ngôn từ … một kiểu mẫu đẹp về sự kết hợp tính truyền thống với hiện đại”[20,277].Tác giả La Khắc Hoà trong bài viết Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THANH ĐOÀN
ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2
Vinh - 2011
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học Việt Nam trước 1975, truyện ngắn là một thể loại
đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc góp phần hoàn thành sứ mệnh của một
“nền văn học tiên phong chống đế quốc” Bước ra khỏi chiến tranh, đặc biệt
từ sau đổi mới (1986), văn học được “cởi trói” để đi vào khám phá, khai thácnhững vùng cấm, những góc khuất, những mảng tối trong bản thể con người.Thể loại truyện ngắn cũng được đổi mới trên nhiều phương diện Trên hànhtrình đổi mới, Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tiên phongtinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của nền văn học Tiếp sau đó, sự xuấthiện của những cây bút xuất sắc đã tạo nên một mùa vụ bội thu của thể loạitruyện ngắn trên văn đàn như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, TrầnThùy Mai, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, và trong số
đó phải kể đến “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”
1.2 Bước sang thế kỷ XXI, văn học Việt Nam vẫn miệt mài, tiếp tụchành trình đổi mới Nguyễn Huy Thiệp luôn biết tự “làm mới mình” vớinhững thử nghiệm khá thú vị Nguyễn Huy Thiệp táo bạo thử sức trên một sốthể loại như: tiểu thuyết, phê bình văn học, kịch bản văn học,… Thế nhưng,đến nay, tài năng nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp dường như đã kết tinh ởthể loại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là “một tài năng củatruyện ngắn Việt Nam” Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gópphần quan trọng tạo nên một làn sóng dư luận sôi nổi, một “luồng sinh khímới mẻ” trong đời sống văn học những năm cuối thế kỷ XX Đóng góp quantrọng nhất của Nguyễn Huy Thiệp đối với nền văn học nước nhà là những tìmtòi, đổi mới tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Trang 31.3 Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng xuất sắc của truyện ngắn ViệtNam thời kỳ đổi mới Vì lẽ đó, khi tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu văn họcViệt Nam từ sau 1986, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn có một “ma lực”đặc biệt Đến nay, trên diễn đàn văn học đã có một số lượng khá phong phúnhiều bài viết, nhiều công trình khoa học, nhiều luận văn đại học, luận vănthạc sỹ nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Tuy nhiên,đứng trên bình diện tác giả - chủ thể sáng tạo nghệ thuật, vẫn có nhữngkhoảng trống cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu Để có cơ sở đánh giámột cách đầy đủ, chính xác, việc khám phá những giá trị nghệ thuật độc đáo
và đóng góp trên hành trình đổi mới truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là điềucần thiết Kế thừa những kết quả khảo sát, nghiên cứu đã có, chúng tôi tiếptục hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật
Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Đặc điểm
tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ góp
phần định hướng để khám phá tư duy nghệ thuật truyện ngắn của hệ hình thipháp hậu hiện đại trong Việt Nam thời kỳ đổi mới Mặt khác, tìm hiểu,nghiên cứu đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽđem đến một cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ hơn về giá trị nghệ thuật truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới
2 Lịch sử vấn đề
Trong quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới,Nguyễn Huy Thiệp là tên tuổi gây được sự chú ý nhiều nhất Trong suốt mộtthời gian dài, đã có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt với những phán quyết dữdội, nhưng cuối cùng Nguyễn Huy Thiệp cũng được thừa nhận là một tài năngnghệ thuật truyện ngắn Việt Nam Đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiềuthay đổi cả trong cuộc sống và sáng tác nhưng những đóng góp của ông đối
Trang 4với truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới là hết sức quan trọng Nguyễn HuyThiệp đem đến cho thể loại truyện ngắn một quan niệm nghệ thuật mới vớinhững cách tân mang dấu vết “hệ hình của thi pháp hậu hiện đại” Đặc biệt,Nguyễn Huy Thiệp đã mạnh dạn đi vào khám phá những điều mới mẻ về hiệnthực cuộc sống với một quan niệm nghệ thuật mới mẻ và một hình thức nghệthuật có nhiều cách tân Vì thế, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn gây được sựchú ý nhiều nhất trên các mặt báo, các diễn đàn của đời sống văn học mấychục năm qua Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những bàiviết, những công trình nghiên cứu liên quan đến phương diện tư duy nghệthuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong số những bài viết, những công trình nghiên cứu về truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến là nhà nghiên cứu đã phát hiện tàinăng và những giá trị độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Khi nhữngbài báo của Hoàng Ngọc Hiến công bố đã mở đầu cho những cuộc bàn luận,tranh cãi trên diễn đàn văn học những năm cuối thập niên 80 Trong bài viết
Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (1987), Hoàng Ngọc Hiến phát hiện
Nguyễn Huy Thiệp tìm ra con người của cuộc sống hôm nay “Sòng phẳng,
tính toán, phân minh, nhưng vẫn lấp lánh vẻ đẹp ẩn kín”; trong bài viết Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại, ông khẳng định thêm: “Nguyễn Huy
Thiệp đã dùng tư duy tiểu thuyết để xây dựng nhân vật”
Ngay sau đó, Đỗ Đức Hiểu trong nỗ lực Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã
đưa ra những ý kiến khá sâu sắc: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấyđộng tâm can chúng ta về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệthuật, triết lí, thân phận con người” [20,267] Tác giả cũng đồng thời khẳngđịnh: “Thơ ca và triết lý là những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn NguyễnHuy Thiệp Đó là “tinh thần dân tộc” hay “tính phương Đông” của phongcách nhà văn Đồng thời, truyện Nguyễn Huy Thiệp rất hiện đại về cấu trúc,
Trang 5ngôn từ (…) một kiểu mẫu đẹp về sự kết hợp tính truyền thống với hiện đại”[20,277].
Tác giả La Khắc Hoà trong bài viết Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đã chỉ ra một số dấu hiệu thi pháp hậu hiện đại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đó là: Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn;Nguyên tắc dụ ngôn và Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bảnngôn từ, sự bơ vơ của lời và vật, chữ và nghĩa Tác giả đi đến kết luận:
“Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn Thế giới
ấy “loạn cờ”, “không có vua”, có văn minh mà chẳng thấy tiến bộ, khó tìmthấy một gương mặt đích thực của con người, nhưng đâu đâu cũng có nhữngham hố phàm tục, những sự thật trớ trêu, những thảm bại ê chề, tương lai đợichờ ở phía trước gắn với dự cảm về những cuộc lìa bỏ, chia xa Công chúngđọc thấy ở những câu chuyện như thế sự hồ nghi tồn tại như một loại hìnhtâm trạng làm nên cảm quan của thời đại mới Các nhà nghiên cứu gọi đó làdấu hiệu cảm quan hậu hiện đại”[21] Về mặt hình thức nghệ thuật “sáng tạocho tác phẩm của mình một hình thức biểu hiện phản ánh loại hình tư duynghệ thuật của thời đại mới Tôi gọi đó là hình thức thế giới quan, tức là hìnhthức thể hiện cảm quan của thời đại và quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ Tanhận ra nghệ thuật hậu hiện đại chủ yếu qua các kiểu kết cấu văn bản” [21]
Cùng quan điểm đó, Phùng Gia Thế trong Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986 đã nhận định “ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
đó là những câu chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nháccủa con người, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp” hay “những chuyển động trong
mô hình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như một nguyên tắc cấu trúc để thểhiện câu chuyện tâm thức thời đại: sự đa dạng và dịch chuyển liên tục của cácđiểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lý tưởng; sự vặn gẫy vai
Trang 6nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình tượng nhại; nhiềukết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm đứt gẫy nhữnggiới hạn thể loại truyền thống; một cuộc "chơi" thể loại, kiểu truyện ngắn - tưliệu, truyện ngắn - nhật ký, truyện ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn -chân dung” [48]
Tác giả Đặng Anh Đào tiếp tục đem đến những phát hiện mới về truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp Qua bài viết Khi ông tướng về hưu xuất hiện, tác giả
đã đánh giá “cái nhìn dân chủ hóa của người kể chuyện, ở đây chính là chỗ:tin rằng mình không mách nước cho ai, lên lớp cho ai, thậm chí ở nhiều chỗ,
đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [36,23] Tiếp đó, trong bài viết Biển không có Thủy thần, tác giả xây dựng thuật ngữ “phản cổ tích”; trong Kiếp luân hồi của Nguyễn Trãi qua Nguyễn Thị Lộ là thuật ngữ “lịch sử giả” Thực
ra, “phản cổ tích” và “lịch sử giả” là hình thức nhại của tư duy truyện ngắnhậu hiện đại
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995)
chỉ ra quan niệm nhân sinh của Nguyễn Huy Thiệp “ông căm thù tất cả nhữngbức màn thói đạo đức giả đã căng ra trước mắt con người, không cho họ nhìnvào sự thật (…) đó là sự tức giận cần thiết của người cầm bút trước sự thiếuvắng của một nền văn hóa chiều sâu, một nền văn hóa mang nặng cái tâm củangười làm văn hóa” [36,121]
Greg Lockhart trong bài viết Tại sao tôi dịch truyện Nguyễn Huy Thiệp
ra tiếng Anh (1989) đã cho rằng “anh muốn trình bày một qunn điểm sống
mới trong cung cách đối nhân xử thế không chỉ của từng số phận riêng lẻ, màcòn là của cả dân tộc, rộng ra là của cả thế giới Nêu lên “Cách nhìn xã hộiViệt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh rất là bình đảng và dânchủ” [36,112]
Trang 7Tác giả Trần Đình Sử đã có một bài viết với những khám phá tinh tế
trong quá trình tìm hiểu về tư duy nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp Bài viết Tư duy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay Thử tìm hiểu cái lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp là một bài viết có số phận khá thú vị Phải hơn
20 năm kể từ khi được tác giả viết ra mới đến tay bạn đọc Đây là bài viết có
sự bắt gặp tình cờ khi chúng tôi lựa chọn đề tài này Trong bài viết, Trần Đình
