Sự phân tích, chiêm nghiệm về lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 29 - 39)

Nguyễn Huy Thiệp

Phân tích, chiêm nghiệm về lịch sử là một quyền năng của văn học. Các nhà lí luận văn học hậu hiện đại đã chỉ rõ: “Văn chương hư cấu hậu hiện đại không phải chỉ xáo trộn trật tự thời gian quá khứ, còn làm sai lệch cả hiện tại nữa. Nó làm rối loạn sự mạch lạc theo tuyến tính của tự sự bằng cách làm cong ý niệm về thời điểm trọng yếu”[47].

Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Có thể nói, ông là nhà văn từng trải, sống lưu lạc nhiều nơi. Nguyễn Huy Thiệp có hơn 10 năm làm nghề dạy học trên miền núi Tây Bắc. Đó là khoảng thời gian vừa đủ để Nguyễn Huy Thiệp có một sự suy ngẫm, chiêm nghiệm đầy đủ về con người và cuộc đời. Đặc biệt, sự chiêm nghiệm về những hoài nghi lịch sử. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp luôn tạo nên những hấp lực mãnh liệt, đồng thời cũng gây nên những cuộc tranh luận, bàn tán hết sức gay gắt chủ yếu từ những truyện ngắn ông viết về đề tài lịch sử. Nhưng khi nói đến Nguyễn Huy Thiệp, người đọc sẽ nghĩ đến: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ,… những truyện ngắn viết về lịch sử đã khẳng định một tài năng truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Khi liên tiếp những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp ra mắt bạn đọc, lập tức xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược trong việc đánh giá, thưởng thức và thẩm định các sáng tác của ông. Sự bất đồng của các ý kiến đều tập trung vào cái tâm, cái tài của nhà văn viết sử.

Những người đọc các truyện ngắn ở đề tài với thế giới quan chính sử, họ xem Nguyễn Huy Thiệp như một tội nhân hạ bệ thần tượng, bôi nhọ lịch sử, “làm cho diện mạo lịch sử méo mó đi”, “xúc phạm tới danh dự dân tộc”. Thế nhưng, lịch sử luôn là thước đo chân xác nhất giá trị của các tác phẩm nghệ thuật. Hơn hai mươi năm sau, chúng ta phải thừa nhận, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn góp phần mở đường cho cảm quan hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Vậy điều gì đã làm nên giá trị truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp? Đặc trưng của nghệ thuật là tính sáng tạo. Tác phẩm văn học là sản phẩm của những hư cấu nghệ thuật. Vì thế, đánh giá tác phẩm nghệ thuật viết về những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử điều quan trọng nhất là thấy được dụng tâm nghệ thuật, thấy được cách nhìn về hiện thực lịch sử. Độc giả có quyền được soi chiếu, chiêm nghiệm, phân tích lịch sử từ nhiều phương diện, nhiều cách nhìn khác nhau. Đúng như nhận định của Trần Vũ trong tiểu luận “Lịch sử trong tiểu thuyết - một tuỳ tiện ý thức” cho rằng: về trường hợp của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh “cả hai đều đã thay đổi tương lai và định mệnh của từng người Việt, và từng người Việt có quyền nghi ngờ, thể hiện nghi ngờ của mình về họ, dưới mọi hình thức”. Nguyễn Huy Thiệp không nhìn về lịch sử như một chân lý vĩnh hằng của văn học thời chiến mà ông soi chiếu, phân tích, chiêm nghiệm lại lịch sử trong sự hư cấu. Nguyễn Huy Thiệp không sáng tạo lịch sử, cũng không viết truyện lịch sử mà ông đã đem đến cái nhìn mới về lịch sử.

