nhận của ngƣời đọc.

4.2.3. Ngôn ngữ châm biếm, hài hƣớc

Châm biếm là dùng tiếng cƣời đả kích, chế giễu, phê phán những thói hƣ tật xấu trong xã hội; qua đó nhằm cảnh tỉnh, giáo dục, cảm hóa con ngƣời, giúp con ngƣời sống tốt hơn. Trong rất nhiều thủ pháp nghệ thuật, châm biếm, hài hƣớc là một thủ pháp hiệu quả trong phản ánh và cải tạo con ngƣời, cuộc sống nếu nhà văn sử dụng phù hợp.

Ngoài tính chất ngắn gọn và thô tục, đời thƣờng; ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp còn mang tính châm biếm, hài hước.

4.2.3.1. Châm biếm con người

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn huy thiệp từ góc độ thể loại (Trang 98)