Sử đã chỉ ra ba đặc điểm nổi bật trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp.Đặc điểm thứ nhất là: Hệ quy chiếu trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là “conngười”, triết lí về con người, bản tính người, cách làm người, trạng thái ứng
xử xã hội lịch sử của con người Trên đặc điểm này, tác giả khẳng định
“Truyện của Nguyễn Huy Thiệp như đang nói đây là “truyện lịch sử giả”nhưng những lời chửi rủa của các nhân vật không phải là điều không thể xảy
ra và không thể hiểu được khi họ là những con người, những người cầmquyền lực tối thượng Còn khi đã ở vào quan hệ tình yêu thì phải chịu đựngquy luật của tình yêu: Dù là người quyền cao chức trọng, nhưng không yêu thìkhông để thành thân, không hiến thân cho người mình không yêu” Đặc điểmthứ hai là nguyên tắc không kị huý: “Hình như dưới ngòi bút của anh không
có vùng cấm nào cả, không có sự vật nào mà anh không gọi bằng tên của nó,
từ những ý nghĩ, hành động đen tối, vô đạo nhất của nhân vật cho đến nhữngxung động khao khát tình dục thầm kín nhất (như trường hợp ông Bổng, ôngKiền, Đoài, bà Lâm, Hiếu, Hiên…) mà người khác có thể né tránh hoặc nóichệch đi, tất cả đều có thể xuất hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp Đó
là điều mà người ta cảm thấy anh “ác”, “thiếu chữ tâm”, “ghê rợn”, “lột trầnkhông thương xót”… Đặc điểm thứ ba là “đã vượt qua mô hình văn học chínhtrị, sử thi nghiêm trang, thành kính để hướng tới một mô hình văn học bìnhdân, thông tục với nội dung triết lí về con người và lịch sử”[45]
Trang 8Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có những nhận định khá sâu sắc về vị trí của Nguyễn Huy
Thiệp trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật Tác giả chỉ ra: “Nguyễn HuyThiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật Trướcông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng tích cực mởđường Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởngnghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét” [9] Với cách nhìn nhận,đánh giá từ nhiều phương diện, tác giả đã đưa ra đánh giá: “Cũng phải, vănchương Nguyễn Huy Thiệp có khả năng gây ngạc nhiên Ngạc nhiên này kéotheo ngạc nhiên khác Mỗi lần đọc lại Nguyễn Huy Thiệp là một lần ta thấycái khối vuông ru bích ấy chuyển động Gắn với sự chuyển động của nó lànhững độ mở mới, màu sắc mới và những trữ lượng ngữ nghĩa nghệ thuật mớiđược khai lộ Nhưng dường như phía sau "tảng băng trôi" ấy vẫn còn nhiều bímật mà không dễ gì nhận biết một cách rạch ròi Hành trình "Đi tìm NguyễnHuy Thiệp", vì thế, vẫn còn tiếp tục” [9] Đó là đánh giá chân xác và sâu sắckhẳng định những giá trị độc đáo truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể đến một số bài viết đề cập đến tư duynghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên những biểu hiện cụ thể:
Hồ Tấn Nguyên Minh trong với bài viết Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra “Đọc truyện Nguyễn
Huy Thiệp, có thể nhìn thấy một “cõi người ta” xù xì, gân guốc, góc cạnh lẫnlộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn vớinhững con người có suy nghĩ, hành động và đời sống nội tâm vô cùng bí ẩn.Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu sắc của nhà văn về conngười” Tác giả cũng chỉ ra 4 kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn HuyThiệp: Con người đê tiện, thực dụng trong thế giới “không có vua” và “biểnkhông có thủy thần”; Con người cô độc, lạc lõng giữa mênh mông cõi người;
Trang 9Vẻ đẹp tâm hồn người – nhân vật nữ và nhân vật thiểu năng; Nhân vật lưỡngdiện – sự phức tạp bên trong con người Tác giả kết luận “Nguyễn Huy Thiệp
đã chạm được đến chổ trung thực nhất trong bản chất con người Đã khámphá được con người ở chiều sâu nhân bản nhất” [33]
Võ Thị Thu Hằng khi đi tìm hiểu về Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: “hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý của ông về văn chương Điều đóchứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và ý nghĩacủa nó” [16]
Cao Kim Lan trong bài viết Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, chỉ ra những dấu vết hậu
hiện đại trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Tác giả khẳngđịnh: “Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nằm trong hệ quy chiếu nhữngđặc trưng chủ yếu của hư cấu hậu hiện đại” [25] Đồng thời cũng chỉ ra nhữngdịch chuyển sang một hệ hình thi pháp mới, trên phương diện: Sự phá vỡ trật
tự thời gian trong tâm thế chối bỏ “đại tự sự” và Phương thức đa kết phá vỡkết cấu trung tâm của văn bản tác phẩm
Ở một góc nhìn khác, Phạm Thị Thanh Nga trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã thừa nhận: “Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn
đã có nhiều thành công trong sự sáng tạo "cái kỳ ảo" … biến sự vật quenthuộc, thông thường thành xa lạ, kỳ quái để người ta hiểu rõ sự vật ấy hơn”
Tác giả Phạm Phú Phong tìm hiểu về Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp chỉ ra: “Mỗi truyện của anh không chỉ gây một ấn tượng duy nhất
mà từ hệ thóng hình tượng đến giọng điệu văn chương đã tạo dược một mạch
tư tưởng – nghệ thuật phát triển theo cấp số nhân”[42]
Trong một số bài viết và công trình khoa học khác: Bậc hiền triết – con chó xồm “hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy Thiệp (Lê Huy Bắc); Cuộc tìm kiếm hình
Trang 10thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Châu Minh Hùng); Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông La); Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Hoàng Mạnh Hà luận văn thạc sĩ Ngữ văn),… cũng đã đem đến những phát hiện mới mẻ
về tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Từ việc khảo sát những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy, Nguyễn HuyThiệp là một nhà văn đem đến những cách tân nghệ thuật cho truyện ngắnViệt Nam thời kỳ đổi mới Đó là những cách tân bước đầu hình thành nhữngđặc trưng của tư duy nghệ thuật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau
1986 Qua những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả đã đềcập đến những đổi mới về tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn HuyThiệp, tuy nhiên vẫn chưa thật sự sâu sắc, hệ thống hoặc chỉ dừng lại ở mộtvài phương diện cụ thể Tuy nhiên, những nhận định đó đã gợi ý cho chúngtôi một số ý tưởng khi triển khai đề tài này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các khái niệm tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyệnngắn
- Khảo sát và phân tích các đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp trên hai phương diện chính: cách nhìn về hiện thực đờisống trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện tư duy nghệ thuật trong truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Trang 11- Với đề tài Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Phạm vi khảo sát của chúng tôi là những truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp trong Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp NXB Văn hóa –
Thông tin, 2002
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn chúng tôi có 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết về truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn HuyThiệp
Chương 2: Cách nhìn về hiện thực cuộc sống
Chương 3: Cách thức tổ chức nghệ thuật truyện ngắn
Trang 12Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ TRUYỆN NGẮN
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 1.1 Truyện ngắn và những đặc điểm nghệ thuật
1.1.1 Khái lược thể loại truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn đến nay được dùng như một thói quen cho têngọi của một thể loại Tuy nhiên, đó là “vấn đề không hề đơn giản” (Bùi ViệtThắng) Thuật ngữ Truyện ngắn trong tiếng Anh là Short Story, còn trongngười Trung Quốc gọi là Đoản thiên tiểu thuyết Thực tế, truyện ngắn có gốc
từ tiếng Italia: Novella - có nghĩa là một cái tin mới, một chuyện mới
Truyện ngắn là một thể loại văn học có một lịch sử ra đời, hình thành
và phát triển trong một thời gian dài Ở Trung Quốc, truyện ngắn được manhnha ra đời từ khoảng thế kỷ thứ III, IV, nhưng chính thức từ truyền kỳ Đường
Ở phương Tây, truyện ngắn được ra đời từ thời kỳ Trung cổ, thật sự được rathoát thai và phát triển mạnh từ thời kỳ Phục Hưng Ở Việt Nam, nằm trongkhu vực đồng văn với văn hóa, văn học Trung Quốc nên cũng được hìnhthành từ truyện truyền kỳ, khoảng thế kỷ XV, XVI, được đánh dấu với
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, truyện ngắn đã có một quá trình vận động, phát triển liên tục vớinhiều thay đổi từ cảm hứng nghệ thuật, khuynh hướng phản ánh hiện thực đếnđặc trưng thi pháp thể loại
Truyện ngắn là một thể loại còn có nhiều biến đổi về thi pháp, “thể loạimuôn hình muôn vẻ biến đổi không ngừng” (D Grônôpxki) Đến nay, có hơn
100 định nghĩa về truyện ngắn nhưng chưa có một định nghĩa thật sự thốngnhất về thể loại này Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng theo định nghĩa từ
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội 2004) truyện ngắn:
“tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các
Trang 13phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó
là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơikhông nghỉ” [15,370]
1.1.2 Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn
Xét trên bình diện đặc trưng thi pháp thể loại, đối sánh tương quan vớithể loại tiểu thuyết và các thể loại văn xuôi khác, truyện ngắn có những đặcđiểm nghệ thuật của riêng của nó:
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ Nếu tiểu thuyết là bức tranhtoàn diện về hiện thực đời sống thì truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộcsống Truyện ngắn tập trung thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp haymột tâm trạng nhân vật, trong một thời điểm cụ thể Nếu tiểu thuyết miêu tả
cả quá trình thì truyện ngắn chỉ miêu tả kết quả Như vậy, trên bình diện dunglượng, truyện ngắn được giới hạn trong một vài trang đến vài chục trang.Chính vì thế, trong miêu tả tính cách, số phận nhân vật truyện ngắn chỉ tậptrung xoáy một điểm nhất định Tuy nhiên, dung lượng của truyện ngắnkhông đồng nghĩa với sức chứa của nó Có những truyện chỉ vài trang, thậmchí chỉ vài dòng (truyện ngắn cực ngắn hay truyện ngắn trong lòng bàn tay)lại có sức chứa “dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết” (Nguyên Ngọc)
Đặc điểm tình huống của truyện ngắn Do những hạn chế về dunglượng cho nên truyện ngắn luôn chú trọng vào tình huống truyện Tình huống
là trạng thái có tính chất riêng biệt Qua tình huống, nhân vật truyện ngắn bộc