Những sự kiện lịch sử được Nguyễn Huy Thiệp cảm nhận, suy nghiệm qua các nhân vật lịch sử. Truyện ngắn viết về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn của ông chủ yếu là những nhân vật lịch sử “có vấn đề”. Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh,… đến Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Đặc điểm nổi bật từ trong các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp là kết quả của hư cấu, sáng tạo lịch sử. Nguyễn

Huy Thiệp mạnh dạn đem đến cho độc giả những khoảnh khắc đời tư của nhân vật. Nguyễn Huy Thiệp sáng tác truyện ngắn về đề tài lịch sử nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề của lịch sử còn để lại nhiều nghi hoặc. Nguyễn Huy Thiệp hướng đến khám phá những nhân vật hành động, nhân vật chức năng chứ không phải là nhân vật tính cách như ở một số tác phẩm trước đó. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dẫu có khen chê ta cũng hiểu được những dụng ý nghệ thuật của ông. Ông đã từng phát biểu: "Không ai đi đánh nhau với các xác chết. Người ta chỉ khai thác các xác chết sao cho có lợi mà thôi".

Trong số những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử, những tác phẩm gây nên sự phản ứng gay gắt nhất là bộ ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết. Trong truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửaPhẩm tiết các nhân vật lịch sử đều gắn liền với những giai thoại, những nghi án lịch sử trải qua hàng trăm năm. Qua những nhân vật của mình, Nguyễn Huy Thiệp làm sáng tỏ về cái chân, thiện mỹ trong nghệ thuật và trong cuộc đời.

Truyện ngắn Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã suy nghiệm, lý giải về cái đẹp. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh hai nhân vật lịch sử đó là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Trong lịch sử, Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc. Với tài năng hơn người, Nguyễn Huệ đã lập nên một triều đại Tây Sơn hùng mạnh trong lịch sử dân tộc. Thế nhưng, triều đình Tây Sơn tồn tại không được bao lâu và sụp đổ bởi tội nhân Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh xây dựng một triều đình phong kiến lỗi thời trên đường suy vong để rồi hơn nửa thế kỷ sau đã khai tử cho chế độ phong kiên Việt Nam. Cái chết của Quang Trung – Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của triều đình Tây Sơn vì thế vẫn là một câu hỏi đối với hậu thế. Nguyễn huy Thiệp phát huy tối đa khả năng hư cấu, sáng tạo của văn học để chiêm nghiêm về những hoài nghi lịch sử. Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nhân vật Ngô Thị Vinh Hoa như một sự lựa chọn, lý giải thú vị về

lịch sử của hai con người, hai triều đại. Sự thành bại của lịch sử thể hiện rõ ở phẩm chất trái ngược nhau của một bậc đế vương. Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn vào thời điểm đen tối nhất của triều đại Tây Sơn. Quang Trung – Nguyễn Huệ được miêu tả ở góc độ con người, có yêu, có giận, có lầm lỡ, hối hận, có cả nóng nảy, chửi rủa. Nhân vật Nguyễn Huệ đã được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa ở góc nhìn đời thường, đời tư nhất. Đặt Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh trong mối quan hệ giữa với Ngô Khải, Ngô Thị Vinh Hoa, Vũ Văn Toàn, Nguyễn Huy Thiệp đã từng bước đưa ra những lý giải về câu chuyện lịch sử. Nguyễn Huệ là người ý thức rất rõ về trách nhiệm của bậc đế vương. Khi ra Bắc, Nguyễn Huệ phải tập hợp nhân sĩ Bắc Hà hy vọng họ sẽ chung lưng đấu cật vì triều đình. Rút cuộc, bữa tiệc Nguyễn Huệ mời các nhà danh gia thế phiệt không thành, mặc dầu ông đã có lời phủ dụ: "Xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho nước giàu dân mạnh". Nguyễn Huệ không giỏi đóng kịch, chỉ bằng thành tâm của mình, Nguyễn Huệ đã thất bại. Trong cách ứng xử với bề tôi như Ngô Khải, Nguyễn Huệ đã bộc lộ những hạn chế đó. Mặc dù, Nguyễn Huệ đã xuống nước "các ông hãy vì ta" nhưng Ngô Khải không nghĩ thế. Khải là kẻ cơ hội, "vừa ăn lộc nhà Lê vừa không bỏ lộc nhà Trịnh". Khải "không sợ trời, tính ích kỷ, giàu có mà đóng cửa ăn một mình, không biết giúp ai, không biết làm điều phúc, điều thiện, không biết chia lộc cho thiên hạ, trông thấy người hiền ngoảnh mặt đi". Quang Trung – Nguyễn Huệ vốn dĩ là người “Đằng Trong”, không thu phục được người Bắc Hà, và tất yếu không tránh khỏi sụp đổ. Nguyễn Huệ đã từng đánh bại quân Xiêm ở Đằng Trong, đánh bại quân Thanh ở đằng Ngoài, lật đổ ba tập đoàn quân chủ thống trị nước ta nhiều thế kỷ. Mười tám năm ông tung hoành trên yên ngựa thớt voi, mỗi cuộc hành quân là một bản khải ca hùng tráng. Thời đó qua rồi. Bây giờ ông đang đứng ở cái ngã ba buộc ông phải lựa chọn. Ông nổi đóa trong bữa tiệc. Ông bức tử Ngô Khải.

