CÁCH THỨC TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN 3.1 Xây dựng kết cấu theo mô hình truyện ngắn hậu hiện đạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 61)

3.1. Xây dựng kết cấu theo mô hình truyện ngắn hậu hiện đại

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2004): “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bào hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [15,156]. Như vậy, kết cấu là sự phác họa, phác thảo, là phương châm hành động để nhà văn định hướng trong quá trình sáng tạo. Vai trò của kết cấu là thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với tính cách, với truyện ngắn soi sáng nó trong những tình huống tiêu biểu.

Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyện ngắn hậu hiện đại thế giới. Chính vì vậy, kết cấu của truyện ngắn cũng có sự dịch chuyển trong hệ hình thi pháp hậu hiện đại. Sự thay đổi của truyện ngắn không chỉ ở đề tài, ở dung lượng, ở tình huống truyện mà cả trong hình thức kết cấu. Đó là phương thức đa kết phá vỡ kết cấu trung tâm của văn bản tác phẩm và sự phá vỡ trật tự thời gian trong tâm thế chối bỏ “đại tự sự”. Những nhà văn tiên phong tìm cho truyện ngắn một kiểu kết cấu mới đó là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, … Trong đó, Nguyễn Huy Thiệp được xem là người khởi xướng cho cả một trào lưu.

Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn, sử dụng rất nhiều kiểu kết cấu khác nhau mang lại những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất vẫn là kiểu “tổ chức tác phẩm theo lối chơi Đôminô và thuyết Đôminô” [46,108]. Trên hướng tổ chức văn bản đó, ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã lựa chọn kết cấu cho truyện ngắn của mình theo các kiểu sau: kết cấu lồng ghép (truyện trong truyện), kết cấu tiếp diễn (truyện liên hoàn), kết cấu mở (kết nối các chi tiết rời rạc)

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w