lộ tính cách, phẩm chất một cách đầy đủ Tình huống hay còn được nhiềungười gọi là tình thế Tình huống gồm có tình huống lớn (tình huống thời đại)
và tình huống nhỏ (tình huống cá nhân) Dựa trên cơ sở loại hình, người tachia tình huống thành các dạng: tình huống kịch, tình huống tâm trạng và tìnhhuống tượng trưng,… Các nhà văn viết truyện ngắn thừa nhận, người cầm bútphát hiện ra được tình huống coi như tác phẩm đã thành công một nữa Vì
Trang 14vậy, phát hiện tình huống truyện là một khâu quan trọng trong quá trình sángtác truyện ngắn
Truyện ngắn có những đặc điểm riêng về kết cấu Kết cấu truyện ngắn
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề
tư tưởng với tính cách Truyện ngắn soi sáng nó trong tình huống tiêu biểu.Kết cấu truyện ngắn là “trò chơi bố cục” (Nguyễn Quang Sáng) Vì vậy, kếtcấu của truyện ngắn đặt ra thử thách và tài nghệ của nhà văn để góp phần làmnên thành công và tính độc đáo của một truyện ngắn Kết cấu của truyện ngắn
“không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theonguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng” [15,156]
Về mặt cấu trúc của truyện ngắn, nếu như tiểu thuyết là một thể loại có
“cấu trúc lỏng lẻo” thì truyến ngắn là một thể loại có cốt truyện chặt chẽ Cốttruyện của truyện ngắn yếu tố chi tiết được đề cao Thành công của mộttruyện ngắn trước hết là xây dựng được một sườn truyện hợp lý, một kết thúcbất ngờ, quan trọng hơn là xây dựng được những chi tiết đắt giá Nhà phêbình văn học Bùi Việt Thắng từng khẳng định: “truyện ngắn có thể không cócốt truyện tiêu biểu nhưng sống được lại nhờ vào các chi tiết hay” Vì vậy,thành công của một truyện ngắn trước hết là người viết chọn được những chitiết đắt giá Đó là những chi tiết chân thực và có thể đạt tới ý nghĩa tượngtrưng, nó hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởngtượng của nhà văn về cuộc sống và con người
Xét về yếu tố nhân vật trong truyện ngắn, có thể thấy truyện ngắn sốngđược phải nhờ vào các nhân vật Một truyện ngắn thành công trước hết phảitạo được nhân vật điển hình Tuy nhiên, nhân vật trong truyện ngắn khôngphải hiện lên với đầy đủ tính cách, số phận Nhân vật truyện ngắn chỉ đượckhắc họa ở bình diện nổi bật nhất về tính cách, số phận Số lượng nhân vậttrong truyện ngắn cũng có giới hạn nhất định Vì vậy, thành công của tác giả
Trang 15việt truyện ngắn là khắc họa được những nhân vật có sức sống lâu dài tronglòng người đọc
Từ sau 1975, cùng với sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, các nhàvăn viết truyện ngắn được tiếp thu các khuynh hướng sáng tác của những tràolưu hậu hiện đại trên thế giới Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới,cách nhìn mới, cách nắm bắt đời sống rất riêng Các nhà văn Việt Nam đã tựtìm cho mình một hướng đi để khẳng định phong cách nghệ thuật của mìnhtrên văn đàn
1.2 Tư duy nghệ thuật truyện ngắn
1.2.1 Tư duy nghệ thuật
Triết học Mác – Lê nin khẳng định, sự tồn tại của con người trong thếgiới trước hết là thể hiện ở tư duy của con người Tư duy là hoạt động nhận
thức lí trí của con người Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tư duy là “giai đoạn
cao trào của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quyluật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán
và suy lí” [41,1051] Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ củacon người đối với thế giới khách quan, quan hệ của con người với con người
và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễncác mối quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năngcủa nhận thức tư duy
Dựa trên cơ sở hình thành các con đường nhận thức, Triết học Mác –
Lê nin chia tư duy con người thành ba nhóm chính: tư duy khoa học, tư duynghệ thuật và tư duy tôn giáo
Tư duy nghệ thuật là loại hình tư duy đặc thù Từ Điển thuật ngữ văn học định nghĩa tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ của con người
hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật Tư duy nghệ thuật dựatrên nên tảng tâm sinh lý khác khẳn với tư duy lí luận Bản chất của nó do
Trang 16phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hìnhtượng quy định” [15,381] Thực chất tư duy nghệ thuật là sự khôi phục vàsáng tạo các biểu tượng trực quan, là hình tượng hóa hiện thực khách quantheo nhận thức chủ quan Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ thếgiới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo Tư duy nghệ thuật là tư duyđược thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Sáng tạo nghệthuật là hình thái đặc trưng và cao nhất của hoạt động thẩm mỹ Chủ thể của
tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những người sáng tạo các tác phẩmnghệ thuật Nhưng nghệ sĩ chỉ sáng tạo tác phẩm, công chúng mới là ngườilàm cho tác phẩm tồn tại, có đời sống thật sự Như vậy, chủ thể của tư duynghệ thuật bao hàm cả công chúng nghệ thuật, tức những người cảm thụ,thưởng thức nghệ thuật Tư duy nghệ thuật là hình thái kết tinh và là hình tháicao nhất của tư duy thẩm mỹ
1.2.2 Đặc điểm tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật mang tính hình tượng Đó là kết quả của quá trình
vừa tái hiện, tái tạo vừa là quá trình hư cấu, sáng tạo hiện thực đời sống Tư
duy khoa học hướng đến việc phát hiện bản chất, các quy luật của đối tượng,
sự vật và thể hiện kết quả dưới dạng các khái niệm trừu tượng Tư duy nghệthuật hướng đến tái hiện, tái tạo hiện thực, cuộc sống dưới dạng những hìnhtượng cụ thể, sinh động Trong tư duy nghệ thuật, bản chất các quy luật củahiện thực, cuộc sống không hiện ra dưới dạng trừu tượng của khái niệm màbiểu hiện qua hình tượng cụ thể, sinh động Hình tượng nghệ thuật là sáng tạocủa chủ thể tư duy Xét về mặt nhận thức luận, hình tượng nghệ thuật về bảnchất, cũng là sự phản ánh hiện thực, tuy nhiên, sự phản ánh này không phải làtrực tiếp, mà là gián tiếp và được thực hiện thông qua sự sáng tạo mang tính
cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể Vì thế, tư duy nghệ thuật không chấp nhận sựgiống nhau, sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và
Trang 17độc đáo Trong quá trình tư duy nghệ thuật, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ hiệnthực, nhưng kết quả của tư duy nghệ thuật, tức hình tượng nghệ thuật khôngphải là sự sao chép hiện thực, là hư cấu, sáng tạo Tư duy nghệ thuật đích thựcluôn là tư duy sáng tạo Mỗi hình tượng nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật,đều khai mở những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và conngười một cách độc đáo, sáng tạo Sáng tạo không chỉ thể hiện trong tư duycủa nghệ sĩ, mà còn thể hiện trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội của công chúng.Chính quá trình này làm cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một “khối đa diệnthẩm mỹ” với nhiều tầng, nhiều lớp ý nghĩa
Tư duy nghệ thuật mang dấu ấn cá tính sáng tạo Cá tính sáng tạo là kếtquả của sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc vừa là sự biểu hiện của trí tuệ, trithức Người nghệ sĩ cảm xúc trước các cảnh đời, các thân phận con người, cáchiện tượng của cuộc sống, từ đó mà sáng tạo nên những tác phẩm, những hìnhtượng nghệ thuật Thậm chí, những đối tượng ngoại giới là đối tượng tự nhiên
vô tri, vô giác nhưng thông qua cảm xúc và tái tạo của người nghệ sĩ cũng trởnên sinh động, có tình cảm, tâm hồn Nghệ thuật không phải là lập luận, lýgiải, thuyết lý, mà là giãi bày tình cảm, tâm tư Các tác phẩm nghệ thuật là sựđối tượng hoá, là kết tinh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng người nghệ sĩ Với tưcách phương thức biểu hiện và phương thức thụ cảm hiện thực cuộc sống, tưduy nghệ thuật góp phần phát triển tình cảm, mối quan tâm giữa con người vàcon người Trong tư duy nghệ thuật không chỉ có yếu tố tình cảm, cảm xúc,
mà còn có yếu tố trí tuệ, tri thức Hình tượng nghệ thuật không chỉ là biểuhiện mà còn phản ánh Do vậy, tư duy nghệ thuật là quá trình khám phá, pháthiện bằng và thông qua cảm xúc Nghệ thuật không khám phá “chân lý” củacuộc đời, khám phá và mách bảo con người cách hành xử có nhân tính Cũngnhư tư duy nói chung, tư duy nghệ thuật có chức năng cung cấp cho conngười những tri thức nhất định Khác với tri thức khoa học, tri thức với tư
Trang 18cách kết quả của tư duy nghệ thuật là một loại tri thức đặc biệt Đó là tri thức
về những bí ẩn cả cuộc đời, của tồn tại người Không gì có ý nghĩa hơn đốivới con người bằng tri thức về cuộc đời, về đời người Trong tư duy nghệthuật, phương diện tình cảm, cảm xúc và phương diện trí tuệ, tri thức không
tồn tại độc lập và tách rời nhau Nói cụ thể hơn, tri thức nghệ thuật là tri thức
được bộc lộ ra qua cảm xúc Nghệ sĩ trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện lẽsống, trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời
Tư duy nghệ thuật mang tính thẩm mỹ Đó là sự thống nhất giữa cái
hiện thực và cái lý tưởng, ước mơ Người nghệ sĩ xuất phát từ hiện thực,
nhưng nhìn nhận hiện thực thông qua lý tưởng thẩm mỹ của mình Lý tưởngthẩm mỹ phản ánh xu thế phát triển của hiện thực, cuộc sống và khát vọngcủa người nghệ sĩ về những giá trị cuộc sống, đặc biệt là những giá trị về nhâncách con người Nó được hình thành trong tư duy nghệ thuật, đồng thời làphương thức để tư duy nghệ thuật quán triệt hiện thực, nhìn nhận hiện thựccuộc sống một cách tích cực, lạc quan Theo nghĩa đó, tư duy nghệ thuật gópphần tạo ra niềm tin và động lực cho cuộc sống, làm cho lối sống của conngười trở nên năng động và có ý nghĩa hơn Với sự giúp đỡ của lý tưởng thẩm
mỹ được đem lại nhờ tư duy nghệ thuật, con người sẽ có thêm khát vọng vàđộng lực vươn lên trong cuộc sống, chiếm lĩnh những mục tiêu, những giá trịcuộc sống Chất lượng của lối sống sẽ được nâng lên nhờ sự hiện diện và vaitrò thúc đẩy của lý tưởng thẩm mỹ với tư cách là nhân tố của tư duy nghệthuật Tư duy nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp, tư duy về cái đẹp, cổ vũ chocái đẹp Hình tượng nghệ thuật chính diện là sự phản ánh, sự kết tinh, sựthăng hoa và tôn vinh cái đẹp trong đời sống hiện thực Cái đẹp là trung tâmcủa quan hệ thẩm mỹ, quan hệ nghệ thuật giữa con người và hiện thực
Tư duy nghệ thuật là sự thống nhất những mặt đối lập Tư duy nghệthuật hướng đến sự hài hoà nhằm khám phá, thể hiện sự hài hoà của hiện
Trang 19thực, cuộc sống Đặc trưng của tư duy nghệ thuật là sự phản ứng nhanh nhạy
đối với cái hài hoà Hình tượng nghệ thuật là sự kết hợp hài hoà các yếu tố, là
sự điều chỉnh trong tư duy những mất cân đối của hiện thực, cuộc sống
