BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học ở các TRƯỜNG mầm NON THỊ xã sơn tây – THÀNH PHỐ hà nội

114 2.9K 27
BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học  ở các TRƯỜNG mầm NON THỊ xã sơn tây – THÀNH PHỐ hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC --------------***-------------- ĐỖ THỊ TUỜNG VÂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 HÀ NỘI - 2013 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -------------***-------------- ĐỖ THỊ TUỜNG VÂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng HÀ NỘI – 2013 1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Khoa sau Đại học trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn. Trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo và cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các đồng chí Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, các cô giáo trƣờng Mầm non thị xã Sơn Tây Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Đỗ Thị Tƣờng Vân i NHỮNG TỪ VẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Bồi dƣỡng chuyên môn Biện pháp quản lý chuyên môn Ban giám hiệu Cán bộ quản lý Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên Công nghệ thông tin Chuyên môn Chăm sóc giáo dục Cơ sở vật chất Công tác Đại học Quốc gia Giáo dục và Đào tạo Giáo dục mầm non Hành chính Hoạt động chuyên môn Hoạt động giáo dục Hoạt động sƣ phạm Học sinh Hiệu trƣởng Kế hoạch Kế hoạch giáo dục Kiểm tra Kiểm tra – Đánh giá Mối quan hệ Nội dung Nhà xuất bản Phƣơng pháp dạy học Số lƣợng Sinh hoạt Qui chế chuyên môn Quản lý giáo dục Quản lý hoạt động chuyên môn Trung học cơ sở ủy ban nhân dân Xã hội hóa giáo dục BDCM BDQLCM BGH CBQL CB,GV,NV CNTT CM CS-GD CSVC CT ĐHQG GD&ĐT GDMN HC HĐCM HĐGD HĐSP HS HT KH KHGD KT KT-ĐG MQH ND NXB PPDH SL SH QCCM QLGD QLHĐCM THCS UBND XHHGD ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.................................................................................................................. i Danh mục viết tắt ...................................................................................................... ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục các bảng .................................................................................................. vi Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ........................................................................ vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON .......................................................................... 13 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 13 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 14 1.2.1. Quản lý ......................................................................................................... 14 1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 17 1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ...................................................................................... 18 1.2.4. Hoạt động dạy học ........................................................................................ 19 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học .......................................................................... 21 1.3. Quản lý của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non ................................................... 23 1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non ............ 23 1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non ............................................. 24 1.4.1. Nội dung QL hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non ................................. 24 Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY...... 37 2.1. Khái quát lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây ......... 37 2.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo của thị xã Sơn Tây ................................. 39 2.2.1. Tình hình chung về GD&ĐT thị xã Sơn Tây ............................................. 39 2.2.2. Thực trạng Giáo dục mầm non thị xã Sơn Tây .......................................... 40 iii 2.3. Thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây............................................................................................................... 47 2.3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở các trƣờng mầm non .................................................................................................................. 47 2.3.2. Quản lý thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trƣờng mầm non............................................................................................................................ 50 2.3.3. Quản lý thực hiện nội dung, chƣơng trình CS-GD trẻ trong các trƣờng mầm non .................................................................................................................. 51 2.3.4. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên ở các trƣờng mầm non .................................................................................................................................. 53 2.3.5. Quản lý bồi dƣỡng chuyên môn cho GV trong trƣờng MN ..................... 54 2.3.6. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng MN ......... 55 2.3.7. Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở các trƣờng mầm non .. 57 2.3.8. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non ...................................................................................................... 59 2.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây......................................................................................... 61 2.4.1. Những điểm mạnh và hạn chế .................................................................... 61 2.4.2. Nguyên nhân ................................................................................................. 62 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 63 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY....... 64 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 64 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ................................................................................ 64 3.1.2. Đảm bảo tính phát triển ................................................................................ 64 3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện ................................................................................ 64 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................... 64 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây ...................................................................... 65 iv 3.2.1. Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học trong trƣờng mầm non............................................................................................................................ 65 3.2.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non....... 66 3.2.3. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ trong trƣờng mầm non .................................................................................................................. 67 3.2.4. Quản lý hoạt động trên lớp của GV............................................................. 69 3.2.5. Đổi mới công tác bồi dƣỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 72 3.2.6. Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non ............................................................................................ 76 3.2.7. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non ...................................................................................................... 77 3.3. Ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp .......... 80 Kết luận Chƣơng 3 .................................................................................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 85 1.Kết luận................................................................................................................. 85 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 91 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Về quy mô trƣờng, lớp, học sinh mầm non giai đoạn 2008-2013 ...... 41 Bảng 2.2. Chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở ............................................... 42 các trƣờng mầm non Giai đoạn 2008 - 2013......................................................... 42 Bảng 2.3. Số lƣợng trƣờng, lớp, nhóm trẻ và giáo viên mầm non ...................... 43 Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của Cán bộ quản lý giai đoạn 2008 – 2013 ..... 44 Bảng 2.5. Độ tuổi, thâm niên công tác của CBQL giai đoạn 2008 – 2013 ......... 45 Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của Giáo viên mầm non.................................... 46 giai đoạn 2008 - 2013 ............................................................................................. 46 Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học................................................ 48 Bảng 2.8. Ý kiến về việc tổ chức thực hiện kế hoạch........................................... 49 Bảng 2.9. Ý kiến về quản lý thực hiện mục tiêu CS - GD trẻ ............................. 50 Bảng 2.10. Ý kiến về QL thực hiện nội dung, chƣơng trình CS - GD trẻ........... 52 Bảng 2.11. Ý kiến về quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên .......................... 53 Bảng 2.12. Ý kiến về công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ......................... 54 Bảng 2.13. Ý kiến về quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non ...................................................................................................... 56 Bảng 2.14. Ý kiến về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ................ 58 Bảng 2.15. Một số thuận lợi, khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng 59 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................. 81 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ..........Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 1.2. MQH các thành tố của quá trình dạy học trong MQH với môi trƣờng ................................................................................ Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. BẢN ĐỒ THỊ XÃ SƠN TÂY ............. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. Error! Bookmark not defined. vii viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội XI đã nêu:“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt… Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”. [13.15] Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung, năm 2009). Trong những năm gần đây, đổi mới chƣơng trình giáo dục ở các cấp học, đặc biệt ở bậc tiểu học đòi hỏi GDMN cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 phổ thông và cho việc học suốt đời. Phát triển chƣơng trình, đổi mới chƣơng trình giáo dục trẻ là việc làm thƣờng xuyên để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển chung của xã hội. Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, nâng cao chất lƣợng CSGD trẻ là mối quan tâm hàng đầu không chỉ là trách nhiệm của ngƣời làm công tác QLGD mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung, chất lƣợng GDMN nói riêng là yêu cầu luôn mang tính thời sự và cấp thiết. Chất lƣợng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó không thể thiếu vai trò quản lý của ngƣời CBQL nhà trƣờng, đặc biệt là Hiệu trƣởng. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của CBQL giáo dục “CBQL giáo dục là chủ thể tham gia hoạt động giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành 9 các hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dục diễn ra đúng pháp luật.” Tuy trực tiếp tham gia không nhiều vào hoạt động dạy học, nhƣng CBQL bằng những hoạt động của mình tác động vào quá trình giáo dục nhằm hƣớng cho hoạt động dạy và học đạt đƣợc những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục và đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non bên cạnh tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn vững đòi hỏi cần có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động CS-GD trẻ diễn ra ở trƣờng. Nguyên Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới giáo dục có thành công hay không một phần quan trọng phụ thuộc ở năng lực quản lý và điều hành của ngƣời hiệu trƣởng”. Điều 16, (Điều lệ Trƣờng mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT) quy định: “Hiệu trƣởng nhà trƣờng, nhà trẻ là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ”. Xuất phát từ các lý do trên, cùng với thực tiễn công tác của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội” . 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở trường mầm non 3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 10 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học ở trƣờng mầm non 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non 5. Vấn đề nghiên cứu - Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non gồm những vấn đề gì? - Cần làm gì để công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non có hiệu quả? 6. Giả thuyết Khoa học Đề xuất và thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non phù hợp sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non ở thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội. 7. Phạm vi nghiên cứu đề tài 7.1. Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 7.2. Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích thực trạng thông qua việc trưng cầu ý kiến với 22 CBQL và 198 GV tại 15 trường mầm non công lập thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 7.3. Các số liệu được giới hạn từ 2008 – 2012 8. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 8.1. Hệ thống và đề xuất một số ý kiến bổ sung cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 8.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường MN hiện nay trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 11 8.3. Xác định những bất cập và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường MN thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 8.4. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường MN thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 9.1.1. Tổng hợp và phân tích các tài liệu, văn bản pháp quy về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng; các hoạt động CS-GD trẻ mầm non 9.1.2. Tổng quan về một số công trình khoa học nghiên cứu về quản lý và quản lý giáo dục có liên quan làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến với nội dung cần tìm hiểu nhằm thu thập ý kiến chuyên môn trong các trƣờng mầm non. - Phƣơng pháp đƣợc thực hiện theo tiến trình sau: + Bƣớc 1: Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến dựa trên các tiêu chí đã định. + Bƣớc 2: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, hoàn chỉnh phiếu trƣng cầu ý kiến. + Bƣớc 3: Điều tra đối với 22 CBQL và 198 giáo viên mầm non + Bƣớc 4: Thu thập phiếu điều tra, phân loại và xử lý số liệu. 9.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng tổ chuyên môn các trƣờng mầm non để nắm đƣợc những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 12 9.2.3. Phương pháp thống kê toán học - Phân tích và xử lý các số liệu thu thập đƣợc. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, một số Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục cũng nhƣ những vấn đề về lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non; biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Điển hình có các công trình tiêu biểu nhƣ: - "Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh" - Vũ Thị Thu Thảo, TPHCM, 2005. - "Các biện pháp tăng cƣờng QL đội ngũ giáo viên của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh" - Trần Thị Kim Thoa, HCM, 2006. - “Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng mầm non Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2010” - Nguyễn Thị Vân Anh, HCM, 2006. - "Biện pháp quản lý chuyên môn của Phòng GD&ĐT đối với các trƣờng mầm non Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh" - Phạm Thị Phƣớc, HCM, 2008. - Tác giả Đặng Bá Lãm (2005) trong cuốn “Quản lý Nhà nƣớc về giáo dục – lý luận và thực tiễn” giới thiệu một số bài viết của các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, nghiên cứu các vấn đề đổi mới quản lý giáo dục, thực trạng công tác quản lý giáo dục ở nƣớc ta và của một số nƣớc trên thế giới . - Tác giả Đặng Quốc Bảo (2000) Hệ trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo: “Vấn đề và giải pháp” - Kỷ yếu hội thảo về công tác đào tạo bồi dƣỡng 14 cán bộ quản lý và công chức ngành giáo dục trong thời kỳ mới có bài “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục thế kỷ XXI” (18, Tr.61). - TS. Bùi Thị Việt, lƣợc dịch – Thông tin khoa học giáo dục mầm non có bài “Một số cách tiếp cận về đổi mới nội dung giáo dục mầm non”. Các tác giả đã tiếp cận nghiên cứu các vấn đề về GDMN với nhiều đề tài đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLDH của Hiệu trƣởng trong trƣờng mầm non chƣa đƣợc quan tâm đề cập. Vì vậy nghiên cứu đề tài ”Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây- Thành phố Hà Nội” là vấn đề cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng CS- GD trẻ ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây nói riêng và chất lƣợng CS- GD trẻ tại cơ sở giáo dục nói chung. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Thuật ngữ Quản lý đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau: - Theo quan điểm triết học, quản lý đƣợc xem nhƣ một quá trình liên kết thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó. - Theo quan điểm kinh tế, F.W Taylor - nhà quản lý ngƣời Mỹ cho rằng: “Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với máy móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ nhất”. [15,tr.1]. - Theo quan điểm của Đảng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể (ngƣời quản lý, ngƣời tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng [13, tr. 24]. 15 Các nghiên cứu trong nƣớc cũng đƣa ra những giải thích không giống nhau về Quản lý: - Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ ở tác phẩm “ Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” (1987): “ Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn” [19, tr.1]. - Tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt đƣợc các mục đích đã định” [20, rr.1]. Từ những quan niệm về Quản lý nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có chủ định, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm tạo cho sự vận hành trong tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo định nghĩa trên, Quản lý có một số đặc điểm: - Là một hoạt động hƣớng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý là tƣơng tác giữa chủ thể và hệ thống. Chủ thể QL là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển, còn đối tƣợng quản lý là bộ phận chịu sự quản lý. Mối quan hệ này là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. - Quản lý bao giờ cũng là quản lý con ngƣời. - Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan dựa trên quy luật khách quan. - Quản lý luôn liên quan đến việc trao đổi thông tin. Tất cả mọi hoạt động quản lý đều dựa trên cơ sở những thông tin thu nhận và đã đƣợc chọn lọc, xử lý. - Quản lý có tính thích ứng cao đối với sự biến động của môi trƣờng. Các chức năng của quản lý: Quản lý có 4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong 4 chức năng trên thì lập kế hoạch là nền tảng của QL, chức năng tổ chức là công cụ, chức năng lãnh đạo là quá trình tác 16 động điều hành phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức, chức năng kiểm tra là đánh giá kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch tổ chức và lãnh đạo. Môi trường Lập kế hoạch Tổ chức Quá trình quản lý Lãnh đạo Kiểm tra Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý * Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, kế hoạch hóa là tổ chức công việc theo kế hoạch, đƣa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thống quản lý. * Chức năng tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc một cách khoa học hợp lý cho các bộ phận, các thành viên để mọi ngƣời hoạt động một cách hào hứng nhằm thực hiện mục tiêu đang xây dựng, duy trì cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công tác. Trong chu trình QL thì tổ chức là giai đoạn đƣa vào thực hiện những ý tƣởng đã đƣợc kế hoạch hóa để thực hiện từng bƣớc đƣa nhà trƣờng đến mục tiêu. * Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển: Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, là những hành động xác lập quyền chỉ huy, sự can thiệp của lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, huy động, điều hành mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch trong trật tự, làm cho họ nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu để nhanh chóng đƣa nhà trƣờng đạt đƣợc các mục tiêu nhất định. 17 * Chức năng kiểm tra: Là chức năng cơ bản và quan trọng của QL. Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thiết thực để đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức . Kiểm tra không những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt đƣợc của nhà trƣờng khi kết thúc một kì kế hoạch mà còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị cho năm học sau. Việc kiểm tra cá nhân một nhóm hay một tổ chức nhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt đƣợc của tổ chức so với mục tiêu QL đã định nếu biết sẽ điều chỉnh, uốn nắn hoạt động. Quá trình kiểm tra có trình tự nhƣ sau: Xây dựng các chỉ tiêu chuẩn mực hoạt động; So sánh, đối chiếu đo lƣờng việc thực hiện nhiệm vụ với chỉ tiêu, chuẩn mực; Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu đối với kế hoạch, nếu sai lệch sẽ điều chỉnh hoạt động, thậm chí điều chỉnh chuẩn mực hoặc mục tiêu. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, mặc dù có những đặc điểm riêng biệt song cũng chịu sự chi phối của mục tiêu quản lý xã hội. Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách biểu đạt khác nhau tùy theo những phƣơng diện nghiên cứu và tiếp cận của nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục nhƣng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung và bản chất. - Theo PV Khuđôminxki: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ” [ 31, tr .10 ]. - Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.[ 2, tr .2 ]. Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm 18 hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Nhƣ vậy, hệ thống quản lý giáo dục bao gồm nhiều bộ phận, nhiều cấp và cấp thấp nhất là trƣờng học. Chủ thể quản lý ở đây có thể là một tổ chức (cơ quan cấp trên), có thể là cá nhân (Hiệu trƣởng nhà trƣờng). Đối tƣợng quản lý là những tổ chức cấp dƣới trong hệ thống, là quá trình dạy học trong nhà trƣờng, là những con ngƣời hay tập thể ngƣời trong nhà trƣờng tùy theo vị trí của cấp đó trong hệ thống quản lý giáo dục. Hoạt động giáo dục và đào tạo có mục đích cuối cùng là đào tạo con ngƣời với những phẩm chất nhất định cho xã hội. Quản lý giáo dục là phải làm sao cho các cơ sở giáo dục và các hoạt động giáo dục vận hành đạt đƣợc mục đích đó. Với nhiệm vụ và mục đích của giáo dục, quản lý giáo dục bắt buộc phải có tính thích nghi, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh cùng với xu hƣớng toàn cầu hóa dẫn đến những đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng nguồn nhân lực. 1.2.3. Quản lý nhà trường Tác giả Phạm Minh Hạc đã đƣa ra nội dung khái quát về khái niệm QL nhà trƣờng: “QL nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [16, tr .22]. Tác giả Nguyễn Đức Trí cho rằng: QL nhà trƣờng là những tác động tối ƣu (cộng tác, tham gia, hoạt động, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực do nhà nƣớc đầu tƣ, lực lƣợng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng tự có để hƣớng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà tiêu điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lƣợng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đƣa nhà trƣờng tiến lên trạng thái mới .[30,tr. 2] 19 Từ những khái niệm trên, Quản lý nhà trường là quản lý các hoạt động của con người trong nhà trường (Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Học sinh); Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Quản lý tài chính trường học; Quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội. Quản lý nhà trƣờng gồm tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trƣờng; tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trƣờng. Nhƣ vậy, quản lý nhà trƣờng chính là công việc mà ngƣời cán bộ quản lý vận dụng các chức năng quản lý để thực hiện nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trƣờng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học. 1.2.4. Hoạt động dạy học Dạy học là hoạt động chủ yếu trong nhà trƣờng giúp học sinh tiếp thu những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại của nhân loại, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo và những năng lực, phẩm chất trí tuệ cần thiết của ngƣời công dân, dạy học cũng là con đƣờng cơ bản để hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức và phát triển nhân cách học sinh. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, qui định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho ngƣời học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách. Bản chất của quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn” [25,tr. 7] Nhƣ vậy, hoạt động dạy học là hoạt động kép bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất biện chứng với nhau trong hoạt động dạy học. Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì không có hoạt động dạy học. Nếu không có hoạt động dạy thì chỉ còn hoạt động tự học của học sinh, nếu không có hoạt động học thì hoạt động dạy cũng không diễn ra. Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự 20 giác, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm biến những tri thức của nhân loại thành kiến thức, tri thức của bản thân, tự làm phong phú và phát triển những giá trị của bản thân. Hoạt động dạy học diễn ra theo từng quá trình, sau mỗi quá trình, học sinh đạt đƣợc những tiến bộ mới về kiến thức, kỹ năng và thái độ, nhân cách học sinh đƣợc hoàn thiện dần. Theo tiếp cận hệ thống thì quá trình dạy học là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản là: Mục tiêu dạy học; Nội dung; Phƣơng pháp; phƣơng tiện; Hình thức tổ chức dạy học; Giáo viên với hoạt động dạy; Học sinh với hoạt động học; Kết quả dạy học. Các thành tố trên của quá trình dạy học tác động qua lại, quan hệ biện chứng với nhau và đặt trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tạo nên tính trội của hệ thống. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ biện chứng của các thành tố dạy học qua sơ đồ sau: Mục đích, nhiệm vụ dạy học Giáo viên dạy với hoạt động dạy Môi trƣờng khoa học kỹ thuật Nội dung dạy học Phƣơng pháp, phƣơng tiện DH Hình thức tổ chức dạy học Môi trƣờng chính trị xã hội Học sinh với hoạt động học Mối liên hệ ngƣợc ngoài Kết quả dạy học Mối liên hệ ngƣợc trong Sơ đồ 1.2. MQH các thành tố của quá trình dạy học trong MQH với môi trƣờng 21 Bản chất của quá trình dạy học: Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dƣới vai trò chủ đạo của giáo viên. Hoạt động học của học sinh là hoạt động nhận thức thế giới khách quan. Cũng giống nhƣ nhận thức của nhân loại, nhận thức của học sinh tuân theo quy luật nhận thức chung: "Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn, đó là con đƣờng biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan" (V.I.Lênin). Toàn bộ nhận thức chung của loài ngƣời đều thể hiện theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ từng điểm xuất phát mà quá trình nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tƣợng hoặc từ trừu tƣợng đến cụ thể. Tính độc đáo trong nhận thức của học sinh thể hiện trên những khía cạnh: Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà chỉ tái tạo lại những tri thức mà loài ngƣời đã sáng tạo ra, nhận thức đó chỉ mới mẻ đối với bản thân họ. Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đƣờng mò mẫm, thử sai mà đã đƣợc gia công sƣ phạm, chính vì vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh có thể tiếp thu đƣợc khối lƣợng kiến thức đồ sộ của nhân loại một cách thuận lợi. Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra dƣới sự lãnh đạo, điều khiển của giáo viên, những ngƣời có trình độ sƣ phạm, có phƣơng pháp khoa học đồng thời diễn ra trong những điều kiện sƣ phạm nhất định. 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình với tƣ cách là một hệ toàn vẹn, bao gồm các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tất cả các thành tố này tồn tại trong mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi trƣờng của nó: môi trƣờng xã hội- chính trị và môi trƣờng khoa học- kinh tếcông nghệ. Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động về quản lý để đƣa 22 hoạt động dạy học từ trạng thái này sang trạng thái cao hơn để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Hoạt động dạy học vận động và phát triển là do các nhân tố cấu thành của nó vận động và tƣơng tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của quá trình góp phần thực hiện mục đích giáo dục nói chung. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học vừa phải làm sao cho mỗi nhân tố có đƣợc lực tác động đủ mạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hòa và thống nhất của toàn bộ quá trình, không đƣợc để nhân tố nào vận động yếu làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của quá trình. Điều này đòi hỏi ngƣời quản lý phải có nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý mới đạt mục tiêu đề ra. Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình dạy học. - Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học. - Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. - Quản lý hoạt động học của học sinh. - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, tài chính... - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Trên cơ sở phân tích khái niệm quản lý và cách tiếp cận hoạt động dạy học theo quan điểm hệ thống, tôi cho rằng: Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có hƣớng đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động dạy học tiến đến mục tiêu đề ra. Chủ thể quản lý dạy học là các cấp quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trong nhà trƣờng và chính giáo viên, học sinh. Giáo viên và học sinh vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tƣợng quản lý. Đối tƣợng quản lý hoạt động dạy học là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các thành viên trong nhà trƣờng. Nội dung quản lý dạy học bao gồm quản lý mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy học, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả dạy học. 23 1.3. Quản lý của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non 1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non 1.3.1.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường Mầm non Trong QL trƣờng MN, để thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản của QL ngƣời HT phải thể hiện đƣợc vai trò chủ yếu sau: - Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, đánh giá chất lƣợng giáo dục. - Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực và hỗ trợ sƣ phạm cho đội ngũ nhân lực GD của nhà trƣờng để mọi hoạt động của nhà trƣờng thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp GD. - Chủ sự tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động của nhà trƣờng. - Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa GD nhà trƣờng với GD gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trƣờng trong một môi trƣờng lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin giáo dục, hệ thống QLGD, ứng dụng CNTT và truyền thông trong các hoạt động giáo dục tại nhà trƣờng. Ngƣời HT trƣờng mầm non cũng không thể thiếu đƣợc các vai trò lãnh đạo: Chỉ đƣờng và hoạch định; Đề xƣớng sự thay đổi; Thu hút, dẫn dắt; Thúc đẩy phát triển. Từ đó dẫn đến vai trò kép: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, trong đó: Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững. Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. 1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non Điều 16, chƣơng 2 (Điều lệ trƣờng mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GG&ĐT) quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng nhƣ sau: 24 - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền. - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỷ luật đối với GV, NV theo quy định. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng, nhà trẻ. - Tiếp nhận trẻ em, QL trẻ em và các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ; quyết định khen thƣởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ GD&ĐT quy định. - Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định. - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng CS-GD trẻ. - Thực hiện XHHGD, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng. 1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non 1.4.1. Nội dung QL hoạt động dạy học ở trường mầm non 1.4.1.1. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở trường mầm non QLGD là một bộ phận của QL xã hội; là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển và QL hoạt động GD của những ngƣời làm công tác GD thực hiện mục tiêu KHGD đã đặt ra. Từ khái niệm khoa học về QLGD, chúng ta thấy việc xây 25 dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trong nhà trƣờng mầm non là một trong những công việc hết sức cần thiết của ngƣời Hiệu trƣởng. Kế hoạch là một bản dự kiến những mục tiêu cần đạt đƣợc và có những giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu. Lập kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trƣớc một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc của ngƣời HT trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con ngƣời và bố trí vật lƣc hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất với thời gian tiết kiệm nhất. Xây dựng KH là quyết định trƣớc xem sẽ làm cái gì? Làm nhƣ thế nào? Khi nào làm và ai sẽ làm cái đó? Xây dựng KH bao gồm các bƣớc: tiền kế hoạch, chẩn đoán dự báo, dự thảo kế hoạch, hoàn chỉnh KH. Tính chất của kế hoạch nhà trƣờng là cụ thể hóa đƣờng lối và quan điểm giáo dục của Đảng, vận dụng khoa học vào các nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp giáo dục trong kế hoạch. 1.4.1.2. Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005). Mục tiêu của GDMN (trong Chƣơng trình GDMN, ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trƣởng BGD&ĐT) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 26 1.4.1.3. Quản lý nội dung chương trình CS-GD trẻ ở trường mầm non Chƣơng trình GDMN 2009 bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phƣơng, vùng miền; kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các lĩnh vực phát triển: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ để phát triển trẻ toàn diện. Chƣơng trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hƣớng tích hợp, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ, đựợc xây dựng theo hai giai đoạn: Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của trẻ. Chƣơng trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác CS- GD trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nƣớc, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dƣỡng GVMN, tăng cƣờng CSVC và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chƣơng trình GDMN có chất lƣợng. Nội dung giáo dục trong chƣơng trình đƣợc tổ chức theo hƣớng tích hợp và theo các chủ đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo, thiết thực cho trẻ. 1.4.1.4. Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trường mầm non Quản lý tổ chức các hoạt động giáo dục: Các HĐGD trong trƣờng mầm non do giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ em đƣợc coi là những con đƣờng cơ bản, là phƣơng tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu GDMN. Các hoạt động của trẻ bao gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động dạo chơi, tham quan, hoạt động lễ hội… Các hoạt động đều nhằm mục đích chung là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Quản lý thực hiện chƣơng trình GDMN: Các HĐGD ở trƣờng MN đƣợc quy định cụ thể trong chƣơng trình GD trẻ em từng độ tuổi, do Bộ GD&ĐT 27 ban hành. Hiệu trƣởng có trách nhiệm làm cho giáo viên nhận thức đƣợc tính pháp lý của việc thực hiện chƣơng trình, ngăn ngừa sự tùy tiện, thiếu nghiêm túc trong quá trình tổ chức thực hiện để chƣơng trình thực sự là phƣơng tiện quan trọng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Các hoạt động thực hiện chƣơng trình CS- GD trẻ là thực hiện hoạt động đào tạo theo mục tiêu của trƣờng. Trong quá trình QL việc thực hiện chƣơng trình, HT phải là ngƣời nắm vững nhất chƣơng trình CS- GD trẻ, nội dung từng công việc ngƣời thực hiện và thời gian thực hiện. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong QLCM của HT, nhằm giúp cho GV đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong công tác CS- GD trẻ. Để nắm đƣợc tình hình thực hiện chƣơng trình CSGD trẻ, HT theo dõi thông qua hồ sơ CM, qua phản ánh của hiệu phó, tổ trƣởng CM và dự giờ để từ những thông tin thu đƣợc, kịp thời có KH điều chỉnh, uốn nắn sao cho chƣơng trình đƣợc thực hiện phù hợp với thời gian của tiến trình năm học. Hiệu trƣởng quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV: Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của GV về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ bài dạy. Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, hiệu trƣởng cần tập trung vào vào một số công việc nhƣ sau: + Hƣớng dẫn giáo viên kế hoạch soạn bài, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức bài soạn với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu. + Hƣớng dẫn giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiết kế các hoạt động các môn học theo lứa tuổi vào soạn bài. + Tổ chức những buổi thảo luận về soạn bài, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phƣơng pháp soạn bài, trao đổi kinh nghiệm soạn những bài khó. 28 + Hiệu trƣởng, hiệu phó và các tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên bằng cách kiểm tra bài soạn, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện giảng dạy. + Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho giờ dạy trên lớp của giáo viên, hiệu trƣởng căn cứ vào kế hoạch giảng dạy kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bị thiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiện có. + Hiệu trƣởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thời gian soạn bài. Soạn bài và chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là khâu quan trọng của quá trình dạy học, chuẩn bị bài tốt sẽ góp phần vào sự thành công của giờ dạy. Quản lý giờ dạy của GV: Hoạt động dạy học ở mẫu giáo đƣợc tổ chức theo hƣớng tiếp cận tích hợp các nội dung và theo chủ đề có chứa đựng những tri thức sơ đẳng của đời sống văn hoá - xã hội tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho HĐ học tập của trẻ MG hoà lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động. Các hoạt động có KH theo chủ định của GV nhằm giúp trẻ hệ thống hoá, chính xác hoá dần những tri thức mà trẻ thu nhận đƣợc trong cuộc sống hàng ngày và trong những hoạt động trẻ tự chọn. Các HĐ trên có thể tiến hành trong lớp, ngoài trời với hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân. Quản lý hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung, số lƣợng trẻ, vị trí và không gian, điều kiện thực tế, GV có thể lựa chọn, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sau đây: - Hoạt động học có chủ đích: Giáo viên hƣớng dẫn trẻ hoạt động theo mục đích, nội dung giáo dục đƣợc hoạch định, dự kiến từ trƣớc. - Hoạt động vui chơi: Là hình thức tổ chức các hoạt động chơi, chơi-tập và sinh hoạt cá nhân trong phạm vi phòng, nhóm. - Hoạt động ngoài trời: Là hình thức cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên đáp ứng nhu cầu tìm hiểu môi trƣờng xung quanh của trẻ đồng thời rèn luyện sức khỏe và thích nghi với thời tiết. 29 - Hoạt động tự do theo ý thích: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi tự do, hoạt động theo nhu cầu, ý thích, có sự bao quát và hƣớng dẫn của GV khi cần thiết. - Hoạt động lễ hội: đƣợc tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, các sự kiện quan trọng trong năm gắn với trẻ, có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ. - Hoạt động tổ chức theo số lƣợng trẻ: Cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn. Đối với nhà trẻ nên hạn chế sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn. Quản lý phƣơng pháp giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non: Phƣơng pháp giáo dục trong chƣơng trình GDMN là tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dƣới nhiều hình thức; chú trọng tổ chức hoạt động của từng lứa tuổi; chú trọng đến việc trẻ “học nhƣ thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với ngƣời lớn và giữa trẻ với trẻ; coi trọng tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện kích thích trẻ hoạt dộng tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng các nhân trẻ. Xây dựng các khu hoạt động. Tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phƣơng. Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có. Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa ngƣời lớn với trẻ và trẻ với trẻ; phối hợp các phƣơng pháp hợp lý nhằm tăng cƣờng ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”; coi trọng tiếp cận cá nhân trong CS- GD trẻ. Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của GV là phƣơng tiện phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên giúp cho HT nắm chắc tình hình dạy học của GV trong nhà trƣờng. Quản lý hồ sơ chuyên môn tập trung vào các loại hồ sơ sau: Kế hoạch chuyên môn năm học, KH giáo dục trẻ theo chủ đề (bài soạn), phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dƣỡng chuyên môn... Để giúp giúp GV xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lƣợng, hiệu trƣởng quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá 30 việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trƣờng, đồng thời đánh giá năng lực sƣ phạm của giáo viên và chất lƣợng học tập của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý. 1.4.1.5. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Để công tác BDCM cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt thì: - Hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Ban giám hiệu nhà trƣờng cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. Kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, đƣợc thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, của các tổ, khối chuyên môn. Chƣơng trình, nội dung kế hoạch bồi dƣỡng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích đầy đủ tình hình đội ngũ, yêu cầu khách quan của ngành, của xã hội về trình độ năng lực đối với GV mầm non và nhu cầu học tập của GV. Mỗi hoạt động bồi dƣỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phƣơng pháp, phƣơng tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải đƣợc Hiệu trƣởng đánh giá. Cần đảm bảo sự thống nhất giữa bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. Tận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học GDMN và những kinh nghiệm tiên tiến điển hình trong quá trình bồi dƣỡng. Kết hợp chặt chẽ việc bồi dƣỡng theo kế hoạch của nhà trƣờng và tự bồi dƣỡng của bản thân GV. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tất cả GV có nhu cầu học tập nâng cao trình độ và có kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng nghiêm túc. Giáo viên là lực lƣợng quyết định chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ, vì thế họ phải thƣờng xuyên đƣợc học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của đất nƣớc và của ngành học. Công tác bồi dƣỡng giáo viên bao gồm những mặt sau: 31 - Về bồi dƣỡng chính trị tƣ tƣởng: Giúp cho GV luôn nắm đƣợc những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục của Đảng, nhà nƣớc, của ngành, trƣờng và địa phƣơng. - Về bồi dƣỡngtrình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, đáp ứng công việc đƣợc giao đạt đƣợc một trình độ chuẩn theo quy định ngành học. - Về bồi dƣỡng nghiệp vụ: Nhằm đảm bảo chất lƣợng nuôi dạy trẻ về kỹ năng nghề nghiệp. Để thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng nêu trên, hiệu trƣởng phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian, nhân lực cân đối hợp lý để giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hƣởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. - Về bồi dƣỡng thực hiện chuyên đề: Chuyên đề đƣợc hiểu là vấn đề chuyên môn đƣợc đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lƣợng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, hàng năm hiệu trƣởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt. Chú trọng công tác tự bồi dƣỡng của GV: Yêu cầu đổi mới GDMN gắn với yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực GV. GV mầm non phải là ngƣời có khả năng suy nghĩ, có kỹ năng phân tích và tự trang bị cho mình những kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà cả những kiến thức về các lĩnh vực khác. Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD, GV phải thƣờng xuyên tự học, tự bồi dƣỡng, đồng thời biết lựa chọn và vận dụng sáng tạo những thông tin hiểu biết đó để cùng trao đổi với đồng nghiệp. . 32 1.4.1.6. Phối hợp giữa Hiệu trưởng, Hiệu phó, các tổ chuyên môn, công đoàn trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện công tác dạy học ở trường mầm non Hiệu trƣởng là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và trƣớc Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thực hiện các qui định, qui chế về giáo dục- đào tạo, bảo đảm chất lƣợng hoạt động giáo dục- đào tạo và những hoạt động khác của trƣờng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn: Xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi các hoạt động chuyên môn. Tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách có nề nếp, khoa học và hiệu quả. Phó hiệu trƣởng phụ trách CSVC-HC: Thƣờng xuyên kiểm tra và lập kế hoạch trang bị, nâng cấp CSVC phục vụ dạy và học. Thƣờng xuyên chăm lo công tác vệ sinh, môi trƣờng, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan trƣờng học. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua đối với CBGV. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, ngƣời làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dƣỡng. Tổ chuyên môn có tổ trƣởng và tổ phó. Tổ trƣởng chuyên môn có nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. - Thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trƣờng, nhà trẻ - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN. 33 - Đề xuất khen thƣởng, kỷ luật giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần. Ban giám hiệu nhà trƣờng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên trong đơn vị thực hiện các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Việc tuyên truyền, giáo dục các nội dung trên phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục nhằm cũng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức tu dƣỡng đạo đức, nhân cách, lối sống và ý thức phấn đấu vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội ngũ. Tích cực động viên cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dƣởng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng sƣ phạm. Bên cạnh đó, trong việc đánh giá chuyên môn cần phải có chế độ khen thƣởng, đãi ngộ thích đáng nhằm động viên, khích lệ GV thì công tác QLCM sẽ đạt hiệu quả cao. 1.4.1.7. Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường mầm non Tổ chức kiểm tra là khâu quan trọng, là chức năng cơ bản không thể thiếu trong quá trình QL. Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà nhà QL nào, ở bất kì cấp nào, cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt đƣợc đến đâu và nhƣ thế nào? Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. KT là quá trình thiết lập các tiêu chuẩn đo lƣờng kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm đạt tới những kết quả mong muốn; thu thập các thông tin phản hồi từ phía đối tƣợng quản lý để biết đƣợc kết quả hoạt động của bộ máy, kịp thời điều chỉnh các sai lệch làm cho bộ máy (nhà trƣờng) hoạt động có hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đã đặt ra. Đánh giá giáo dục là quá trình thu thập và lý giải có hệ thống thông tin hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lƣợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trƣơng, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Là việc xem xét, xác định chất lƣợng của đối 34 tƣợng đƣợc đánh giá, trên cơ sở thu thập thông tin một cách hệ thống nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm. Nhƣ vậy mục đích của KT - ĐG chất lƣợng CS-GD trẻ là đánh giá việc thực hiện mục tiêu CS-GD trẻ và chỉ ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này. Đánh giá trong giáo dục có thể chia thành 2 loại: - Đánh giá trong là đánh giá quá trình CS-GD trẻ, thƣờng do GV trực tiếp tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: quan sát, đánh giá nhanh bằng những thang đo đơn giản, trò chuyện và nghiên cứu sản phẩm HĐ của trẻ. Những đánh giá này giúp GV hiểu đƣợc mức độ nhận thức, thái độ, khả năng của trẻ từ đó có sự điều chỉnh việc tổ chức, hƣớng dẫn của mình sao cho phù hợp với từng trẻ. - Đánh giá ngoài: là những đánh giá thƣờng không trực tiếp do GV tiến hành với trẻ của lớp mà do một bộ phận khác (Thanh tra, Ban giám hiệu) tiến hành để xem xét công việc của nhà trƣờng, của giáo viên. Ở đây quá trình CSGD trẻ và KT- ĐG là độc lập với nhau. Đánh giá ngoài là công việc của thanh tra giáo dục. Muốn kiểm tra cần phải có chuẩn. Chuẩn là thƣớc đo, là các yếu tố dùng làm cơ sở so với kết quả mong muốn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình thực hiện kiểm tra. Chuẩn là công cụ đo lƣờng hết sức cần thiết giúp nhà quản lí đánh giá đúng năng lực của nhà giáo, đồng thời hƣớng dẫn nhà giáo trong HĐCM của mình. - Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn: Nắm đƣợc thực trạng việc thực hiện QCCM của GV; Đảm bảo kỷ cƣơng nề nếp trong hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trƣờng, của ngành; Tạo điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lƣợng giờ dạy trên lớp của giáo viên; Động viên, khen thƣởng chính xác những GV thực hiện tốt QCCM trong đơn vị, phổ biến kinh nghiệm tốt trong tập thể SP, đồng thời phát hiện những thiếu sót, lệch lạc để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Tạo động lực cho việc tự kiểm tra của GV; Thực hiện tốt công tác quản lý 35 chuyên môn của HT, từ đó có điều chỉnh trong công tác quản lý đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. - Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên: Hoạt động sƣ phạm của GV là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của ngƣời GV, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về CM nhƣ: thực hiện chƣơng trình, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dƣỡng và tham gia bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên có ý nghĩa : - Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của tổ, nhóm chuyên môn: Hoạt động sƣ phạm của tổ, nhóm chuyên môn là hoạt động của tổ chức nghề nghiệp trong nhà trƣờng nhằm trao đổi, thống nhất trong việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy, chuẩn bị bài lên lớp, làm đồ dùng dạy học, tổ chƣ́c cho giáo viên nghiên cƣ́u vâ ̣n dụng các phƣơng pháp dạy học mới vào các giờ dạy, tổ chƣ́c bồ i dƣỡng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ cho giáo viên trong tổ, nhóm…Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của tổ chuyên môn giúp cho: - Kiểm tra cơ sở vật chất: nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho yêu cầu CSGD trẻ, ngƣời HT phải chủ động đề ra KH kiểm tra với hình thức gọn nhẹ; không chỉ dừng lại ở con số liệt kê trên sổ sách mà KT nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị sử dụng tính hiệu quả của các trang thiết bị hiện có trong nhà trƣờng. Tiến hành KT các phòng học, phòng hoạt động của trẻ; các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đƣợc cấp phát và thu nộp; đánh giá việc bảo quản, sử dụng và khai thác có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học. - Nội dung đánh giá trong chƣơng trình GDMN coi trọng việc đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, quá trình hoạt động của trẻ cũng nhƣ đánh giá việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên. Đánh giá, xếp loại giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2008 về ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 36 Kết luận Chƣơng 1 Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có hƣớng đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động dạy học tiến đến mục đích đề ra. Trong một nhà trƣờng thì hoạt động dạy học là một hoạt động trọng tâm cơ bản. Chính vì vậy quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng đƣợc xem nhƣ một nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trƣởng. Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy học là góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trƣờng. Quản lý của Hiệu trƣởng về dạy học là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích của Hiệu trƣởng đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học đã xác định. Muốn quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng tốt, ngƣời Hiệu trƣởng không chỉ là nhà quản lý hành chính- tổ chức, nhà sƣ phạm mẫu mực mà còn là nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao. Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non gồm các nội dung: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non; Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non; Quản lý nội dung chƣơng trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên; Phối hợp giƣa Hiệu trƣởng, Hiệu phó, các tổ chuyên môn, công đoàn trong xây dựng, chỉ đạo thực hiện công tác dạy học ở trƣờng mầm non; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non; Giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non. 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1. Khái quát lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây Về vị trí địa lý: Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đƣờng giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc nhƣ: Sông Hồng - Sông Tích, đƣờng Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đƣờng tỉnh lộ 414, 413... Về diện tích tự nhiên, dân số: Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn ngƣời. Mật độ dân số là 1586 ngƣời/km2. Điều kiện kinh tế, xã hội: Sơn Tây đƣợc đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. Trong những năm qua, nhờ tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế trên, bức tranh kinh tế thị xã luôn có gam màu sáng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình đạt 9,8%/ năm. Trong đó nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và du lịch là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng 53,2%GDP. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 18 triệu đồng/năm. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 hécta đất nông nghiệp năm 2012 đạt 66,9 triệu đồng; tăng 17,9 triệu đồng so với năm 2010; đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp 39 công trình thủy lợi với tổng số vốn đầu tƣ là 283,884 tỷ đồng. Trong 5 năm, tổng số vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 690.812 triệu đồng. Trong đó vốn huy động của doanh nghiệp là 4.727 triệu đồng. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp, thời gian qua thị xã đã triển khai quy hoạch điểm công nghiệp Phú Thịnh, Sơn Đông, đồng thời bổ sung thêm ba cụm và một điểm công nghiệp với tổng diện tích 416 ha. Đến nay, các 38 điểm công nghiệp đã thu hút hơn 30 dự án. Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 500 ngƣời, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp ở thị xã. Bên cạnh sản xuất công nghiệp, hoạt đông thƣơng mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn phát triển tƣơng đối khá. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành thƣơng mại đạt 13,9%/năm. Riêng năm 2012, tổng doanh thu thƣơng mại đạt khoảng 452 tỷ đồng tăng 30,4% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu từ hoạt động du lịch và dịch vụ tƣ nhân, tăng từ 146 tỷ đồng (năm 2008), lên 167 tỷ đồng (năm 2012). Kết quả này cho thấy vai trò không nhỏ của khối kinh tế tƣ nhân trong phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Sơn Tây đang xây dựng quy hoạch hạ tầng cơ sở du lịch nhƣ quy hoạch cụm di tích lịch sử văn hóa Đƣờng Lâm, đầu tƣ xây dựng các điểm du lịch ở Đồng Mô, Xuân Khanh, tích cực thực hiện công tác quảng bá du lịch đến với bạn bè trong nƣớc và quốc tế về tiềm năng du lịch của Sơn Tây,…Đây là những động thái tích cực tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành du lịch, dịch vụ của thị xã trong tƣơng lai. Đến nay thị xã Sơn Tây đã có 100% xã, phƣờng đạt chuẩn y tế. Mạng lƣới Y tế phƣờng, xã đƣợc hoàn thiện gồm 01 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh viện Quân y, 01 trung tâm Y tế dự phòng và 15 trạm y tế phƣờng, xã đảm bảo cho việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 100% số hộ dân đƣợc sử dụng điện an toàn và nƣớc hợp vệ sinh... An ninh chính trị, an ninh nông thôn tiếp tục đƣợc giữ vững. 39 Hình 2.1. BẢN ĐỒ THỊ XÃ SƠN TÂY 2.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo của thị xã Sơn Tây 2.2.1. Tình hình chung về GD&ĐT thị xã Sơn Tây Hiện nay với mạng lƣới trƣờng, lớp đƣợc phân bố đều và rộng khắp trên toàn thị xã, gồm 50 trƣờng và 100% các xã, phƣờng đã có trƣờng mầm non, tiểu học, THCS; có 733 phòng học (trong đó, kiên cố 617 phòng chiếm 93,5%, bán kiên cố 48 phòng, chiếm 6,5%% tổng số phòng học); 16/50 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 04 trƣờng đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ công nhận trƣờng chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào cuối năm 2013 đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trƣờng và hạn chế tỷ lệ trẻ bỏ học. 40 Để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong các nhà trƣờng, Phòng GD&ĐT thị xã đã chú trọng công tác bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thông qua việc tạo điều kiện cho CB, GV học nâng chuẩn; tổ chức các hội thảo, chuyên đề giúp GV nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm, tháo gỡ khó khăn trong chuyên môn; đổi mới hoạt động các tổ chuyên môn nhằm phát huy sức mạnh của tập thể; chỉ đạo các nhà trƣờng khuyến khích giáo viên tích cực tự học, tự bồi dƣỡng, tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp. Đến nay, trong tổng số 1.773 CB, GV, 100% đồng chí đạt chuẩn, số vƣợt chuẩn ngày càng tăng, ở cấp học mầm non là 35,1%, tiểu học 76,5%, THCS 54,1%. Tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi ngày càng tăng. Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục thị xã đã làm rất tốt công tác giảm bất bình đẳng giữa các khu vực thuận lợi và khó khăn, tạo nhiều thuận lợi, điều kiện tốt nhất cho các em học sinh đƣợc giáo dục một cách đầy đủ và chất lƣợng. Nhờ đó, sự nghiệp GD&ĐT thị xã không ngừng lớn mạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của địa phƣơng. 2.2.2. Thực trạng Giáo dục mầm non thị xã Sơn Tây Thực hiện đề án phát triển giáo dục thị xã Sơn Tây giai đoạn 2010- 2015 với mục tiêu chung là phát triển toàn diện giáo dục mầm non, nhằm tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc, củng cố mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp; nâng cao chất lƣợng CS-ND-GD trẻ và đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định, đảm bảo tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo kế hoạch. a. Về quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp, học sinh mầm non Năm học 2008 - 2009, thị xã Sơn Tây có 15 trƣờng mầm non công lập với 148 nhóm lớp; 2 trƣờng quân đội và 9 cơ sở GDMN trong các đơn vị quốc phòng. Đến năm học 2012 - 2013, có 15 trƣờng mầm non Công lập, 2 trƣờng quân đội, 01 trƣờng mầm non Tƣ thục; có 28 nhóm trẻ Gia đình và 6 lớp mẫu giáo tƣ thục. Tổng số trẻ mầm non toàn thị xã năm học 2008 – 2009 là 11.165 cháu. Trong đó trẻ nhà trẻ là 4.918 trẻ, trẻ nhà trẻ ra lớp là 1.092 cháu, đạt tỷ lệ huy 41 động 22,2 %; Trẻ mẫu giáo là 6.247 trẻ, trẻ mẫu giáo ra lớp là 5.485 đạt tỷ lệ huy động là 87,8 %. Đến năm học 2012 - 2013, tổng số trẻ trong độ tuổi mầm non là 12.175 trẻ, trong đó số trẻ nhà trẻ là 5175 trẻ, số trẻ nhà trẻ ra lớp là 1206 cháu đạt tỷ lệ huy động 23,3 %; Trẻ mẫu giáo là 7000 trẻ, số trẻ mẫu giáo ra lớp là 6724 cháu đạt tỷ lệ huy động 96,0%. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Thị xã cũng đã huy động tối đa trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật ra lớp (có 52/68 trẻ khuyết tật ra lớp chiếm tỷ lệ 76,5% số trẻ khuyết tật trong độ tuổi MN đƣợc hòa nhập), đảm bảo cho mọi trẻ em đƣợc đến trƣờng học tập, vui chơi. Tuy mạng lƣới trƣờng, lớp mầm non tăng qua các năm học, nhƣng hầu hết các trƣờng mầm non của thị xã quy mô nhỏ; có trƣờng có từ 3 đến 4 điểm trƣờng lẻ, vì vậy khó khăn trong công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng CSGD trẻ. Đối với các trƣờng mầm non tƣ thục, nhóm trẻ gia đình, điều kiện cơ sở vật chất chƣa đáp ứng tốt nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ. Kết quả thống kê qua bảng 2.1 nhƣ sau: Bảng 2.1. Về quy mô trƣờng, lớp, học sinh mầm non giai đoạn 2008-2013 TS trƣờng TS nhóm lớp MN MN MN quân MN MN MN quân Công Tƣ đội+lớp Công tƣ đội+lớp Năm học lập thục MG tƣ lập thục MG tƣ thục thục 08 – 09 09 – 10 10 – 11 11 – 12 12 - 13 15 15 15 15 15 0 09 178 0 45 0 09 185 0 47 01 08 193 7 53 01 08 197 8 53 01 08 203 9 55 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) TS học sinh Trƣờng (MNCL, Tƣ thục) Nhóm trẻ GĐ, lớp MG tƣ thục. 7.177 7.322 7.724 7.815 7.926 Qua báo cáo tổng kết năm học hàng năm của Phòng GD&ĐT cho thấy, ngành học mầm non thị xã đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về số lƣợng, ổn định mạng lƣới trƣờng, lớp và tỷ lệ huy động trẻ ra lớp. Số trẻ tăng qua các năm học. Tuy nhiên hiện nay, một số địa bàn phƣờng trung tâm của thị xã, số lƣợng trẻ đông nên chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu gửi trẻ của nhân dân dẫn đến công tác 42 tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Ngành giáo dục thị xã đã có những giải pháp để khuyến khích mở rộng loại hình trƣờng mầm non tƣ thục và trong năm học 2010-2011, đã có 01 trƣờng mầm non tƣ thục đƣợc thành lập. b. Về chất lƣợng CS-GD trẻ trong các trƣờng, lớp mầm non Trong những năm qua, các trƣờng mầm non thị xã luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; chú trọng việc đổi mới chất lƣợng bữa ăn hàng ngày cho trẻ; một số trƣờng đã ứng dụng CNTT trong tính toán khẩu phần ăn, đảm bảo đủ dinh dƣỡng cho trẻ. Phòng GD&ĐT thị xã đã chỉ đạo các trƣờng thực hiện tốt “mô hình phòng chống suy dinh dưỡng và phòng bệnh béo phì cho trẻ” kết hợp với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Tổng số trẻ ăn bán trú năm 2008 đạt 80,1%, qua các năm đều tăng và đến năm 2013 đạt 83,2%. Tỷ lệ trẻ đạt kênh A năm học 2012- 2013 là 95,3%, tăng 2,4% so với năm học 2008; tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng giảm qua các năm, đạt 4,2% và số trẻ mắc bệnh béo phì ở trẻ là 0,2% (năm học 2012-2013). Bảng 2.2. Chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng mầm non Giai đoạn 2008 - 2013 Tỷ lệ trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ trẻ Tỷ lệ trẻ đạt sức Cân nặng ăn suy dinh TS khỏe kênh cao hơn Năm học dƣỡng trẻ tại trƣờng A tuổi SL % SL % SL % SL % 6.6 32 0.5 2008 – 2009 7.17 575 80.1 6671 92,9 474 7 1 6.4 38 0.5 2009 – 2010 7.32 591 80.8 6821 93.1 463 2 7 4.8 44 0.6 2010 – 2011 7.72 630 81.7 7309 94.6 371 4 8 4.6 47 0.6 2011 – 2012 7.81 647 82.8 7410 94.8 358 5 5 4.0 54 0.7 2012 - 2013 7.92 660 83,2 7557 95.3 315 6 1 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) Năm học 2008 - 2009, GDMN thị xã Sơn Tây triển khai thực hiện thí điểm chƣơng trình giáo dục mầm non mới ở 02 trƣờng mầm non. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chƣơng trình ở một số trƣờng MN bƣớc 43 đầu còn gặp khó khăn, lúng túng do đội ngũ GV nhiều năm liên tục giảng dạy theo chƣơng trình cải cách, thiếu chủ động sáng tạo; CSVC còn thiếu, nhất là đồ dùng giảng dạy và đồ chơi phục vụ yêu cầu đổi mới chƣơng trình còn hạn chế. Phòng GD&ĐT thị xã và BGH các nhà trƣờng đã khắc phục khó khăn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về kiến thức và kỹ năng cho GV; hƣớng dẫn GV tự chủ động sáng tạo trong việc lập kế hoạch CS-GD trẻ theo đặc điểm, tình hình của từng lớp; tổ chức các chuyên đề, giờ dạy mẫu để rút kinh nghiệm. Qua đó, GV đã có nhiều cố gắng trong việc lựa chọn những nội dung gần gũi với đời sống của trẻ, phù hợp với điều kiện tổ chức của nhà trƣờng. Từ năm học 2010-2011 đến nay, 100% các trƣờng MN đã thực hiện Chƣơng trình GDMN mới). Kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3. Số lƣợng trƣờng, lớp, nhóm trẻ và giáo viên mầm non Năm học 08-09 09-10 10-11 11-12 12-13 Số nhóm, lớp Số trƣờng NT MG 5 tuổi 2 7 15 21 24 Số Giáo viên Số trẻ học 5 5 NT MG NT MG tuổi tuổi 2 8 4 4 19 9 43 312 154 7 48 19 17 110 40 192 1691 748 28 134 32 78 308 75 725 4824 1184 52 186 52 114 429 119 1145 6396 2163 57 195 70 138 441 144 1151 6643 2526 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) Cùng với quá trình chỉ đạo đi sâu thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động GD, triển khai thực hiện chƣơng trình GDMN mới. Phòng GD&ĐT thị xã luôn quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lƣợng phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Vào dịp hè hàng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mầm non, trong đó đi sâu vào nội dung chuyên đề về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ”. Năm học 2012-2013 phổ cập giáo dục MN 5 tuổi 15/15 xã phƣờng hoàn thành tỷ lệ 100%. c. Tình hình đội ngũ CBQL, GV mầm non thị xã Sơn Tây * Đội ngũ CBQL : Thị xã Sơn Tây hiện có 15 trƣờng mầm non công lập, 01 trƣờng MN tƣ thục, 8 trƣờng MN quân đội và lớp MN tƣ thục, với 42 CBQL (trong đó có 18 44 Hiệu trƣởng và 24 Hiệu phó). Nữ giới tỷ lệ 100%; Đảng viên tỷ lệ 100%. Với trình độ chuyên môn nhƣ sau: Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của Cán bộ quản lý giai đoạn 2008 – 2013 Năm học Đại học TS Cao đẳng Trung cấp CBQL SL % SL % SL % 08– 09 35 30 85,7 4 11.4 1 2.9 09– 10 35 30 85,7 4 11.4 1 2.9 10- 11 38 34 89.5 3 7,9 1 2.6 11- 12 38 34 89.5 3 7.9 1 2.6 12- 13 42 38 90.1 3 7.1 1 2.3 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) Bảng 2.4 cho thấy, trình độ chuyên môn của CBQL đạt 100% trên chuẩn. Năm học 2012- 2013 tổng số CBQL có trình độ Đại học 90.1%. Đa số CBQL ở các trƣờng trƣởng thành từ giáo viên mầm non giỏi tay nghề, tận tâm, say mê với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín trong tập thể sƣ phạm. Kết quả bảng 2.4 đều đƣợc cụ thể hoá qua biểu đồ sau: 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Đại học Cao đẳng Trung cấp 20082009 20092010 20102011 20112012 20122013 Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của Cán bộ quản lý giai đoạn 2008- 2013 45 Về bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý: Có 22/42 CBQL chiếm 52,4% đã qua bồi dƣỡng chính trị và 42/42 CBQL chiếm 100% đã qua bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý. Số liệu đó cho thấy, hàng năm CBQL đƣợc cử đi học tƣơng đối cao. Về độ tuổi và thâm niên công tác của CBQL: Phần lớn CBQL các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây có tuổi đời từ 30 trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ số ngƣời dƣới 30 tuổi và trên 50 tuổi không chênh lệch nhau nhiều, điều đó cho thấy đã có sự trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo, cần phải quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ trẻ để có những ngƣời kế cận, đáp ứng với yêu cầu cụ thể và thực tế của ngành. Tuổi nghề của CBQL trƣờng MN qua các năm rất cao, phần lớn CBQL đều có thâm niên công tác trên 10 năm; đội ngũ CBQL thâm niên công tác dƣới 10 năm chiếm tỷ lệ ít. Điều đó cho thấy, nhìn chung CBQL có thời gian công tác lâu năm trong ngành, có thâm niên QL, có kinh nghiệm và trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5. Độ tuổi, thâm niên công tác của CBQL giai đoạn 2008 – 2013 Năm học 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 - 2013 Độ tuổi Thâm niên công tác SL 30- 39 40-49 10  50 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10 28.6 13 37.1 12 34.2 0 0 10 28.6 25 71.4 35 35 38 38 42 9 25.7 13 37.1 11 31.4 0 0 10 28.6 25 71.4 12 31.6 16 42.1 10 26.3 0 0 12 31.6 26 68.4 13 34.2 17 44.7 0 0 12 31.6 26 68.4 17 40.5 18 42.9 7 16.6 0 0 14 33.3 28 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) 76.7 8 21.1 * Đội ngũ giáo viên các trường mầm non - Về số lƣợng: Năm học 2012-2013, tổng số giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo là 579 ngƣời, trong đó giáo viên trong biên chế là 295 ngƣời; giáo viên ngoài hợp đồng là 286 ngƣời. Nữ GV là ngƣời dân tộc 1 đ/c. 46 - Về trình độ chuyên môn của Giáo viên mầm non (xem số liệu Bảng 2.6) kết quả cho thấy: Trình độ Sơ cấp mầm non không còn, trình độ Trung cấp mầm non giảm, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng qua các năm học tăng. Năm học 2012-2013, GV có trình độ Đại học 203 đ/c chiếm tỷ lệ 35,1%; Cao đẳng 74 đ/c chiếm tỷ lệ 12,8%; Trung cấp 302 đ/c chiếm tỷ lệ 52,1%. Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của Giáo viên mầm non giai đoạn 2008 - 2013 Năm học TS GV Đại học Cao đẳng Trung cấp SL % SL % SL % 2008 – 2009 353 65 18.4 40 11.3 248 70.3 2009 – 2010 376 74 19.7 45 11.9 257 68.4 2010 – 2011 402 87 21.6 59 14.7 256 63.7 2011 – 2012 486 147 30.2 94 19.3 245 52.5 2012 - 2013 579 203 35.1 74 12.8 302 52.1 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây) - Cơ cấu đội ngũ Giáo viên theo độ tuổi: Nghiên cứu số liệu báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây năm học 2012-2013 cho thấy: Giáo viên dƣới 30 tuổi là 296 chiếm tỷ lệ 51.1%; Giáo viên từ 30 - 45 tuổi là 196 chiếm tỷ lệ 33,9%; Giáo viên trên 45 tuổi là 87 chiếm tỷ lệ 15%. Theo số liệu báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã, mặc dù tỷ lệ CBQL,GV đạt chuẩn khá cao nhƣng chất lƣợng chƣa tƣơng xứng với trình độ đào tạo, chủ yếu đào tạo từ xa, nâng chuẩn nên còn nhiều hạn chế về mặt phƣơng pháp CS-GD trẻ và chƣa đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN. Trong khi đó số GV lớn tuổi, chƣa bố trí đƣợc công việc khác, vẫn đứng lớp nên việc tiếp cận với chƣơng trình đổi mới và ứng dụng CNTT vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm Phòng GD&ĐT thị xã đã thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, chuyên đề về đổi mới nội dung, 47 chƣơng trình CS-GD trẻ, phƣơng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; hƣớng dẫn cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ theo độ tuổi; bồi dƣỡng tin học, ứng dụng phần mềm quản lý vào dạy học, cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ theo kế hoạch; tổ chức thi giáo viên giỏi cấp thành phố, lựa chọn và bồi dƣỡng giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt kết quả cao; rà soát, phân loại đội ngũ CBQL, GV mầm non và tạo điều kiện cho CBQL, GV theo học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.3. Thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến và hệ thống câu hỏi tƣơng ứng với việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non. Tôi đã xin ý kiến của 22 cán bộ quản lý, 198 giáo viên ở 15 trƣờng mầm non công lập trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 2.3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở các trường mầm non Kế hoạch là toàn bộ nội dung, những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Việc lập kế hoạch quan trọng và đòi hỏi ở năng lực Hiệu trƣởng nhƣng thực tế họ gặp rất nhiều khó khăn. Trong bản kế hoạch, thông tin thƣờng thếu cụ thể. Hiệu trƣởng chƣa xác định đƣợc thật rõ nhiệm vụ trọng tâm của nhà trƣờng; các biện pháp đề ra không cụ thể, không phù hợp, ít sáng tạo; có nhiều mục tiêu còn mang tính khẩu hiệu chung chung, ít đổi mới. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch còn quan trọng hơn, vì nó quyết định sự thành công của phƣơng pháp. Nếu kế hoạch đƣợc xây dựng tốt thì việc thực hiện sẽ khoa học và hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao, còn kế hoạch xây dựng 48 chƣa tốt thì việc tổ chức chỉ đạo bằng kế hoạch sẽ không thể đảm bảo đạt hiệu quả quản lý cao đƣợc. Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học. Mức độ thực hiện Nội dung TX Kết quả thực hiện KTX Tốt KTH Khá T. Bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 186 84.5 34 15.5 0 0 164 74.5 56 25.5 0 0 0 0 141 64.1 79 35.9 0 0 137 62.3 83 37.7 0 0 0 0 73 33.2 102 46.4 45 20.5 110 50.0 55 25 0 0 55 25 220 100 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 0 0 202 91.8 18 8.2 0 0 197 89.5 23 10.5 0 0 0 0 198 90.0 22 10.0 0 0 204 92.7 16 7.3 0 0 0 0 HT nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch. HT lập dự thảo kế hoạch CM. Trao đổi về bản KH dự thảo. Chỉ đạo các bộ phận xây dựng KH Xác đinh nội dung, biện pháp thực hiện KH. Hƣớng dẫn dựng kế hoạch. xây Kết quả bảng 2.7 cho thấy: ý kiến nhận xét Hiệu trƣởng thƣờng xuyên nghiên cứu các văn bản để xây dựng kế hoạch đạt 84.5%; chƣa thƣờng xuyên là 15.5%. Qua trao đổi, ở một số trƣờng, Hiệu trƣởng mới chỉ căn cứ vào hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học, chƣa nghiên cứu, cập nhật những văn bản mới về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đổi mới GDMN hiện nay để làm căn cứ xây dựng kế hoạch. Việc lập dự thảo kế hoạch và trao đổi kế hoạch với Hiệu phó chuyên môn và các tổ chuyên môn, cũng ít đƣợc HT quan tâm thực hiện để kịp thời có những điều chỉnh nội dung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, đánh giá ở mức độ không thƣờng xuyên đạt (35.9%; 46.4%) và không thực hiện 20.5%, riêng việc trao đổi kế hoạch dự thảo, còn 25% ý kiến nhận xét đạt trung bình. Biện pháp thực hiện thƣờng 49 xuyên và đạt kết quả cao nhất là HT luôn chỉ đạo các bộ phận xây dựng KH chuyên môn (100%). 90%, ý kiến nhận xét việc hƣớng dẫn GV xây dựng KH đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Tuy nhiên, qua trao đổi, 91.8% ý kiến cho rằng khi xây dựng KH, việc xác định các nội dung, biện pháp thực hiện kế hoạch chưa cụ thể và sát với tình hình thực tế. Việc hướng dẫn GV xây dựng KH được thực hiện thƣờng xuyên 90,0% và không thƣờng xuyên 10%; kết quả thực hiện tốt đạt 92.7%, mức độ khá đạt 7.3%. Bảng 2.8. Ý kiến về việc tổ chức thực hiện kế hoạch Mức độ thực hiện Nội dung TX Triển khai KH tới toàn thể CBGV. KTX Kết quả thực hiện Tốt KTH Khá Chƣa T. Bình tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 220 100 0 0 0 0 194 88.2 26 11.8 0 0 0 0 205 93.2 15 6.8 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 194 88.2 26 11.8 0 0 0 0 188 85.5 32 14.5 0 0 177 80.5 23 11.5 20 9.0 161 73.2 59 26.8 0 0 137 62.3 61 27.7 22 10 0 0 134 60.9 86 39.1 0 0 131 59.6 65 29.5 24 10.9 0 0 Có biện pháp xử lý GV không thực hiện kế hoạch. HT kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV. Khuyến khích GV điều chỉnh kế hoạch. 0 0 Tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Phối hợp giữa các bộ phận trong trƣờng kiểm tra việc thực hiện KH của GV. Theo bảng 2.8: 100% ý kiến cho rằng, HT các trƣờng thƣờng xuyên triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn tới CBGV-NV; mức độ xử lý vi phạm đối với GV thực hiện thường xuyên đạt 93.2%; HT kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV đạt 91.3%. Tuy nhiên, biện pháp HT 50 quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích GV kịp thời điều chỉnh KH, đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên không cao đạt 85.5%. Mặt hạn chế trong công tác này ở các nhà trƣờng hiện nay đó là các tổ chuyên môn chƣa thƣờng xuyên giám sát GV thực hiện KH, mức độ thực hiện thường xuyên đạt 73.2%; sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn, công đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện KH của GV đạt 60.9%. Kết quả thực hiện ở các biện pháp 1,2,3, ý kiến đánh giá mức độ tốt trung bình đạt (88.2% đến 91.4%), mức độ khá (11.8%; 8.6%, 11,8%). Các biện pháp 4,5,6 kết quả thực hiện đạt không cao: mức độ tốt (80.5%, 60.3%, 59,5%), còn có ý kiến nhận xét đạt trung bình (9.0%, 10.0%, 10.9%). 2.3.2. Quản lý thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trường mầm non Bảng 2.9. Ý kiến về quản lý thực hiện mục tiêu CS - GD trẻ Mức độ thực hiện Nội dung TX KTX Kết quả thực hiện Tốt KTH Khá T. Bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 183 83.2 37 16.8 0 0 176 80.0 44 20.0 0 0 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 157 71.4 63 28.6 0 0 0 0 204 92.7 16 7.3 0 0 170 77.3 35 15.9 15 6.8 0 0 162 73.6 58 26.4 0 0 148 67.3 41 18.6 31 14.1 0 0 207 94.1 13 5.9 0 0 199 90.0 21 10.0 0 0 0 0 151 68.6 69 31.4 0 0 166 75.5 54 24.5 0 0 0 0 Mục tiêu CS-GD trẻ đƣợc cụ thể hóa trong các HĐCM. GV nắm đƣợc mục tiêu CS-GD trẻ. Công tác CM luôn hƣớng tới mục tiêu CS-GD trẻ. GV xác định rõ mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng, hƣớng dẫn GV cách xác định mục tiêu GD. Trƣờng tạo điều kiện để GV trao đổi mục tiêu đề ra. 51 Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Nhìn chung các trƣờng mầm non đều quan tâm quản lý việc thực hiện mục tiêu CS-GD trẻ và mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi. Ý kiến nhận xét: GV nắm được mục tiêu CS-GD trẻ; Công tác CM luôn hướng tới mục tiêu CS-GD trẻ và nhà trường luôn hướng dẫn GV cách xác định mục tiêu GD đƣợc đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt (91.4% - 92,7%). Về mục tiêu CS-GD trẻ được cụ thể hóa trong các HĐCM, có 83.2% ý kiến nhận xét thực hiện thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên là 16.8%. GV xác định rõ mục tiêu giáo dục, có 73.6% ý kiến nhận thấy rằng mặt thực hiện nội dung này ở các trƣờng là thƣờng xuyên và 26,4% không thƣờng xuyên. Biện pháp trường tạo điều kiện cho GV trao đổi cách xác định mục tiêu GD ít đƣợc các trƣờng quan tâm thực hiện, đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt thấp nhất (68.6% và không thƣờng xuyên (31,4%). Do đó, qua trao đổi ý kiến và khảo sát hầu hết GV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu GD cụ thể đối với từng lĩnh vực. Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu CS-GD trẻ của trƣờng cho thấy: Hầu hết các biện pháp thực hiện đƣợc đánh giá ở mức độ tốt (80% - 90%). Tuy nhiên, công tác chuyên môn luôn hướng tới mục tiêu CS-GD trẻ và GV xác định rõ mục tiêu GD kết quả thực hiện còn ở mức trung bình là (6.8%; 14,1%). 2.3.3. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình CS-GD trẻ trong các trường mầm non 52 Bảng 2.10. Ý kiến về QL thực hiện nội dung, chƣơng trình CS - GD trẻ Mức độ thực hiện Nội dung TX KTX Kết quả thực hiện Tốt KTH Khá T. Bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 181 82.3 39 17.7 0 0 176 80.0 44 20.0 0 0 0 0 164 74.5 56 25.5 0 0 154 70 40 18.2 26 11.8 0 0 132 60.0 88 40.0 0 0 148 67.3 72 32.7 0 0 0 0 205 93.2 15 6.8 0 0 198 90.0 22 10.0 0 0 0 0 164 74.5 56 25.5 0 0 147 66.8 37 16.8 36 16.4 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 174 79.1 46 20.9 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 208 94,5 12 5,5 0 0 0 0 Hƣớng dẫn GV nắm vững ND KH chƣơng trình. Hƣớng dẫn GV xác định rõ nội dung chủ đề. Khuyến khích bài dạy của GV có sự liên hệ, mở rộng. Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình. Khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp. Kiểm tra thực hiện chƣơng trình, KH. Hiệu trƣởng xử lý GV không thực hiện ND C.trình. Kết quả cho thấy: quản lý nội dung, chƣơng trình CS-GD trẻ trong các trƣờng về cơ bản đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Việc chỉ đạo, hƣớng dẫn GV nắm vững nội dung kế hoạch chương trình và thực hiện nghiêm túc chương trình được đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt (82.3% - 93,2%). Tiến hành việc kiểm tra, đánh giá GV thực hiện nội dung chương trình ý kiến nhận xét ở mức độ thƣờng xuyên đạt 91,4%, không thƣờng xuyên đạt 8,6%. Hiệu trưởng xử lý GV thực hiện không đảm bảo nội dung chương trình đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, theo các ý kiến nhận xét, 40% giáo viên không thƣờng xuyên có sự liên hệ, mở rộng nội dung chủ đề. Việc giúp GV xác định rõ nội dung cũng nhƣ 53 việc khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp đều đƣợc đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt 74.5%, không thƣờng xuyên đạt (26,5%). Kết quả thực hiện các biện pháp quản lý GV thực hiện nội dung chƣơng trình CS-GD trẻ, đƣợc nhận xét ở mức độ tốt với tỷ lệ trung bình đạt từ (67,3% đến 90,0%). Tuy nhiên, ở hai nội dung hướng dẫn GV xác định rõ nội dung chủ đề và khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp còn ý kiến nhận xét ở mức trung bình đạt 11,8%. 2.3.4. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên ở các trường mầm non Bảng 2.11. Ý kiến về quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên Mức độ thực hiện Nội dung TX SL Kết quả thực hiện KTX Tốt KTH Khá T. Bình Chƣa tốt % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 92.3 17 7.7 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 0 0 202 91.8 18 8.2 0 0 199 90.5 21 9.5 0 0 0 0 178 80.9 30 13.6 12 5.5 169 76.8 32 14.6 19 8.6 0 0 193 87.7 27 12.3 0 0 189 85.9 31 14.1 0 0 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 199 90.5 21 9.5 0 0 0 0 199 90.5 21 9.5 0 0 196 89.1 24 10.9 0 0 0 0 203 92.3 17 7.7 0 0 200 90.9 20 9.1 0 0 0 0 201 91.4 19 8.6 0 0 198 90.0 22 10.0 0 0 0 0 Xây dựng và QL thực hiện quy chế chuyên 203 môn. GV có đủ đồ dùng, giáo án. Khuyến khích GV ƢDCNTT Hƣớng dẫn GV nắm HT, PPGD. Dự giờ, kiểm tra HĐ dạy Kiểm tra hồ sơ chuyên môn. XD môi trƣờng giáo dục cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: Nhìn chung, các trƣờng đã quan tâm chỉ đạo quản lý hoạt động trên lớp của GV. Ý kiến nhận xét về xây dựng và quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, đƣợc đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt 54 92,3%. Nhận xét các biện pháp 3,4,5,6 về các nội dung quản lý hoạt động dạy của GV ở trên lớp, các ý kiến đánh giá mức độ thƣờng xuyên đạt 80,9% đến 90,5%. Biện pháp QL hoạt động “học ” của trẻ: xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ học; tạo điềug kiện cho trẻ học, trải nghiệm đƣợc thực hiện thƣờng xuyên (92,3%, 91,4%). Qua bảng 2.11 cũng cho thấy, số ý kiến nhận xét việc QL hoạt động trên lớp của GV, hoạt động “học” của trẻ ở trƣờng đã đạt đƣợc kết quả tốt. Tuy nhiên, biện pháp khuyến khích GV ứng dụng CNTT và tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, đánh giá ở mức độ trung bình còn đạt (5,5%, 8,6%). 2.3.5. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong trường MN Bảng 2.12. Ý kiến về công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho GV Mức độ thực hiện TX Nội dung Chú trọng bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng . Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng. Tổ chức thi GV dạy giỏi, viết SKKN. ND sinh hoạt chuyên đề có trọng tâm. Tạo điều kiện cho GV học lớp BDCM Khuyến khích GV tự học, tự bồi dƣỡng Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm. Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên Kiểm tra nề nếp sinh hoạt CM. KTX SL % SL % 190 86.4 30 13.6 199 90.5 21 220 100 195 Kết quả thực hiện Tốt KTH S Khá T. Bình % SL % SL % SL 0 0 184 83.6 36 16.4 0 0 0 0 9.5 0 0 220 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 0 0 88.6 25 11.4 0 0 178 80.9 42 19.1 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 0 0 167 75.9 53 24.1 0 0 145 65.9 43 19.6 32 14.5 0 0 157 71.4 63 28.6 0 0 155 70.5 35 15.9 30 13.6 0 0 155 70.5 65 29.5 0 0 153 69.5 47 21.4 20 9.1 0 0 198 90.0 22 10.0 0 0 197 89.5 23 10.5 0 0 0 0 L 55 % Chƣa tốt S % L Nghiên cứu bảng 2.12 cho thấy: Nhiều biện pháp bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ GV của Hiệu trƣởng đƣợc tiến hành có tác động đến chất lƣợng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Một số nội dung đƣợc đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt cao nhƣ: tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, tạo điều kiện cho GV học các lớp bồi dưỡng đạt tỷ lệ 100%; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thao giảng;chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho GV; triển khai chuyên đề có trọng tâm; kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn, ý kiến đánh giá đạt tỷ lệ trung bình (90.5%; 86,4%; 88,6%). Kết quả thực hiện (Bảng 2.13) cũng cho thấy hầu hết ý kiến đánh giá việc thực hiện các nội dung bồi dƣỡng chuyên môn cho GV đều đạt khá, tốt. Tuy nhiên, còn biện pháp khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn; tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và cung cấp tài liệu tham khảo, tự học, bồi dưỡng cho GV mức độ đánh giá đạt thấp nhất so với các biện pháp khác (75,9%; 72,4%; 70,5%). Kết quả thực hiện đạt đƣợc cũng không cao, còn có ý kiến đánh giá ở mức trung bình (14,5%; 13,6% và 9,1%). 2.3.6. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trường MN Những năm qua, Phòng GD&ĐT thị xã đã chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, huy động sự ủng hộ, giúp đỡ của toàn xã hội đầu tƣ CSVC cho các nhà trƣờng theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Năm học 2012 – 2013, đã tham mƣu quy hoạch và mở rộng diện tích cho 05 trƣờng mầm non; hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa các khu vui chơi, lớp học, bếp ăn, khu vực vệ sinh cho 07 trƣờng mầm non. Các trƣờng cũng đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại gồm máy vi tính, ti vi màn hình rộng, máy chiếu, các phần mềm học tập, trò chơi nhằm sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học cho 16/24 trƣờng mầm non. Một số trƣờng tích cực đẩy mạnh công tác XHHGD, vận động phụ huynh ủng hộ, đầu tƣ CSVC, mua sắm bàn ghế, đồ dùng đồ chơi cho trƣờng và các nhóm lớp, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn (ti vi, đầu đĩa, catset...), từ đó tạo điều kiện để triển khai chƣơng trình GDMN mới, đảm bảo việc cải thiện môi trƣờng giáo dục cho trẻ. Năm 56 học 2012-2013, toàn thị xã xây mới 34 phòng học, nâng tổng số phòng học của bậc học Mầm non lên 271 phòng học, trong đó có 246 phòng học kiên cố, bếp ăn đạt yêu cầu, công trình vệ sinh phù hợp; 100% điểm trƣờng có tƣờng bao, cổng trƣờng theo quy định. Bảng 2.13. Ý kiến về quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non Mức độ thực hiện Nội dung TX Kết quả thực hiện KTX SL % SL sử dụng bảo quản 199 CSVC. 90.5 21 189 85.9 201 % Tốt KTH Khá Chƣa T. Bình SL % tốt SL % SL % SL % SL % 9.5 0 0 197 89.5 23 10.5 0 0 0 0 31 14.1 0 0 210 95.5 10 4.5 0 0 0 0 91.4 19 9.6 0 0 200 90.9 20 9.1 0 0 0 0 185 84.1 35 15.9 0 0 191 86.8 29 13.2 0 0 0 0 220 100 0 0 0 0 202 91.8 18 8.2 0 0 0 0 194 88.2 26 11.8 0 0 183 83.2 37 16.8 0 0 0 0 167 75.9 53 24.1 0 0 164 74.5 33 15.0 23 10.5 Hƣớng dẫn khai thác, Phân công QL, sử dụng tài sản. Mua sắm ĐDĐC phục vụ dạy học. Nâng cấp, sửa chữa CSVC. Kiểm kê tài sản định kỳ, đột xuất. Hỗ trợ GV làm đồ dùng dạy học. Mua sắm phƣơng tiện hiện đại. 0 Qua khảo sát cho thấy, biện pháp quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động chuyên môn đƣợc HT các trƣờng quan tâm thực hiện. 90.5% ý kiến đánh giá HT các trƣờng mầm non thƣờng xuyên hướng dẫn, khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC; mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên môn. Các biện pháp 57 0 phân công quản lý, sử dụng tài sản; nâng cấp, sửa chữa CSVC; hỗ trợ GV tự làm đồ dùng dạy học, ý kiến đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt (85,9%; 84,1%;88,2%). 100%, ý kiến nhận xét các trƣờng đều tiến hành kiểm kê tài sản định kỳ đầu năm, cuối năm để lập dự trù mua sắm phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho công tác CS-GD trẻ. Về kết quả thực hiện cho thấy các biện pháp 1 đến 5 đều đƣợc đánh giá ở mức độ khá, tốt, đạt tỷ lệ trung bình từ (90.5% đến 100%). Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến, việc mua sắm thiết bị hiện đại nhƣ (máy chiếu, máy vi tính,) cho từng lớp còn gặp khó khăn, hầu hết các trƣờng đƣợc trang bị và sử dụng tại phòng hoạt động chung của trẻ, do đó, đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên đạt 75,9%, kết quả thực hiện đạt thấp, có 10.5% ý kiến nhận xét ở mức trung bình. 2.3.7. Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở các trường mầm non Theo số liệu báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã, mặc dù tỷ lệ CBQL,GV đạt chuẩn khá cao nhƣng chất lƣợng chƣa tƣơng xứng với trình độ đào tạo, chủ yếu đào tạo từ xa, nâng chuẩn nên còn nhiều hạn chế về mặt phƣơng pháp CS-GD trẻ và chƣa đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN. Trong khi đó số GV lớn tuổi, chƣa bố trí đƣợc công việc khác, vẫn đứng lớp nên việc tiếp cận với chƣơng trình đổi mới và ứng dụng CNTT vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm Phòng GD&ĐT thị xã đã thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, chuyên đề về đổi mới nội dung, chƣơng trình CS-GD trẻ, phƣơng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; hƣớng dẫn cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ theo độ tuổi; bồi dƣỡng tin học, ứng dụng phần mềm quản lý vào dạy học, cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ theo kế hoạch; tổ chức thi giáo viên giỏi cấp thành phố, lựa chọn và bồi dƣỡng giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt kết quả cao; rà soát, phân loại đội ngũ CBQL, GV mầm non và tạo điều kiện cho CBQL, GV theo học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 58 Bảng 2.14. Ý kiến về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học Mức độ thực hiện TX Nội dung Kết quả thực hiện KTX SL % SL % 173 78.6 47 201 91.4 203 Tốt KTH SL % 21.4 0 19 8.6 92.3 17 199 90.5 187 tự học, tự bồi dƣỡng 177 Khá T. Bình SL % Chƣa tốt S SL % SL % 0 173 78.6 47 21.4 0 0 0 0 0 0 195 88.6 25 11.4 0 0 0 0 7.7 0 0 193 87.7 27 12.3 0 0 0 0 21 9.5 0 0 199 90.5 21 9.5 0 0 0 0 85.0 33 15.0 0 0 183 83.2 37 16.8 0 0 0 0 80.5 43 19.5 0 0 167 75.9 25 11.4 28 12.7 0 0 203 92.7 17 7.7 0 0 193 87.7 27 12.3 0 0 0 0 169 76.8 51 23.2 0 0 145 65.9 34 15.5 41 18.6 0 0 220 100 0 0 0 0 203 92.3 17 7.7 0 0 0 0 L % Kiểm tra thực hiện C.trình, KH Kiểm tra bài soạn, giờ lên lớp. Kiểm tra HĐ dạy học Kiểm tra chuyên đề Kiểm tra HĐSP của GV, tổ CM Kiểm tra, giám sát CM. Kiểm tra CSVC, tài sản lớp. Sử dụng các hình thức kiểm tra Đánh giá kết quả dạy học Kết quả khảo sát (Bảng 2.14): HT các trƣờng mầm non đã có nhiều biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Qua khảo sát, mức độ thực hiện thƣờng xuyên đạt cao tập trung ở các nội dung kiểm tra bài soạn, giờ lên lớp của GV; kiểm tra các hoạt động CS-GD trẻ; kiểm tra chuyên đề và kiểm tra CSVC, tài sản nhóm lớp (91,4% đến 92,7%); việc tiến hành đánh giá kết quả dạy học, mức độ thƣờng xuyên thực hiện đạt cao nhất (100%). Bên cạnh 59 đó, các biện pháp kiểm tra HĐSP của GV, tổ CM; KT-GS tự học, tự bồi dưỡng CM của GV và sử dụng các hình thức KT, mức độ thƣờng xuyên đạt thấp hơn (85,0%; 80,5%; 76,8%). Bảng số liệu cũng cho thấy các biện pháp kiểm tra HĐCM đều đƣợc đánh giá ở mức độ đạt khá, tốt. Tuy nhiên, kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của GV còn hạn chế, ý kiến đánh giá mức độ trung bình (12,7%), điều này ảnh hƣởng tới sự nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Các trƣờng cũng chƣa thƣờng xuyên sử dụng các hình thức KT , kết quả thực hiện đạt thấp nhất, mức độ tốt là 65,9%, còn có ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình đạt (18,6%). 2.3.8. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trưởng trường mầm non Bảng 2.15. Một số thuận lợi, khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng Đồng ý Phân vân K. đồng ý TT Thuận lợi, khó khăn SL % SL % SL % I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 18 100 0 0 0 0 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 18 100 0 0 0 0 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 18 100 0 0 0 0 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng 0 5 16 88.9 2 11.1 0 đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng 15 83.3 3 16.7 0 0 II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 4 22.2 5 27.8 9 50.0 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN 1 5 27.8 4 22.2 9 50.0 mới GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó 1 5 27.8 4 22.2 9 50.0 khăn. Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn 2 6 33.3 5 27.8 7 38.9 chế Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng 3 13 72.2 5 27.8 0 0 xuyên Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn 4 15 83.3 3 16.7 0 0 ít Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, 5 10 55.6 3 16.7 5 27.8 phƣơng tiện dạy học của GV còn chƣa cao. 6 Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 10 55.6 3 16.7 5 27.8 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ 7 8 44.4 4 22.2 6 33.4 phận chƣa thƣờng xuyên. 60 Kết quả bảng 2.15 cho thấy: ý kiến đánh giá về các mặt thuận lợi trong công tác QL dạy học của Hiệu trƣởng nhƣ: Lãnh đạo trường được đi thực tế, học hỏi một số kinh nghiệm về QLCM; Đội ngũ GV được đào tạo chuẩn, trên chuẩn; Nhà trường tạo điều kiện để GV tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và các chuyên đề đã đƣợc sự đồng thuận cao của 100% số ý kiến. Qua điều tra, hầu hết Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non của thị xã cho rằng, việc đầu tƣ CSVC, thiết bị dạy học đã đƣợc ngành GD&ĐT thị xã quan tâm, đáp ứng quy chuẩn về thiết bị dạy học với 88,9% ý kiến cho rằng đó là điều kiện thuận lợi phục vụ công tác dạy và học ở các trƣờng mầm non. Ngoài ra 83,3% ý kiến nhận thấy sự phối kết hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường, các tổ CM trong quản lý các hoạt động dạy học của trường có ảnh hƣởng tích cực tới việc nâng cao chất lƣợng CS-GD trẻ trong trƣờng mầm non. Bên cạnh những thuận lợi trên, kết quả phân tích cũng cho thấy: Một số khó khăn hiện nay đã ảnh hƣởng không nhở tới công tác quản lý dạy học của HT. Có 22,2% ý kiến đồng ý và phân vân về một trong những khó khăn Hiệu trưởng còn hạn chế về năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ; tuy nhiên số ý kiến không đồng ý đạt tỷ lệ 50,0%. Qua phỏng vấn, tìm hiểu, HT các trƣờng mầm non ở thị xã Sơn Tây phần lớn là GV dạy giỏi đƣợc đề bạt lên, chƣa đƣợc thƣờng xuyên tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý (với 72,2% ý kiến đồng ý) mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý qua nhiều năm công tác. So với yêu cầu đổi mới quản lý GD hiện nay, một số HT vẫn còn hạn chế về năng lực quản lý và chuyên môn nhƣng bên cạnh đó đội ngũ HT mới đƣợc bổ nhiệm, còn trẻ tuổi thì khả năng nắm bắt, cập nhật thông tin QL nhanh hơn. Việc triển khai thực hiện CTGDMN mới và đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn gặp khó khăn cả về phía CBQL và GV với số ý kiến đồng ý và phân vân đạt trung bình đạt 33,3% và 27,8, điều đó cho thấy đây là thực trạng ở một số trƣờng mới triển khai thực hiện đại trà chƣơng trình GDMN mới. Số ý kiến không đồng ý (50,0% và 38,9%) hầu hết là ở các trƣờng đƣợc chọn làm điểm thực hiện CTGDMN mới, nên họ không gặp khó khăn trong QL triển khai và tổ chức thực hiện chƣơng 61 trình. Với các khó khăn 4,5,6, nhiều nhất tập tập trung ở: Quy mô trường, lớp còn chật hẹp; các thiết bị, phương tiện giảng dạy hiện đại nhƣ (máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học, trò chơi ; đồ dùng, đồ chơi...) còn ít đƣợc đầu tƣ (83,3% ý kiến đồng ý); Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phương tiện dạy học của GV còn chưa cao và tài liệu tham khảo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn còn ít, chưa được cung cấp, cập nhật thường xuyên 55,6% ý kiến đồng ý; còn 16,7% và 27,8% ý kiến phân vân. Ý kiến về sự phối hợp trong QL dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng xuyên (đồng ý: 44,4%; không đồng ý: 22,2%, phân vân: 33,4%). 2.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây 2.4.1. Những điểm mạnh và hạn chế Qua điều tra ở 15 trƣờng mầm non ở thị xã Sơn Tây, tôi thấy việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non có những mặt mạnh và những hạn chế sau: * Điểm mạnh: Hầu hết các Hiệu trƣởng đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý dạy học ở trƣờng mầm non. Chính vì vậy đã giúp cho họ đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối tốt trong quá trình quản lý. Các Hiệu trƣởng đã nắm đƣợc các mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp cơ bản trong quản lý dạy học ở các trƣờng mầm non. Đa số Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non đều có năng lực, kinh nghiệm quản lý dạy học, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng, xã hội. Họ đã tạo đƣợc uy tín đối với tập thể tại đơn vị, cha mẹ trẻ, các cấp chính quyền. * Điểm hạn chế: Kiến thức khoa học trong chuyên môn, nghiệp vụ quản lý làm nền tảng vững chắc cho công tác quản lý nói chung và quản lý dạy học trong trƣờng mầm non nói riêng của ngƣời Hiệu trƣởng chƣa đƣợc tiếp thu đầy đủ, thiếu tính hệ thống, nặng về lý thuyết… Do đó học gặp nhiều khó khăn trong việc xây 62 dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học, trong công tác thanh tra, kiểm tra dạy học. Trình độ nghiệp vụ quản lý còn hạn chế nên thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch nhiệm vụi dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Vẫn còn tình trạng quản lý bằng kinh nghiệm, theo thói quen, chƣa vận dụng linh hoạt những kiến thức đƣợc trang bị vào công tác quản lý một cách khoa học, chƣa năng động, sáng tạo trong quản lý dạy học. Việc giám sát, kiểm tra quá trình quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non chƣa đƣợc tăng cƣờng nhất là công tác tự kiểm tra, đánh giá. 2.4.2. Nguyên nhân Công tác đào tạo và tự bối dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chƣa đƣợc thƣờng xuyên do chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, do Hiệu trƣởng một số các trƣờng mầm non quá bận rộn với công việc nhà trƣờng. Vì vậy, tình trạng hoạt động dạy học trong nhà trƣờng trở nên lạc hậu, trì trệ, không bắt kịp với những cái mới đang từng ngày từng giờ làm thay đổi hình thức tổ chức, nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non, không đáp ứng đòi đƣợc đòi hỏi ngày càng cao của xã hội với giáo dục. Một số Hiệu trƣởng chƣa coi trọng công tác quản lý hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non; chƣa có ý thức học hỏi nắm bắt chuyên môn sâu sắc, chỉ chung chung, hời hợt bằng lòng với những cái mình đã có… Do đó khi đƣa ra các quyết định trong chỉ đạo hoạt động dạy học còn lúng túng, không phù hợp, kém hiệu quả dẫn đến kết quả của công tác quản lý hoạt động dạy học không theo kịp sự đổi mới của giáo dục mầm non, dậm chân tại chố. Một số Hiệu trƣởng chƣa có ý thức đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý hoạt động dạy học mà tự bằng lòng với những gì mình đã làm. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm đến ngành học mầm non, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có những chế độ ƣu tiên cho giáo viên mầm non. Nhƣng chế độ chính sách vẫn chƣa thỏa đáng đối với trẻ mầm non, giáo viên mầm non, chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong ngành học mầm 63 non dành hết tâm huyết cho công việc “trồng ngƣời”. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc dành cho giáo dục mầm non còn hạn chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu, dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất, trƣờng lớp và các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng. Kết luận Chương 2 Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non Thị xã Sơn Tây có thể khẳng định rằng phần lớn các hiệu trƣởng đƣợc đào tạo trình độ chuyên môn trên chuẩn, đã đƣợc tham dự các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Hầu hết đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, ham học hỏi. Bên cạnh đó đội ngũ Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non đã có những chuyển biến tích cực về năng lực quản lý và chỉ đạo. Mặc dù vậy kết quả khảo sát cho thấy: Một số Hiệu trƣởng việc quản lý hoạt động dạy học còn chƣa khoa học dẫn tới hiệu quả chƣa cao Các khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non cũng đa dạng, phức tạp, không mang tính thƣờng xuyên, song mức độ của những khó khăn và nguyên nhân cũng cần đƣợc tháo gỡ để giúp Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kết quả thực trạng cũng cho thấy, trong từng nội dung quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng cũng còn những tồn tại, hạn chế do một số khó khăn cơ bản đã đƣợc phân tích. Từng mặt nội dung quản lý có sự liên quan với nhau: nội dung nào không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thì kết quả thực hiện đạt không cao. Tuy nhiên những kết quả phân tích trong Chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo. 64 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THỊ XÃ SƠN TÂY 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non cần hƣớng mọi tác động CS-GD trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học, nhằm phát triển các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục phải gắn với cuộc sống thực của trẻ, đảm bảo nguyên tắc “Giáo dục đi trƣớc sự phát triển của trẻ”. Quản lý và thực hiện tốt chƣơng trình GDMN (ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ GD&ĐT). 3.1.2. Đảm bảo tính phát triển Quản lý hoạt động dạy học phải dựa trên cơ sở những hiểu biết về sự phát triển của trẻ, nhằm khuyến khích trẻ tích cực, chủ động khi tham gia vào các hoạt động, phát triển tiềm năng một cách tối đa, hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Giúp Giáo viên chủ động, sáng tạo khi thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục trẻ. 3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thƣờng ảnh hƣởng đến nhiều mặt. Mỗi phƣơng tiện giáo dục hay phƣơng pháp giáo dục cần đƣợc sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động đến toàn bộ nhân cách của trẻ. 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý chuyên môn đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn về yêu cầu đổi mới GDMN, không phá vỡ sự ổn định của GDMN hiện nay. 65 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây 3.2.1. Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học trong trường mầm non 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm học; giúp cho Hiệu trƣởng có cái nhìn tổng quát, thấy đƣợc sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Hiệu trƣởng; sự chủ động, sáng tạo của giáo viên khi thực hiện kế hoạch dạy học đề ra; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng trong quá trình thực hiện. 3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp Hiệu trƣởng lập dự thảo KH hoạt động dạy học, trong đó xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt; xác định nội dung, giải pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết về nhân lực, phƣơng tiện, thiết bị, tài chính cho KH. Phân công phó hiệu trƣởng phụ trách dạy xây dựng KH QL các HĐ dạy trẻ. Các tổ chuyên môn căn cứ KH của nhà trƣờng xây dựng KH hoạt động dạy học của tổ và KH giáo dục của khối lớp. BGH xây dựng KH giáo dục chung cho cả năm học (theo chƣơng trình GDMN) trong đó: dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện cho từng chủ đề, từng khối lớp. Hƣớng dẫn GV biết lập KH giáo dục trẻ theo tháng, tuần và lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hƣớng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ. Hiệu trƣởng chỉ đạo việc giao ban hàng tháng để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch trong tháng và triển khai công việc tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo sự đồng bộ thống nhất của các bộ phận trong trƣờng. Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH đối với từng bộ phận chuyên môn và GV ở các nhóm lớp để kịp thời uốn nắn việc thực hiện KH dạy học đi đúng trọng tâm. 66 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp Căn cứ vào mục tiêu và nội dung chƣơng trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp; thời gian quy định trong biên chế năm học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ GV, số trẻ ở các nhóm lớp từ đó tiến hành điều tra, phân tích tình hình đầu năm và xác định mục tiêu cho năm học, phân công GV giảng dạy ở các lớp hợp lý. Phối hợp với hiệu phó và các tổ trƣởng CM để bàn thống nhất nội dung KH dạy học chi tiết và ND các chuyên đề trọng tâm trong năm học cũng nhƣ kế hoạch đầu tƣ các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác GD trẻ. KH của nhà trƣờng sau khi đƣợc xây dựng, HT trình cấp trên phê duyệt và triển khai tới toàn thể CB-GV-NV trong nhà trƣờng tại Hội nghị công nhân viên chức hoặc buổi họp HĐSP đầu năm. KH của các bộ phận chuyên môn trong nhà trƣờng do HT phê duyệt. Kế hoạch của GV, HT chỉ đạo phó hiệu trƣởng phê duyệt. Cung cấp các văn bản, tài liệu tham khảo để các bộ phận và GV nghiên cứu xây dựng KH. Làm tốt công tác tham mƣu cho lãnh đạo và tăng cƣờng phối hợp với các lực lƣợng nhằm vận động, huy động các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu KH. 3.2.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trường mầm non 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp Giúp Hiệu trƣởng quản lý việc thực hiện mục tiêu GD trẻ theo yêu cầu đổi mới chƣơng trình GDMN. Giúp GV nắm đƣợc mục tiêu chung của GDMN và mục tiêu giáo dục từng độ tuổi, qua đó GV biết cách xác định mục tiêu của chủ đề và từng lĩnh vực để xây dựng kế hoạch GD phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. 3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp Hƣớng dẫn GV nắm đƣợc các yêu cầu đổi mới về mục tiêu giáo dục trong chƣơng trình GDMN. Định hƣớng cho GV biết cách xác định mục tiêu GD căn cứ vào mục tiêu cuối độ tuổi, kết quả mong đợi ở trẻ và các tiêu chí đánh giá; 67 thực tế của trƣờng, khả năng của trẻ trong nhóm lớp; điều kiện CSVC và các điều kiện khác. Tạo điều kiện để GV trao đổi việc thực hiện các chủ đề, cách xác định mục tiêu của chủ đề nhằm góp phần phát triển các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng chủ đề. Đƣa ra bàn bạc theo tổ, khối, có sự đóng góp ý kiến của BGH, tổ CM và các GV trong tổ để cùng tháo gỡ các vấn đề khó khăn khi GV đề xuất liên quan đến thực hiện mục tiêu GD trẻ, giúp GV nắm chắc hơn, tự tin hơn khi lên lớp. Các tổ chuyên môn hƣớng dẫn GV nắm đƣợc mục tiêu giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo các bƣớc tiến hành khi xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu giáo dục của từng lĩnh vực. Tiến hành đánh giá thực hiện chủ đề (căn cứ vào mục tiêu chủ đề). 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp Hiệu trƣởng cần định hƣớng đƣợc mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trƣờng. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn và GV lập KH GD trẻ đảm bảo yêu cầu đổi mới về mục tiêu trong chƣơng trình GDMN. Hƣớng dẫn GV lựa chọn, sắp xếp, tổ chức các hoạt động GD trẻ một cách có KH, đảm bảo mục tiêu GD trẻ ở từng độ tuổi. 3.2.3. Quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học cho trẻ trong trường mầm non 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp Hiệu trƣởng QL nội dung chƣơng trình GD trẻ theo độ tuổi (nhà trẻ và mẫu giáo), tạo hiệu quả cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi GV trong quá trình thực hiện. Giáo viên nắm đƣợc nội dung chƣơng trình để thiết kế và xây dựng mạng nội dung của từng chủ đề, từng lĩnh vực phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ. 68 3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp HT chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xây dựng KH và thực hiện kế hoạch theo nội dung chƣơng trình của từng độ tuổi, từng khối lớp; cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm với phƣơng pháp tổ chức, phƣơng tiện dạy học cho trẻ. Hƣớng dẫn GV biết cách sắp xếp ND các chủ đề trong năm; tích hợp nội dung GD trẻ trong mỗi chủ đề và tổ chức lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Điều chỉnh ND chủ đề lớn và chủ đề nhánh để đảm bảo đúng, đủ ND chƣơng trình và thời gian năm học. Đối chiếu với thực tiễn địa phƣơng: đặc điểm cơ bản của trẻ trong nhóm, lớp của mình; tài liệu, học liệu để thêm hoặc lƣợc bớt những ND không phù hợp (cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, không gần gũi với trẻ). Yêu cầu ND giáo dục đảm bảo giữa động và tĩnh, có yếu tố học và chơi trong mỗi HĐ. Việc tổ chức HĐ dạy và học của GV ở trên lớp nội dung cần có hệ thống, theo mục đích, KH đã đƣợc hoạch định trong KH tuần, phù hợp với các lĩnh vực nội dung GD trong chƣơng trình và theo hƣớng tích hợp chủ đề. Đối với nội dung GD dinh dƣỡng – sức khỏe, GV đƣa vào KH chủ đề và tích hợp trong từng lĩnh vực phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ. GV có thể lựa chọn các nội dung khác hoặc tiến hành lặp lại các ND giáo dục tùy theo tình huống phù hợp hoặc mọi lúc mọi nơi vào các thời điểm trong ngày. Tổ chức các chuyên đề đi sâu vào hƣớng dẫn GV cách chọn tên chủ đề và phát triển mạng ND chủ đề dựa trên đặc điểm, nhu cầu và hứng thú của trẻ, qua đó giúp GV cung cấp đảm bảo kiến thức (khái niệm, thông tin), kĩ năng, thái độ của trẻ. Khuyến khích GV trò chuyện với trẻ trong lớp; gợi ý cho trẻ đƣa ra ý tƣởng, suy nghĩ và những mong muốn khám phá chủ đề. Từ nhu cầu của trẻ, GV xây dựng mạng nội dung chủ đề theo từng lĩnh vực và khái niệm trẻ sẽ học. 69 Thƣờng xuyên có sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung chƣơng trình và nội dung giáo dục trẻ. Tiến hành đánh giá việc thực hiện chủ đề về các nội dung giáo dục sau khi kết thúc chủ đề. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp HT cần phải quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản của các cấp về yêu cầu đổi mới nội dung GDMN thông qua họp CM, sinh hoạt chuyên đề của trƣờng. Cung cấp đầy đủ sách hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình theo độ tuổi, các tài liệu tham khảo về nội dung chủ đề; cách thiết kế nội dung bài dạy. Khuyến khích GV sƣu tầm, lựa chọn các nội dung GD phù hợp bổ sung vào KH; cần linh hoạt điều chỉnh nội dung phù hợp với điều kiện thực tế. 3.2.4. Quản lý hoạt động trên lớp của GV 3.2.4.1. Mục đích của biện pháp Giúp Hiệu trƣởng quản lý việc tổ chức các HĐ dạy học của GV theo chƣơng trình GDMN mới. Quá trình tổ chức các hoạt động phải chú trọng các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức, phƣơng pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó GV với vai trò là ngƣời gợi mở, điều khiển các hoạt động một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao năng lực, chất lƣợng đội ngũ GV trong công tác GD trẻ nhằm thực hiên tốt mục tiêu giáo dục mầm non. 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp HT chỉ đạo GV tổ chức các HĐ GD trẻ đảm bảo nội dung chƣơng trình, KH giảng dạy. Quán triệt và bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV trong thực hiện nội dung PPGD theo hƣớng đổi mới phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. - Đƣa ra định hƣớng chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm. Kết cấu giáo án ngắn gọn, đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với lôgic chủ đề và tƣ duy nhận thức của trẻ; xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy, kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho 70 trẻ; nêu rõ HĐ của cô và của trẻ; sắp xếp thứ tự logic, có minh họa hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống thực tế, luôn kích thích trẻ húng thú tham gia vào hoạt động. - Tổ chức trao đổi những chủ đề cần thiết về lập KHGD, thiết kế mạng nội dung, mạng HĐ nhằm giúp GV thực hiện có kết quả chƣơng trình, KH giảng dạy. - Tăng cƣờng quản lý giờ lên lớp của giáo viên; giờ tổ chức HĐ học của trẻ qua dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề, đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chƣơng trình và tổ chức các HĐ theo KH giáo dục của nhóm, lớp. Tiến hành khảo sát xem việc đổi mới PPGD liên quan đến các vấn đề gì trong điều kiện thực tế tại trƣờng: Cơ sở vật chất, tinh thần học hỏi hay sức ì của giáo viên, trình độ v.v…Việc khảo sát này giúp ngƣời HT có cái nhìn tổng thể về vấn đề sẽ triển khai để từ đó xây dựng đƣợc KH chỉ đạo đúng và trúng mục tiêu đề ra. - Tổ chức cho GV tiếp cận PPDH mới thông qua các lớp tập huấn, BDCM, tham khảo tài liệu, dự các buổi tham quan thực tế học tập kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, chuyên đề, cho GV thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những PPDH phù hợp với từng độ tuổi của trẻ là việc làm cần thiết mà ngƣời HT cần quan tâm. - Chỉ đạo bộ phận chuyên môn nhà trƣờng đi sâu triển khai chuyên đề về đổi mới PPDH “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hƣớng dẫn tổ chức các HĐ trên lớp, kỹ năng tạo tình huống và xử lý tình huống, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, xây dựng môi trƣờng GD, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực, chủ động thông qua học và chơi. - Hƣớng dẫn GV ứng dụng CNTT qua khai thác nguồn tài nguyên GD trên mạng Internet, thiết kế bài giảng điện tử; xây dựng các phần mềm theo chủ đề; sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học; xây dựng mô hình lớp học tƣơng tác, với phần mềm Activprimary giúp GV nghiên cứu, sáng tạo trong thiết kế các 71 HĐGD; xây dựng bộ tƣ liệu môn học, sử dụng phƣơng pháp trình chiếu và phần mềm Kidsmar trong dạy học. Đối với hoạt động QL, hồ sơ là một phƣơng tiện phản ánh quá trình QL có tính khách quan và cụ thể. Hiệu trƣởng chỉ đạo GV thực hiện đúng theo yêu cầu các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định của ngành, ghi chép cập nhật đầy đủ và thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ của từng GV, trên cơ sở đó nắm bắt tình hình thực hiện để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, động viên những giáo viên có thành tích tốt, xây dựng quy chế làm việc hợp lý về thời gian, nội dung sinh hoạt mang tính khoa học, tránh những hình thức sinh hoạt hành chính đơn thuần gây nhàm chán không đem lại hiệu quả. - Nội dung sinh hoạt CM của tổ có thể tiến hành theo từng chuyên đề về các lĩnh vực nhƣ: (khám phá khoa học thông qua HĐ làm quen với toán và tìm hiểu môi trƣờng xung quanh; phát triển thẩm mỹ thông qua HĐ giáo dục âm nhạc...). Tổ chức tiết dạy mẫu, bài giảng điện tử có sử dụng các phần mềm trò chơi hỗ trợ dạy học. - Tổ chức thảo luận thống nhất nội dung chƣơng trình, mục đích yêu cầu, phƣơng pháp tổ chức hoạt động chung. Hƣớng dẫn cách soạn bài, quan tâm khích lệ giáo viên có kế hoạch dạy học phần khó có mở rộng, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học nâng cao và sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trƣờng giáo dục cho trẻ. 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp Xây dựng quy chế CM và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế CM trong nhà trƣờng. GV có kế hoạch thực hiện chƣơng trình, KH giáo dục trẻ theo chủ đề. Tạo mọi điều kiện về phƣơng tiện hỗ trợ cho GV lên lớp. Cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo để GV đƣợc cập nhật thông tin và mở rộng hiểu biết; 72 trang bị các phƣơng tiện dạy học nhƣ băng hình, máy tính, máy chiếu hỗ trợ cho việc giảng dạy của GV. Cung cấp các tài liệu để GV tham khảo trong quá trình xây dựng KH, thiết kế bài dạy, vận dụng linh hoạt các hình thức, PP dạy học mới. Tổ chức thi GVDG về ứng dụng CNTT trong soạn giảng, thiết kế các HĐ; trƣng bày tƣ liệu dạy học, sản phẩm đổi mới PP dạy học của GV bằng bản đồ tƣ duy. Xây dựng và thảo luận các tiêu chí đánh các HĐ dạy học của GV, HĐ học của trẻ trong các tổ CM để thống nhất nội dung về công tác kiểm tra đánh giá HĐSP của GV. Động viên GV về vật chất, tinh thần một cách kịp thời và cần nghiêm khắc phê bình để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện. 3.2.5. Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp Bồi dƣỡng chuyên môn cho GV thƣờng xuyên, liên tục để xây dựng đội ngũ có chất lƣợng, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục; giúp GV giải quyết những khó khăn vƣớng mắc khi thực hiện chƣơng trình GDMN và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện sự phối hợp tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm, tổ của mỗi GV. 3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp HT chỉ đạo xây dựng KH bồi dƣỡng chuyên môn cho GV với nhiều hình thức nhằm giúp CBGV có cơ hội tham gia bồi dƣỡng. Việc bồi dƣỡng cho đội ngũ CBGV phải mang tính toàn diện về chuyên môn, kiến thức pháp luật, phẩm chất chính trị, đặc biệt là ý thức nghề nghiệp, đi sâu vào các nội dung: bồi dƣỡng chuẩn hóa, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng chu kỳ, bồi dƣỡng theo chuyên đề. Đổi mới nội dung và phƣơng pháp BDCM cho GV theo hình thức tự học, tự nghiên cứu; tăng cƣờng công tác thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tham quan học tập kinh nghiệm; đảm bảo môi trƣờng giao lƣu học tập ngoài nhà 73 trƣờng. Bồi dƣỡng phân hóa theo trình độ và nhu cầu của GV, có tác động nâng cao năng lực sƣ phạm, sự hiểu biết của GV về kiến thức GD trẻ, kiến thức khoa học GD để. GV chủ động, linh hoạt trong dạy học; bổ sung cho GV phƣơng pháp và kỹ năng sƣ phạm, trang bị những hiểu biết về kinh nghiệm tiên tiến. QL kế hoạch, nội dung tự BDCM của GV. Kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi dƣỡng của GV. Tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ GV: Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục; các văn bản, chỉ đạo đổi mới giáo dục mầm non làm cho mỗi một giáo viên nắm đƣợc nhiệm vụ trọng tâm của năm học từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập trong năm học. - Tập trung bồi dƣỡng về những nội dung mà GV còn yếu và những vấn đề đa số GV cho là khó nhƣ về đổi mới phƣơng pháp dạy học, cách thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt động dạy của GV và hoạt động chơi của trẻ.... từ đó tổ thảo luận đƣa ra phƣơng pháp, biện pháp giúp GV nắm vững hơn về chuyên môn. - Tổ chức, bồi dƣỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Hiệu trƣởng phải xác định một lộ trình để mỗi GV phấn đấu đạt các tiêu chí và tiêu chuẩn (quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN). Bồi dƣỡng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT (tại thông tƣ 36/2011/TT-BGDĐT) nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non. Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho GV: Cần coi trọng việc tổ chức các hình thức bồi dƣỡng GV đòi hỏi ngƣời GV chủ động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng, tạo điều kiện để thúc đẩy sự trao đổi ý kiến giữa các thành viên với nhau. - Bồi dƣỡng GV qua sinh hoạt chuyên môn nhà trƣờng: Nội dung cần tập trung triển khai công tác CM đã tiếp thu đƣợc; rút kinh nghiệm chung công tác CM trong tháng; giải đáp thắc mắc, những vấn đề cần lƣu ý; hƣớng khắc phục. 74 - Bồi dƣỡng GV qua sinh hoạt tổ chuyên môn: Tập trung để GV trong tổ đánh giá chủ đề vừa thực hiện; chú ý đi sâu vào việc lập KH; tổ chức các HĐ trong ngày của trẻ; giải quyết những thắc mắc về chủ đề; hƣớng khắc phục hạn chế để triển khai chủ đề mới: đề ra mục tiêu, nội dung và dự kiến đồ dùng đồ chơi, cách trang trí môi trƣờng lớp học. - BGH sắp xếp dự các buổi sinh hoạt CM của tổ để nắm bắt nội dung, phƣơng pháp sinh hoạt tổ khối. Từ đó có biện pháp hỗ trợ, bồi dƣỡng kịp thời. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt CM của các tổ CM làm cho sinh hoạt CM trở thành diễn đàn trao đổi, bàn bạc, thống nhất cách dạy phù hợp với tình hình, đặc điểm của đối tƣợng trẻ. - Bồi dƣỡng GV qua các chuyên đề, hội giảng: Tập trung vào lĩnh vực, hoạt động mà GV đang gặp khó khăn; chọn đề tài, phân công lớp dạy. HT cùng các bộ phận chuyên môn đóng góp ý tƣởng, GV hoàn tất giáo án và dạy thử nghiệm. Tổ chức thao giảng vào các dịp nhƣ: 20/10; 20/11, 8/3.... - Dự giờ thăm lớp: BGH và các tổ chuyên môn có lịch cụ thể thăm lớp, dự giờ đối với GV. Yêu cầu ngƣời dự góp ý, phân tích tiết dạy đi sâu vào nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các HĐ, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học. Sau khi dự giờ xong ngƣời dự nhận xét ƣu, khuyết điểm và xếp loại giờ dạy. Khuyến khích GV dự giờ lẫn nhau để trao đổi, học tập kinh nghiệm. - Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trƣờng cần tiến tới có sự đổi mới: đó là thi thực hành tin học, thi lý thuyết về kiến thức GD trẻ và thi thực hành qua một tiết dạy trên lớp. Phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng đồ chơi, cải tiến phƣơng pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. - Bồi dƣỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề liên trƣờng (theo cụm) để toàn thể CBGV có điều kiện nắm bắt những định hƣớng đổi mới thực hiện chƣơng trình GDMN; đổi mới phƣơng pháp dạy học; thiết kế môi trƣờng hoạt 75 động vui chơi ... và các nội dung chuyên đề do Phòng GD&ĐT, nhà trƣờng chỉ đạo. - Bồi dƣỡng GV thông qua tham quan, học tập kinh nghiệm và tự học tập: HT tạo điều kiện cho GV đƣợc thăm quan các trƣờng bạn để học tập kinh nghiệm; khuyến khích GV nghiên cứu các tài liệu chuyên môn và học các lớp bồi dƣỡng công nghệ thông tin, vận dụng vào soạn giảng, thiết kế các HĐ. Tổ chức ghi hình các hoạt động GD đạt hiệu quả cao để triển khai nhân rộng cho GV cùng trƣờng tham khảo và thực hiện. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp Chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDCM cho GV. Hình thành mạng lƣới đội ngũ cán bộ cốt cán tin cậy, GV nòng cốt, mũi nhọn có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là GV trẻ, nhiệt tình, có năng lực để đẩy mạnh phong trào BDCM cho GV. Tiến hành rà soát, phân loại GV theo trình độ và theo tay nghề. Tổ chức cho CBGV đăng ký KH tự bồi dƣỡng; kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dƣỡng; tạo điều kiện cho đội ngũ GV tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. Phân công trách nhiệm, phân bổ quyền lực, nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên trong trƣờng để thực hiện hóa kế hoạch. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập, bồi dƣỡng của GV kết hợp với động viên, khích lệ GV tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho GV trong thời gian học tập. Đƣa công tác bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT vào trong quá trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lƣợng GD trẻ. 76 3.2.6. Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trường mầm non 3.2.6.1. Mục đích của biện pháp Tăng cƣờng bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học; bổ sung, sửa chữa, kịp thời thay thế những hƣ hỏng, xuống cấp về cơ sở vật chất nhằm đảm bảo duy trì tốt các hoạt động GD trẻ của nhà trƣờng. 3.2.6.2. Nội dung thực hiện biện pháp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch về công tác quản lý cơ sở vật chất. Xác định mục tiêu nâng cấp, sửa chữa trƣờng, lớp; mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ công tác GD trẻ trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và các điều kiện đảm bảo thực hiện chƣơng trình GDMN. Nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học nhằm giúp họ ý thức đƣợc sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên CSVC, các thiết bị trong quá trình tổ chức các HĐGD. Tăng cƣờng CSVC bằng cách cải tạo, bổ sung, bố trí các phòng chức năng, hiện đại hóa các trang thiết bị tiệm cận với mô hình giáo dục tiên tiến. Trang bị đầy đủ về thiết bị dạy học, phƣơng tiện kỹ thuật đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Vận dụng linh hoạt chủ trƣơng XHHGD để tập trung các nguồn lực đầu tƣ cho công tác GD trẻ. Huy động đóng góp để bổ sung và hoàn thiện CSVC phục vụ cho các HĐ dạy học của nhà trƣờng nhƣ xây dựng phòng học chức năng, máy tính, máy chiếu, đồ dùng, dụng cụ ... phục vụ hoạt động dạy học cho giáo viên. 3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp Phó Hiệu trƣởng phụ trách CSVC lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trƣờng trong năm học và trình lên Hiệu trƣởng phê duyệt. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trƣởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. 77 Nhà trƣờng xây dựng quy định về khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị dạy học. Tổ chức thƣờng xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học đem lại hiệu quả dạy học. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy. Tiến hành kiểm kê tài sản đầu năm, cuối năm; dự trù mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học. Tham mƣu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp thêm những thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị không còn sử dụng đƣợc, đồng thời lập kế hoạch mua sắm phù hợp điều kiện nhà trƣờng để phục vụ cho hoạt động dạy và học. 3.2.7. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường mầm non 3.2.7.1. Mục đích của biện pháp Qua kiểm tra giúp hiệu trƣởng đổi mới tƣ duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trƣờng. Quá trình đánh giá kết quả dạy học cho trẻ giúp cho giáo viên và nhà trƣờng có căn cứ xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với trẻ và điều kiện thực tiễn. Công tác kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, theo tiêu chuẩn rõ ràng sẽ mang đến hiệu quả thực chất. 3.2.7.2. Nội dung thực hiện biện pháp HT cần tăng cƣờng quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Chỉ đạo xây dựng KH kiểm tra nội bộ, xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức kiểm tra. Thành lập ban kiểm tra và tổ chức bồi dƣỡng công tác kiểm tra cho lực lƣợng nòng cốt tại các tổ, khối nắm rõ nguyên tắc, ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học. Tăng cƣờng vai trò của lực lƣợng thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Chi đoàn) trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra. Có nhiều hình thức kiểm tra, HT có thể lựa chọn để kiểm tra đúng với mục đích quản lý của mình. Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý 78 nặng nề cho GV. Các hình thức kiểm tra: kiểm tra toàn diện (kiểm tra một tổ chuyên môn, một GV, một lớp học, một trẻ); kiểm tra từng mặt (HT kiểm tra hồ sơ GV, KT giờ dạy trên lớp); KT theo chuyên đề; KT định kỳ, đột xuất. Chỉ đạo, hƣớng dẫn việc phối hợp tốt các phƣơng pháp kiểm tra và tiến hành kiểm tra các HĐ chuyên môn theo những nội dung sau: - Kiểm tra chất lƣợng dạy học cho trẻ: Kiểm tra tổ chức các HĐ học tập và vui chơi của trẻ ở trên lớp; kết quả đạt đƣợc ở trẻ về các mặt: thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ thông qua các hoạt động. - Kiểm tra toàn diện giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề) thông qua dự giờ trên lớp và các HĐGD trẻ trong giờ dạy; thực hiện quy chế chuyên môn (chƣơng trình, KH giảng dạy, đổi mới PPDH, ý thức trách nhiệm của GV); kiểm tra giáo dục, giảng dạy thông qua kiểm tra chất lƣợng trẻ thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất; kiểm tra công tác tự bồi dƣỡng chuyên môn của GV. Kiểm tra giờ dạy của GV về (hồ sơ CM, việc chuẩn bị bài dạy trên lớp theo đúng chƣơng trình, kiểm tra giảng dạy cá nhân, chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị dạy học, thực hành); bài giảng trên lớp của GV; kết quả nhận thức của trẻ. HT tiến hành dự giờ GV dƣới nhiều hình thức: báo trƣớc, không báo trƣớc, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn (theo phƣơng pháp cuốn chiếu). Phân tích bài dạy sƣ phạm trên lớp đã dự (thông qua quá trình tổ chức HĐ của cô và trẻ trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phƣơng pháp, kết quả và quan hệ tƣơng tác giữa chúng). HT chỉ đạo việc đánh giá kết quả bài học qua các bƣớc: GV tự đánh giá, HT đánh giá dựa vào chuẩn đánh giá giờ dạy lên lớp sau đó HT nêu kết luận, ghi biên bản và lƣu hồ sơ. - Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của tổ, nhóm chuyên môn GV: kiểm tra công tác QL chuyên môn của tổ trƣởng, nhóm trƣởng về (nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo CM); kiểm tra hồ sơ CM và nề nếp SH chuyên môn của tổ; kiểm tra chất lƣợng dạy – học của tổ, nhóm CM. Hiệu trƣởng tiến 79 hành kiểm tra thông qua đàm thoại, xem xét, phân tích hồ sơ, dự giờ dạy của GV, dự giờ sinh hoạt tổ, nghe báo cáo, điều tra, thăm dò qua đồng nghiệp, cha mẹ học sinh; tiến hành kiểm tra chéo giữa các tổ, nhóm CM. - Kiểm tra chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm nhƣ: về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (thông qua dự giờ HĐ Làm quen với văn học); chuyên đề về lĩnh vực thẩm mỹ (dự giờ Âm nhạc, Tạo hình) hay các chuyên đề về ứng dụng CNTT, thiết kế bài giảng điện tử, xây dựng môi trƣờng lớp học… với mục đích xem giáo viên đã nắm đƣợc phƣơng pháp tổ chức các chuyên đề đó ở mức độ nào? - KT cơ sở vật chất: phòng học của các lớp, phòng HĐCM của nhà trƣờng và các thiết bị, phƣơng tiện, đồ dùng đồ chơi tránh tình trạng mất mát, hƣ hỏng; biết đƣợc số lƣợng thừa, thiếu để bổ sung, kịp thời điều chỉnh cũng nhƣ việc bảo quản và sử dụng phòng học, phòng HĐ, thiết bị kỹ thuật, máy móc, phƣơng tiện, đồ dùng đồ chơi. HT chỉ đạo tiến hành đánh giá trẻ theo tiêu chí đánh giá về tình trạng sức khỏe của trẻ; trạng thái, cảm xúc, hành vi; kiến thức, kỹ năng. Đánh giá việc thực hiện chủ đề để rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề sau. Yêu cầu GV lập hồ sơ đánh giá trẻ để kịp thời điều chỉnh nội dung, kế hoạch hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, HT nên dùng phƣơng pháp trò chuyện, quan sát các hoạt động của cô và trẻ, nghiên cứu các sản phẩm của trẻ để đánh giá giáo viên. Theo 3 chuẩn đó là về tƣ tƣởng phấm chất đạo đức lối sống, về trình độ kiến thức, kỹ năng sƣ phạm. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên. Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ, giáo viên trong trƣờng thƣờng xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh. 80 3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp Căn cứ vào hƣớng dẫn của các cấp, ngành chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học. Căn cứ vào tiêu chí chuẩn đánh giá giáo viên. Thành lập ban kiểm tra có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Hiệu trƣởng hƣớng dẫn giáo viên tiếp cận với yêu cầu kiểm tra- đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên HT phải thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra để biết đƣợc hiệu quả công việc, cần phải bồi dƣỡng cho GV kỹ năng quan sát, đánh giá khả năng của trẻ, sử dụng các kết quả ĐG để điều chỉnh nội dung GD, có kiến thức để tự xây dựng chƣơng trình. Xây dựng chế độ kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, gắn trách nhiệm với quyền lợi trong kiểm tra và gắn kết quả kiểm tra với xét thi đua hàng tháng, năm. Theo dõi , đôn đốc các thành viên trong Ban Kiểm tra thực hiện tốt công việc đƣợc phân công. Qua KT-ĐG ghi nhận đầy đủ bằng biên bản các nội dung kiểm tra và nhận xét đánh giá của ngƣời kiểm tra để GV rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ. 3.3. Ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 81 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Chỉ đạo nghiêm túc xây dựng kế hoạch dạy học trong trƣờng MN Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học cho trẻ. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ. Quản lý hoạt động trên lớp của GV. Đổi mới công tác bồi dƣỡng hoạt động dạy học cho giáo viên. Khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hỗ trợ HĐ dạy học. Đẩy mạnh công tác GS-KT-ĐG hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non RCT SL % Mức độ cần thiết CT KCT SL % SL % RKT SL % Mức độ khả thi KT KKT SL % SL % 197 89.5 23 10.5 0 0 4 199 90.5 21 9.5 0 0 3 205 93.2 15 6.8 0 0 2 196 89.1 24 10.9 0 0 6 202 91.8 18 8.2 0 0 3 198 90.0 22 10.0 0 0 5 206 93.6 14 6.4 0 0 1 206 93.6 14 6.4 0 0 1 186 84.5 34 15.5 0 0 7 196 89.1 24 10.9 0 0 6 197 89.5 23 10.5 0 0 4 205 93.2 15 6.8 0 0 2 197 89.5 23 10.5 0 0 4 199 90.5 21 9.5 0 0 3 82 Xếp thứ Xếp thứ Phân tích số liệu Bảng 3.1 cho thấy: Các ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp QL hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng nhƣ sau: - Tất cả các biện pháp đều đƣợc đánh giá ở mức độ cao. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới chƣơng trình GDMN hiện nay cả về mục tiêu, nội dung chƣơng trình, hình thức tổ chức các HĐ và phƣơng pháp GD... các ý kiến nhận xét về việc tăng cường QL việc thực hiện mục tiêu dạy học cho trẻ; Tăng cường quản lý hoạt động trên lớp của GV đƣợc đánh giá là rất cần thiết, tỷ lệ trung bình đạt (93,2%; 91,8%; 93,6%) và khả thi tỷ lệ trung bình đạt (89,1%; 90,0%; 93,6%). Điều đó cho thấy sự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng dạy học cho trẻ trong trƣờng MN đáp ứng đổi mới với yêu cầu GDMN hiện nay là rất cần thiết. - Trong các biện pháp, các ý kiến đều thống nhất đề xuất biện pháp Tăng cường QL nội dung chương trình dạy học cho trẻ (đánh giá mức độ rất cần thiết là 91,8%, cần thiết 8,2%); Rất khả thi là 90% và khả thi là 10%. Việc cải tiến cách xây dựng kế hoạch và cho phép các trƣờng mầm non, CBQL, GV linh hoạt điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, của trƣờng, của lớp sẽ tạo điều kiện để CBQL, GV chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ GD trẻ. Các biện pháp đổi mới quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn trong trường mầm non (mức độ cần thiết là 84,5% và 88,6%); Đánh giá mức độ rất khả thi là 89,1% và khả thi là 10,9% , cho thấy các biện pháp này rất quan trọng, thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao chất lƣợng GD trẻ và hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng. Với 89,5% ý kiến đánh giá là rất cần thiết đối với biện pháp Tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hỗ trợ HĐ dạy học, và đánh giá mức độ rất khả thi là 93,2%, khả thi là 6,8% cho thấy bên cạnh yếu tố con ngƣời, yếu tố cơ sở vật chất hỗ trợ cho công việc là cực kỳ quan trọng, nhất 83 là phục vụ hoạt động dạy và học theo yêu cầu đổi mới. Biểu đồ dƣới đây thể hiện sự so sánh về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 RCT CT KCT RKT KT KKT BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Nhƣ vậy, cả 7 biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp trên khi đƣợc thực hiện đồng thời sẽ hỗ trợ nhau để nâng cao công tác QL hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế căn cứ vào điều kiện cụ thể, các biện pháp trên có thể đƣợc sắp xếp theo thứ tự mức độ ƣu tiên để đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với các điều kiện cho phép. Kết luận Chương 3 Mục tiêu của đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây- Thành phố Hà Nội” chính là tìm ra các giải pháp hữu hiệu quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng mầm non. Trên cơ sở mục tiêu, định hƣớng, tôi đã tìm ra những giải pháp thực hiện cụ thể. Các giải pháp đề xuất đã thực sự đảm bảo tính mục tiêu theo yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Các giải pháp này cần đƣợc thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ bởi vì nó có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy khi triển 84 khai thực hiện các biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện và hệ thống. Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non không chỉ phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp giáo dục mầm non hiện nay, mà còn phục vụ cho chiến lƣợc phát triển giáo dục tiếp theo mà Nghị quyết của Đảng bộ thị xã đã đề ra. Để nâng cao chất lƣợng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non thị xã Sơn Tây đáp ứng với yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng, cán bộ quản lý các trƣờng mầm non cần dựa trên những tiêu chí của bảy hoạt động chủ yếu sau: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non; Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non; Quản lý nội dung chƣơng trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non; Giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non là một công việc hết sức đa dạng và phức tạp, có rất nhiều yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non. Tạo cơ hội để các nhà quản lý nắm bắt những kiến thức về quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục mầm non nói riêng, đƣợc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn, đƣợc tham gia các cuộc thi tay nghề, đƣợc nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình,... sẽ giúp quản lý hoạt động dạy học của họ đƣợc nâng cao, có kỹ năng về quản lý. Trên cơ sở đó thực tiến quản lý trong đơn vị sẽ có những đổi mới, khoa học và hợp lý hơn 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn, luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong trƣờng mầm non đƣợc quan niệm với 8 nội dung cơ bản, đó là: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch về chuyên môn; Quản lý mục tiêu giáo dục trẻ; Quản lý nội dung chƣơng trình giáo dục trẻ; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động học của trẻ; Quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học; Phối hợp giữa Hiệu trƣởng, Hiệu phó, tổ chuyên môn, công đoàn trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn; Giám sát - kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây theo những nội dung cơ bản về QL hoạt động dạy học cho thấy: Nhìn chung các nội dung QL hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây đều đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và về cơ bản đều đạt kết quả khá – tốt. Tuy nhiên kết quả cũng chỉ ra một số hạn chế nhƣ: sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc kiểm tra thực hiện KH dạy học chƣa chặt chẽ; hầu hết CBGV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, nội dung của chủ đề và từng lĩnh vực; chƣa chủ động đổi mới PP dạy học; việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học của GV còn hạn chế. Đặc biệt, các trƣờng chƣa thƣờng xuyên quan tâm, khuyến khích GV tự học, tự bồi dƣỡng chuyên môn. Liên hệ giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở từng nội dung quản lý cho thấy nội dung đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thì thƣờng kết quả không cao đồng thời luận văn cũng đã tập trung phân tích một số thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hƣởng đến công tác QL hoạt động dạy học góp phần tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số biện pháp của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây. 86 Nghiên cứu của tôi đã cố gắng làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiến về việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Qua đề tài này tôi thấy tăng thêm cho mình sự hiểu biết về lĩnh vực quản lý dạy học của hiệu trƣởng trƣờng mầm non cả về lý luận lẫn thực tiễn để giúp mình thực hiện và triển khai tốt hơn đề tài này đến tất cả các trƣờng mầm non trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Từ những thực trạng của đội ngũ giáo viên, điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa lịch sử của địa phƣơng, tôi đã đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Các biện pháp này nhằm giúp các hiệu trƣởng, các nhà trƣờng tháo gỡ phần nào khó khăn, lúng túng trong quá trình chỉ đạo, quá trình quản lý để nâng cao chất lƣợng dạy học trong các trƣờng mầm non. Các biện pháp cụ thể là: - Chỉ đạo lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học trong trƣờng MN - Quản lý mục tiêu giáo dục trẻ trong trƣờng MN - Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học cho trẻ. - Quản lý hoạt động trên lớp của GV. - Đổi mới công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên. - Khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hỗ trợ HĐ dạy học. - Đẩy mạnh công tác giám sát - kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học. Kết quả tham khảo ý kiến của 22 CBQL và 198 GV về 7 biện pháp cho thấy: cả 7 biện pháp đều đƣợc nhận xét là rất cần thiết và khả thi. Điều đó chứng tỏ rằng bƣớc đầu các biện pháp đề xuất về QL hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây đều nhận đƣợc sự đồng thuận của CBQL&GV. Việc HT các trƣờng MN thị xã Sơn Tây thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GD trẻ trong các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây. 87 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội Tham mƣu với UBND thành phố tăng mức học phí, đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non. Tổ chức các lớp BDCM cho CBQL, GV và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên. 2.2. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây - Cử CBQL đi đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị. - Thƣờng xuyên tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác QL; Hội thi CBQL giỏi. - Tham mƣu với UBND thị xã tiếp tục quan tâm đầu tƣ xây dựng, cải tạo và sửa chữa trƣờng, lớp đảm bảo các yêu cầu cần thiết tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ. 2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non - Tích cực học tập và tự bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý trƣờng mầm non. - Tăng cƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức cho CBGV về những yêu cầu đổi mới của GDMN; về kiến thức, kỹ năng thực hành CSGD trẻ. - Đảm bảo tốt các điều kiện về CSVC phục vụ cho các hoạt động CSGD trẻ, phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Làm tốt công tác tham mƣu với ngành và cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. 2.4. Đối với Giáo viên mầm non - GV chủ động trong việc tiếp cận các yêu cầu đổi mới CT GDMN; đổi mới PPDH. Tích cực tự học, tự bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng CSGD trẻ MN. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhà giáo và cán bộ giáo dục, HN. 2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trƣờng CBQL-ĐTTWW 1, Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý cơ sở vật chất sƣ phạm và quản lý tài chính trong quá trình giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội II, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trƣờng Mần non. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu Bồi dƣỡng cán bộ quản lý công chức Nhà nƣớc ngành Giáo dục và Đào tạo. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu Bồi dƣỡng Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2009 – 2010. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu Bồi dƣỡng Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2010 – 2011. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đổi mớiquản lý nâng cao chất lƣợng giáo dục theo chủ đề năm học 2009 -2010 và các quy định mới nhất đối với trƣờng học, NXB Lao động. 9. Phạm Thị Châu (1994), Quản lý giáo dục Mầm non, Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm nhà trẻ - mẫu giáo TW1 10. Phạm Thị Châu và Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý Giáo dục Mầm non, NXB ĐHQG - Hà Nội. 11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyến Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở về khoa học quản lý Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 12. Chiến lƣợc phát triển Giáo dục 2000 - 2010. 13. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. 89 14. Đảng bộ thành phố Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2005 - 2010. 15. Fredrick Winslow Taylor (1991) Những nguyên tắc quản lý khoa học. 16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục 17. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Vệt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Cẩm nang nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non kiến thức và kỹ năng, NxXB Hà Nội. 19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987) Những vấn đề cốt yếu trong quản lý. 20. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nƣớc về giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Hà Nội. 22. Trần Liểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2005. 24. Hà Thế Ngữ (1984), Chức năng quản lý và nội dung công tác quản lý của Hiệu trƣởng, Nghiên cứu giáo dục số 7. 25. Nguyễn Ngọc Quang ( 1989 ), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trƣờng cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 26. Quyết định 55, Quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trƣờng mẫu giáo. 27. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ( 2005), Giáo trình bồi dƣỡng Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, NXB Hà Nội. 28. Lê Thị Ánh Tuyết về GDMN (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục. 90 29. Lê Bạch Tuyết (2008), Cẩm nang dành cho Cán bộ quản lý giáo dục mầm non, NXB Giáo dục. 30. Nguyễn Đức Trí, Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trƣờng. 31. V.A.X Khomlin Xki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trƣởng các trƣờng học. . 91 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Phiếu 1: Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) Để thu thập các thông tin nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Mầm non, xin Đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau tại trƣờng Đ/c đang công tác. A. Thông tin chung về đội ngũ GV của trƣờng 1. Số lƣợng giáo viên mầm non của trƣờng: 2. Tuổi nghề: - ≥ 20 năm: - 10 - 20 năm: - ≤ 10 năm: 3. Trình độ đội ngũ GVMN của trƣờng - Trên chuẩn: - Đạt chuẩn: - Chƣa đạt chuẩn: B. Về thực trạng công tác quản lý dạy học: Đề nghị Đ/c đánh dấu (X) vào ô mà Đ/c cho là phù hợp (TX: Thƣờng xuyên; KTX: Không thƣờng xuyên; KTH: Không thực hiện). Câu 1: Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện Tốt KTH SL HT nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch. HT lập dự thảo kế hoạch dạy học. Trao đổi về bản KH dự thảo. Chỉ đạo các bộ phận xây dựng KH 92 % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Xác đinh nội dung, biện pháp thực hiện KH. Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch. Câu 2: Đồng chí đánh giá thế nào về việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % Khá SL % SL Chƣa tốt T. Bình % SL % SL % Triển khai KH tới toàn thể CBGV. Có biện pháp xử lý GV không thực hiện kế hoạch. HT kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV. Khuyến khích GV điều chỉnh kế hoạch. Tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Phối hợp giữa các bộ phận trong trƣờng kiểm tra việc thực hiện KH của GV. Câu 3: Đồng chí đánh giá thế nào về việc thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Mục tiêu CS-GD trẻ đƣợc cụ thể hóa trong các HĐCM. GV nắm đƣợc mục tiêu CS-GD trẻ. Công tác CM luôn hƣớng tới mục tiêu CS-GD trẻ. GV xác định rõ mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng, hƣớng dẫn GV cách xác định mục tiêu GD. Trƣờng tạo điều kiện để GV trao đổi mục tiêu đề ra. 93 Kết quả thực hiện KTH SL % Tốt SL Khá % SL % T. Bình SL % Chƣa tốt SL % Câu 4: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Hƣớng dẫn GV nắm vững ND KH chƣơng trình. Hƣớng dẫn GV xác định rõ nội dung chủ đề. Khuyến khích bài dạy của GV có sự liên hệ, mở rộng. Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình. Khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp. Kiểm tra thực hiện chƣơng trình, KH. Hiệu trƣởng xử lý GV không thực hiện ND C.trình. Câu 5: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL Kết quả thực hiện KTX % SL Tốt KTH % SL Xây dựng và QL thực hiện quy chế chuyên môn. GV có đủ đồ dùng, giáo án. Khuyến khích GV ƢDCNTT Hƣớng dẫn GV nắm HT, PPGD. Dự giờ, kiểm tra HĐ dạy Kiểm tra hồ sơ chuyên môn. XD môi trƣờng giáo dục cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm 94 % SL Khá % SL % T. Bình Chƣa tốt SL SL % % Câu 6: Đồng chí đánh giá thế nào về các công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL % T. Bình SL % Chƣa tốt SL % Chú trọng bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng . Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng. Tổ chức thi GV dạy giỏi, viết SKKN. ND sinh hoạt chuyên đề có trọng tâm. Tạo điều kiện cho GV học lớp BDCM Khuyến khích GV tự học, tự bồi dƣỡng Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm. Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên Kiểm tra nề nếp sinh hoạt CM. Câu 7: Đồng chí đánh giá thế nào về việc quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học của nhà trƣờng? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện KTH SL Hƣớng dẫn khai thác, sử dụng bảo quản CSVC. Phân công QL, sử dụng tài sản. Mua sắm ĐDĐC phục vụ dạy học. Nâng cấp, sửa chữa CSVC. Kiểm kê tài sản định kỳ, đột xuất. Hỗ trợ GV làm đồ dùng dạy học. Mua sắm phƣơng tiện hiện đại. 95 % Tốt SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Câu 8: Ý kiến của bạn về một số thuận lợi, khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng Đồng ý TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít SL % Phân vân K. đồng ý SL SL % % Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy học của 5 GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 9: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác giám sát - kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học? TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 96 Đồng ý Phân vân K. đồng ý SL SL SL % % % 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy học 5 của GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 10: Ý kiến bổ sung thêm của Đ/C ngoài những nội dung trên: …………………………………………………………………………………...…...………………… ……………………………………………………………...……................................................................................. ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................…… ……………………………………………………………………………...…...………………………………… ……………………………………………...……........................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................ C. Hãy nêu đánh giá của đồng chí về mức độ cần thiết và tính khả thi đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non qua bảng sau: Các biện pháp Mức độ cần thiết RCT CT Tính khả thi KCT Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học trong trƣờng mầm non Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ trong trƣờng MN. 97 RKT KT KKT Quản lý hoạt động trên lớp của GV Đổi mới công tác bồi dƣỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non. Khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hộ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non Đẩy mạnh công tác GSKT-ĐG hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí! 98 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN Phụ lục 2: (Phiếu 1: Dành cho Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) Để thu thập các thông tin nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Mầm non, xin Đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau tại trƣờng Đ/c đang công tác. A. Thông tin chung về đội ngũ GV của trƣờng 1. Số lƣợng giáo viên mầm non của trƣờng: 2. Tuổi nghề: - ≥ 20 năm: - 10 - 20 năm: - ≤ 10 năm: 3. Trình độ đội ngũ GVMN của trƣờng - Trên chuẩn: - Đạt chuẩn: - Chƣa đạt chuẩn: B. Về thực trạng công tác quản lý dạy học: Đề nghị Đ/c đánh dấu (X) vào ô mà Đ/c cho là phù hợp (TX: Thƣờng xuyên; KTX: Không thƣờng xuyên; KTH: Không thực hiện). Câu 1: Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện Tốt KTH SL HT nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch. HT lập dự thảo kế hoạch dạy học. Trao đổi về bản KH dự thảo. Chỉ đạo các bộ phận xây dựng KH Xác đinh nội dung, biện pháp thực hiện KH. Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch. 99 % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Câu 2: Đồng chí đánh giá thế nào về việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Triển khai KH tới toàn thể CBGV. Có biện pháp xử lý GV không thực hiện kế hoạch. HT kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV. Khuyến khích GV điều chỉnh kế hoạch. Tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Phối hợp giữa các bộ phận trong trƣờng kiểm tra việc thực hiện KH của GV. Câu 3: Đồng chí đánh giá thế nào về việc thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Mục tiêu CS-GD trẻ đƣợc cụ thể hóa trong các HĐCM. GV nắm đƣợc mục tiêu CS-GD trẻ. Công tác CM luôn hƣớng tới mục tiêu CS-GD trẻ. GV xác định rõ mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng, hƣớng dẫn GV cách xác định mục tiêu GD. Trƣờng tạo điều kiện để GV trao đổi mục tiêu đề ra. 100 Kết quả thực hiện KTH SL % Tốt SL Khá % SL % T. Bình SL % Chƣa tốt SL % Câu 4: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện Tốt KTH SL % SL Khá % SL Chƣa tốt T. Bình % SL % SL % Hƣớng dẫn GV nắm vững ND KH chƣơng trình. Hƣớng dẫn GV xác định rõ nội dung chủ đề. Khuyến khích bài dạy của GV có sự liên hệ, mở rộng. Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình. Khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp. Kiểm tra thực hiện chƣơng trình, KH. Hiệu trƣởng xử lý GV không thực hiện ND C.trình. Câu 5: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL Kết quả thực hiện KTX % SL Tốt KTH % SL Xây dựng và QL thực hiện quy chế chuyên môn. GV có đủ đồ dùng, giáo án. Khuyến khích GV ƢDCNTT Hƣớng dẫn GV nắm HT, PPGD. Dự giờ, kiểm tra HĐ dạy Kiểm tra hồ sơ chuyên môn. XD môi trƣờng giáo dục cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm 101 % SL Khá % SL % T. Bình Chƣa tốt SL SL % % Câu 6: Đồng chí đánh giá thế nào về các công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL % T. Bình SL % Chƣa tốt SL % Chú trọng bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng . Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng. Tổ chức thi GV dạy giỏi, viết SKKN. ND sinh hoạt chuyên đề có trọng tâm. Tạo điều kiện cho GV học lớp BDCM Khuyến khích GV tự học, tự bồi dƣỡng Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm. Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên Kiểm tra nề nếp sinh hoạt CM. Câu 7: Đồng chí đánh giá thế nào về việc quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học của nhà trƣờng? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện KTH SL Hƣớng dẫn khai thác, sử dụng bảo quản CSVC. Phân công QL, sử dụng tài sản. Mua sắm ĐDĐC phục vụ dạy học. Nâng cấp, sửa chữa CSVC. Kiểm kê tài sản định kỳ, đột xuất. Hỗ trợ GV làm đồ dùng dạy học. Mua sắm phƣơng tiện hiện đại. 102 % Tốt SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Câu 8: Ý kiến của bạn về một số thuận lợi, khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng Đồng ý TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít SL % Phân vân K. đồng ý SL SL % % Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy học 5 của GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 9: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác giám sát - kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học? TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 103 Đồng ý Phân vân K. đồng ý SL SL SL % % % 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy học 5 của GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 10: Ý kiến bổ sung thêm của Đ/C ngoài những nội dung trên: …………………………………………………………………………………...…...………………… ……………………………………………………………...……................................................................................. ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................…… ……………………………………………………………………………...…...………………………………… ……………………………………………...……........................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................ C. Hãy nêu đánh giá của đồng chí về mức độ cần thiết và tính khả thi đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non qua bảng sau: Các biện pháp Mức độ cần thiết RCT CT Tính khả thi KCT Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học trong trƣờng mầm non Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ trong trƣờng MN. 104 RKT KT KKT Quản lý hoạt động trên lớp của GV Đổi mới công tác bồi dƣỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non. Khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hộ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non Đẩy mạnh công tác GSKT-ĐG hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí! 105 Phụ luc 3: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Phiếu 1: Dành cho Giáo viên mầm non) Để thu thập các thông tin nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Mầm non, xin Đ/c vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau tại trƣờng Đ/c đang công tác. A. Thông tin chung về đội ngũ GV của trƣờng 1. Số lƣợng giáo viên mầm non của trƣờng: 2. Tuổi nghề: - ≥ 20 năm: - 10 - 20 năm: - ≤ 10 năm: 3. Trình độ đội ngũ GVMN của trƣờng - Trên chuẩn: - Đạt chuẩn: - Chƣa đạt chuẩn: B. Về thực trạng công tác quản lý dạy học: Đề nghị Đ/c đánh dấu (X) vào ô mà Đ/c cho là phù hợp (TX: Thƣờng xuyên; KTX: Không thƣờng xuyên; KTH: Không thực hiện). Câu 1: Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện Tốt KTH SL HT nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch. HT lập dự thảo kế hoạch dạy học. Trao đổi về bản KH dự thảo. Chỉ đạo các bộ phận xây dựng KH 106 % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Xác đinh nội dung, biện pháp thực hiện KH. Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch. Câu 2: Đồng chí đánh giá thế nào về việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Triển khai KH tới toàn thể CBGV. Có biện pháp xử lý GV không thực hiện kế hoạch. HT kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV. Khuyến khích GV điều chỉnh kế hoạch. Tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Phối hợp giữa các bộ phận trong trƣờng kiểm tra việc thực hiện KH của GV. Câu 3: Đồng chí đánh giá thế nào về việc thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Mục tiêu CS-GD trẻ đƣợc cụ thể hóa trong các HĐCM. GV nắm đƣợc mục tiêu CS-GD trẻ. Công tác CM luôn hƣớng tới mục tiêu CS-GD trẻ. GV xác định rõ mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng, hƣớng dẫn GV cách xác định mục tiêu GD. Trƣờng tạo điều kiện để GV trao đổi mục tiêu đề ra. 107 Kết quả thực hiện KTH SL % Tốt SL Khá % SL % T. Bình SL % Chƣa tốt SL % Câu 4: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL Kết quả thực hiện Tốt KTH % SL % SL Khá % SL Chƣa tốt T. Bình % SL % SL % Hƣớng dẫn GV nắm vững ND KH chƣơng trình. Hƣớng dẫn GV xác định rõ nội dung chủ đề. Khuyến khích bài dạy của GV có sự liên hệ, mở rộng. Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình. Khuyến khích GV lựa chọn ND phù hợp. Kiểm tra thực hiện chƣơng trình, KH. Hiệu trƣởng xử lý GV không thực hiện ND C.trình. Câu 5: Đồng chí đánh giá thế nào về quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trƣờng mầm non? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL Kết quả thực hiện KTX % SL Tốt KTH % SL Xây dựng và QL thực hiện quy chế chuyên môn. GV có đủ đồ dùng, giáo án. Khuyến khích GV ƢDCNTT Hƣớng dẫn GV nắm HT, PPGD. Dự giờ, kiểm tra HĐ dạy Kiểm tra hồ sơ chuyên môn. XD môi trƣờng giáo dục cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm 108 % SL Khá % SL % T. Bình Chƣa tốt SL SL % % Câu 6: Đồng chí đánh giá thế nào về các công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL % Kết quả thực hiện KTH SL % Tốt SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Chú trọng bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng . Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng. Tổ chức thi GV dạy giỏi, viết SKKN. ND sinh hoạt chuyên đề có trọng tâm. Tạo điều kiện cho GV học lớp BDCM Khuyến khích GV tự học, tự bồi dƣỡng Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm. Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên Kiểm tra nề nếp sinh hoạt CM. Câu 7: Đồng chí đánh giá thế nào về việc quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học của nhà trƣờng? Mức độ thực hiện Nội dung TX SL KTX % SL KTH % SL Hƣớng dẫn khai thác, sử dụng bảo quản CSVC. Phân công QL, sản. Kết quả thực hiện sử dụng tài Mua sắm ĐDĐC phục vụ dạy học. Nâng cấp, sửa chữa CSVC. Kiểm kê tài sản định kỳ, đột xuất. Hỗ trợ GV làm đồ dùng dạy học. Mua sắm phƣơng tiện hiện đại. 109 % Tốt SL Khá % SL T. Bình % SL % Chƣa tốt SL % Câu 8: Ý kiến của bạn về một số thuận lợi, khó khăn trong quản lý dạy học của Hiệu trƣởng Đồng ý TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít SL % Phân vân K. đồng ý SL SL % % Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy 5 học của GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 9: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác giám sát - kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học? TT Thuận lợi, khó khăn I Thuận lợi: 1 Lãnh đạo trƣờng đƣợc đi thực tế, thăm quan 2 Đội ngũ GV đƣợc đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 3 Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp BDCM 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc chú trọng đầu tƣ 5 Phối kết hợp trong việc QL HĐCM của trƣờng II Khó khăn 1 Hiệu trƣởng còn hạn chế về năng lực QL, CM. 1 Lúng túng trong triển khai thực hiện CT. GDMN mới 1 GV thực hiện ND, chƣơng trình còn gặp khó khăn. 2 Đổi mới PP, HT tổ chức các HĐGD còn hạn chế 110 Đồng ý Phân vân K. đồng ý SL SL SL % % % 3 Lớp BDQLCM của HT chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên 4 Trƣờng, lớp chật hẹp; phƣơng tiện hiện đại còn ít Hiệu quả quản lý và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, phƣơng tiện dạy học 5 của GV còn chƣa cao. Tài liệu tham khảo, học tập còn thiếu 6 Sự phối hợp trong quản lý dạy học giữa các bộ phận chƣa thƣờng 7 xuyên. Câu 10: Ý kiến bổ sung thêm của Đ/C ngoài những nội dung trên: …………………………………………………………………………………...…...………………… ……………………………………………………………...……................................................................................. ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................…… ……………………………………………………………………………...…...………………………………… ……………………………………………...……........................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................ C. Hãy nêu đánh giá của đồng chí về mức độ cần thiết và tính khả thi đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trong các trƣờng mầm non qua bảng sau: Các biện pháp Mức độ cần thiết RCT CT Tính khả thi KCT Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học trong trƣờng mầm non Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non. Quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ trong trƣờng MN. 111 RKT KT KKT Quản lý hoạt động trên lớp của GV Đổi mới công tác bồi dƣỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non. Khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC hộ trợ hoạt động dạy học trong trƣờng mầm non Đẩy mạnh công tác GSKT-ĐG hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí! 112 [...]... cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở trường mầm non 3.2 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 3.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 10 4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học ở trƣờng... của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, một số Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục cũng nhƣ những vấn đề về lý luận và... trong hoạt động quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường MN thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 8.4 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường MN thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 9 Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 9.1.1 Tổng hợp và phân tích các tài liệu, văn bản pháp quy về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng; các. .. trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ” Xuất phát từ các lý do trên, cùng với thực tiễn công tác của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 2 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 3 Nhiệm vụ nghiên cứu... mầm non ở thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 7 Phạm vi nghiên cứu đề tài 7.1 Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 7.2 Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích thực trạng thông qua việc trưng cầu ý kiến với 22 CBQL và 198 GV tại 15 trường mầm non công lập thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây – Thành. .. trƣờng mầm non 4.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non 5 Vấn đề nghiên cứu - Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở trƣờng mầm non gồm những vấn đề gì? - Cần làm gì để công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non có hiệu quả? 6 Giả thuyết Khoa học Đề xuất và thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non. .. trƣờng mầm non chƣa đƣợc quan tâm đề cập Vì vậy nghiên cứu đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Sơn Tây- Thành phố Hà Nội là vấn đề cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng CS- GD trẻ ở các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây nói riêng và chất lƣợng CS- GD trẻ tại cơ sở giáo dục nói chung 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lý. .. trên, Quản lý nhà trường là quản lý các hoạt động của con người trong nhà trường (Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Học sinh); Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Quản lý tài chính trường học; Quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội Quản lý nhà trƣờng gồm tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trƣờng; tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà... quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động dạy học tiến đến mục tiêu đề ra Chủ thể quản lý dạy học là các cấp quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trong nhà trƣờng và chính giáo viên, học sinh Giáo viên và học sinh vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tƣợng quản lý Đối tƣợng quản lý hoạt động dạy học là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các thành. .. thì không có hoạt động dạy học Nếu không có hoạt động dạy thì chỉ còn hoạt động tự học của học sinh, nếu không có hoạt động học thì hoạt động dạy cũng không diễn ra Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự 20 giác, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức ... non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY... động dạy học Hiệu trưởng trường mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất số biện pháp quản lý hoạt động dạy học Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây – Thành phố. .. thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội 8.4 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học Hiệu trưởng trường MN thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý

Ngày đăng: 13/10/2015, 14:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • 5. Vấn đề nghiên cứu

  • 6. Giả thuyết Khoa học

  • 7. Phạm vi nghiên cứu đề tài

  • 8. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

  • 9. Phương pháp nghiên cứu

  • 10. Cấu trúc luận văn

  • 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 1.2. Một số khái niệm cơ bản

  • 1.3. Quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non

  • 1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường mầm non

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan