Giá trị nghệ thuật qua sự chiêm nghiệm về lịch sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 40)

Trở lại đối tượng với tư cách là truyện ngắn lịch sử, việc khảo sát lịch sử trong truyện sẽ không chỉ cho chúng ta biết được nhà văn sử dụng lịch sử như thế nào mà còn làm bộc lộ một vài đặc điểm tư tưởng và nghệ thuật. Trước hết, ta nhận thấy danh tính thực hư của các nhân vật trong truyện lịch

sử Nguyễn Huy Thiệp có nhiều điểm thú vị. Ngoại trừ những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Du hay những nhân vật chỉ xuất hiện với chức năng tạo dựng không gian như Nguyễn Khản, Nguyễn Nghiễm, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ.... Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng một vài cái tên rải rác trong lịch sử, song số phận của họ chỉ dính dáng ít nhiều, hoặc chỉ có thể tìm thấy bóng dáng của họ trong chính sử.

Nguyễn Huy Thiệp không viết truyện lịch sử giả, không viết truyện lịch sử thật. Nguyễn Huy Thiệp chỉ nêu lên một nghi án lịch sử từ góc nhìn nghệ thuật. Vượt qua bao điều tiếng thị phi, cuối cùng chúng ta phải thừa nhận: "Sự thật, Gia Long... cần được đánh giá lại cho khoa học hơn. Khách quan hơn".

Nguyễn Huy Thiệp không tái hiện lại lịch sử, ông viết về sự biến dạng của lịch sử qua những góc nhìn khác nhau, nhấn mạnh yếu tố “hư cấu” ít nhiều đều chứa đựng trong những góc nhìn ấy. Từ đó, Nguyễn Huy Thiệp đã giải thiêng cho tất cả những dạng thức diễn ngôn mang tính áp đặt. Mặt khác, chúng ta phải cháp nhận, đồng thời không nên phê phán tính đúng sai của nhà văn trong phản ánh hiện thực theo kiểu chính trị xã hội học. Từ quan điểm đó, chúng ta có thể tiếp cận với việc tìm hiểu những đổi mới trong nghệ thuật trần thuật hiện đại – vốn hoàn toàn chối từ lối phản ánh quyết định luận đơn thanh, một chiều.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w