1.2.3 Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Trên thực tế, không thể xuất phát từ dung lượng, độ dài ngắn củatruyện ngắn để phân biệt truyện ngắn với các thể loại tự sự khác, bởi “trongvăn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là nhữngtruyện dài viết ngắn lại Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gầnvới truyện vừa Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích,truyện cười, giai thoại,… lại càng không phải truyện ngắn” [15,370-371].Như vậy, tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt truyện ngắn với các thể loại tựsực khá chính là tư duy nghệ thuật truyện ngắn tư duy nghệ thuật truyện ngắnthể hiện ở “một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng,mang tính chất thể loại” [15,371] Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của tư duynghệ thuật và đặc trưng của thể loại truyện ngắn ta có thể xác định các đặcđiểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Tư duy nghệ thuật truyện ngắn trước hết thể hiện ở chổ phản ánh hiệnthực đời sống trong một thời điểm, trong một không gian mang tính khái quátcao Truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, một nét bảnchất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Vì thế, đặctrưng nổi bật trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn là tìm kiếm, khám phá, pháthiện những tính cách điển hình Mỗi hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn
vì thế thường mang tính khái quát cho một phạm vi, một mảng hiện thực troncuộc sống con người Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ nên trong quátrình sáng tạo, nhà văn chỉ có thể miêu tả, tái hiện, tái tạo kết quả của vấn đề
Nó cũng chi phối quá trình hư cấu, sáng tạo của nhà văn Nhà văn chỉ có thể
Trang 20hư cấu sáng tạo những chi tiết mang tính khái quát cao mang ý nghĩa là lát cắtcủa bản chất đời sống
Tư duy nghệ thuật truyện ngắn có tính lựa chọn Nhà văn thể hiện nhận
thức, bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc thông qua một tình huống cụ thể Nhàvăn phái chắt lọc, lựa chọn tình huống mà cá nhân bộc lộ tính cách, phẩm chấtmột cách đầy đủ Truyện ngắn không phải là lập luận, lý giải, thuyết lý, mà làgiãi bày tình cảm, tâm tư của mình qua những tình huống độc đáo Những hạnchế về dung lượng lại tạo nên những thế mạnh cho thể loại truyện ngắn Thểloại truyện ngắn đòi hỏi tư duy nghệ thuật của nhà văn phải tìm kiếm, pháthiện những chi tiết cô đặc, có dung lượng lớn Mỗi tình huống truyện, mỗi chitiết đặc sắc sẽ định hình cốt truyện của truyện ngắn Truyện ngắn là một thểloại linh hoạt, gần gủi với đời sống hằng ngày, khi phản ánh một mảng hiệnthực rộng lớn, kéo dài trong một khoảng nhất định của lịch sử đòi hỏi tư duytruyện ngắn hình thành những kiểu kết cấu đặc biệt – kết cấu liên tưởng hoặctương phản
Ngoài những đặc điểm trên, tư duy nghệ thuật truyện ngắn còn thể hiện
ở lối hành văn và cách thức tổ chức văn bản Truyện ngắn thường lựa chọnnhững chi tiết đặc sắc, ngôn từ cô nén, sử dụng những hình thức tổ chức lờivăn linh hoạt Mỗi câu, mỗi đoạn đều tập trung vào chủ đề, vào nhân vật,khắc họa những tính cách bản chất để người đọc nắm bắt Bút pháp chấm phá,chi tiết cô đúc, hành văn mang nhiều ẩn ý
Truyện ngắn là một thể loại linh hoạt, luôn luôn biến đổi Vì thế, với hệhình thi pháp truyện ngắn hậu hiện đại, tư duy nghệ thuật truyện ngắn cónhiều biến đổi Trong cách nhìn về hiện thực cuộc sống, các nhà văn hậu hiệnđại luôn nhìn từ nhiều chiều, đa diện Tư duy nghệ thuật truyện ngắn hậu hiệnđại thế giới hướng đến khám phá con người với những bi kịch đổ vỡ, nhữnghoài nghi về niềm tin, hoài nghi về chân lý, hoài nghi về lịch sử Hiên thực
Trang 21trong mỗi truyện ngắn được tạo nên từ những mảnh vở, những mảnh ghéptrong đời sống hằng ngày Từ những biến đổi về tư duy tiếp cận, tư duy chiếmlĩnh, truyện ngắn hậu hiệu đại cũng có sự biến đổi trong tư duy biểu hiện Nhàvăn viết truyện ngắn phải biết lựa chọn hình thức phù hợp cho truyện ngắncủa mình Nổi bật trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn hậu hiện đại là kiểuchắp ghép, ngôn từ có sự rối loạn, hình tượng nhân vật được xây dựng từnghịch dị của đời sống Đó là những đặc điểm cơ bản của tư duy nghệ thuậttruyện ngắn
1.3 Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
1.3.1 Những tiền đề và quá trình đổi mới nghệ thuật truyện ngắn
Chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử đã khép lại những trang đauthương nhưng đầy vẻ vang của dân tộc, đồng thời mở ra một thời kỳ - thời kỳhòa bình, thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thế nhưng, đất nước Việtnam đã quen với cuộc sống của thời kỳ binh lửa, vì thế khi bước ra khỏi chiếntranh, con người bỡ ngỡ với những bước đi chập chững trên hành trình đi lênchủ nghĩa xã hội Mười năm sau chiến tranh là khoảng thời gian hết sức khókhăn của lịch sử dân tộc Trong hoàn cảnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tìnhkịp thời của Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc vượt qua bão
tố của thời đại Đại hội Đảng lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới toàn diện củađất nước Đảng xác định, đổi mới không phải là xóa bỏ con đường đi lên chủnghĩa xã hội mà thực chất là đổi mới về tư duy, về cách thức để quá độ lênchủ nghĩa xã hội Từ đổi mới, Đảng lựa chọn con đường quá độ với việc xáclập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thừa nhận nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận nhữngquy luật nghiệt ngã của nó Con người Việt Nam vốn dĩ không quen vớinhững bước đi quá nhanh của lịch sử dân tộc Nặng sức ỳ, chậm thích ứng với
Trang 22nền kinh tế thị trường, dĩ nhiên những giá trị tốt đẹp của nó chưa được địnhhình thì những giá trị bền vững ngàn đời của dân tộc bị đảo lộn và lung laytận gốc rễ Con người phải đối mặt với chính mình và đối mặt với cuộc sốngđầy khắc nghiệt Anh hùng trên chiến trường không thể là anh hùng trênthương trường Một điều tất yếu, con người rơi vào những bi kịch đổ vỡkhông lối thoát Đó chính lại là mảnh đất màu mỡ để văn học gieo hạt và gặthái những vụ mùa bội thu.
Đại hội Đảng lần thứ VI, không chỉ đặt ra nhiệm vụ đổi mới về tư duykinh tế, chính trị, xã hội đồng thời còn đặt ra nhiệm vụ đổi mới cả về văn họcnghệ thuật Đại hội Đảng đã “cởi trói”, đánh dấu mốc quan trọng trong quátrình đổi mới tư duy, đổi mới quan niệm về nghệ thuật Đại hội đã giao chovăn nghệ tham gia vào đổi mới tư duy, đổi mới lối sống là nhiệm vụ cao quý
và cấp thiết nhất trước mắt và cả thời kỳ quá độ Trong Văn học, nghệ thuật trong sự đổi mới tư duy đã khẳng định: “Trách nhiệm của văn nghệ sĩ không
chỉ dừng ở nhiệm vụ phản ánh trung thực những gì mình nhận thức được,hoặc ở lòng mong muốn mang lại những điều từ bài học đã có sẵn mà, caohơn nữa, phải vươn lên trước công chúng của mình, dự đoán được những điềucông chúng mong đợi” [58] Sau Đại hội Đảng, văn học được “cởi trói” để đivào những vùng cấm, những góc khuất trong đời sống xã hội, trong bản thâncon người Mặt khác, văn học lúc này có đủ độ lùi cần thiết để chiêm nghiệmquá khứ lịch sử Trên thế giới, kể từ giữa thế kỷ XX, văn học xuất hiện một sốtrào lưu mới như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa đa đa,
… Những trào lưu văn học này đã ảnh hưởng sâu sắc và tác động mạnh mẽđến quá trình đổi mới của nền văn học Vì thế, từ sau 1986, văn học chịu ảnhhưởng và mang dấu ấn sâu sắc của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới
Khi quan niệm về nghệ thuật văn chương được “cởi trói”, nền văn họcbước vào thời kỳ đổi mới toàn diện Một phương diện quan trọng đó là đổi
Trang 23mới về tư duy nghệ thuật Đổi mới về tư duy nghệ thuật thực chất là đổi mới
về cách nhìn, cách nghĩ về hiện thực xã hội, về đời sống con người Đổi mới
tư duy nghệ thuật còn là đổi mới về cách phản ánh hiện thực xã hội, cách thểhiện trên các tác phẩm nghệ thuật Văn học thời kỳ đổi mới quan niệm về hiệnthực không đơn giản xuôi chiều mà hết sức phức tạp, bề bộn Văn học thời kỳđổi mới khám phá con người ở cái nhìn nhiều chiều, đa diện; khám phá conngười với tư cách là con người đời thường, đời tư Cùng với sự đổi mới trongcách nhìn, cách phản ánh, văn học thời kỳ đổi mới cũng đem đến sự đổi mới
về cách thể hiện, đó là sự phá vỡ ranh giới các thể loại, và xác lập hệ hình thipháp văn học hậu hiện đại thế giới Các nhà lí luận của văn học thế giới đã chỉ ramột số đặc trưng chủ yếu trong văn chương hậu hiện đại: sự phá vỡ trật tự thờigian; sự rỉ mòn của cảm thức về thời gian; việc sử dụng lối nhại văn tràn ngập và
vô cớ; việc trải chữ lên bề mặt của văn bản như những ký hiệu vật chất manhmún; sự liên kết lỏng lẻo giữa các ý tưởng; tính cách đa nghi hoang tưởng;…
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật bước đầu đã gặt hái được những thànhcông nhất định Văn học đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống từ nhiều chiều,nhiều mối quan hệ Trước khi truyện ngắn gặt hái những thành công, nhiềuthể loại văn học khác đã đạt được những thành tựu nhất định Trước hết,phải
kể đến ký, kịch, phóng sự, tiểu thuyết,… nhưng truyện ngắn luôn chứng tỏ làmột thể loại linh hoạt và nhanh chóng gặt hái một mùa vụ bội thu Trong số
đó có thể kể đến hàng loạt những cây bút đã thành danh như: Nguyễn MinhChâu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Thái Bá Lợi, Minh Khuê, Dương Thu Hương,Trần Thùy Mai,… Nhưng phải đợi đến sự xuất hiện một lực lượng đông đảocây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh,Nguyễn Ngọc Tư,… truyện ngắn Việt Nam mới thực sự được đổi mới toàndiện Đặc biệt, Nguyễn Huy Thiệp được xem như một cột mốc quan trọngđánh dấu sự hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam
Trang 24sau 1986 Sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, thể hiện rõ nhấttrên bình diện tư duy nghệ thuật Tư duy nghệ thuật truyện ngắn đổi mớitrước hết thể hiện ở cách nhìn, điểm nhìn về hiện thực Truyện ngắn đi khámphá con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp, truyện ngắn phát hiệnnhững bi kịch đổ vỡ trong đời sống tinh thần của con người Truyện ngắnđồng thời có những đổi mới trong hình thức thể hiện Truyện ngắn đã phá vỡnhững ranh giới về thể loại của nó, nhiều kiểu kết cấu của truyện ngắn hậuhiện đại xuất hiện trong văn học Việt Nam: kiểu truyện ngắn kịch câm, kiểutruyện ngắn dòng ý thức,… Kiểu kết cấu chắp vá, mảnh ghép cũng xuất hiệntrong truyện ngắn sau 1986 Truyện ngắn mở rộng đề tài, ngôn ngữ truyệnngắn xuất hiện kiểu nhại trong lời văn Sự đổi mới tư duy nghệ thuật truyệnngắn góp phần làm nên một sự nở rộ trong truyện ngắn Việt Nam những nămcuối thế kỷ XX.