Để làm rõ hơn sự thất bại của Nguyễn Huệ, Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục đặt Quang Trung – quân vương trong cách ứng xử của với mĩ nhân – Ngô Thị Vinh Hoa. Nguyễn Huệ thích Vinh Hoa ở cái phần đàn bà của cô. Vậy là ông đã chọn con đường in vết xe đổ của các triều đại trước. Vì thế, Nguyễn Huy Thiệp để Vinh Hoa biết vận Tây Sơn tính được từng ngày. Nguyễn Huệ càng bị ám ảnh khôn nguôi bởi tiếng đàn có khí lạnh và lời tiên tri của Vinh Hoa. Lịch sử vốn công bằng trên giấy trắng mực đen. Qua cơn giận, Nguyễn Huệ đã tự bộc lộ mình là một ông vua Việt truyền thống.

Trái ngược với Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hiểu rõ luật của trò chơi quyền lực. Nguyễn Ánh biết đóng kịch, biết diễn trò lại càng biết lấy lòng thiên hạ. Nguyễn Ánh không xem đế vương là mục đích tự thân, mà chỉ là trò chơi. Cuộc chạy đua chiếm đoạt vương quyền là một canh bạc lớn. Ai khôn ngoan, táo bạo, và may mắn nữa, sẽ thắng. Khác với Nguyễn Huệ, cơn giận của Nguyễn Ánh có nhiều nét "mới". Ông xử Vũ Văn Toàn rất tàn bạo. Đối với ông đế vương là trò chơi. Đã là trò chơi thì phải diễn trò thật khéo. Trên sân khấu, mọi người phải thấy quân ra quân, thần ra thần. Vậy mà Toàn đã phạm luật chơi, dám "mượn danh" ông để "đi ăn cướp với chơi gái". Giá việc xấu đó xảy ra với một tên vô lại tầm thường, hẳn đã không phải xử nặng. Danh ông không bị thương tổn. Nhưng là bậc công khanh của Thiên Tử thì quyết không thể tha. Trong cơn giận, ông nói năng bỗ bã, dung tục kiểu ngôn ngữ thị dân. Nếu Nguyễn Huệ mắng vùi, không cho Khải trần tình, thì Nguyễn Ánh lại đối thoại bình đẳng với Toàn. Nguyễn Ánh là một người say mê quyền lực và để có nó, ông phải làm một ông vua bất đắc dĩ. Ông tỏ ra thực dụng, lạnh lùng, tàn nhẫn và tiềm ẩn đâu đó ý thức dân chủ tự phát. Tiếp xúc với phương Tây, Nguyễn Ánh có một nhân sinh quan khác với tất cả các ông vua trước.

Nhân vật Nguyễn Ánh được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa với hai tính cách trong một con người: vừa là một con người ngự trên ngai vàng quyền lực và một con người ít nhiều thị dân hóa. Ông nói với Trần Văn Thành: "Bậc đế vương giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác". Ông thích con người thứ hai hơn, nhưng ông lại cần con người thứ nhất hơn. Ông nói với Vinh Hoa: "Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện". Nguyễn Ánh thấy được cái mặt nạ của Vinh Hoa. Cô đẹp và quyến rũ. Nguyễn Ánh rất thích, nhưng lại không dám thực hiện cuộc phiêu lưu tình ái đầy hiểm nguy. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu gọi đó “truyện lịch sử giả”.

Cái chết của Quang Trung chính là ranh giới khép lại một không gian lưu giữ và nuông chiều phẩm giá của cái đẹp. Vua Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn rối ren. Gia Long vào thành Thăng Long. Vinh Hoa rơi vào tay tướng của Gia Long và được cứu khỏi chốn thô tục, được yêu chiều trong cung vua. Nếu trước đó, vua Quang Trung “rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay...”, cho rằng: “được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người”. Đối với Gia Long, vẻ đẹp của Vinh Hoa được cảm nhận trong không khí đầy nhục cảm, nó báo hiệu hành động tiếp theo của vua Gia Long là muốn sở hữu nàng “như nuôi con gà, con vịt trong nhà”. Trong một không gian đối lập với các giá trị đã được thừa nhận và lộ diện, hành động của Gia Long chính là vật cản, là ranh giới buộc Vinh Hoa phải bước qua để bảo tồn phẩm tiết. Sự khác nhau trong cách cư xử đối với Vinh Hoa của Quang Trung và Gia Long có thể lý giải ở sự ý thức về quyền lực của mỗi ông vua. Mối quan hệ giữa quyền lực và cái Đẹp được Quang Trung và Gia Long giải mã khác nhau. Qua chi tiết vua Gia Long diện kiến Vinh Hoa trong tình trạng trên người không một mảnh vải che thân đã làm rõ về quan niệm sống Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Quang Trung “trọng tinh thần mà bỉ thể

xác”; còn Gia Long thì “Giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác”. Vua Gia Long ý thức rất rõ sức mạnh quyền lực mình đang nắm giữ. Rõ ràng, Nguyễn Huy Thiệp chấp nhận búa rìu dư luận để tìm một sự lý giải hợp lý về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh.

Trong Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp không tái tạo hay xóa bỏ một lịch sử, không đơn thuần cấu trúc lại lịch sử từ một góc nhìn khác. Nguyễn Huy Thiệp lật lại vấn đề “quyền” viết ra lịch sử từ những quan điểm chính trị giữ vị trí trung tâm trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra hai xung lực chính trong việc viết lại lịch sử: Phăng – đại diện cho cái nhìn phương Tây. Phương Đông là mảnh đất đầy bí ẩn. Người viết truyện là nhân vật xưng tôi đã viết lại câu chuyện của Phăng và đưa ra ba kết thúc khác nhau cho câu chuyện. Khi Phăng là tác giả thì cái nhìn uy quyền nhất thuộc về anh ta. Nửa đầu câu chuyện là tiếng nói của Phăng, những nhận xét của anh ta về đất nước và văn hóa Việt Nam, cũng như hai nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam. Người ta không rõ cuộc gặp gỡ của y với Bá Đa Lộc, chỉ biết Bá Đa Lộc có viết thư giới thiệu Phăng với vua Gia Long. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả nhấn mạnh chi tiết về xuất thân và con đường tiến thân của Phăng. Anh ta là một trong số những “người châu Âu giúp việc” bên cạnh vua Gia Long. Phăng đến đất nước này như một cuộc phiêu lưu, một cuộc thám hiểm, để đi tìm những điều kỳ bí của phương Đông.

Từ nhân vật Phăng, Nguyễn Huy Thiệp đem đến cho độc giả một sự chiêm nghiệm về hai nhân vật lịch sử lớn của văn hóa, văn học và lịch sử dân tộc: Gia Long và Nguyễn Du. Cách Phăng nhận xét về Gia Long, thoáng nhìn có vẻ như chứa đựng sự cảm phục, nhưng nhìn sâu hơn sẽ thấy không hoàn toàn như vậy. Trong câu văn của Phăng, Gia Long bao giờ cũng đứng ở vị trí

chủ ngữ, đóng vai trò chủ thể. Phăng phát hiện ở Gia Long: “Nhà vua là một

vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần. Ông là người

cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn. Là người chồng đáng kính của

các bà vợ tầm thường… Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp

ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc

gia mình nghèo đói (…) Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu

nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất. Ông không dám phá vỡ bất cứ

quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững”. Thế giới của Gia Long là một thế giới của hành động

và nhận thức không cảm xúc. Ông biết, ông hiểu, nhưng không yêu, ghét,

buồn, vui, thương cảm, giận dữ. Ông chỉ lo sợ cho quyền lực trong tay mình. Cái duy nhất ông dám làm là “mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho

Một phần của tài liệu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w