1.3.2 Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Đời sống văn học trong hơn 25 năm qua, Nguyễn Huy Thiệp là một têntuổi được nhắc đến nhiều nhất Trong quá trình vận động đổi mới về truyệnngắn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp giữ một vị trí của người lính tiên phongquả cảm Nếu Nguyễn Minh Châu làm “người mở đường tinh anh” để rồi làmnên một thời đại mới cho văn học, đến Nguyễn Huy Thiệp trở thành ngườitiếp sức xuất sắc, góp phần xác lập hệ hình thi pháp hậu hiện đại trong vănhọc Việt Nam
Hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã có một sự nghiệpvăn học đáng kể Những đóng góp quan trọng của ông vào quá trình đổi mới
đã góp phần đưa văn học Việt Nam ra mắt công chúng của nhiều nước trênthế giới Người ta khen nhiều, chê cũng nhiều, ngợi ca nhiều, lên án cũngnhiều, Nguyễn Huy Thiệp mặc nhiên để đem đến cho độc giả nhiều bất ngờ.Đến nay, người đọc vẫn chờ đợi những truyện ngắn “có ma lực” của Nguyễn
Trang 25Huy Thiệp, thì ông lại tạo những bất ngờ khi chuyển sang thử sức ở những địahạt khác Nguyễn Huy Thiệp đã cho ra mắt bạn đọc nhiều thể loại từ bút ký,kịch bản văn học, tiểu thuyết đến cả lý luận phê bình Thế nhưng, tài năng củaông có lã chỉ dành riêng cho thể loại truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ông cũng từng tốtnghiệp khoa Sử - trường Đại học sư phạm Hà Nội Nguyễn Huy Thiệp tìnhnguyện lên miền núi Tây Bắc làm nghề dạy học Rời xa Hà Nội, Nguyễn HuyThiệp như tìm lại nơi đã sinh ra mình, bởi trong một truyện ngắn ông đã thừanhận “tôi là nông dân, mẹ tôi là nông dân” Mười năm sống ẩn mình vớinhững người Tày, người Thái, Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện để suy ngẫm,chiêm nghiệm về lịch sử, về cuộc đời và cả những điều tâm linh bí ẩn trongcon người và mảnh đất Tây Bắc Trở lại Hà Nội đúng vào thời điểm nước tabước vào thời kỳ đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp làm một “bông hoa nở muộntrên văn đàn” những đã gây ngạc nhiên cho người đọc từ những tác phẩm đầu
tay Trên báo Văn nghệ số tết Đinh Mão, Những truyện kể bất tận trong thung lũng Hua Tát đã đem đến những điều mới lạ cho cả văn đàn Những truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dễ làm người đọc lầm tưởng là sự xuất hiện củamột nhà văn Tây Bắc giữa lòng Hà Nội với một chất bàng bạc, mờ ảo củasương gió Tây Bắc Thế nhưng, Nguyễn Huy Thiệp đã nhanh chóng khẳng
định mình từ Tướng về hưu, tiếp đó là hàng loạt những truyện ngắn được in
trên nhiều mặt báo Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng hiếm thấytrên văn đàn – “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” Trong suốt hơn 20 năm qua,ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn mới lạ, khẳng định một nhà văn hiệnđại tiêu biểu trên văn đàn dân tộc Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người
ta nhận thấy, ông đã đem đến những quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ.Trước hết đó là quan niệm nghệ thuật về con người
Trang 26Nguyễn Huy Thiệp từng quan niệm: “văn học là thế giới hoang tưởng,
ảo tưởng, hảo huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục của cảm xúc nhụccảm, vớ vẩn, suy đồi, là vàng trong cát, sự bất lực thê thảm Chúng ta làm
được gì khi xây những lâu đài cát trên bờ biển xanh?” (Như những ngọn gió).
Nguyễn Huy Thiệp nhìn nhận, đánh giá con người gắn liền với hoàn cảnh cụthể Ông vừa thừa nhận con người với phần người đẹp đẽ, nhưng đồng thờicũng chỉ ra phần con đê hèn, dung tục, suy đồi Nguyễn Huy Thiệp nhìn conngười ở thực trạng tha hóa trong xã hội có nhiều nguy cơ cho cái ác, cái xấunảy nở, ông cũng phát hiện ra chất thơ, cảm hứng lãng mạn về vẻ đẹp thuầnkhiết của con người giữa cuộc đời ô trọc đầy phức tạp Trong cái nhìn củaNguyễn Huy Thiệp cuộc đời không có vùng cấm, con người không phân biệtđịa vị xã hội Quả thật địa vị không làm nên giá trị con người, Nguyễn HuyThiệp chỉ nhìn con người ở những trò chơi của tạo hóa sắp đặt, nếu ai bướcvào cũng phải chấp nhận cuộc chơi đó Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
ta thấy ông tàn nhẫn, lạnh lùng mà kiêu bạc Nguyễn Huy Thiệp không “lộttrần” con người để lên án mà ông đang đánh thức, cảnh tỉnh con người trướccuộc đời đầy giả tạo Đó là chữ tâm trong ý thức sâu xa của tư duy nghệ thuậttruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
1.3.3 Thành công để khẳng định một tài năng
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn thành công của văn học Việt Namthời kỳ đổi mới Hơn 20 năm cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã để lại một giatài văn học đa dạng và phong phú Nguyễn Huy Thiệp đã xuất bản một số tập
truyện ngắn: Những ngọn gió Hua Tát, Tướng về hưu, Con gái thủy thần, Như những ngọn gió, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ngoài truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tác tiểu thuyết (Tiểu long nữ, Tuổi hai mươi yêu dấu, Gạ tình lấy điểm, Võ lâm ngoài sự); viết tiểu luận phê bình (Giăng lưới bắt chim); một số vở kịch (Xuân Hồng, Còn lại tình yêu, Gia
Trang 27đình, Nhà tiên tri, Hoa sen nở ngày 29 tháng 4, Mồ nhà văn)… Trong đó,
truyện ngắn là thể loại được người đọc đón nhận và giới nghiên cứu đánh giáocao Những tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ra mắt bạn đọc mang ýnghĩa như những tuyên ngôn nghệ thuật của văn học thời kỳ đổi mới Truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp sau mỗi lần ra mắt đọc giả thường được tái bảnnhiều lần, đặc biệt có những tập truyện ngắn độc đáo được in ra nhiều thứtiếng trên thế giới, đặc biệt là ở Tây Âu
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có một vị trí nhất định trong quátrình vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1986 Truyện ngắn NguyễnHuy Thiệp đã làm sống dậy cả một nền văn học Nguyễn Mạnh Hà trong luậnvăn thạc sĩ Ngữ văn đã nhận định Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến “luồng sinhkhí mới trên văn đàn sau 1986” [13] Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã gâynhững chấn động đối với dư luận độc giả Trong suốt những năm cuối thế kỷ
XX, Nguyễn Huy Thiệp vẫn là cái tên xuất hiện nhiều nhất trên các mặt báo
Sự thành công của Nguyễn Huy Thiệp đã vượt qua cả những dư luậntrái chiều của độc giả và giới nghiên cứu Ông được mời sang nhiều nước trênthế giới để nói chuyện văn học Ngày 26 tháng 1 năm 2008, Nguyễn HuyThiệp vinh dự được nhận giải thưởng Nonino ở Italia Nhưng thành công lớnnhất của Nguyễn Huy Thiệp là ông đã đem đến một trào lưu sáng tác mới chotruyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới Sau Nguyễn Huy Thiệp, sự xuất hiệnmột lực lượng đông đảo và tài năng đã góp phần làm nên một diện mạo mới chotruyện ngắn thời kỳ đổi mới, với nhiều phong cách độc đáo, mới lạ như: PhạmThị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu,… Nhìn lại,chặng đường của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới, có thể khẳng địnhNguyễn Huy Thiệp là một tài năng bậc thầy của nghệ thuật truyện ngắn
Trang 28Chương 2 CÁCH NHÌN VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG 2.1 Hiện thực cuộc sống qua sự chiêm nghiệm về lịch sử
2.1.1 Đề tài lịch sử trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Lịch sử là những gì đã đi qua, thế nhưng nó vốn không phải là quá khứđứng im, bất biến, chết cứng Lịch sử luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sốnghiện tại Lịch sử khi đã lùi sâu vào quá khứ, có những lúc tưởng rằng đã bịlãng quên nhưng khi có điều kiện lật đi lật lại ở các góc độ khác nhau nó sẽluôn đem đến những điều ngạc nhiên, lí thú
Đề tài lịch sử vốn rất gần gủi với văn học Trong văn học trung đại, vănhọc và lịch sử luôn song hành với quan niệm văn – sử bất phân Một tác phẩmvăn học lớn đồng thời sẽ mang những giá trị lịch sử sâu sắc Tuy nhiên, đếngiai đoạn 1945- 1975, văn học thực hiện sứ mệnh quan trọng là cổ vũ chiếnđấu và phục vụ chính trị nên đề tài lịch sử được gác lại làm mảnh đất thiêngđối với sáng tạo nghệ thuật Có chăng, những nhân vật lịch sử, những sự kiệnlịch sử đi vào tác phẩm văn chương nghệ thuật đều phải trở thành những mựcthước, những giá trị vĩnh cửu để người đời sau soi chiếu
Từ sau 1975, đặc biệt kể từ sau đổi mới, khi dư âm của chiến tranhđang dần lùi xa vào quá khứ, văn học mở rộng các phạm vi đề tài Các nhàvăn có điều kiện để đi sâu vào khám phá những vùng cấm, những góc khuấtcủa hiện thực đời sống Đề tài lịch sử trở thành một mảnh đất có “ma lực” đểcác nhà văn có điều kiện soi chiếu, chiêm nghiệm, phân tích và hơn hết là lígiải hiện thực cuộc sống Những hình tượng như: Mẹ Âu cơ, Thánh Gióng, Lêlợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ,… được hư cấu, tái hiện lại một cách sinhđộng trong nhiều tác phẩm văn học Trong số những tác phẩm văn học viết về
đề tài lịch sử, ta dễ nhận thấy, các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn vẫnchiếm ưu thế
Trang 29Trong thực tế khi đánh giá về các nhân vật lịch sử, các hiện tượng lịch
sử, thậm chí cả các nghi án lịch sử chúng ta thường tuyệt đối hóa vai trò lịch
sử, kể cả có cái nhìn cực đoan, phiến diện Thế nhưng, khi có sự thay đổi vềcách nhìn, cách nghĩa những vấn đề lịch sử xưa nay vẫn còn bí ẩn, nghi hoặc
sẽ có những cách lý giải phù hợp, thõa đáng hơn
2.1.2 Sự phân tích, chiêm nghiệm về lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Phân tích, chiêm nghiệm về lịch sử là một quyền năng của văn học.Các nhà lí luận văn học hậu hiện đại đã chỉ rõ: “Văn chương hư cấu hậu hiệnđại không phải chỉ xáo trộn trật tự thời gian quá khứ, còn làm sai lệch cả hiệntại nữa Nó làm rối loạn sự mạch lạc theo tuyến tính của tự sự bằng cách làmcong ý niệm về thời điểm trọng yếu”[47]
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn Có thể nói,ông là nhà văn từng trải, sống lưu lạc nhiều nơi Nguyễn Huy Thiệp có hơn 10năm làm nghề dạy học trên miền núi Tây Bắc Đó là khoảng thời gian vừa đủ
để Nguyễn Huy Thiệp có một sự suy ngẫm, chiêm nghiệm đầy đủ về conngười và cuộc đời Đặc biệt, sự chiêm nghiệm về những hoài nghi lịch sử.Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp luôn tạo nên những hấp lực mãnh liệt,đồng thời cũng gây nên những cuộc tranh luận, bàn tán hết sức gay gắt chủyếu từ những truyện ngắn ông viết về đề tài lịch sử Nhưng khi nói đến
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc sẽ nghĩ đến: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ,… những truyện ngắn viết về lịch
sử đã khẳng định một tài năng truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Khi liên tiếp những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn HuyThiệp ra mắt bạn đọc, lập tức xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngượctrong việc đánh giá, thưởng thức và thẩm định các sáng tác của ông Sự bấtđồng của các ý kiến đều tập trung vào cái tâm, cái tài của nhà văn viết sử
Trang 30Những người đọc các truyện ngắn ở đề tài với thế giới quan chính sử, họ xemNguyễn Huy Thiệp như một tội nhân hạ bệ thần tượng, bôi nhọ lịch sử, “làmcho diện mạo lịch sử méo mó đi”, “xúc phạm tới danh dự dân tộc” Thếnhưng, lịch sử luôn là thước đo chân xác nhất giá trị của các tác phẩm nghệthuật Hơn hai mươi năm sau, chúng ta phải thừa nhận, Nguyễn Huy Thiệp làmột trong những nhà văn góp phần mở đường cho cảm quan hậu hiện đạitrong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới Vậy điều gì đã làm nên giá trịtruyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp? Đặc trưng của nghệthuật là tính sáng tạo Tác phẩm văn học là sản phẩm của những hư cấu nghệthuật Vì thế, đánh giá tác phẩm nghệ thuật viết về những nhân vật lịch sử,những sự kiện lịch sử điều quan trọng nhất là thấy được dụng tâm nghệ thuật,thấy được cách nhìn về hiện thực lịch sử Độc giả có quyền được soi chiếu,chiêm nghiệm, phân tích lịch sử từ nhiều phương diện, nhiều cách nhìn khácnhau Đúng như nhận định của Trần Vũ trong tiểu luận “Lịch sử trong tiểuthuyết - một tuỳ tiện ý thức” cho rằng: về trường hợp của Nguyễn Huệ vàNguyễn Ánh “cả hai đều đã thay đổi tương lai và định mệnh của từng ngườiViệt, và từng người Việt có quyền nghi ngờ, thể hiện nghi ngờ của mình về
họ, dưới mọi hình thức” Nguyễn Huy Thiệp không nhìn về lịch sử như mộtchân lý vĩnh hằng của văn học thời chiến mà ông soi chiếu, phân tích, chiêmnghiệm lại lịch sử trong sự hư cấu Nguyễn Huy Thiệp không sáng tạo lịch sử,cũng không viết truyện lịch sử mà ông đã đem đến cái nhìn mới về lịch sử
Những sự kiện lịch sử được Nguyễn Huy Thiệp cảm nhận, suy nghiệmqua các nhân vật lịch sử Truyện ngắn viết về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp,
ta nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn của ông chủ yếu là những nhân vậtlịch sử “có vấn đề” Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huệ, NguyễnÁnh,… đến Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Đặc điểm nổi bật từ trong các nhânvật của Nguyễn Huy Thiệp là kết quả của hư cấu, sáng tạo lịch sử Nguyễn
Trang 31Huy Thiệp mạnh dạn đem đến cho độc giả những khoảnh khắc đời tư củanhân vật Nguyễn Huy Thiệp sáng tác truyện ngắn về đề tài lịch sử nhằm mụcđích làm sáng tỏ những vấn đề của lịch sử còn để lại nhiều nghi hoặc NguyễnHuy Thiệp hướng đến khám phá những nhân vật hành động, nhân vật chứcnăng chứ không phải là nhân vật tính cách như ở một số tác phẩm trước đó.Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dẫu có khen chê ta cũng hiểuđược những dụng ý nghệ thuật của ông Ông đã từng phát biểu: "Không ai điđánh nhau với các xác chết Người ta chỉ khai thác các xác chết sao cho có lợi
mà thôi"
Trong số những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử, những tác phẩm gây
nên sự phản ứng gay gắt nhất là bộ ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết Trong truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa và Phẩm tiết các nhân vật lịch sử
đều gắn liền với những giai thoại, những nghi án lịch sử trải qua hàng trămnăm Qua những nhân vật của mình, Nguyễn Huy Thiệp làm sáng tỏ về cáichân, thiện mỹ trong nghệ thuật và trong cuộc đời
Truyện ngắn Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã suy nghiệm, lý giải về
cái đẹp Cốt truyện chủ yếu xoay quanh hai nhân vật lịch sử đó là NguyễnHuệ và Nguyễn Ánh Trong lịch sử, Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc.Với tài năng hơn người, Nguyễn Huệ đã lập nên một triều đại Tây Sơn hùngmạnh trong lịch sử dân tộc Thế nhưng, triều đình Tây Sơn tồn tại không đượcbao lâu và sụp đổ bởi tội nhân Nguyễn Ánh Nguyễn Ánh xây dựng một triềuđình phong kiến lỗi thời trên đường suy vong để rồi hơn nửa thế kỷ sau đãkhai tử cho chế độ phong kiên Việt Nam Cái chết của Quang Trung –Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của triều đình Tây Sơn vì thế vẫn là một câu hỏi đốivới hậu thế Nguyễn huy Thiệp phát huy tối đa khả năng hư cấu, sáng tạo củavăn học để chiêm nghiêm về những hoài nghi lịch sử Nguyễn Huy Thiệp đãxây dựng nhân vật Ngô Thị Vinh Hoa như một sự lựa chọn, lý giải thú vị về
Trang 32lịch sử của hai con người, hai triều đại Sự thành bại của lịch sử thể hiện rõ ởphẩm chất trái ngược nhau của một bậc đế vương Nguyễn Huy Thiệp lựachọn vào thời điểm đen tối nhất của triều đại Tây Sơn Quang Trung –Nguyễn Huệ được miêu tả ở góc độ con người, có yêu, có giận, có lầm lỡ, hốihận, có cả nóng nảy, chửi rủa Nhân vật Nguyễn Huệ đã được Nguyễn HuyThiệp khắc họa ở góc nhìn đời thường, đời tư nhất Đặt Nguyễn Huệ -Nguyễn Ánh trong mối quan hệ giữa với Ngô Khải, Ngô Thị Vinh Hoa, VũVăn Toàn, Nguyễn Huy Thiệp đã từng bước đưa ra những lý giải về câuchuyện lịch sử Nguyễn Huệ là người ý thức rất rõ về trách nhiệm của bậc đếvương Khi ra Bắc, Nguyễn Huệ phải tập hợp nhân sĩ Bắc Hà hy vọng họ sẽchung lưng đấu cật vì triều đình Rút cuộc, bữa tiệc Nguyễn Huệ mời các nhàdanh gia thế phiệt không thành, mặc dầu ông đã có lời phủ dụ: "Xin các ông
vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho nước giàu dân mạnh".Nguyễn Huệ không giỏi đóng kịch, chỉ bằng thành tâm của mình, NguyễnHuệ đã thất bại Trong cách ứng xử với bề tôi như Ngô Khải, Nguyễn Huệ đãbộc lộ những hạn chế đó Mặc dù, Nguyễn Huệ đã xuống nước "các ông hãy
vì ta" nhưng Ngô Khải không nghĩ thế Khải là kẻ cơ hội, "vừa ăn lộc nhà Lêvừa không bỏ lộc nhà Trịnh" Khải "không sợ trời, tính ích kỷ, giàu có màđóng cửa ăn một mình, không biết giúp ai, không biết làm điều phúc, điềuthiện, không biết chia lộc cho thiên hạ, trông thấy người hiền ngoảnh mặt đi".Quang Trung – Nguyễn Huệ vốn dĩ là người “Đằng Trong”, không thu phụcđược người Bắc Hà, và tất yếu không tránh khỏi sụp đổ Nguyễn Huệ đã từngđánh bại quân Xiêm ở Đằng Trong, đánh bại quân Thanh ở đằng Ngoài, lật đổ
ba tập đoàn quân chủ thống trị nước ta nhiều thế kỷ Mười tám năm ông tunghoành trên yên ngựa thớt voi, mỗi cuộc hành quân là một bản khải ca hùngtráng Thời đó qua rồi Bây giờ ông đang đứng ở cái ngã ba buộc ông phải lựachọn Ông nổi đóa trong bữa tiệc Ông bức tử Ngô Khải
Trang 33Để làm rõ hơn sự thất bại của Nguyễn Huệ, Nguyễn Huy Thiệp tiếp tụcđặt Quang Trung – quân vương trong cách ứng xử của với mĩ nhân – Ngô ThịVinh Hoa Nguyễn Huệ thích Vinh Hoa ở cái phần đàn bà của cô Vậy là ông
đã chọn con đường in vết xe đổ của các triều đại trước Vì thế, Nguyễn HuyThiệp để Vinh Hoa biết vận Tây Sơn tính được từng ngày Nguyễn Huệ càng
bị ám ảnh khôn nguôi bởi tiếng đàn có khí lạnh và lời tiên tri của Vinh Hoa.Lịch sử vốn công bằng trên giấy trắng mực đen Qua cơn giận, Nguyễn Huệ
đã tự bộc lộ mình là một ông vua Việt truyền thống
Trái ngược với Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hiểu rõ luật của trò chơiquyền lực Nguyễn Ánh biết đóng kịch, biết diễn trò lại càng biết lấy lòngthiên hạ Nguyễn Ánh không xem đế vương là mục đích tự thân, mà chỉ là tròchơi Cuộc chạy đua chiếm đoạt vương quyền là một canh bạc lớn Ai khônngoan, táo bạo, và may mắn nữa, sẽ thắng Khác với Nguyễn Huệ, cơn giậncủa Nguyễn Ánh có nhiều nét "mới" Ông xử Vũ Văn Toàn rất tàn bạo Đốivới ông đế vương là trò chơi Đã là trò chơi thì phải diễn trò thật khéo Trênsân khấu, mọi người phải thấy quân ra quân, thần ra thần Vậy mà Toàn đãphạm luật chơi, dám "mượn danh" ông để "đi ăn cướp với chơi gái" Giá việcxấu đó xảy ra với một tên vô lại tầm thường, hẳn đã không phải xử nặng.Danh ông không bị thương tổn Nhưng là bậc công khanh của Thiên Tử thìquyết không thể tha Trong cơn giận, ông nói năng bỗ bã, dung tục kiểu ngônngữ thị dân Nếu Nguyễn Huệ mắng vùi, không cho Khải trần tình, thìNguyễn Ánh lại đối thoại bình đẳng với Toàn Nguyễn Ánh là một người say
mê quyền lực và để có nó, ông phải làm một ông vua bất đắc dĩ Ông tỏ rathực dụng, lạnh lùng, tàn nhẫn và tiềm ẩn đâu đó ý thức dân chủ tự phát Tiếpxúc với phương Tây, Nguyễn Ánh có một nhân sinh quan khác với tất cả cácông vua trước
Trang 34Nhân vật Nguyễn Ánh được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa với hai tínhcách trong một con người: vừa là một con người ngự trên ngai vàng quyền lực
và một con người ít nhiều thị dân hóa Ông nói với Trần Văn Thành: "Bậc đếvương giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác" Ông thích conngười thứ hai hơn, nhưng ông lại cần con người thứ nhất hơn Ông nói vớiVinh Hoa: "Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao
cả, không được quyền đê tiện" Nguyễn Ánh thấy được cái mặt nạ của VinhHoa Cô đẹp và quyến rũ Nguyễn Ánh rất thích, nhưng lại không dám thựchiện cuộc phiêu lưu tình ái đầy hiểm nguy Truyện ngắn của Nguyễn HuyThiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu gọi đó “truyện lịch sử giả”
Cái chết của Quang Trung chính là ranh giới khép lại một không gianlưu giữ và nuông chiều phẩm giá của cái đẹp Vua Quang Trung mất, nội bộTây Sơn rối ren Gia Long vào thành Thăng Long Vinh Hoa rơi vào taytướng của Gia Long và được cứu khỏi chốn thô tục, được yêu chiều trongcung vua Nếu trước đó, vua Quang Trung “rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốcrượu quý cầm tay ”, cho rằng: “được Vinh Hoa như được báu vật, một VinhHoa bằng ba vạn người” Đối với Gia Long, vẻ đẹp của Vinh Hoa được cảmnhận trong không khí đầy nhục cảm, nó báo hiệu hành động tiếp theo của vuaGia Long là muốn sở hữu nàng “như nuôi con gà, con vịt trong nhà” Trongmột không gian đối lập với các giá trị đã được thừa nhận và lộ diện, hànhđộng của Gia Long chính là vật cản, là ranh giới buộc Vinh Hoa phải bướcqua để bảo tồn phẩm tiết Sự khác nhau trong cách cư xử đối với Vinh Hoa của Quang Trung và Gia Long có thể lý giải ở sự ý thức về quyền lực của mỗiông vua Mối quan hệ giữa quyền lực và cái Đẹp được Quang Trung và GiaLong giải mã khác nhau Qua chi tiết vua Gia Long diện kiến Vinh Hoa trongtình trạng trên người không một mảnh vải che thân đã làm rõ về quan niệmsống Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh Quang Trung “trọng tinh thần mà bỉ thể
Trang 35xác”; còn Gia Long thì “Giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác”.Vua Gia Long ý thức rất rõ sức mạnh quyền lực mình đang nắm giữ Rõ ràng,Nguyễn Huy Thiệp chấp nhận búa rìu dư luận để tìm một sự lý giải hợp lý vềNguyễn Huệ và Nguyễn Ánh.
Trong Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp không tái tạo hay xóa bỏ một lịch
sử, không đơn thuần cấu trúc lại lịch sử từ một góc nhìn khác Nguyễn HuyThiệp lật lại vấn đề “quyền” viết ra lịch sử từ những quan điểm chính trị giữ
vị trí trung tâm trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào Nguyễn Huy Thiệp đã tạo rahai xung lực chính trong việc viết lại lịch sử: Phăng – đại diện cho cái nhìnphương Tây Phương Đông là mảnh đất đầy bí ẩn Người viết truyện là nhânvật xưng tôi đã viết lại câu chuyện của Phăng và đưa ra ba kết thúc khác nhaucho câu chuyện Khi Phăng là tác giả thì cái nhìn uy quyền nhất thuộc về anh
ta Nửa đầu câu chuyện là tiếng nói của Phăng, những nhận xét của anh ta vềđất nước và văn hóa Việt Nam, cũng như hai nhân vật lớn của lịch sử ViệtNam Người ta không rõ cuộc gặp gỡ của y với Bá Đa Lộc, chỉ biết Bá ĐaLộc có viết thư giới thiệu Phăng với vua Gia Long Không phải ngẫu nhiên
mà tác giả nhấn mạnh chi tiết về xuất thân và con đường tiến thân của Phăng.Anh ta là một trong số những “người châu Âu giúp việc” bên cạnh vua GiaLong Phăng đến đất nước này như một cuộc phiêu lưu, một cuộc thám hiểm,
để đi tìm những điều kỳ bí của phương Đông
Từ nhân vật Phăng, Nguyễn Huy Thiệp đem đến cho độc giả một sựchiêm nghiệm về hai nhân vật lịch sử lớn của văn hóa, văn học và lịch sử dântộc: Gia Long và Nguyễn Du Cách Phăng nhận xét về Gia Long, thoáng nhìn
có vẻ như chứa đựng sự cảm phục, nhưng nhìn sâu hơn sẽ thấy không hoàntoàn như vậy Trong câu văn của Phăng, Gia Long bao giờ cũng đứng ở vị trí
Trang 36vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần Ông là người
quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàngkhông còn đứng vững” Thế giới của Gia Long là một thế giới của hành động
và nhận thức không cảm xúc Ông biết, ông hiểu, nhưng không yêu, ghét,
buồn, vui, thương cảm, giận dữ Ông chỉ lo sợ cho quyền lực trong tay mình.Cái duy nhất ông dám làm là “mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ chochính bản thân mình” nhưng sự lường gạt đó phải trả giá bằng việc “ông luôn
lo sợ bởi quyền lực nắm trong tay, nó lớn ngoài sức chứa một con người” Từnhận xét của Phăng, chúng ta thấy được đó là một cách lý giải riêng củaNguyễn Huy Thiệp về Gia Long – Nguyễn Ánh Nguyễn Huy Thiệp đã làmkhắc họa hình ảnh Nguyễn Ánh từ cái nhìn của một người Tây Âu Đó là conngười của quyền lực, quyền lực làm nên Nguyễn Ánh nhưng cũng chính là bikịch của Nguyễn Ánh trong bể quyền lực đó
Từ nhận định của Phăng, Nguyễn Huy Thiệp đưa ra cách lý giải của về
Nguyễn Du khác hẳn Trước con mắt của Phăng: “Trước mặt tôi là một người
bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ Ông nổi tiếng là một nhà thơ có tài Tôi thấy
ông hoàn toàn không hiểu gì về chính trị (…) Ông hoàn toàn thiếu tiện nghi Ông không phù phiếm nhưng sự hào hoa cũng không có nốt Đời sống tinh thần bóp nghẹt ông” Nghĩa là Nguyễn Du hoàn toàn trái ngược với kiểu
“đóng trò” của Gia Long Phăng nhạn xét về Nguyễn Du: “Ông ta (tứcNguyễn Du) có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân Ông yêu nhân dân mình.Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng
Trang 37thương nhất” Phăng so sánh hai nhân vật lịch sử này như “những khốinguyên liệu vô giá, những vật quốc bảo” Nguyễn Huy Thiệp cố tình hư cấunên hai nhân vật lịch sử để soi chiếu dưới cái nhìn lý tính của người phươngTây Nguyễn Du và Gia Long là hai con người đại diện cho cái phần cảm tínhnhất, lạ lùng nhất, khác thường nhất của phương Đông trong con mắt phươngTây: Gia Long là một ông vua đóng trò và hoàn toàn nhận thức được việcđóng trò đầy nhục nhã đó, Nguyễn Du mang một trái tim vĩ đại và trái tim ấychẳng có ích lợi gì cho bản thân ông
Từ sự phân tích, chiêm nghiệm về những hoài nghi lịch sử, NguyễnHuy Thiệp đã khắc họa hai nhân vật lịch sử từ cái nhìn của hiện thực cuộcsống hôm nay Vua Gia Long đại diện cho quyền lực chính trị, Nguyễn Duđại diện cho nghệ thuật Tuy nhiên, cả hai đều mang tính “nhược tiểu”, mộtbên yếu đuối và ngập chìm vào những số phận đơn lẻ, một bên đứng cao hơnnhững số phận đơn lẻ, nhìn ra sự trì trệ của cả dân tộc nhưng không dám thayđổi nó
Truyện ngắn Kiếm sắc là cách lí giải về mối quan hệ giữa tài – mệnh
tương đố Ở câu đề từ, Nguyễn Huy Thiệp đã mượn lời thơ Nguyễn Du: “Lờirằng bạc mệnh cũng là lời chung” Nguyễn Huy Thiệp sáng tạo ra nhân vậtlịch sử: Đặng Phú Lân trong sự tương quan với Nguyễn Ánh Trên con đườngtìm công danh sự nghiệp của mình, Lân đến với Nguyễn Ánh Trong nhữngngày tháng gian nan tạo dựng cơ đồ, Nguyễn Ánh sử dụng Đặng Phú Lân làhoàn toàn có chủ ý và mưu đồ Nguyễn Ánh đã thể hiện những kinh nghiệm
và sự thẩm định cá nhân trong việc dùng người: “Lân gặp Ánh Ánh thấy Lânkhôi ngô, ăn nói khoan hoà mà thủ đoạn táo bạo thì thích lắm, cho ở luôn bênmình” Lân đi tìm công danh và trở thành một cận thần cương trực, trungthành của Nguyễn Ánh Mục đích tìm người biết sử dụng tài năng của Lângần như đã được thoả nguyện Ở đây, nhân vật Lân không chỉ là lực lượng
Trang 38hành động, thúc đẩy mà còn có chức năng cản trở, buộc Nguyễn Ánh phảisống theo nguyên tắc của một đấng quân vương Tất cả các tình huống: Lânkhông tình nguyện chết khi cá sấu tấn công thuyền của Ánh, can gián NguyễnÁnh làm việc của kẻ tiểu nhân, ngăn cản Nguyễn Ánh không sa đà vào tửusắc đó là những việc khác thường, khó khăn mà những người bình thườngkhông thể làm được Khả năng hơn người của Lân đã cho Lân cơ hội để trởthành một trong những cận thần tin cậy nhất của Nguyễn Ánh và là người duynhất dám hành động Điều này cho thấy, sự luân chuyển liên tục giữa cáckhông gian đối lập cho phép nhân vật bộc lộ tính cách, bản lĩnh Nguyễn HuyThiệp xây dựng nhân vật Đặng Phú Lân với chức năng hành động, thúc đẩy
sự phát triển diễn biến truyện Tuy nhiên, khi xem xét gần hơn, chúng ta cóthể nhận ra rằng, những nguyên tắc mà Lân đưa ra buộc Nguyễn Ánh phảitheo xét cho cùng đó chính là nguyên tắc sống của quyền lực Lân là người đãbiết sử dụng sức mạnh và sự cám dỗ của quyền lực để chi phối kẻ nắm giữsinh mệnh mình Sự trừng phạt của Nguyễn Ánh đối với Lân chính là mộtminh chứng
Không dừng lại ở nhân vật từ những hoài nghi lịch sử, Nguyễn HuyThiệp còn đi khám phá, lí giải về một số nhân vật lịch sử văn học Trong số
đó, Hồ Xuân Hương là một kỳ nữ, nhiều cuốn sách về lịch sử văn học, nhiềugiai thoại văn học vẫn đem đến cho người đọc hiểu về số phận éo le trongdường tình duyên nhiều trắc trở Thế nhưng, người đọc hôm nay vẫn nghĩ về
nữ sĩ là “Bà chúa thơ Nôm” Người đọc nghĩ về cuộc đời bi kịch của bà ngay
cả khi làm vợ lẽ của Tổng Cốc và ông Phủ Vĩnh Tường Tổng Cốc vỗn dĩ làngười thô vụng, xấu xí, thiếu phong độ lịch lãm để sống với người phụ nữ tàisắc nổi danh kinh kỳ Nguyễn Huy Thiệp lại đem đến cho người đọc những
diều mới mẻ về Hồ Xuân Hương Trong Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn
Huy Thiệp đã đem đến cho người đọc thấy được sự lọc lõi, lưu manh của
Trang 39Tổng Cốc Ông Phủ Vĩnh Tường là một hình tượng đẹp, chính cuộc sống củaông và những cách ứng xử với những phận người “không chồng mà chửa” tathấy được vẻ đẹp về tâm hồn, về nhân cách của ông, nhưng ta cũng thấy được
sự toan tính chặt chẽ, chi ly của Phủ Vĩnh Tường Nguyễn Huy Thiệp thử lýgiải về cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương Đó là một sự chiêm nghiệm, lý
giải độc đáo của truyện ngắn hiện đại từ cái nhìn hôm nay Trong Mưa Nhã Nam, Nguyễn Huy Thiệp cho ta thấy Đề Thám là một anh hùng, cũng là một
người nhu nhược Một cách lý giải hết sức đời tư về con người Đề Thám Quảthật, khi nói đến người anh hùng Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Huy Thiệp cũng
đặt ra những giả thiết hết sức thú vị Trong Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huy
Thiệp chiêm nghiệm về con người Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi đã đi qua biếtbao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu đau đớn, bất hạnh, bao nhiêu niềm vui, nỗibuồn, bao nhiêu vinh quang kể từ ngày ấy Một con người có được số phận lạlùng và chất chứa biết bao nhiêu khối bi kịch của cuộc đời để rồi nó bùngcháy và thiêu rụi tất cả Mỗi nhân vật lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp không kể lạinhững câu chuyện lịch sử theo quan điểm chính sử mà hư cấu nên những chitiết giàu chất triết lý về đời sống
Nhìn chung, tất cả các nhân vật của lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp luônđặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau Với cái nhìn đa diện, mỗi thân phậnđều trở nên cô đơn, lạc lỏng đối với cả chính bản thân mình Đó là cái nhìnmới mẻ về con người của Nguyễn Huy Thiệp, của truyện ngắn hậu hiện đạihôm nay
2.1.3 Giá trị nghệ thuật qua sự chiêm nghiệm về lịch sử
Trở lại đối tượng với tư cách là truyện ngắn lịch sử, việc khảo sát lịch
sử trong truyện sẽ không chỉ cho chúng ta biết được nhà văn sử dụng lịch sửnhư thế nào mà còn làm bộc lộ một vài đặc điểm tư tưởng và nghệ thuật.Trước hết, ta nhận thấy danh tính thực hư của các nhân vật trong truyện lịch
Trang 40sử Nguyễn Huy Thiệp có nhiều điểm thú vị Ngoại trừ những nhân vật nổitiếng như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Du hay những nhân vật chỉxuất hiện với chức năng tạo dựng không gian như Nguyễn Khản, NguyễnNghiễm, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng một vài cái tên rải rác trong lịch sử, song sốphận của họ chỉ dính dáng ít nhiều, hoặc chỉ có thể tìm thấy bóng dáng của họtrong chính sử.
Nguyễn Huy Thiệp không viết truyện lịch sử giả, không viết truyện lịch
sử thật Nguyễn Huy Thiệp chỉ nêu lên một nghi án lịch sử từ góc nhìn nghệthuật Vượt qua bao điều tiếng thị phi, cuối cùng chúng ta phải thừa nhận: "Sự
thật, Gia Long cần được đánh giá lại cho khoa học hơn Khách quan hơn".
Nguyễn Huy Thiệp không tái hiện lại lịch sử, ông viết về sự biến dạng củalịch sử qua những góc nhìn khác nhau, nhấn mạnh yếu tố “hư cấu” ít nhiềuđều chứa đựng trong những góc nhìn ấy Từ đó, Nguyễn Huy Thiệp đã giảithiêng cho tất cả những dạng thức diễn ngôn mang tính áp đặt Mặt khác,chúng ta phải cháp nhận, đồng thời không nên phê phán tính đúng sai của nhàvăn trong phản ánh hiện thực theo kiểu chính trị xã hội học Từ quan điểm đó,chúng ta có thể tiếp cận với việc tìm hiểu những đổi mới trong nghệ thuật trầnthuật hiện đại – vốn hoàn toàn chối từ lối phản ánh quyết định luận đơn thanh,một chiều
2.2 Phản ánh hiện thực qua thế giới huyền ảo
2.2.1 Hiện thực huyền ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Thuật ngữ hiện thực huyền ảo cho đến nay ý kiến cũng chưa thật thốngnhất Mỗi người có một cách hiểu khác nhau về hiện thực huyền ảo Xuất phát
từ những tiền đề về tâm lý, xã hội, các nhà lý luận hiện đại khẳng định hiệnthực huyền ảo chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duynghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên,